GIÁO VIÊN TRƯỜNG DẠY NGHỀ
NHÀ NƯỚC
Điều 31.-
Giáo viên trường dạy nghề Nhà nước gồm giáo viên thực hành; giáo viên lý thuyết;
giáo viên giáo dục; giáo viên chính trị; giáo viên quân sự; giáo viên thể dục
thể thao. Giáo viên có nhiệm vụ chung:
1. Giảng dạy, giáo dục chính trị
tư tưởng, rèn luyện đạo đức, trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp
cho học sinh.
2. Có kế hoạch học tập bồi dưỡng
nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm,
gương mẫu trong công tác, trong lao động sản xuất, tôn trọng và chấp hành pháp
luật Nhà nước.
3. Hoàn thành chương trình và kế
hoạch công tác được giao, chấp hành đầy đủ các thể chế giáo dục giảng dạy, đánh
giá khách quan kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
4. Tham gia xây dựng trường sở,
nghiên cứu và sản xuất đồ dùng và phương tiện kỹ thuật dạy nghề cho môn học
mình phụ trách.
Điều 32.-
Giáo viên có quyền:
1. Là một thành viên của Hội đồng
sư phạm, được tham gia thảo luận phương pháp giáo dục giảng dạy.
2. Được sử dụng các tài liệu, cơ
sở vật chất kỹ thuật của nhà trường phục vụ cho nục đích giáo dục giảng dạy.
3. Được tôn trọng và bảo đảm số
giờ giáo dục, giảng dạy, nghiên cứu thực nghiệm, lao động, sản xuất được phân
công.
4. Được chăm lo đời sống, vật chất
và tinh thần, được bảo đảm các quyền lợi về lương, khen thưởng, chế độ nghỉ
ngơi, bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định chung của Nhà nước và của ngành dạy nghề.
Điều 33.-
Giáo viên thực hành có nhiệm vụ cụ thể:
1. Giữ vai trò chính trong các
việc giáo dục đạo đức cách mạng hình thành cho học sinh nhân cách người công
nhân mới xã hội chủ nghĩa; kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh.
Hoàn thành có chất lượng chương trình dạy thực hành được phân công.
2. Bảo đảm an toàn lao động và
an toàn kỹ thuật cho học sinh trong thời gian học thực hành.
3. Học tập và sử dụng các các
phương pháp giảng dạy tiên tiến có hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục, giảng
dạy.
4. Tổ chức các biện pháp thi đua
trong học sinh, giáo dục học sinh tinh thần trách nhiệm trong học tập, lòng yêu
nghề, kỷ luật lao động.
Giáo viên thực hành phải tốt
nghiệp trường sư phạm kỹ thuật đúng ngành nghề, hoặc là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư
đã kinh qua sản xuất, công nhân, nhân viên kỹ thuật có nghiệp vụ giỏi nghề (đã
được đào tạo hoàn chỉnh) có khả năng giảng dạy và được bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm.
Điều 34.-
Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên lý thuyết:
1. Trang bị cho học sinh những
kiến thức cơ bản, cần thiết và có hệ thống về văn hoá kỹ thuật cơ sở, kỹ thuật
chuyên môn theo kế hoạch giảng dạy và chương trình môn học có kết hợp chặt chẽ
với nội dung dạy thực hành.
2. Học tập và sử dụng các kinh
nghiệm sư phạm tiên tiến, các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, tạo điều
kiện cho học sinh phát huy tính độc lập, chủ động và sáng tạo trong học tập.
3. Tham gia công tác phương pháp
và các hoạt động của tổ chuyên môn, của ban nghề, thực hiện đầy đủ các yêu cầu
của nghiệp vụ sư phạm nhà trường.
Giáo viên lý thuyết (chuyên môn
và kỹ thuật cơ sở) phải tốt nghiệp các trường cao đắng sư phạm kỹ thuật, các
trường cao đẳng hay đại học kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật có khả năng giảng dạy
và được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Giáo viên văn hoá phải tốt nghiệp
các trường cao đẳng hay đại học sư phạm.
Điều 35.- Nhiệm
vụ cụ thế của giáo viên giáo dục:
1. Tổ chức công tác giáo dục học
sinh ngoài giờ học, rèn luyện cho học sinh về phẩm chất đạo đức cách mạng, nếp
sống có văn hoá; tổ chức các hoạt động văn hoá quần chúng trong học sinh; giúp
học sinh tổ chức việc tự học; sịnh hoạt và nghỉ ngơi; cùng với y tế thực hiện
các biện pháp phòng bệnh giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể lực cho học sinh.
