|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 2920/QĐ-UBND 2021 Đề án giải quyết việc làm người lao động tỉnh Nghệ An
Số hiệu:
|
2920/QĐ-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Nghệ An
|
|
Người ký:
|
Bùi Đình Long
|
Ngày ban hành:
|
12/08/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2920/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 12 tháng 8 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Việc làm ngày
16/11/2013;
Theo đề nghị của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2560/TTr-SLĐTBXH ngày 02/8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án giải quyết
việc làm người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị có
liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ LĐ-TB&XH; (B/c)
- Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH;
(B/c)
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh; (B/c)
- Chủ tịch UBND tỉnh; (B/c)
- PCT VX UBND tỉnh;
- CVP, PCVP VX UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Đài PT&TH tỉnh, Báo Nghệ An, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (TP, D).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Đình Long
|
ĐỀ ÁN
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI
ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2920/QĐ-UBND ngày 12/8/2021 của
UBND tỉnh)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT BAN
HÀNH ĐỀ ÁN
I. THỰC TRẠNG
DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016-2020
1. Tình hình dân số, lao động, việc
làm 1
Theo số liệu thống kê, năm 2020, dân
số tỉnh Nghệ An có 3.365.200 người (nam chiếm: 50,07%, nữ chiếm 49,93%); lực lượng
lao động từ 15 tuổi trở lên là
1.926.960 người, chiếm 57,26% trên tổng dân số của tỉnh.
Lực lượng lao động đang làm việc
trong nền kinh tế có 1.906.340 người, trong đó có 87,94% làm việc ở khu vực
nông thôn, 12,06% làm việc ở khu vực thành thị. Lực lượng lao động qua đào tạo
đạt tỷ lệ 65%, trong đó, có văn bằng
chứng chỉ đạt 25,3%; tỷ lệ lao động có văn bằng chứng chỉ đang làm việc trong nền
kinh tế là 20,97%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động
trong độ tuổi là 1,26% (24.280 người), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành
thị là 2,99%, khu vực nông thôn là 1,01%. Tỷ lệ thiếu việc làm là 2,58% (49.183
người)2 (Phụ
lục 1-1, 1-2).
2. Đánh giá kết quả công tác giải
quyết việc làm giai đoạn 2016-2020
2.1. Kết quả giải quyết việc
làm
Trong 5 năm, từ 2016-2020, đã có
189.056 lao động được giải quyết
việc làm (bình quân hàng năm tạo việc làm mới cho 37.811 người)3, đạt 101,72% so với kế
hoạch đề ra, bằng 105,6% so với giai đoạn 2011-2015. Trong đó:
a) Giải quyết việc làm trong tỉnh
69.300 người, chiếm 36,7% trên tổng
số lao động Nghệ An được giải quyết việc làm, tăng 16,26% so với giai đoạn
2011-2015, cụ thể:
- Chia theo ngành kinh tế: giải quyết
việc làm mới trong ngành công nghiệp, xây dựng 40.579 người (chiếm 58,56% trên
tổng số lao động được tạo việc làm mới trong tỉnh); dịch vụ 24.503 người
(35,36%); nông lâm thủy sản 4.218 người (6,09%).
- Chia theo loại hình sử dụng lao động:
giải quyết việc làm mới trong doanh nghiệp 45.451 người (65,58%); làng nghề, hợp
tác xã 3.478 người (5,02%); lao động gia đình, hộ kinh doanh 20.371 người
(29,40%).
b) Giải quyết việc
làm ở các tỉnh trong nước (ngoại tỉnh) cho 55.013 người, chiếm 29,1%, giảm hơn 9% so với giai đoạn 2011-2015.
c) Đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng 64.743 người
(bình quân 12.949 người/năm), chiếm 34,2%, tăng 10% so với giai đoạn 2011-2015, tập trung chủ yếu ở các nước
như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,.... Mỗi năm người lao động đi làm việc ở nước ngoài chuyển về tỉnh
ước đạt 500 triệu USD, nhiều hộ gia đình trở nên khá giả, giàu lên từ nguồn thu nhập đi làm việc ở nước ngoài4.
Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn
2016-2020 góp phần dịch chuyển cơ
cấu lao động theo hướng tích cực, lao động làm việc trong ngành công nghiệp tăng từ 17,14% lên 25,49%,
ngành dịch vụ từ 20,50% tăng lên 27,48%, ngành nông lâm thủy sản từ 62,36% giảm
xuống còn 47,03% (Phụ lục 2-1, 2-2).
2.2. Chất lượng lao động, năng
suất lao động
Chất lượng lao động Nghệ An thời gian
qua đã được nâng lên, tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề tăng từ 57% (năm 2016) lên 65% (năm 2020), tỷ lệ học sinh sinh
viên tốt nghiệp loại khá, giỏi đạt
hơn 35%, từng bước đáp ứng yêu cầu
của thị trường lao động, một số nghề sau đào tạo 100% lao động đều có
việc làm, thu nhập ổn định. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã từng bước liên kết với doanh nghiệp để cho sinh viên thực tập nghề, đào tạo theo đơn đặt hàng. Kết quả giai đoạn 2016-2020 có hơn 200 doanh
nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết với các cơ sở đào tạo để tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí việc làm cho
118.385 lao động sau đào tạo (Phụ lục 3).
Năng suất lao động5 tỉnh Nghệ An năm 2020 là
75,812 triệu đồng/người/năm, tăng 29,226 triệu đồng (tăng 1,63 lần) so với năm
2015; tốc độ tăng bình quân của năng suất lao động trong giai đoạn 2016-2020 là
9,8%/năm. Thu nhập bình quân của người lao động khu vực doanh nghiệp là 5,722
triệu đồng/người/tháng, tăng 1,45
lần so với năm 20156. Theo ngành kinh tế, mức thu nhập của người lao động trong khu vực dịch
vụ đạt cao nhất với 6,317 triệu đồng/người/tháng, khu vực sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản đạt 4,046 triệu đồng/người/tháng và khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 5,506 triệu đồng/người/tháng7.
2.3. Thị trường lao động
Giai đoạn 2016-2020, thị trường lao động
tỉnh Nghệ An tiếp tục được cải thiện: lực lượng lao động, số lao động có việc
làm, tỷ lệ lao động làm công hưởng lương và thu nhập bình quân tháng của lao động
trong khu vực doanh nghiệp đều tăng. Hệ thống thông tin thị trường lao động, dịch
vụ việc làm chuyển biến tích cực.
a) Tính đến cuối năm 2020, lực lượng
lao động từ 15 tuổi trở lên có
1.926.960 người, tăng 3.784 người (2%) so với năm 2015.
Lao động có việc làm 1.906.340 người,
tăng 2.713 (1,4%), trong đó:
- Chia theo khu vực: làm việc ở khu vực
thành thị 229.770 người (12,1%); khu vực nông thôn 1.676.570 người (87,9%).
- Chia theo ngành kinh tế: làm việc
trong ngành công nghiệp, xây dựng 485.900 người, chiếm 25,49% (tăng 9,22% so với
năm 2015); dịch vụ 523.940 người, chiếm 27,48% (tăng 7,91%); nông lâm thủy sản
896.500 người, chiếm 47,03% (giảm
17,13%).
- Chia theo vị thế việc làm: người
làm công ăn lương 703.310 người,
chiếm 36,89% (tăng 8,76% so với năm 2015); lao động tự làm và lao động gia đình
1.165.810 người, chiếm 61,15% (giảm 8,43%); chủ cơ sở sản xuất kinh doanh
37.120 người, chiếm 1,95% (giảm 0,33%);...
b) Trong 5 năm 2016-2020, toàn tỉnh
đã tổ chức 129 phiên giao dịch việc làm định kỳ, 165 phiên giao dịch việc làm
lưu động, 213 hội nghị tư vấn cộng
đồng và 37 “Hội chợ việc làm” tại các huyện, thị xã, thành phố thu hút 3.338
doanh nghiệp và hàng trăm ngàn lượt người lao động tham gia; thu thập thông tin
thị trường lao động với trên 150.000 thông tin người tìm việc; trên 110.000 tin
tuyển dụng của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng của
10.307 doanh nghiệp;... qua đó đã
có hơn 26.000 người tìm kiếm được việc làm.
2.4. Thực hiện các cơ chế,
chính sách của trung ương và địa phương về
lao động, việc làm
Giai đoạn 2016-2020, môi trường đầu
tư của tỉnh được cải thiện, tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới
và thu nhập ổn định cho hơn 69.300
lao động; số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt 8.906 doanh nghiệp, tăng bình
quân 7,09%/năm, gấp 1,49 lần so với
giai đoạn 2011-2015, tạo việc làm mới cho hơn 41.579 lao động.
Các chính sách của địa phương, trung ương đã cho vay ưu đãi để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với tổng
kinh phí là 561,383 tỷ đồng8, trong đó: Quỹ giải quyết
việc làm quốc gia 206,085 tỷ đồng; Nguồn vốn do Ngân hàng chính sách xã hội
trung ương huy động và nguồn vốn địa phương ủy thác thực hiện qua Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh 347,994 tỷ đồng9; Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và một số chính sách khác của
tỉnh 7,304 tỷ đồng.
Số người được thụ hưởng các chính
sách ưu đãi giải quyết việc làm là 14.812 người, trong đó có: lao động nữ 8.399
người; lao động là người dân tộc thiểu số 1.344 người; lao động là người khuyết
tật 357 người; lao động thuộc hộ cận nghèo 528 người; lao động là thân nhân người
có công với cách mạng 297 người; lao động thuộc hộ nghèo 399 người;.... (Phụ
lục 4-1, 4-2).
