ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------
|
Số:
316/QĐ-UB
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 12 năm 1984
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG NGHĨA VỤ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NĂM 1985
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30.6.1983 ;
Xét đề nghị của đồng chí Giám đốc Sở Lao động thành phố ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo
quyết định này bản quy định về huy động và sử dụng ngày công lao động xã hội chủ
nghĩa năm 1985.
Điều 2: Bản quy định này
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1985. Những điều quy định trong Quyết định
số 404/QĐ-UB ngày 25.11.1983 của Ủy ban Nhân dân thành phố trái với nội dung bản
quy định này không còn giá trị thi hành.
Điều 3: Các đồng chí
Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Lao động thành phố, Giám
đốc Sở Tài chánh thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố, Thủ trưởng các
Sở, Ban, Ngành, và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận huyện, phường xã chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT CHỦ TỊCH,
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Võ Danh
|
BẢN QUY ĐỊNH
VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
NĂM 1985
(Ban hành theo Quyết định số 316/QĐ-UB ngày 21-12-1984 của UBND Thành phố)
Nhằm tiếp tục và phát huy thành
tích và khắc phục những bất hợp lý trong việc huy động và quản lý, sử dụng lao
động xã hội chủ nghĩa, phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng thành phố, Ủy ban
Nhân dân thành phố giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Lao động và Sở Tài chánh ra
thông báo về việc sửa đổi và bổ sung một số điểm trong bản quy định tạm thời về
huy động ngày công lao động xã hội chủ nghĩa ban hành kèm theo Quyết định số
404/QĐ-UB ngày 25.11.1983 của UBND Thành phố như sau :
I- VỀ NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG
NGHĨA VỤ :
Mọi công dân đang cư trú tại
thành phố Hồ Chí Minh trong độ tuổi (nam từ 18-50, nữ từ 18-45) đều có nghĩa vụ
đóng góp 15 ngày công lao động xã hội chủ nghĩa trong một năm (kể cả công nhân
viên chức Nhà nước và những người tạm trú dài hạn chưa có hộ khẩu) Toàn bộ số
ngày công lao động xã hội chủ nghĩa nói trên được đóng góp tại nơi cư trú.
Nguyên tắc đóng góp lao động
nghĩa vụ là thực hiện ngày công trực tiếp (lao động với nhiệt tình xây dựng
thành phố theo chế độ quy định của Nhà nước, lao động có năng suất cao và có hiệu
quả tại hiện trường). Những công dân sau đậy cần tham gia lao động trực tiếp:
nông dân ngoại thành, học sinh, sinh viên, những người có sức lao động nhưng
chưa có việc làm. Đối với những người có sức lao động nhưng vì lý do chính đáng
không đi lao động trực tiếp được hoặc những người thực sự khó đảm bảo năng suất
lao động thì mới đóng tiền thay công.
II- MỨC ĐÓNG GÓP TIỀN THAY
CÔNG :
Việc xin đóng tiền thay công lao
động xã hội chủ nghĩa là tự nguyện. Mức đóng góp tiền thay công quy định như
sau :
1. Cán bộ công nhân viên chức
Nhà nước (từ cấp phường xã trở lên, kể cả số người thường xuyên làm hợp đồng với
Nhà nước) đóng góp 10 đồng/ngày công.
2. Xã viên hợp tác xã sản xuất,
tiệu thủ công nghiệp, dịch vụ: 20 đồng/ngày công.
3. Lao động sản xuất, kinh doanh
cá thể:
a) Đối với chủ hộ kinh doanh
(trong tuổi làm nghĩa vụ) :
Hộ A: 150 đồng/ngày công
Hộ B: 100 đồng/ngày công
Hộ C: 50 đồng/ngày công
b) Đối với người lao động trong
gia đình các hộ kinh doanh (trừ chủ hộ) :
Hộ A: 70 đồng/ngày công
Hộ B: 50 đồng/ngày công
Hộ C: 30 đồng/ngày công
4. Lao động ngoại thành :
a) Lao động làm nông nghiệp
phải đóng góp công lao động trực tiếp, nhưng nếu vì những lý do chính đáng được
UBND xã cho phép đóng tiền thay công thì mức đóng góp là 30 đồng/ngày công.
b) Lao động không làm nông nghiệp
trực tiếp, nếu được phép đóng góp tiền thay công thì mức đóng góp giống như mức
đóng góp của các hộ sản xuất kinh doanh cá thể.