2. Liên hệ mật thiết với giáo
viên chủ nhiệm và gia đình học sinh tiến hành công tác giáo dục.
Giáo viên giáo dục phải tốt nghiệp
ở các trường trung học hoặc cao đẳng sư phạm, có khả năng công tác quần chúng.
Điều 36.-
Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chính trị:
1. Trang bị cho học sinh những
hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa cộng sản,
giáo dục học sinh có những nhận thức đúng dắn về chủ trương đường lối của Đảng,
về vị trí và vai trò của giai cấp công nhân, về chế độ làm chủ tập thể và con
người mới xã hội chủ nghĩa.
2. Giáo dục tinh thần yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa
và tư bản chủ nghiã, tinh thần quốc tế vô sản, nâng cao cảnh giác cách mạng chống
chiến tranh phá hoại của bọn bành trướng cấu kết với đế quốc Mỹ.
Giáo viên chính trị phải tốt
nghiệp ở các trường trung cấp hoặc cao cấp lý luận của Đảng và phải được bồi dưỡng
về nghiệp vụ sư phạm.
Điều 37.-
Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên quân sự:
1. Giáo dục và huấn luyện cho học
sinh những kiến thức và khả năng quân sự phổ thông.
2. Giáo dục ý thức quốc phòng,
nghĩa vụ quân sự cho học sinh.
3. Giáo dục ý thức và trách nhiệm
bảo vệ vũ khí, khí tài và các phương tiện vật chất kỹ thuật dùng cho huấn luyện
quân sự.
Giáo viên quân sự là những cán bộ
quân đội biệt phái hoặc chuyển ngành theo quy định của Tổng cục dạy nghề và Bộ
Quốc phòng, được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.
Điều 38.-
Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên thể dục thể thao:
1. Hoàn thành việc giảng dạy môn
thể dục thể thao theo chương trình.
2. Tổ chức rèn luyện thể lực cho
học sinh theo yêu cầu nghề nghiệp.
3. Tổ chức thể thao quần chúng.
Giáo viên thể dục thể thao phải
tốt nghiệp các trường trung học hoặc cao đẳng thể dục thể thao và được bồi dưỡng
về nghiệp vụ sư phạm.
Chương 7
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CÁN
BỘ LÃNH ĐẠO TRƯỜNG DẠY NGHỀ NHÀ NƯỚC
Điều 39.- Hiệu
trưởng:
Hiệu trưởng là người lãnh đạo,
chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của nhà trường trên cơ sở luật pháp, thể
lệ, chế độ và quy định của Nhà nước và Tổng cục Dạy nghề.
Hiệu trưởng phải là người tốt
nghiệp trường đại học, cao đẳng, có nghề chuyên môn phù hợp với ngành nghề đào
tạo tại trường, đã làm công tác dạy nghề từ 5 năm trở lên, có đủ năng lực và phẩm
chất để quản lý trường dạy nghề Nhà nước.
Hiệu trưởng do cơ quan trực tiếp
quản lý trường đề nghị thủ trưởng các Bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương ra quyết định, sau khi
thoả thuận với Tổng cục Dạy nghề. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là năm năm. Hiệu trưởng
có thể được bổ nhiệm nhiều nhiệm kỳ.
Điều 40.- Hiệu
trưởng có nhiệm vụ:
1. Chịu trách nhiệm thực hiện kế
hoạch đào tạo, kế hoạch tuyển sinh và phân phối học sinh, kế hoạch bồi dưỡng
giáo viên, cán bộ, công nhân viên, kế hoạch sản xuất kinh doanh kết hợp với học
tập và các hoạt động kinh tế khác.
2. Tổ chức mọi công việc của nhà
trường, phân công cán bộ, công nhân viên, giáo viên trong nhà trường để tiến
hành việc giáo dục, giảng dạy, sản xuất và tổ chức đời sống có hiệu quả cao nhất.
Kiểm tra công việc của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, kiểm tra kết quả học
tập, rèn luyện của học sinh.
3. Chịu trách nhiệm về toàn bộ
trang thiết bị và tài sản khác của nhà trường.
4. Báo cáo định kỳ và đột xuất
tình hình hoạt động của nhà trường lên cơ quan trực tiếp quản lý trường, ban
giáo dục chuyên nghiệp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (nơi trường
đóng) và Tổng cục Dạy nghề.