3. Tồn tại, hạn chế của công tác
giải quyết việc làm giai đoạn 2016-2020
a) Kết quả giải quyết việc làm trong tỉnh tuy đã tăng 16,26% so với giai đoạn 2011-2015, nhưng về tổng
quan thì vẫn còn hạn chế (chỉ chiếm 36,7%), trong khi số lao động đi làm việc ở
địa phương khác và đi làm việc ở nước ngoài chiếm đến 63,3%. Số lao động thất
nghiệp, thiếu việc làm còn lớn, bình quân mỗi năm có khoảng 22.300 người thất
nghiệp, 39.200 người thiếu việc làm. Cơ cấu lao động chưa hợp lý, lao động làm việc trong khu vực nông lâm
thủy sản còn nhiều.
b) Chất lượng nguồn lao động chưa đáp
ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Năng suất lao động
Nghệ An vẫn còn thấp, chỉ bằng 64,28% bình quân của cả nước. Kỹ năng lao động,
kỹ năng mềm của người lao động còn hạn chế.
c) Hệ thống thông tin thị trường lao
động, kết nối cung cầu lao động chưa đáp ứng được nhu của người lao động, cũng
như của nhà tuyển dụng. Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp
chưa hiệu quả.
d) Một số chính sách hỗ trợ việc làm trên địa bàn hiệu quả không cao
như: chính sách hỗ trợ kinh phí
cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hợp đồng theo Thông tư số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của
liên Bộ Lao động và Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính; chính sách hỗ trợ việc
làm cho người dân bị thu hồi đất theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng
Chính phủ;...
4. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
4.1. Nguyên nhân khách quan
a) Điều kiện tự nhiên, địa hình không
thuận lợi, địa bàn miền núi rộng lớn, cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, điện, thông tin...ở các vùng sâu vùng
xa còn khó khăn, thiên tai thường xảy ra làm ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất cũng như khả năng tìm việc làm và tự tạo
việc làm đối với người lao động.
b) Đại dịch Covid-19 đã làm nhiều lao
động Nghệ An (cả trong và ngoài nước) rơi vào tình trạng không có việc làm, mất
thu nhập, giảm thu nhập. Năm 2020, cả tỉnh có 43.053 người từ 15 tuổi trở lên ở
trong nước bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu
nhập,... Trong đó, lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động có 19.111 người
(44,39%); lao động tạm hoãn, ngừng việc có 2.257 người (5,24%); lao động không
có giao kết hợp đồng lao động 21.685 (50,37%). Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất bởi dịch Covid-19 với 20,4% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực
công nghiệp và xây dựng với 16,5% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh
hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 7,5%; tỷ lệ lao động thiếu
việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn tăng ở mức cao nhất (1,01%) so với cùng kỳ các năm
giai đoạn 2016-201910. Lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2020 theo hợp đồng giảm mạnh, chỉ bằng 79,4% bình
quân giai đoạn 2016-2019.
c) Tác động tiêu cực từ cuộc cạnh
tranh thương mại giữa các nước lớn và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng
lớn đến việc làm và đời sống người lao động. Bên cạnh đó, do tốc độ đô thị hóa
nhanh, số lao động nông nghiệp bị mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lớn... làm tăng số người lao động thất
nghiệp, thiếu việc làm.
4.2. Nguyên nhân chủ quan
a) Do sự mất cân đối Cung - Cầu lao động
trong tỉnh, lực lượng lao động Nghệ An dồi dào (Cung) nhưng khả năng giải quyết
việc làm của các thành phần kinh tế còn thấp (Cầu), số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn ít, đa số doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ,
sử dụng ít lao động, việc làm không ổn định. Một số doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhưng đa số là
lao động phổ thông, tiền lương, tiền công thấp; doanh nghiệp sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu. Tâm
lý của một bộ phận nhân dân và người lao động còn nặng về bằng cấp, thích đi
làm ăn xa.
b) Chất lượng giáo dục nghề nghiệp
chưa cao, lao động có kỹ năng nghề
cao còn ít; sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp còn thiếu và yếu,
đào tạo chưa gắn liền với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Công tác giáo dục ý
thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho học sinh,
sinh viên và người lao động chưa được quan tâm và kết quả còn thấp.
c) Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kết nối cung - cầu lao động trong nước và quốc tế còn hạn chế.
Tư vấn, hướng nghiệp chưa hiệu quả, dẫn đến tỷ lệ phân luồng học sinh sau khi tốt
nghiệp THCS và THPT tham gia giáo
dục nghề nghiệp còn thấp (đến hết
năm 2020 là 21%).
d) Công tác quản lý nhà nước về lao động,
việc làm ở một số huyện, xã chưa tốt, nhất là công tác tuyên truyền, hỗ trợ về giải quyết việc làm, đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng. Công tác cải
cách hành chính ở các cấp, các ngành đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn bất cập,
phần nào gây cản trở cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong đầu tư, giải quyết việc
làm cho lao động địa phương. Nguồn kinh phí địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu
cần hỗ trợ của người lao động và hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp.
Đánh giá chung
Giai đoạn năm 2016-2020, lĩnh vực lao
động, việc làm gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự vào cuộc của các cấp, các
ngành, các đơn vị, doanh nghiệp và người dân, bình quân mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm mới cho gần
38.000 lao động, đạt 101,72% so với kế hoạch đề án đề ra, bằng 105,6% so với
giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị được khống chế dưới
3%, đạt chỉ tiêu đề ra. Công tác giải quyết việc làm được triển khai thực hiện
có hiệu quả góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động đúng hướng; tỷ lệ lao
động qua đào tạo ngày càng tăng, năng suất lao động được cải thiện, từng bước
đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện
và nâng cao, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Tuy vậy, công tác giải quyết việc làm cho lao động Nghệ An vẫn còn khó khăn, hạn chế, một số chỉ
tiêu quan trọng đánh giá về lao động, việc làm của tỉnh chưa bằng mức bình quân chung của cả nước. Thu hút đầu tư các doanh nghiệp lớn còn hạn chế về quy
mô và ngành, nghề sản xuất; vấn đề nhà ở cho công nhân, người lao động trong
khu công nghiệp, khu kinh tế còn bất cấp chưa được quan tâm đúng mức.
Mặt khác, đại dịch Covid-19 đã và sẽ
tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt phát triển kinh tế xã hội, trong đó lĩnh vực lao
động, việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề.
Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021
- 2025” là cần thiết, nhằm cụ thể hóa chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và các chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội của tỉnh. Đề án sẽ đưa ra nhiệm vụ và giải pháp về lĩnh vực lao động,
việc làm nhằm từng bước giải quyết hợp lý và ngày càng tốt hơn mối quan hệ cung - cầu lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh hiện tại cũng như cho những năm tiếp theo, hướng đến mục tiêu lực lượng lao động của tỉnh được hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội để có việc làm,
tăng năng suất lao động, thu nhập ngày càng cao góp phần ổn định đời sống cho
người lao động và xây dựng tỉnh Nghệ An phát triển bền vững.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN
1. Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019.
2. Luật Việc làm ngày 16/11/2013.
3. Luật người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
số 69/2020/QH ngày 13/11/2020.
4. Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày
19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư
Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2030.
5. Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày
15/02/2020 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14
ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
6. Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày
09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm; Nghị định số
74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định
số 61/2015/NĐ-CP .
7. Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính Phủ về việc
Ban hành Chương trình hỗ trợ phát
triển thị trường lao động đến năm 2030.
8. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
9. Chương trình hành động số 03-CTr/TU, ngày 21/12/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020
- 2025.
10. Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND
ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Nghệ An.
11. Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày
13/01/2021 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
12. Quyết định số 4696/QĐ-UBND ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025
của tỉnh Nghệ An.
Phần II
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2021-2025
I. DỰ BÁO TÌNH
HÌNH
1. Thuận lợi
a) Đảng và nhà nước ban hành nhiều chủ
trương, đường lối, cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương thúc đẩy
công tác thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội.
b) Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh
Nghệ An đã đặt mục tiêu đến năm 2025 Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực
phía Bắc với nhiều chỉ tiêu chủ yếu tác động tích cực trực
tiếp đến công tác giải quyết việc làm.
c) Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu sang khu vực các nước Đông
Nam Á, trong đó Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế để
các tập đoàn, công ty lựa chọn để sản xuất, kinh doanh.
d) Môi trường đầu tư, kinh doanh của
tỉnh không ngừng được cải thiện, cùng với sự chuẩn bị tốt hạ tầng các khu công
nghiệp như VSIP; WHA Hemaraj, Hoàng Thịnh Đạt... thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp,
trong đó có những doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, tuyển dụng nhiều lao động sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm (Phụ
lục 5).
đ) Nghệ An có lực lượng lao động dồi
dào, đến năm 2025, lực lượng lao động của Nghệ An ước khoảng 1.915.480 người;
chất lượng lao động đang được nâng lên. Số lao động trên địa bàn tỉnh có nhu cầu
tìm kiếm việc làm hàng năm gần 44.000 người (Phụ lục 6).
e) Mạng lưới giáo dục nghề nghiệp
đang được quy hoạch lại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn tới.
2. Khó khăn
a) Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp
mang tính toàn cầu nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất,
kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, dẫn đến tình trạng đứt chuỗi sản xuất, mất cân đối nghiêm trọng về cung -
cầu lao động.
b) Năng suất lao động thấp, chất lượng
và cơ cấu lao động của tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng với đòi hỏi của thị trường lao động. Thiếu hụt lao động
có kỹ năng nghề, nhất là lao động có tay nghề cao làm hạn chế khả năng thu hút
lao động vào làm việc. Tiền lương và thu nhập của người lao động làm việc tại
các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp còn ở mức thấp, ngoài ra
còn phải cạnh tranh với lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cao ở những vị trí việc làm tốt11.
c) Theo Bộ luật lao động mới năm
2019, số tuổi lao động nam và nữ sẽ
nghỉ hưu muộn hơn, chính vì vậy thời gian để lực lượng lao động bước ra khỏi độ tuổi lao động sẽ giảm so với giai đoạn
cũ, điều này cũng tạo thêm áp lực
mới cho việc giải quyết việc làm.
d) Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tác
động đến số lượng, chất lượng việc làm thông qua sự thay thế sức lao động bằng
máy móc, rô-bốt, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng công nghệ thông tin đối với một số
ngành, nghề đang diễn ra nhanh chóng thâm nhập nơi làm việc trên thị trường lao
động, có thể sẽ dẫn đến mất việc
làm ở một số ngành, nghề; dịch chuyển việc làm sang khu vực phi chính thức.
II. PHƯƠNG HƯỚNG,
MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
1. Phương hướng, mục tiêu
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn
biến phức tạp, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, từ
đó cần đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch vừa giải
quyết tốt việc làm cho lao động.