5. Lao động không thuộc các
thành phần nói trên :
a) Đối với học sinh nghỉ học
(trong độ tuổi lao động) chưa có việc làm phải đóng góp công lao động trực tiếp,
nếu vì những lý do chính đáng được UBND phường xả cho phép đóng tiền thay công
thì mức đóng góp là : 10 đồng/ngày công.
b) Đối với những người hành nghề
tôn giáo, nội trợ và đối tượng không thuộc các thành phần nói trên, mức đóng
góp là : 20 đồng/ngày công.
III - QUẢN LÝ, TỔ CHỨC SỬ DỤNG
QUỸ CÔNG LAO ĐỘNG XHCN :
Quỹ công lao động xã hội chủ
nghĩa hàng năm của quận, huyện, phường, xã bao gồm cả số ngày công lao động trực
tiếp phải huy động và số tiền thu thay công. Quỹ này phải được huy động công bằng,
đúng theo chế độ quy định, và phải được quản lý và sử dụng một cách chặt chẽ,
có kế hoạch, để tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất. Giám đốc Sở Lao động và Sở
Tài chánh phải có biện pháp cụ thể thực hiện tốt chế độ ngày công lao động xã hội
chủ nghĩa, và tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện. Cần lập sổ quản lý lao
động, giấy chứng nhận lao động và cần có biên lai thu tiền.
1. Phân phối quỹ công lao động
XHCN như sau :
a) Trích 4% trong quỹ công lao động
xã hội chủ nghĩa quy thành tiền để chi tiệu cho công tác tổ chức huy động lao động
xã hội chủ nghĩa hàng năm, trong đó 0,5% dành cho Sở Lao động, 1,5% dành cho
UBND quận, huyện (Phòng Lao động của quận huyện) và 2% cho phường xã.
b) Sử dụng quỹ ngày công (sau
khi trừ 4% bằng tiền) phân phối như sau :
- Đối với 12 quận nội thành : phải
trích nộp 30% quỹ ngày công bằng tiền cho Ngân sách thành phố; Quận được giữ lại
30% cho các công trình của quận ; 40% dành cho các phường quản lý, sử dụng làm
các công trình của phường.
- Đối với 6 huyện ngoại thành:
phải trích nộp 15% quỹ ngày công bằng tiền cho ngân sách thành phố; huyện được
giữ lại 40% cho các công trình của huyện; 45% dành cho các xã quản lý, sử dụng
làm các công trình của xã.
+ Phần công lao động xã hội chủ
nghĩa để lại cho quận huyện, phường xã bao gồm số công phải huy động trực tiếp
và số ngày công đóng bằng tiền.
+ Các phường xã phải có kế hoạch
xin UBND quận huyện xét duyệt mới được sử dụng quỹ lao động xã hội chủ nghĩa.
2. Quản lý quỹ ngày công :
Giao cho Sở Lao động trực tiếp nắm,
tổng hợp cân đối và đề xuất với UBND thành phố kế hoạch huy động và sử dụng quỹ
ngày công lao động xã hội chủ nghĩa. Căn cứ vào kế hoạch được duyệt, ngành lao
động phối hợp với các ngành liên quan như : Tài chánh, Công an, Thông tin văn
hoá… tuyên truyền vận động, đôn đốc kiểm tra công tác huy động lao động xã hội
chủ nghĩa (bao gồm cả thu tiền thay công), từ khâu cấp phiếu chứng nhận, xây dựng
kế hoạch sử dụng lao động xã hội chủ nghĩa, thu và phân phối quỹ lao động xã hội
chủ nghĩa và thực hiện thanh quyết toán thu chi.
Sở Lao động có trách nhiệm hướng
dẫn, theo dõi kiểm tra các ngành, quận huyện, phường xã thi hành bản quy định
này, phát hiện và đề nghị khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành
tích trong việc huy động và sử dụng công lao động xã hội chủ nghĩa ; đồng thời
đề nghị xử lý những trường hợp như : huy động sai chính sách chế độ, sử dụng
lãng phí quỹ lao động xã hội chủ nghĩa, những người trốn nghĩa vụ lao động,
tuyên truyền sai chính sách lao động nghĩa vụ xã hội chủ nghĩa.