5. Thực hiện đầy đủ những quy định
quyền làm chủ tập thể, phát huy tính tích cực sáng tạo của mọi thành viên, xây
dựng nhà trường thành một tập thể vững mạnh, đoàn kết, nhất trí, tổ chức tốt
phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa và các hoạt động tập thể, bảo đảm hoàn
thành nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy.
6. Chăm lo cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên, giáo viên và học sinh trong toàn
trưòng.
Điều 41.-
Hiệu trưởng có quyền hạn:
1. Chủ tài khoản của trường.
2. Quyết định các chủ trương, biện
pháp, tổ chức các hoạt động, công bố các mệnh lệnh, tiến hành khen thưởng, kỷ
luật, tuyển dụng, cho thôi việc giáo viên, cán bộ công nhân viên theo phân cấp
quản lý của Nhà nước.
3. Cấp bằng tốt nghiệp cho học
sinh, khen thưởng, kỷ luật học sinh kể cả cho thôi học.
4. Thay mặt nhà trường ký hợp đồng
đào tạo, bồi dưỡng lao động sản xuất kinh doanh với các xí nghiệp cơ sở và các
cơ quan có liên quan.
5. Triệu tập và chủ trù hội đồng
sư phạm và các cuộc họp chung của nhà trường.
6. Quyết định thành lập hội đồng
sư phạm, bổ nhiệm các thành viên của hội đồng, giáo viên chủ nhiệm, tổ trưởng tổ
bộ môn, và lớp trưởng học sinh.
7. Quyết định đình chỉ hoạt động
của bất kỳ bộ phận, cá nhân nào trong nhà trường làm trái với pháp luật, chính
sách Nhà nước và các quy định của nhà trường theo phân cấp quản lý cán bộ.
8. Hiệu trưởng còn có thể được
giao thêm nhiệm vụ và quyền hạn khác để giải quyết một số công việc cấp bách
theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hay của địa phương nơi trường đóng.
Điều 42.- Hiệu
phó là người giúp hiệu trưởng tổ chức thực hiện từng mặt công tác cụ thể. Phó
hiệu trưởng do hiệu trưởng đề nghị thủ trưởng các bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương quyết định.
Tuỳ theo quy mô, đặc điểm nghề
đào tạo và nhiệm vụ cụ thể của từng trường, mỗi trường có từ một đến ba phó hiệu
trưởng.
1. Phó hiệu trưởng đào tạo là
người trực tiếp tổ chức công tác giảng dạy lý thuyết, dạy thực hành thay hiệu
trưởng khi hiệu trưởng vắng mặt.
Phó hiệu trưởng đào tạo chịu
trách nhiệm trước hiệu trưởng các công tác:
a) Tổ chức quá trình đào tạo
theo kế hoạch giảng dạy và chương trình môn học đã quy định, đôn đốc, hướng dẫn,
kiểm tra các hoạt động của giáo viên lý thuyết, giáo viên thực hành, bảo đảm chất
lượng về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh.
b) Bảo đảm học tập kết hợp với sản
xuất theo ngành nghề đúng với kế hoạch giảng dạy của khoá học; tổ chức và hướng
dẫn công tác sản xuất kinh doanh phục vụ cho học tập.
c) Theo dõi, kiểm tra việc đánh
giá kết quả học tập của học sinh, tổng kết, đúc rút và phổ biến king nghiệm về
nội dung phương pháp giảng dạy, học tập tiên tiến, tổ chức công tác bồi dưỡng
giáo viên.
Phó hiệu trưởng đào tạo được chọn
từ những người làm công tác giảng dạy nghề từ 5 năm trở lên, tốt nghiệp cao đẳng
hoặc đại học kỹ thuật nghiệp vụ, có chuyên môn phù hợp với ngành nghề đào tạo tại
trường.
2. Phó hiệu trưởng giáo dục chịu
trách nhiệm trước hiệu trưởng các công tác:
a) Kiểm tra chất lượng giảng dạy
các môn chính trị, quân sự, thể dục thể thao.
b) Hướng dẫn giáo viên giáo dục
nội dung và phương pháp giáo dục học sinh.
c) Tổ chức các hoạt động văn
hoá, văn nghệ trong trường.
d) Tổ chức phong trào thi đua xã
hội chủ nghĩa trong trường.
e) Cùng với Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh và công đoàn tổ chức các hoạt động ngoại khoá, nghỉ ngơi, giải
trí cho học sinh, cán bộ công nhân viên và giáo viên.