Phấn đấu bảo đảm
người lao động tỉnh Nghệ An từ đủ
15 tuổi trở lên có nhu cầu làm việc đều có cơ hội tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống,
góp phần nâng cao chất lượng và sử
dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế của
tỉnh nhanh và bền vững.
Phát triển thị trường lao động toàn
diện, bền vững theo hướng hiện đại nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu
lao động. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng
suất lao động, chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Chú trọng
phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định, tạo ra nhiều việc làm trong
khu vực lao động chính thức tại các khu công nghiệp, khu kinh tế; khuyến khích
các hình thức tạo việc làm tại chỗ, thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp; phát
huy kinh tế làng nghề và truyền nghề cho lao động nông thôn, đồng bào dân tộc
thiểu số; lao động đi làm việc ở
nước nước ngoài theo hợp đồng các thị trường có tiềm năng, thu nhập cao.
2. Chỉ tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021-2025, phấn đấu giải
quyết việc làm mới cho khoảng 210.000 người lao động, bình quân giải quyết việc
làm cho 42.000 người/năm (cao hơn chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 là 37.000-38.000 người/năm). Trong đó:
- Tạo việc làm nội tỉnh cho khoảng
139.000 người (trong đó: làm việc trong doanh nghiệp tại các KCN Vsip, WHA, Hoàng Mai,.. 105.000 người; khu vực làng
nghề, hợp tác xã, hộ gia đình,... khoảng 34.000 người), chiếm 66,2% tổng số
người được giải quyết việc làm (tăng 29,5% so với giai đoạn 2016-2020);
- Giải quyết việc làm ở ngoại tỉnh
cho khoảng 13.500 người, chiếm 6,4% (giảm 22,7%);
- Đưa người đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng cho khoảng 57.500 người, chiếm 27,4% (giảm 6,8%). (Phụ
lục 7)
b) Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71,5%, trong đó có bằng cấp,
chứng chỉ 31%; tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực
thành thị dưới 3% (đảm bảo chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025).
c) Tốc độ tăng năng suất lao động
bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 15%/năm.
d) Đến năm 2025, cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng đạt
35,5%; ngành thương mại - dịch vụ đạt 36,0%; ngành nông lâm thủy sản còn 28,5%.
đ) Thu thập trên 200.000 thông tin của
người tìm việc; cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng hơn 200.000 vị trí việc
làm của doanh nghiệp.
e) Hỗ trợ vay vốn cho hơn 1.000 người
đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ
cho vay vốn cho khoảng 5.000 người để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trong tỉnh.
III. CÁC NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện và phát triển hệ thống
thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động để giải quyết việc làm cho người lao động
a) Hoàn thiện và phát triển hệ thống
thông tin thị trường lao động làm cơ sở cho kết nối cung cầu lao động:
Tiếp tục tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng
hợp dữ liệu về thị trường lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội; số hóa, cập nhật thông
tin dữ liệu về người lao động; lưu trữ và quản lý dữ liệu, có sự kết nối, chia
sẻ với cơ sở dữ liệu dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
phục vụ việc thu thập, lưu trữ số liệu, phân tích và dự báo về cung cầu lao động
phục vụ yêu cầu quản lý, phân tích, chia sẻ, công bố thông tin về thị trường
lao động; nâng cấp website http://vieclamnghean.vn thành cổng thông tin việc làm của tỉnh
nhằm phục vụ công tác tuyển dụng, tìm việc của doanh nghiệp và người lao động.
b) Phát triển hệ thống dịch vụ việc làm:
Nâng cấp, mở rộng sàn giao dịch việc
làm cố định, sàn giao dịch việc làm online; đầu tư trang thiết bị công nghệ
thông tin, thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin tuyên truyền và các trang thiết bị phụ trợ phục vụ hoạt động của Trung tâm dịch
vụ việc làm của tỉnh.
Ứng dụng các giải pháp khoa học công
nghệ mới trong hoạt động giao dịch việc làm; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng
lực cho đội ngũ nhân sự làm công tác dịch vụ việc làm về kiến thức, kỹ năng thu
thập, xử lý, khai thác thông tin thị trường lao động phục vụ tư vấn, giới thiệu
việc làm.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm hoạt động trên địa bàn tỉnh.
c) Phát triển thị trường lao động trong tỉnh
Kết nối hệ thống dịch vụ việc làm với
các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong khu kinh tế Đông Nam,...để thường xuyên thu
thập, kịp thời nắm bắt nhu cầu sử
dụng lao động của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh; cung cấp, quảng bá thông tin về nguồn lao động Nghệ
An cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp
tiềm năng và nhà đầu tư, doanh nghiệp đã đầu tư, hoạt động sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Hỗ trợ các nhà đầu tư, người sử dụng lao động tuyển dụng lao động vào làm
việc trong các văn phòng, nhà máy, công trường của các doanh nghiệp, hợp tác xã
hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ
An. Hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm tại chỗ, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.
d) Phát triển thị trường lao động ngoại
tỉnh
Khảo sát, thu thập, nắm bắt nhu cầu sử
dụng lao động của các khu kinh tế, khu công nghiệp trên cả nước; ký kết các
chương trình phối hợp, hợp tác lao
động với các tỉnh, thành phố và với các Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp
của các tỉnh phía Bắc và phía Nam,...trong đó chú trọng các tỉnh, thành phát
triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ và có chính sách hỗ trợ đời sống cho người lao
động Nghệ An như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh,
Thái Nguyên, Hải Dương,...
đ) Phát triển thị trường lao động nước
ngoài
Nghiên cứu khảo sát, thu thập thông
tin thị trường lao động ngoài nước hiện có, các thị trường mới tiềm năng với
người lao động Việt Nam nói chung, lao động Nghệ An nói riêng; quảng bá thông
tin về nguồn lao động Nghệ An ở nước ngoài: tổ chức hội nghị, hội thảo,
xây dựng các tài liệu, ấn phẩm, chương trình truyền thông về nguồn lao động của Nghệ An; xúc tiến phát triển thị trường lao
động ngoài nước: xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động Nghệ
An đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức các cuộc tiếp xúc, gặp mặt các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài; tổ
chức sự kiện văn hóa cho người lao động Nghệ An ở nước ngoài;...đặc biệt là các
thị trường có thu nhập cao như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài loan, khu vực Đông Âu.
2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực là yếu tố quan trọng góp phần để tăng năng suất lao động
a) Xây dựng, triển khai thực hiện hiệu
quả đề án đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề
trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn
nhân lực cho thị trường lao động trong và ngoài nước.
b) Xây dựng quy hoạch mạng lưới giáo
dục nghề nghiệp theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề, thu hút
các doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Nhà nước
ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị đào tạo và các hoạt động kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
từ các nguồn kinh phí cho các trường để đào tạo 13 lượt nghề cấp độ Quốc tế, 9
lượt nghề cấp độ Khu vực Asean, 36 lượt nghề cấp độ Quốc gia nhằm
cung cấp cho thị trường lao động
trong nước và ngoài nước những lao động có kỹ năng nghề cao; hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới
03 tháng đối với lao động đang làm
việc trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa.
c) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lao động có kỹ năng nghề trình độ quốc tế,
khu vực Asean.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục
và đẩy mạnh hợp tác với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp của các nước trong khu
vực như: Australia, Nhật Bản, Cộng hòa Liên Bang Đức, Hàn Quốc, Malaysia,
Singapore, Thụy Sĩ, Trung quốc... để thu hút đầu tư, đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; đưa học
sinh, sinh viên đi thực tập, thực hành và làm việc ở các doanh nghiệp trong và
ngoài nước; ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về văn bằng, chứng chỉ
giáo dục nghề nghiệp với một số nước trong khu vực và thế giới, như: Úc, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Thái Lan. Đánh giá để chỉ đạo thực
hiện qua việc thí điểm đào tạo theo mô hình chất lượng cao, cấp độ quốc tế của Úc, Đức cho 08 nghề đào tạo12
tại trường Cao đẳng
Du lịch-Thương mại Nghệ An và Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt
Nam - Hàn Quốc.
d) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và
các doanh nghiệp trực tiếp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng nâng cao chất lượng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tay nghề, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc, tác phong công nghiệp, ý thức chấp
hành kỷ luật và định hướng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi xuất
cảnh đi làm việc ở nước ngoài.
3. Quan tâm về thông tin, tuyên
truyền và tư vấn, hướng nghiệp
a) Các cấp, các ngành và các tổ chức
chính trị xã hội phải thường xuyên
thông tin, tuyên truyền để nâng
cao nhận thức cho nhân dân, người lao động công tác giải quyết việc làm; định
hướng chuyển dịch lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động làm việc khu vực
nông, lâm, thủy sản, tăng trong khu vực phi nông nghiệp theo hướng “ly nông, bất
ly hương”; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án thu hút nhiều lao động
để giải quyết việc làm cho lao động
tại chỗ như: dệt may, điện, điện tử;...; khuyến khích đưa lao động Nghệ An đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các nước có thu nhập cao, việc làm ổn định,
an toàn; hạn chế di cư lao động tự do, bất hợp pháp.
b) Nâng cao nhận thức và đổi mới về
giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông. Tăng cường
phối hợp giữa các cơ sở giáo dục phổ thông với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp (phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp
trung học cơ sở; ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp,...).
c) Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền các cơ chế, chính sách giải quyết việc
làm, chú trọng thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội,
website, ứng dụng trên các thiết bị công nghệ thông tin để người lao động tiếp cận và thụ hưởng các cơ
chế, chính sách về giải quyết việc làm của nhà nước.
4. Phát triển doanh nghiệp, doanh
nhân, hỗ trợ thanh
niên, sinh viên lập nghiệp, khởi nghiệp
a) Tăng cường công tác xúc tiến, thu
hút các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, khu chức
năng trong Khu Kinh tế Đông Nam. Giải quyết các khó khăn, vướng mắc, phối hợp với các nhà đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng
như Công ty TNHH VSIP Nghệ An, Công ty cổ phần WHA Industrial Zone Nghệ An,
Công ty cổ phần Hoàng Thịnh Đạt,...để sớm hoàn thành dự án. Cung cấp thông tin
thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động cho các nhà đầu tư. Hỗ trợ xây dựng
ký túc xá, thiết chế văn hóa cho người lao động giúp người lao động yên tâm lao
động, sản xuất, gắn bó với doanh nghiệp.
b) Phát triển doanh nghiệp sử dụng
công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, an toàn và sử dụng nhiều lao động địa phương; doanh nghiệp đầu tư vào
các địa bàn cần thu hút đầu tư; đưa doanh nghiệp, nhà máy về khu vực nông thôn,
tạo nhiều việc làm mới phi nông nghiệp giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động.
c) Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, cung cấp thông tin về việc làm, nghề nghiệp; cung cấp kiến thức về
pháp luật, quản trị doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến khởi sự doanh nghiệp,
cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm cho thanh niên, sinh viên lập nghiệp,
khởi nghiệp.
5. Tâp trung các nguồn lực trong
thực hiện hỗ trợ tạo việc làm
a) Thực hiện có hiệu quả chính sách
tín dụng ưu đãi tạo việc làm: Quỹ
quốc gia về việc làm, nguồn vốn ngân sách trung ương và nguồn vốn ngân sách địa
phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay giải quyết việc làm, ưu tiên cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để tạo
việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhất là người lao động thuộc đối tượng ưu tiên theo quy định của
pháp luật13.
b) Đối với người lao động ở khu vực
nông thôn: thực hiện tốt chính sách đất đai để người lao động có đất sản xuất
nông nghiệp theo hướng đa dạng sinh kế, mô hình kinh tế, tăng năng suất lao động;
tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề; giới
thiệu việc làm miễn phí cho người lao động tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc
làm; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng; hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người
lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự,
nghĩa vụ công an,... nâng cao khả năng tự tạo việc làm, tự tìm việc làm cho người
lao động; hỗ trợ các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người
lao động ở khu vực nông thôn.
c) Đối với người lao động trong các
doanh nghiệp: hỗ trợ học nghề, tư
vấn giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc đang
đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm
dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho
người lao động làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao trình độ
và duy trì việc làm.
d) Đối với đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho
vùng dân tộc thiểu số và miền núi; giáo dục nghề nghiệp theo các chương
trình, trình độ phù hợp với đặc điểm vùng, miền; đầu tư, phát triển các mô hình
chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị; cho vay vốn ưu đãi nhằm giải quyết việc làm, ổn định đời sống, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu
nhập với bình quân của cả tỉnh.
đ) Giai đoạn 2021-2025, huy động kinh
phí thực hiện Đề án là 636,62 tỷ đồng, gồm:
- Kinh phí trực tiếp cho Đề án là: 12,25 tỷ đồng.
- Các nguồn vốn cho vay của Trung ương
và địa phương theo các cơ chế, chính sách giải quyết việc làm thông qua Ngân
hàng chính sách xã hội là 600 tỷ đồng.
- Kinh phí hỗ trợ cho người lao động
là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo, hộ bị thu hồi đất,...để di làm việc ở nước ngoài: 24,37 tỷ đồng.
(Phụ lục 8-1, 8-2)
6. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
việc làm
a) Chủ động xây dựng kế hoạch giải
quyết việc làm hàng năm của địa phương để triển khai thực hiện. Bố trí kinh phí
từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện công
tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Trong bối cảnh dịch
Covid-19 cần theo dõi diễn biến và
tác động, nhất là tác động tiêu cực đến công tác giải quyết việc làm của tỉnh và từng địa phương để từ đó đặt ra mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm phấn đấu giải quyết việc làm đạt và vượt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
b) Rà soát, cắt giảm, nâng mức độ thực
hiện thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực lao động, việc làm; tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan nhà nước để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Đến năm 2025, 100% thủ tục hành chính về lĩnh vực
lao động, việc làm được thực hiện ở mức độ 4.
c) Quan tâm tập huấn, hướng dẫn
chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện các nội dung đề án cho cán bộ quản lý, công chức, viên chức
làm công tác việc làm ở các cấp. Đến năm 2025, 100% cán bộ làm công tác giải quyết việc làm huyện, xã được
tập huấn nâng cao năng lực về giải quyết việc làm.
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong công tác giải quyết việc
làm cho người lao động. Nhất là trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, lao động nước ngoài làm việc tại Nghệ An
và việc thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi về giải
quyết việc làm cho người lao động.
đ) Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn để phát huy kết quả đạt được,
các nhân tố tích cực và hạn chế tồn tại, khắc phục khó khăn, vướng mắc, gắn với
công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác giải quyết việc
làm.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Là cơ quan thường trực, chủ trì,
phối hợp với các sở, ngành có liên
quan, UBND các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện đề án giải quyết việc làm
cho người lao động trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2021-2025. Hàng năm tham mưu UBND tỉnh đánh giá kết quả thực hiện Đề
án; tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hàng năm
nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ
sung các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động. Chủ động
theo dõi diễn biến của dịch
Covid-19 để xây dựng điều chỉnh bổ sung các kịch bản giải quyết việc làm phù hợp
tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện hàng năm.
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội
dung: Hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối
cung cầu lao động; triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, phục vụ đào tạo
nguồn nhân lực; triển khai các chính sách hỗ trợ tạo việc làm theo quy định của
pháp luật; tập huấn, hướng dẫn, thu thập, lưu trữ thông tin thị trường lao động
hàng năm;...
d) Phối hợp với các sở, ngành có liên
quan (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh) quản lý, sử dụng và điều hành nguồn kinh phí thực hiện đề án.
2. Sở
Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác giáo dục hướng
nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Quyết định
số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân
luồng học sinh trong giáo dục phổ thông
giai đoạn 2018-2025”.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý
Khu kinh tế Đông Nam và các sở ngành liên quan tham mưu cơ chế, chính sách thu
hút các doanh nghiệp vào đầu tư
trên địa bàn tỉnh, nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng công nghệ
tiên tiến, an toàn, sử dụng nhiều lao động; hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh sử dụng lao động địa phương, lao động đặc thù; doanh nghiệp tự đào tạo
nghề.
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở ngành liên quan
tham mưu chính sách dành riêng để thu
hút đối tượng lao động, nhất là
lao động chất lượng cao tự tham gia thị trường lao động.
c) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục Thống kê và các ngành có liên quan dự
báo nhu cầu đào tạo, giải quyết việc làm trên cơ sở chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh hàng năm và từng thời kỳ.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự toán, bố trí
kinh phí ngân sách tỉnh hàng năm đầu tư cho các hoạt động hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động; phát triển hệ
thống dịch vụ việc làm; phát triển thị trường lao động trong và ngoài nước;
kinh phí quản lý, chỉ đạo thực hiện Đề án giải quyết việc làm; Quỹ giải quyết việc làm, nguồn vốn ngân sách địa
phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách và các khoản kinh phí khác liên quan đến
công tác giải quyết việc làm trình UBND tỉnh phê duyệt.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo triển khai thực hiện các
chính sách dạy nghề trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản cho lao động nông thôn
trên địa bàn tỉnh.
b) Triển khai các chương trình, dự án
đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn; thực hiện lồng ghép chương
trình xây dựng nông thôn mới với chính sách việc làm công thông qua các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng để giải quyết
việc làm cho người lao động.
c) Triển khai công tác tập huấn, hướng
dẫn khuyến nông - lâm - ngư, phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề gắn với
chương trình dạy nghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới ba
tháng để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động cho người lao động.
6. Ban quản lý Khu kinh tế Đông
Nam
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch xúc tiến
đầu tư phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ
chức thực hiện.
b) Hàng năm dự báo nhu cầu sử dụng
lao động trong khu kinh tế, khu công nghiệp, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền cung ứng lao động cho các doanh nghiệp
trong khu kinh tế, khu công nghiệp.
c) Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong khu
kinh tế, khu công nghiệp để làm cơ
sở xây dựng kế hoạch đào tạo và
cung ứng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.
d) Tham mưu, đề xuất các cấp có thẩm
quyền xây dựng ký túc xá, thiết chế văn hóa cho người lao động trong khu kinh tế,
khu công nghiệp.
7. Ban Dân tộc
Chủ trì xây dựng và triển khai thực
hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự
án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2021-2025 để góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi của tỉnh.
8. Sở Thông tin và Truyền thông;
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An
a) Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo
các cơ quan báo chí, hệ thống Đài truyền thanh cơ sở tổ chức tuyên truyền về Đề án giải quyết việc làm cho người lao động
trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025.
b) Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh,
Báo Nghệ An tăng cường tần suất, thời lượng phát sóng
tuyên truyền về giải quyết việc làm cho người lao động, đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Thông tin về công tác tuyển dụng, nhu cầu
tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp; Phát hiện, biểu dương và nhân rộng
các điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay hiệu quả góp phần thực hiện
tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động trong và ngoài nước trên địa
bàn tỉnh.
9. Các ban, sở, ngành có liên quan
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành và Đề án giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh để xây dựng kế hoạch
hàng năm và dài hạn gắn với chỉ tiêu tạo việc làm, thu hút lao động. Chủ động phối hợp với các ban, ngành khác và UBND các
huyện, thành, thị trong tỉnh đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng mất
việc làm; tạo thêm việc làm mới và giải quyết những vấn
đề liên quan đến việc làm của người lao động.
10. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
a) Tăng cường huy động nguồn vốn từ
Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và các nguồn vốn khác để đáp ứng kịp thời
cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ gia đình, người
lao động có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm.
b) Hướng dẫn người vay vốn xây
dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt, thực hiện giải ngân và thu hồi nợ; đồng
thời chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hiệu quả sử dụng
vốn của người vay.
c) Chủ trì đề xuất, xây dựng phương án
mở rộng đối tượng được hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi giải quyết việc làm cho lao động mới thoát nghèo, lao
động là bộ đội xuất ngũ, lao động chấp hành xong án phạt tù.