Phó hiệu trưởng giáo dục được chọn
từ những người tôt nghiệp trung học sư phạm trở lên, thâm niên công tác từ 3
năm và đã học tập trung hoặc tại chức trường Đảng lý luận trung cao cấp.
3. Phó hiệu trưởng hành chính -
quản trị chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng các công tác:
a) Tổ chức việc ăn, ở cho cán bộ,
công nhân viên, giáo viên và học sinh.
b) Thực hiện chế độ, chính sách
cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men, hàng tiêu dùng... cho cán bộ, giáo
viên, công nhân viên và học sinh.
c) Thực hiện các chế độ chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh.
d) Tổ chức công tác bảo vệ, trật
tự trị an.
e) Tổ chức công tác hành chính,
văn thư, lưu trữ.
g) Tổ chức công tác sửa chữa nhà
cửa, kiến thiết cơ bản. Tăng gia sản xuất cải thiện đời sống.
Phó hiệu trưởng hành chính - quản
trị được chọn từ những người tốt nghiệp các trường trung cấp kinh tế - kế hoạch
hoặc kinh tế tài chính trở lên, có kinh nghiệm và khả năng làm công tác tổ chức
đời sống, hành chính và quản trị.
Điều 43.-
Các phòng chức năng chịu trách nhiệm giúp hiệu trưởng một số công tác của nhà
trường, tuỳ theo quy mô, nghề đào tạo và đặc điểm cuả từng trường thành lập các
phòng sau đây:
1. Phòng giáo vụ giúp phó hiệu
trưởng đào tạo xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục,
giảng dạy chung cho toàn trường theo khoá học, học kỳ của từng lớp học. Cân đối,
tiến bộ học tập, giáo dục, lao động sản xuất trong học kỳ, trong tháng, trong
tuần. Theo dõi thồng kê, lưu trữ kết quả giáo dục, giảng dạy, làm thủ tục cấp bằng
tốt nghiệp và giấy chứng nhận cho học sinh. Lập thời khoá biểu và làm báo cáo định
kỳ về học tập, giảng dạy, sản xuất của toàn trường. Giúp phó hiệu trưởng đào tạo
theo dõi hoạt động các tổ môn giáo viên lý thuyết kỹ thuật cơ sở và giáo viên
văn hoá.
2. Phòng nhân sự cán bộ và học
sinh giúp hiệu trưởng theo dõi công tác tổ chức và chế độ đối với giáo viên,
cán bộ công nhân viên và học sinh. Lưu trữ hồ sơ theo phân cấp quản lý, xây dựng
kế hoạch công tác giáo dục hướng nghiệp, tổ chức công tác tuyển sinh và làm thủ
tục phân phối học sinh tốt nghiệp, thủ tục khen thưởng, kỷ luật, đề bạt cán bộ,
công nhân viên chức giáo viên và học sinh.
3. Phòng hành chính - quản trị
giúp phó hiệu trưởng hành chính quản lý tổ chức và quản lý công tác văn thư,
lưu trữ, bảo quản tu sửa nhà cửa, lớp học, hội trường, mua sắm văn phòng phẩm,
dụng cụ dùng cho sinh hoạt tập thể, phụ trách công tác y tế và vệ sinh, công
tác trật tự trị an và các công tác dịch vụ khác.
4. Phòng đời sống giúp phó hiệu
trưởng hành chính - quản trị tổ chức và quản lý công tác ăn ở, công tác tăng
gia sản xuất tự túc cho cán bộ công nhân viên, giáo viên và học sinh khu vực tập
thể và khu vực gia đình.
5. Phòng tài vụ (kế toán trưởng
) giúp hiệu trưởng lập kế hoạch tài vụ , tổ chức và thực hiện việc thu chi quỹ
sự nghiệp và quỹ sản xuất của trường theo đúng các thể lệ, chế độ tài chính hiện
hành của Nhà nước, lập dự trù và làm quyết toán toàn quý, năm.