11. UBND các huyện, thành phố, thị
xã
a) Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội ở địa phương để xây dựng đề án hoặc kế hoạch giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Chỉ
đạo, hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện chính sách việc làm công trên địa bàn.
b) Tuyên truyền các chủ trương, chính
sách của nhà nước và tỉnh về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời phối hợp với các
doanh nghiệp hoạt động đưa người
lao động đi làm việc ở trong nước và ngoài nước làm tốt công tác tuyển chọn lao
động.
c) Chỉ đạo các phòng, ban chức năng
và cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm trên địa
bàn.
d) Hàng năm, phối hợp chặt chẽ với Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thu thập, lưu trữ thông tin thị trường
lao động, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân địa phương.
đ) Củng cố và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác lao
động - việc làm, dạy nghề để triển
khai thực hiện tốt nhiệm vụ ở địa phương.
12. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
Hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các
cấp và các tổ chức thành viên phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực
hiện đề án; tăng cường tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức và trách nhiệm
trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động; vận động các thành viên,
hội viên sáng tạo khởi nghiệp, tự tạo việc làm cho mình và tạo việc làm cho người
khác...giám sát, phản biện việc thực hiện nguồn lực và hỗ trợ tạo việc làm cho
người lao động./.
PHỤ LỤC 1-1
TÌNH HÌNH DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM TỈNH
NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016-2020
TT
|
NỘI
DUNG
|
ĐVT
|
CHIA
THEO NĂM
|
So
sánh năm 2020 với
năm 2015 (%)
|
Năm
2015
|
Năm
2016
|
Năm
2017
|
Năm
2018
|
Năm
2019
|
Năm
2020
|
1
|
Dân số trung bình
|
người
|
3,160,627
|
3,203,110
|
3,246,690
|
3,291,370
|
3,337,210
|
3,365,200
|
106.47
|
|
Trong đó: - Thành thị
|
"
|
465,129
|
472,840
|
478,309
|
483,880
|
490,510
|
521,610
|
112.14
|
|
- Nông thôn
|
"
|
2,695,498
|
2,730,270
|
2,768,381
|
2,807,490
|
2,846,700
|
2,843,590
|
105.49
|
|
Trong đó: - Nam
|
"
|
1,574,132
|
1,597,750
|
1,620,020
|
1,643,920
|
1,669,520
|
1,684,960
|
107.04
|
|
- Nữ
|
"
|
1,586,495
|
1,605,360
|
1,626,670
|
1,647,450
|
1,667,690
|
1,680,240
|
105.91
|
2
|
Lực
lượng lao động
|
người
|
1,923,176
|
1,916,760
|
1,911,570
|
1,909,560
|
1,926,090
|
1,926,960
|
100.20
|
|
Tỷ lệ lực lượng lao động so với dân
số
|
%
|
60.85
|
59.84
|
58.88
|
58.02
|
57.72
|
57.26
|
94.11
|
3
|
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên)
|
%
|
55
|
57
|
59
|
61
|
63
|
65
|
118.18
|
|
Trong đó: tỷ lệ có văn bằng, chứng
chỉ (đào tạo chính quy từ 03 tháng trở lên)
|
%
|
20.8
|
21.2
|
22.3
|
23.3
|
24.3
|
25.3
|
121.63
|
4
|
Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế
|
người
|
1,903,627
|
1,903,930
|
1,894,440
|
1,892,380
|
1,904,362
|
1,906,340
|
100.14
|
|
- Chia theo khu vực
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Lao đông khu vực thành thị
|
"
|
223,248
|
223,671
|
244,260
|
244,989
|
227,681
|
229,770
|
102.92
|
|
+ Lao động khu vực nông thôn
|
"
|
1,680,379
|
1,680,259
|
1,650,180
|
1,647,391
|
1,676,681
|
1,676,570
|
99.77
|
|
- Chia theo ngành
|
người
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Nông, lâm, thủy sản
|
"
|
1,221,349
|
1,187,300
|
1,049,700
|
933,000
|
914,000
|
896,500
|
73.40
|
|
+ Công nghiệp và xây dựng
|
"
|
309,650
|
326,400
|
412,300
|
432,800
|
441,802
|
485,900
|
156.92
|
|
+ Dịch vụ
|
"
|
372,628
|
390,230
|
432,430
|
526,580
|
548,560
|
523,940
|
140.61
|
|
Theo cơ cấu
|
%
|
100.00
|
100.00
|
100.00
|
100.00
|
100.00
|
100.00
|
100.00
|
|
+ Nông, lâm, thủy sản
|
%
|
64.16
|
62.36
|
55.41
|
49.30
|
48.00
|
47.03
|
73.30
|
|
+ Công nghiệp và xây dựng
|
%
|
16.27
|
17.14
|
21.76
|
22.87
|
23.20
|
25.49
|
156.70
|
|
+ Dịch vụ
|
%
|
19.57
|
20.50
|
22.83
|
27.83
|
28.81
|
27.48
|
140.41
|
|
- Chia theo vị thế việc làm
|
người
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Lao động làm công ăn lương
|
người
|
535,600
|
542,100
|
658,800
|
642,900
|
700,100
|
703,310
|
131.31
|
|
Tỷ lệ
|
%
|
28.14
|
28.47
|
34.78
|
33.97
|
36.76
|
36.89
|
131.13
|
|
+ Lao động tự làm và lao động gia
đình
|
người
|
1,324,600
|
1,329,400
|
1,207,400
|
1,217,800
|
1,159,000
|
1,165,810
|
88.01
|
|
Tỷ lệ
|
%
|
69.58
|
69.82
|
63.73
|
64.35
|
60.86
|
61.15
|
87.89
|
|
+ Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh
|
người
|
43,400
|
30,200
|
27,700
|
31,400
|
45,200
|
37,120
|
85.53
|
|
Tỷ lệ
|
%
|
2.28
|
1.59
|
1.46
|
1.66
|
2.37
|
1.95
|
|
|
+ Xã viên HTX,...
|
"
|
|
2,230
|
540
|
280
|
62
|
100
|
|
|
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đang làm việc
|
%
|
17.30
|
17.26
|
19.87
|
20.15
|
20.70
|
20.97
|
121.21
|
5
|
Số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
|
Doanh
nghiệp
|
10,227
|
10,489
|
11,939
|
12,214
|
12,810
|
13,179
|
128.86
|
|
Trong đó: - Doanh nghiệp nhà nước
|
"
|
80
|
72
|
72
|
70
|
69
|
68
|
85.00
|
|
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
|
"
|
48
|
31
|
31
|
49
|
52
|
56
|
116.67
|
|
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
|
"
|
10,099
|
10,386
|
11,836
|
12,095
|
12,689
|
13,055
|
129.27
|
6
|
Số lao động làm việc trong các
doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, trong đó:
|
người
|
175,836
|
192,286
|
200,200
|
216,193
|
218,705
|
221,205
|
125.80
|
6.1
|
Chia theo ngành kinh tế:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Nông, lâm, thủy sản
|
người
|
11,439
|
10,731
|
11,291
|
11,147
|
10,853
|
10,853
|
94.88
|
|
+ Công nghiệp và xây dựng
|
"
|
118,993
|
118,144
|
126,280
|
126,943
|
118,942
|
131,703
|
110.68
|
|
+ Dịch vụ
|
"
|
45,404
|
63,411
|
62,629
|
78,103
|
88,910
|
78,649
|
173.22
|
6.2
|
Chi theo loại hình doanh nghiệp:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Doanh nghiệp nhà nước
|
người
|
19,571
|
22,990
|
23,490
|
23,312
|
23,125
|
23,075
|
117.90
|
|
+ Doanh nghiệp FDI
|
"
|
18,203
|
24,200
|
26,500
|
26,865
|
27,500
|
28,605
|
157.14
|
|
+ Doanh nghiệp ngoài nhà nước
|
"
|
138,062
|
145,096
|
150,210
|
166,016
|
168.080
|
169,525
|
116.84
|
PHỤ LỤC 1-2
BIỂU SO SÁNH VỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA
NGHỆ AN VỚI CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ, BÌNH QUÂN CẢ NƯỚC
TT
|
Địa
phương
|
LLLĐ
từ 15t trở lên năm 2019 (người)
|
Tỷ
lệ LĐ từ 15t trở lên đang làm việc so với dân số địa
phương năm 2019 (%)
|
Tỷ
lệ LĐ từ 15t trở lên đang làm việc qua đào tạo năm 2019 (%)
|
Tỷ
lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi năm 2019 (%)
|
Tỷ
lệ thiếu việc làm của LLLĐ trong độ tuổi năm 2019
(%)
|
Năng
suất lao động năm 2020 (đồng/người/ năm)
|
Thu
nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp (đồng/tháng)
|
Cơ
cấu lao động năm 2020 (%)
|
NLTS
|
CN-XD
|
DV
|
1
|
Cả
nước
|
55,767,400
|
56.70
|
22.80
|
2.17
|
1.27
|
117.940,000
|
8,800,000
|
31.60
|
31.67
|
36.73
|
2
|
Nghệ
An
|
1,926,090
|
57.10
|
20.70
|
1.30
|
2.56
|
75,811,839
|
5,722,000
|
47.03
|
25.49
|
27.48
|
3
|
Thanh
Hóa
|
2,295,000
|
62.20
|
19.40
|
1.40
|
1.73
|
x
|
5,096,000
|
x
|
x
|
x
|
4
|
Hà
Tĩnh
|
707,200
|
53.30
|
25.00
|
3.36
|
2.86
|
x
|
6,507,000
|
x
|
x
|
x
|
5
|
Quảng
Bình
|
516,100
|
57.00
|
21.70
|
1.34
|
3.40
|
x
|
5,618,000
|
x
|
x
|
x
|
6
|
Quảng
Trị
|
350,600
|
53.70
|
23.20
|
3.16
|
1.97
|
x
|
5,722,000
|
x
|
x
|
x
|
7
|
Thừa
Thiên Huế
|
621,000
|
52.90
|
22.70
|
4.21
|
1.07
|
x
|
5,756,000
|
x
|
x
|
x
|
(Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động - TBXH công bố năm
2020)
BIỂU
SO SÁNH KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGHỆ AN VỚI CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ, BÌNH QUÂN CẢ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2016-2020
STT
|
Chỉ
tiêu
|
Đơn vị tính
|
Nghệ
An
|
Hà
Tĩnh
|
Quảng
Trị
|
Quảng
Bình
|
Huế
|
Thanh
Hóa
|
Cả
nước
|
|
Giải
quyết việc làm bình quân giai đoạn 2016-2020
|
người/năm
|
37,811
|
22,500
|
11,600
|
34,200
|
16,600
|
63,900
|
1,584,000
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Giải
quyết việc làm trong nước
|
người/năm
|
24,862
|
14,315
|
9,597
|
31,327
|
15,898
|
54,155
|
1,460,000
|
Tỷ lệ giải quyết việc làm trong
nước
|
%
|
65.75
|
63.62
|
82.73
|
91.60
|
95.77
|
84.75
|
92.17
|
2
|
Đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
|
người/năm
|
12,949
|
8,186
|
2,003
|
2,873
|
702
|
9,745
|
124,000
|
Tỷ lệ đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng
|
%
|
34.25
|
36.38
|
17.27
|
8.40
|
4.23
|
15.25
|
7.83
|
(Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2020)
PHỤ LỤC 2-1:
KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH NGHỆ
AN GIAI ĐOẠN 2016-2020
TT
|
NỘI DUNG
|
ĐVT
|
Kết quả giai đoạn 2011-2015
|
CHIA THEO NĂM
|
Kết quả thực hiện giai đoạn 2016- 2020
|
% TH so với giai đoạn
2011- 2015 (%)
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
1
|
Số lao động
được tạo việc làm mới
|
Người
|
178,986
|
37,860
|
37,590
|
37,560
|
37,948
|
38,098
|
189,056
|
105.63
|
|
Trong
đó
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Giải quyết
việc làm trong tỉnh
|
"
|
59,610
|
11,483
|
12,841
|
12,192
|
14,600
|
18,184
|
69,300
|
116.26
|
a)
|
Chia theo
ngành
|
"
|
|
|
|
|
|
|
36.66
|
|
|
- Nông,
lâm, thủy sản
|
"
|
7,215
|
627
|
695
|
629
|
672
|
1,597
|
4,218
|
|
|
- Công
nghiệp và xây dựng
|
"
|
32,400
|
6,900
|
7,771
|
7,159
|
8,062
|
10,687
|
40,579
|
|
|
- Dịch vụ
|
"
|
19,995
|
3,956
|
4,375
|
4,405
|
5,866
|
5,900
|
24,503
|
|
b)
|
Chia theo
khu vực
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khu vực
doanh nghiệp:
|
|
|
7,846
|
8,796
|
8,518
|
9,879
|
10,412
|
45,451
|
|
|
+ Doanh
nghiệp nhà nước
|
|
|
502
|
260
|
54
|
36
|
12
|
864
|
|
|
+ Doanh
nghiệp FDI
|
|
|
988
|
1,739
|
2,726
|
5,247
|
6,576
|
17,276
|
|
|
+ Doanh
nghiệp ngoài nhà nước
|
|
|
6,356
|
6,797
|
4,738
|
4,596
|
3,824
|
26,311
|
|
|
- Khu vực
làng nghề, HTX:
|
|
|
756
|
772
|
680
|
655
|
615
|
3,478
|
|
|
- Khu vực
khác: hộ gia đình, tham gia việc làm công;...
|
|
|
2,881
|
3,273
|
2,994
|
4,066
|
7,157
|
20,371
|
|
1.2
|
Giải quyết
việc làm ngoại tỉnh
|
"
|
60,505
|
13,479
|
10,939
|
11,713
|
9,686
|
9,196
|
55,013
|
90.92
|
|
Trong
đó: - Các tỉnh phía Bắc
|
"
|
27,600
|
8,222
|
7,439
|
8,316
|
7,265
|
7,265
|
38,506
|
|
|
- Các tỉnh
phía Nam
|
"
|
32,905
|
5,257
|
3,500
|
3,397
|
2,422
|
1,931
|
16,507
|
|
1.3
|
Đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng
|
Người
|
58,871
|
12,898
|
13,810
|
13,655
|
13,662
|
10,718
|
64,743
|
109.97
|
2
|
Năng suất
lao động
|
đồng/ người/ năm
|
|
50,976,397
|
56,694,433
|
63,554,873
|
70,555,508
|
75,811,839
|
|
|
3
|
Tỷ lệ thất
nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi
|
%
|
|
0.88
|
1.1
|
1.27
|
1.3
|
1.26
|
1.162
|
|
|
Trong đó: - Thất nghiệp khu vực
thành thị
|
"
|
|
2.58
|
2.88
|
3.49
|
3.74
|
2.99
|
3.136
|
|
|
- Thất nghiệp
khu vực nông thôn
|
"
|
|
0.63
|
0.83
|
0.93
|
0.93
|
1.01
|
0.866
|
|
4
|
Tỷ lệ thiếu
việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi
|
%
|
|
1.69
|
1.77
|
1.73
|
2.56
|
2.58
|
|
|
PHỤ LỤC 2-2
KẾT QUẢ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỆ AN ĐI
LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG GIAI ĐOẠN NĂM 2016 - 2020
I. Chia theo thị trường
Đơn vị
tính: Người
TT
|
Thị
trường
|
Năm
2016
|
Năm
2017
|
Năm
2018
|
Năm
2019
|
Năm
2020
|
Tổng
giai đoạn 2016-2020
|
Tổng
|
12,898
|
13,810
|
13,655
|
13,662
|
10,718
|
64,743
|
1
|
Đài Loan
|
4,556
|
4.820
|
5,327
|
4,854
|
5,953
|
25,510
|
2
|
Hàn Quốc
|
1,312
|
1,133
|
771
|
805
|
118
|
4,139
|
3
|
Nhật Bản
|
2,244
|
3,112
|
4,366
|
5,430
|
3,425
|
18,577
|
4
|
Malaysia
|
1,606
|
1,528
|
1,570
|
762
|
11
|
5,477
|
5
|
Trung Đông
|
1,070
|
1315
|
952
|
622
|
392
|
4,351
|
6
|
Thị trường
khác
|
2,110
|
1,902
|
669
|
1,189
|
819
|
6,689
|
II. Chia theo địa phương
TT
|
Huyện/Thành/Thị
|
Năm
2016
|
Năm
2017
|
Năm
2018
|
Năm
2019
|
Năm 2020
|
Tổng
giai đoạn 2016-2020
|
1
|
Thành phố Vinh
|
580
|
608
|
602
|
608
|
418
|
2,816
|
2
|
Thị xã Cửa Lò
|
650
|
803
|
814
|
715
|
335
|
3,317
|
3
|
Thị xã Thái Hòa
|
500
|
522
|
591
|
516
|
241
|
2,370
|
4
|
Thị xã Hoàng Mai
|
200
|
289
|
254
|
286
|
216
|
1,245
|
5
|
Huyện Quỳnh Lưu
|
800
|
1,077
|
940
|
906
|
874
|
4,597
|
6
|
Huyện Yên Thành
|
900
|
1,167
|
1,251
|
1,004
|
1,278
|
5,600
|
7
|
Huyện Diễn Châu
|
800
|
968
|
908
|
908
|
1,162
|
4,746
|
8
|
Huyện Nghi Lộc
|
1,200
|
1,221
|
1,069
|
1,208
|
1,408
|
6,106
|
9
|
Huyện Hưng Nguyên
|
1,000
|
1,088
|
848
|
1,067
|
667
|
4,670
|
10
|
Huyện Nam Đàn
|
1,210
|
1,179
|
1,179
|
1,196
|
864
|
5,628
|
11
|
Huyện Thanh Chương
|
901
|
986
|
958
|
953
|
758
|
4,556
|
12
|
Huyện Đô Lương
|
1,100
|
1,092
|
1,079
|
1,102
|
482
|
4,855
|
13
|
Huyện Anh Sơn
|
500
|
306
|
521
|
537
|
290
|
2,154
|
14
|
Huyện Con Cuông
|
245
|
105
|
91
|
240
|
139
|
820
|
15
|
Huyện Tương Dương
|
60
|
67
|
82
|
65
|
99
|
373
|
16
|
Huyện Kỳ Sơn
|
37
|
56
|
23
|
60
|
79
|
255
|
17
|
Huyện Tân Kỳ
|
850
|
952
|
1,029
|
864
|
427
|
4,122
|
18
|
Huyện Nghĩa Đàn
|
803
|
699
|
852
|
852
|
478
|
3,684
|
19
|
Huyện Quỳ Hợp
|
400
|
447
|
392
|
388
|
334
|
1,961
|
20
|
Huyện Quỳ Châu
|
82
|
100
|
89
|
89
|
96
|
456
|
21
|
Huyện Quế Phong
|
80
|
78
|
83
|
98
|
73
|
412
|
Toàn
tỉnh
|
12,898
|
13,810
|
13,655
|
13,662
|
10,718
|
64,743
|
PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
GIAI ĐOẠN 2016-2020
TT
|
Khối các cơ sở GDNN
|
Kết quả tốt nghiệp và giải quyết việc làm giai
đoạn 2016-2020
|
Tổng số đã tốt nghiệp (người)
|
Số đã có việc làm (người)
|
Tỷ lệ có việc làm sau đào
tạo (%)
|
Cao đẳng
|
Trung cấp
|
Sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng
|
Số đã tốt nghiệp (người)
|
Số đã có việc làm (người)
|
Tỷ lệ có việc làm sau đào
tạo (%)
|
Số đã tốt nghiệp (người)
|
Số đã có việc làm (người)
|
Tỷ lệ có việc làm sau đào tạo (%)
|
Số đã tốt nghiệp (người)
|
Số đã có việc làm (người)
|
Tỷ lệ có việc làm sau đào
tạo (%)
|
Tổng
|
331,469
|
260,176
|
78.5
|
21,649
|
20,275
|
93.7
|
38,061
|
35,484
|
93.2
|
271,759
|
204,417
|
75.2
|
1
|
Các trường
Cao đẳng
|
67,122
|
57,196
|
85.2
|
16,763
|
15,669
|
93.5
|
14,754
|
13,755
|
93.2
|
35,605
|
27,772
|
78.0
|
2
|
Các trường
Trung cấp
|
61,617
|
50,543
|
82.0
|
X
|
X
|
X
|
18,650
|
17,201
|
92.2
|
42,967
|
33,342
|
77.6
|
3
|
Các Trung
tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
|
15,929
|
12,106
|
76.0
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
15,929
|
12,106
|
76.0
|
4
|
Các cơ sở tham
gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp
|
186,801
|
140,331
|
75.1
|
4,886
|
4,606
|
94.3
|
4,657
|
4,528
|
97.2
|
177,258
|
131.197
|
74.0
|
PHỤ LỤC 4-1
KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN
2016-2020
TT
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Chia
theo các năm
|
Tổng
giai đoạn 2016-2020
|
Ghi
chú
|
năm
2016
|
năm
2017
|
năm
2018
|
năm
2019
|
năm
2020
|
A
|
HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG; KẾT NỐI CUNG CẦU LAO ĐỘNG
|
Triệu
đồng
|
955
|
1,035
|
1,490
|
1,980
|
2,211
|
7,671
|
|
1
|
Thu thập, lưu trữ, tổng hợp dữ
liệu về thị trường lao động
|
Triệu
đồng
|
380
|
380
|
380
|
380
|
380
|
1,900
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách trung ương
|
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
1,000
|
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
"
|
180
|
180
|
180
|
180
|
180
|
900
|
|
2
|
Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ việc
thu thập, lưu trữ, số hóa thông tin dữ liệu về cung cầu lao động
|
Triệu
đồng
|
367
|
161
|
270
|
450
|
450
|
1,698
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách trung ương
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
"
|
367
|
161
|
270
|
450
|
450
|
1,698
|
|
3
|
Phát triển thị trường lao động trong và ngoài nước (khảo sát,
thu thập nhu cầu sử dụng lao động trong nước; quảng bá
thông tin nguồn lao lao động Nghệ An...)