6. Phòng kế hoạch kỹ thuật, vật
tư và sản xuất giúp phó hiệu trưởng đào tạo thực hiện các nhiệm vụ:
a) Tổ chức xây dựng và thực hiện
kế hoạch sản xuất kết hợp với kế hoạch học tập của các tổ môn và các ban nghề.
b) Cung ứng máy móc vật tư , thiết
bị, dụng cụ, đồ nghề, nguyên vật liệu, năng lượng... phục vụ giáo dục giảng dạy,
học tập, thực tập và sản xuất của các ban nghề và các tổ môn.
c) Lắp đặt, tu sửa, bảo quản thiết
bị dụng cụ, máy móc, điện nước cho các phòng thí nghiệm, phòng học chuyên môn,
xưởng, trạm, trại, cửa hàng...
d) Làm kế hoạch và trực tiếp huy
động sử dụng lực lượng lao động toàn trường phục vụ cho yêu cầu sản xuất, xây dựng
trường sở và các công trình công cộng của địa phương.
g) Tổ chức việc ký kết và theo
dõi việc thực hiện hợp đồng sản xuất ký kết giữa trường với xí nghiệp cơ sở, giữa
trường với các cơ quan có liên quan.
7. Phòng giáo dục giúp phó hiệu
trưởng giáo dục theo dõi công tác giáo dục đạo đức, công tác học tập học tập
chính trị chính khoá, công tác rèn luyện thân thể, công tác quân sự, công tác
văn hoá, quần chúng và các hoạt động ngoại khoá khác cho học sinh. Giúp phó hiệu
trưởng giáo dục theo dõi hoạt động các tổ môn giáo viên chính trị, giáo viên
giáo dục, giáo viên quân sự, giáo viên thể dục thể thao. Phụ trách công tác báo
chí, thư viện và phòng truyền thống của trường.
Mỗi phòng có một trưởng phòng và
có từ một đến hai phó phòng. Các trưởng phòng và phó trưởng phòng do hiệu trưởng
đề nghị và cơ quan trực tiếp quản lý trường ra quyết định. Trưởng phòng, phó
trưởng phòng chọn trong số cán bộ giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực hoàn
thành nhiệm vụ.
Biên chế của phòng theo văn bản
hướng dẫn của Tổng cục Dạy nghề.
Điều 44.-
Các giáo viên lý thuyết kỹ thuật cơ sở, giáo viên quân sự, giáo viên thể dục thể
thao, giáo viên giáo dục tổ chức thành tổ môn trên cơ sở những người cùng giảng
dạy một môn học. Mỗi tổ môn phải có ít nhất là ba người, trường hợp số giáo
viên của môn học không đủ số thì có thể ghép với giáo viên môn học khác có nôị
dung và phương pháp giảng dạy gần nhau.
Trưởng tổ môn giúp hiệu trưởng
quản lý giáo viên và các hoạt động giảng dạy, giáo dục của tổ đúng kế hoạch và
tiến độ quy định của nhà trường. Trưởng bộ môn do hiệu trưởng bổ nhiệm theo đề
nghị của phòng tổ chức cán bộ và học sinh.
Tổ môn có nhiệm vụ:
1. Thông qua tập thể đề cương giảng
dạy và phương pháp môn học, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, giáo dục,
nghiên cứu và sản xuất của giáo viên đã được giao, xem xét việc đánh giá kết quả
và nhận định tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, chịu trách nhiệm về chất
lượng giáo dục, giảng dạy môn học mà tổ môn phụ trách.
2. Tổ chức việc dự giờ giảng,
phân tích, trao đổi rút kinh nghiệm bồi dưỡng thực tế và nghiệp vụ sư phạm nâng
cao trình độ giảng dạy môn học.
3. Sử dụng, bảo quản tu sửa tự
trang tự chế đồ dùng và phương tiện kỹ thuật dạy học nhằm hoàn thiện phương
pháp giảng dạy môn học, tổ chức xây dựng và bảo quản phòng học chuyên môn.
4. Tổ chức phong trào thi đua xã
hội chủ nghĩa, nhận xét đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với tổ viên trong học
kỳ và năm học.
Điều 45.-
Giáo viên thực hành, giáo viên lý thuyết chuyên môn của nghề đào tạo được tổ chức
thành ban nghề. Mỗi ban nghề có ít nhất là 5 người, nếu không đủ số thì ghép với
ban nghề khác có chuyên môn gần nhau.