|
Triệu
đồng
|
140
|
385
|
390
|
420
|
555
|
1,890
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách trung ương
|
|
30
|
270
|
270
|
280
|
400
|
1,250
|
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
"
|
110
|
115
|
120
|
140
|
155
|
640
|
|
4
|
Hoạt động sàn giao dịch việc làm
(Bao gồm: Hội chợ việc làm; Sàn
giao dịch cố định, Sàn giao dịch việc làm Online, Sàn giao dịch việc làm lưu động
tại các huyện, thành phố, thị xã)
|
Triệu
đồng
|
68
|
109
|
450
|
730
|
826
|
2,183
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách trung ương
|
|
30
|
0
|
0
|
280
|
400
|
710
|
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
"
|
38
|
109
|
450
|
450
|
426
|
1,473
|
|
B
|
KINH PHÍ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
VIỆC LÀM
|
Triệu
đồng
|
135
|
135
|
135
|
135
|
135
|
675
|
|
-
|
Ngân sách trung ương
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
"
|
135
|
135
|
135
|
135
|
135
|
675
|
|
TỔNG
SỐ (A+B)
|
Triệu
đồng
|
1,090
|
1,170
|
1,625
|
2,115
|
2,346
|
8,346
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách trung ương
|
|
260
|
470
|
470
|
760
|
1,000
|
2,960
|
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
"
|
830
|
700
|
1,155
|
1,355
|
1,346
|
5,386
|
|
PHỤ LỤC 4-2
KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2016-2020
TT
|
NỘI
DUNG
|
ĐVT
|
CHIA
THEO CÁC NĂM
|
Tổng
giai đoạn 2016-2020
|
năm
2016
|
năm
2017
|
năm
2018
|
năm
2019
|
năm
2020
|
I
|
Kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách cho vay, hỗ trợ giải
quyết việc làm qua Ngân hàng chính sách tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG:
|
- Kinh phí
|
Triệu
đồng
|
68,595
|
78,454
|
99,152
|
147,816
|
160,062
|
554,079
|
- Người được
thụ hưởng
|
người
|
1,884
|
2,292
|
2,739
|
3,610
|
3,422
|
13,947
|
1
|
Kết quả cho vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Doanh số cho vay
|
Triệu
đồng
|
36,836
|
41,197
|
36,771
|
44,626
|
46,655
|
206,085
|
|
- Số lượng lao động được tạo việc làm từ vay vốn
|
Người
|
1,058
|
1,226
|
1,075
|
1,112
|
871
|
5,342
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ quỹ quốc gia giải
quyết việc làm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Doanh số cho vay
|
Triệu
đồng
|
33,492
|
34,497
|
30,484
|
35,831
|
27,628
|
161,932
|
|
-Số lượng lao động được tạo việc làm từ vay vốn
|
Lao
động
|
1,000
|
1,108
|
954
|
963
|
649
|
4,674
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lao động nữ
|
Lao
động
|
587
|
633
|
561
|
594
|
455
|
2,830
|
|
Người khuyết tật
|
Lao
động
|
75
|
71
|
52
|
48
|
35
|
281
|
|
Người dân tộc thiểu số
|
Lao
động
|
52
|
44
|
43
|
26
|
48
|
213
|
1.2
|
Cho vay ưu đãi đối với
người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Doanh số cho vay
|
Triệu
đồng
|
3,344
|
6,700
|
6,287
|
8,795
|
19,027
|
44,153
|
|
-Số lượng lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo HĐ từ vay vốn
|
Lao
động
|
58
|
118
|
121
|
149
|
222
|
668
|
|
+ Chia theo đối tượng:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lao động nữ
|
Lao
động
|
18
|
27
|
28
|
22
|
48
|
143
|
|
Thuộc hộ cận nghèo
|
Lao
động
|
19
|
55
|
69
|
85
|
58
|
286
|
|
Thân nhân người có công với cách mạng
|
Lao
động
|
38
|
56
|
36
|
47
|
6
|
183
|
|
Thuộc hộ nghèo
|
Lao
động
|
1
|
2
|
9
|
5
|
23
|
40
|
|
Thuộc hộ dân tộc thiểu số
|
Lao
động
|
0
|
5
|
7
|
12
|
135
|
159
|
|
Người lao động bị thu hồi đất
|
Lao
động
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
Kết quả cho vay vốn từ NHCSXH TW huy động
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Doanh số cho vay
|
Triệu
đồng
|
11,589
|
6,289
|
30,963
|
52,571
|
48,680
|
150,092
|
|
-Số lượng lao động được tạo việc làm từ vay vốn
|
Người
|
168
|
111
|
748
|
1,157
|
1,003
|
3,187
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ NHCSXH TW huy động
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Doanh số cho vay
|
Triệu
đồng
|
0
|
0
|
20,368
|
41,838
|
38,311
|
100,517
|
|
-Số lượng lao động được tạo việc làm từ vay vốn
|
Lao
động
|
0
|
0
|
568
|
963
|
885
|
2,416
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lao động nữ
|
Lao
động
|
0
|
0
|
364
|
653
|
531
|
1,548
|
|
Người khuyết tật
|
Lao
động
|
0
|
0
|
0
|
3
|
2
|
5
|
|
Người dân tộc thiểu số
|
Lao
động
|
0
|
0
|
23
|
21
|
14
|
58
|
2.2
|
Cho vay ưu đãi đối với người đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ NSCSXH TW huy động
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Doanh số cho vay
|
Triệu
đồng
|
11,589
|
6,289
|
10,595
|
10,733
|
10,369
|
49,575
|
|
-Số lượng lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo HĐ từ vay vốn
|
Lao
động
|
168
|
111
|
180
|
194
|
118
|
771
|
|
+ Chia theo đối tượng:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lao động nữ
|
Lao
động
|
34
|
20
|
60
|
60
|
24
|
198
|
|
Thuộc hộ cận nghèo
|
Lao
động
|
3
|
8
|
20
|
10
|
1
|
42
|
|
Thân nhân người có công với cách mạng
|
Lao
động
|
80
|
19
|
6
|
4
|
5
|
114
|
|
Thuộc hộ nghèo
|
Lao
động
|
42
|
42
|
40
|
33
|
2
|
159
|
|
Thuộc hộ dân tộc thiểu số
|
Lao
động
|
34
|
41
|
109
|
142
|
95
|
421
|
|
Người lao động bị thu hồi đất
|
Lao
động
|
1
|
0
|
0
|
0
|
1
|
2
|
|
Đối tượng khác thuộc khu vực 30a
|
Lao
động
|
8
|
1
|
5
|
5
|
14
|
33
|
3
|
Kết quả cho vay hỗ trợ tạo việc
làm, duy trì và mở rộng việc làm từ nguồn kinh phí ngân sách địa phương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Doanh số cho vay
|
Triệu
đồng
|
20,170
|
30,968
|
31,418
|
50,619
|
64,727
|
197,902
|
|
-Số lượng lao động được tạo việc làm từ vay vốn
|
Lao
động
|
658
|
955
|
916
|
1,341
|
1,548
|
5,418
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lao động nữ
|
Lao
động
|
406
|
619
|
573
|
855
|
967
|
3,420
|
|
Người khuyết tật
|
Lao
động
|
14
|
26
|
16
|
9
|
6
|
71
|
|
Người dân tộc thiểu số
|
Lao
động
|
22
|
36
|
50
|
69
|
116
|
293
|
II
|
HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC ĐỐI
TƯỢNG ƯU TIÊN ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG (hỗ trợ kinh phí đào tạo
nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước
ngoài)
|
Triệu
đồng
|
436
|
1,134
|
1,826
|
1,671
|
2,237
|
7,304
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách trung ương
|
"
|
0
|
230
|
1,246
|
1,515
|
1,755
|
4,746
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
"
|
436
|
904
|
580
|
156
|
482
|
2,558
|
-
|
Số người được hỗ trợ
|
người
|
167
|
143
|
128
|
181
|
246
|
865
|
PHỤ LỤC 5
DỰ BÁO NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TRONG
KKT ĐÔNG NAM VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN NĂM 2021 VÀ GIAI ĐOẠN
2021-2025
ĐVT:
Người
TT
|
Chủ
đầu tư
|
Tên
Dự án
|
Dự
kiến năm 2021
|
Dự
kiến giai đoạn 2021 - 2025
|
Ghi
chú
|
I
|
KCN BẮC VINH
|
|
|
|
|
1
|
Công ty CP Tập đoàn Bao Bì Sài Gòn
|