Nhiệm vụ của ban nghề giống nhiệm
vụ của tổ môn (điều 44), ngoài ra còn có nhiệm vụ:
a) Tổ chức và quản lý việc học tập
và rèn luyện cho học sinh theo nghề, tổ chức và chỉ đạo phong trào thi đua
trong học sinh, tổng hợp kết quả, đúc rút kinh nghiệm và hướng dẫn phương pháp
thực tập tiên tiến cho học sinh, giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.
b) Bảo đảm hoàn thành đúng kế hoạch
các bài tập thực hành kết hợp với sản xuất đồng thời bảo đảm hoàn thành kế hoạch
sản xuất theo hợp đồng có chất lượng.
c) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản,
tu sửa trang thiết bị dụng cụ đồ dùng, và các cơ sở vật chất kỹ thuật khác phục
vụ cho thực tập sản xuất. Bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật và an toàn lao
động.
d) Chịu trách nhiệm về thực hiện
kế hoạch kỹ thật, vật tư, thiết bị, số lượng và chất lượng sản phẩm cho thực tập
và sản xuất.
e) Quản lý đội ngũ giáo viên kỹ
sư, kỹ thuật, công nhân giúp việc thực hiện tốt nhiệm vụ thực tập và sản xuất
được giao.
g) Bảo đảm cơ sở vật chất cho học
sinh tiến hành thực tập kết hợp với sản xuất có hiệu quả cao. Theo dõi và đánh
giá kết quả học tập, rèn luyện tay nghề của từng học sinh, có kế hoạch bồi dưỡng
kịp thời cho từng người.
Điều 46.-
Mỗi ban nghề có một trưởng ban và một phó ban điều khiển, trưởng ban nghề do hiệu
trưởng đề nghị chọn trong số giáo viên tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học có
chuyên môn phù hợp với nghề đào tạo, và cơ quan trực tiếp quản lý trường quyết
định.
Điều 47.-
Giáo viên chủ nhiệm:
Mỗi lớp học có một giáo viên chủ
nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm do hiệu trưởng chỉ định chọn trong số giáo viên thực
hành của lớp có kinh nghiệm tổ chức và quản lý công tác học tập, sinh hoạt của
học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm giúp hiệu
trưởng chỉ đạo, quản lý việc học tập, rèn luyện của lớp. Giáo viên chủ nhiệm có
các nhiệm vụ:
1. Nắm vững học sinh trong lớp về
mọi mặt để có biện pháp cùng các giáo viên và các đoàn thể tổ chức việc học tập,
rèn luyện cho học sinh, thúc đẩy tiến bộ chung của cả lớp. Xây dựng lớp thành một
tập thể xã hội chủ nghĩa vững mạnh, ý thức làm chủ, tính tự giác của học sinh
trong các hoạt động, giúp đỡ và tạo điều kiện cho lớp hoàn thành nhiệm vụ.
2. Báo cáo định kỳ và đột xuất với
hiệu trưởng tình hình chung về học tập, rèn luyện và các mặt hoạt động khác của
lớp.
3. Nhận xét đánh giá phân loại
tư cách đạo đức học sinh, thống kê tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện của mỗi
học sinh, tổ chức công tác thi đua của lớp.
Giáo viên chủ nhiệm được tham dự
các cuộc họp của Hội đồng sư phạm khi bàn những vấn đề có liên quan đến lớp, được
hưởng chế độ thù lao và các quyền lợi khác do Tổng cục Dạy nghề quyết định.
Điêu 48.-
Hội đồng sư phạm do hiệu trưởng quyết định thành lập và có nhiệm vụ:
1. Thảo luận và thông qua các hoạt
động chung của trường trong năm học bao gồm kế hoạch giáo dục, giảng dạy các
khoá học, kế hoạch sản xuất kết hợp với học tập và thực tập... Công tác tuyển
sinh, phân phối học sinh tốt nghiệp, bồi dưỡng cán bộ giáo viên, khen thưởng, kỷ
luật cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh.
2. Tổng kết đúc rút và phổ biến
kinh nghiệm về phương pháp giáo dục, giảng dạy tiên tiến, tổ chức các lớp bồi
dưỡng chuyên đề, nghiệp vụ cho giáo viên...
Hội đồng sư phạm gồm hiệu trưởng,
các phó hiệu trưởng, các trưởng phòng, toàn thể giáo viên, đại diện tổ chức Đảng
và các đoàn thể trong trường.Hội đồng sư phạm mỗi năm họp hai lần vào cuối học
kỳ một và cuối năm học. Khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng sư phạm có thể triệu tập
họp bất thường.
Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng
sư phạm và trưởng phòng giáo vụ là uỷ viên thường trực kiêm thư ký của Hội đồng.
Chức năng, nhiệm vụ và phương
pháp làm việc của Hội đồng sư phạm theo hướng dẫn của Tổng cục Dạy nghề.