Nhà máy SX bao bì lon nhôm
|
20
|
|
|
2
|
Công ty TNHH TĂCN Golden Star
|
Nhà máy sản xuất
thức ăn gia súc
|
20
|
|
|
3
|
Công ty CP may Minh Anh - Kim Liên
|
Công ty CP may Minh Anh - Kim Liên
|
200
|
|
|
4
|
Công ty CP Minh Trí Vinh
|
Nhà máy may mặc xuất khẩu
|
100
|
|
|
II
|
KCN NAM CẤM
|
|
|
|
|
1
|
Công ty TNHH Plastic Gia Nhật Việt
Nam (thuê 1.142,8m2 Cty BSE Hàn Quốc)
|
Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
Gia Nhật
|
80
|
|
|
2
|
Công ty TNHH Roval Foods Nghệ An,
Việt Nam
|
Nhà máy sản xuất
chế biến đóng hộp thủy sản; chế biến và bảo quản thủy sản
đông lạnh; chế biến nông, hải sản, thịt các loại; sản xuất bột cá; sản xuất lon
|
100
|
|
|
3
|
Công ty TNHH Frescol Tuna Việt Nam
|
NM sản xuất chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh; sản
xuất đồ uống không cồn, nước
khoáng, sản xuất nước đá
|
1,000
|
|
|
4
|
Công ty TNHH Mavin Austfeed Nghệ An
|
Nhà máy SX thức ăn chăn nuôi
Austfeed
|
40
|
|
|
5
|
Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi đặc
khu Hope Nghệ An Việt Nam
|
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
cao cấp
|
20
|
|
|
6
|
Công ty TNHH MTV Masan MB
|
Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan
Miền Bắc
|
650
|
|
|
7
|
Công ty TNHH 1TV SX&TM Tân Á
Nghệ An
|
Nhà máy SX bình nước nóng sử dụng
năng lượng mặt trời
|
20
|
|
|
8
|
Công ty TNHH MNS Feed Nghệ An
|
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
gia súc, gia cầm, thủy sản Nghệ an
|
119
|
|
|
9
|
Công ty TNHH Châu Tiến
|
Đầu tư mở rộng Nhà máy bột đá vôi
trắng siêu mịn
|
15
|
|
|
10
|
Công ty CP Công Dụng Hóa
|
Nhà máy sản xuất
và chế biến gỗ nhân tạo
|
30
|
|
|
11
|
Công ty CP
khoáng sản Miền Trung
|
Nhà máy chế biến đá vôi trắng
|
32
|
|
|
12
|
Công ty CP chế
biến khoáng sản Tân Kỳ
|
Nhà máy sản xuất đá vôi trắng và đá
mỹ nghệ
|
11
|
|
|
13
|
Công ty CP chế
biến và kinh doanh lâm sản PHIHICO
|
Nhà máy sản xuất
và chế biến đồ gỗ
|
10
|
|
|
14
|
Công ty CP Cơ khí Vinh
|
Dự án di dời Công ty CP cơ khí Vinh
|
10
|
|
|
15
|
Công ty CP Sơn Nam
|
Nhà máy chế biến bột đá trắng CaCO3 siêu mịn
|
20
|
|
|
16
|
Công ty CP xây dựng thương mại Tân
Hải
|
NM sản xuất kết cấu thép và cho
thuê kho bãi
|
20
|
|
|
17
|
Công ty CP PJ Mercury Việt Nam
|
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi
|
|
145
|
|
18
|
Công ty CP Masan Brewery MB
|
Nhà máy bia, nước giải khát Masan
Nghệ An
|
|
180
|
|
III
|
KCN VSIP
|
|
|
|
|
1
|
Công ty TNHH VSIP Nghệ An
|
Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ
VSIP Nghệ An
|
10
|
|
|
2
|
Công ty TNHH Sangwoo
Việt Nam
|
Dự án may XK.
|
1,000
|
|
|
3
|
Công ty TNHH MTV Nanoco Vinh
|
Dự án SX kinh doanh và thương mại
thiết bị điện xây dựng
|
12
|
|
|
4
|
Công ty CP vật liệu và xây dựng Icem
|
Dự án SX vật liệu XD (Nhà máy gạch
ngói không nung)
|
10
|
|
|
5
|
Công ty TNHH Đạt Tiến
|
Kho vận trung chuyển hàng hóa
|
10
|
|
|
6
|
Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An
|
Dự án sản xuất
linh kiện điện tử
|
|
48,000
|
|
7
|
Công ty TNHH Merry&Luxshare (Việt
Nam)
|
Dự án sản xuất linh kiện điện tử
|
3,000
|
3,848
|
|
8
|
Công ty TNHH May An Nam Matsuoka
|
Dự án may XK
|
2,000
|
|
|
9
|
Công ty TNHH Woosin Vina
|
Dự án sản xuất
dây cáp điện ô tô
|
700
|
|
|
10
|
Công ty TNHH Great Longview Việt
Nam (Đài Loan)
|
Nhà máy Great Longview Việt Nam
|
|
800
|
|
11
|
EVERWIN PRECISION HONGKONG COMPANY
LIMITED
|
Dự án Công ty TNHH Công nghệ
Everwin Precision (Việt Nam)
|
|
14,000
|
|
IV
|
KCN ĐÔNG HỒI
|
|
|
|
|
1
|
Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nghệ An
|
Nhà máy Tôn Hoa Sen Nghệ An
|
100
|
|
|
2
|
Công ty CP bánh kẹo Hải Châu
|
Nhà máy bánh kẹo Hải Châu II
|
50
|
|
|
V
|
KCN NGHĨA ĐÀN
|
|
|
|
|
1
|
Công ty CP lâm nghiệp Tháng Năm (Số
166, đường Nguyễn Thái Học, P. Quang Trung, TP. Vinh)
|
Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An
|
15
|
|
|
VI
|
KCN HEMARAIJ
|
|
|
|
|
1
|
Công ty CP WHA INDUSTRIAL ZONE Nghệ
An
|
Đầu tư khu Công
nghiệp WHA Hemaraj 1 Nghệ An
|
|
|
|
2
|
Công ty CP đầu
tư năng lượng Vina Sun
|
Xưởng sản xuất
phụ tùng ô tô và kinh doanh cho thuê kho bãi logistics
|
|
400
|
|
3
|
Công ty CP Thương mại và vận tải quốc
tế TALI
|
Trung tâm vận tải Logistic
|
|
200
|
|
4
|
Công ty GOERTEK TECHNOLOGY (HONG
KONG)
|
Dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện
tử, thiết bị mạng, thiết bị âm thanh
|
|
30,000
|
|
VII
|
KCN Thọ Lộc
|
|
|
|
|
1
|
Tổng công ty Foremart
|
Dự án Nhà máy sản xuất hàng may mặc xuất khẩu
|
1,500
|
3,000
|
|
VIII
|
TRONG KKT ĐÔNG NAM, NGOÀI KHU CHỨC
NĂNG
|
|
|
|
1
|
Công ty CP thương mại quốc tế BMC
(Số 2A, Lê Mao, TP. Vinh, Nghệ An)
|
Trung tâm thương mại tổng hợp đền Cuông (Xã Diễn An, Diễn Châu, Nghệ An)
|
50
|
|
|
2
|
Công ty CP xi măng Sông Lam (Xóm
Quyết Tâm, xã Nghi Thiết)
|
Dự án đầu tư xây dựng công trình cảng
biển Vissai; Trạm nghiền xi măng Sông Lam;
|
30
|
|
|
3
|
Công ty TNHH Cảng Cửa Lò (Số 10, Đường Trường Thi, Phường Trường Thi, Thành phố
Vinh, Nghệ An)
|
Dự án đầu tư bến số 5, số 6, bến cảng Cửa Lò (Phường Nghi Thủy, TX
Cửa Lò)
|
20
|
|
|
4
|
Công ty TNHH LD cây nguyên liệu giấy
Nghệ An PP (Xã Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An)
|
Nhà máy nguyên liệu giấy Nghệ An
(Xã Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An)
|
20
|
|
|
IX
|
KCN Hoàng Mai I
|
|
|
|
|
1
|
Tập đoàn JUTENG
|
Nhà máy sản xuất
linh kiện điện tử
|
|
30,000
|
Đang
tìm hiểu đầu tư
|
|
CỘNG
|
|
11,044
|
130,573
|
|
PHỤ LỤC 6
DỰ BÁO DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM TỈNH
NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2021-2025
TT
|
NỘI
DUNG
|
ĐVT
|
CHIA
THEO NĂM
|
Tổng
|
Năm
2021
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
1
|
Dân số
|
Người
|
3,387,403
|
3,414,995
|
3,439,220
|
3,462,324
|
3,485,018
|
|
|
Trong đó: - Nam
|
"
|
1,706,719
|
1,722,446
|
1,736,471
|
1,749,793
|
1,762,646
|
|
|
- Nữ
|
"
|
1,680,684
|
1,692,549
|
1,702,749
|
1,712,531
|
1,722,372
|
|
2
|
Dân số trong độ tuổi lao động
|
Người
|
1,934,903
|
1,936,009
|
1,935,451
|
1,931,944
|
1,934,828
|
|
|
Trong đó: - Nam
|
"
|
1,041,172
|
1,044,690
|
1,043,875
|
1,043,676
|
1,045,435
|
|
|
- Nữ
|
"
|
893,731
|
891,319
|
891,576
|
888,268
|
889,393
|
|
3
|
Lực lượng lao động
|
Người
|
1,915,554
|
1,916,649
|
1,916,096
|
1,912,625
|
1,915,480
|
|
4
|
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
|
%
|
66,4
|
67,7
|
69
|
70,1
|
71,5
|
|
|
Trong đó: tỷ lệ
có văn bằng, chứng chỉ
|
%
|
26,3
|
27,4
|
28.6
|
29,8
|
31
|
|
5
|
Số lao động làm việc trong nền
kinh tế
|
Người
|
1,897,739
|
1,898,824
|
1,898,852
|
1,895,411
|
1,898,240
|
|
|
- Chia theo khu vực
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Lao động khu vực thành thị
|
"
|
227,729
|
246,847
|
265,839
|
274,835
|
284,736
|
|
|
+ Lao động khu vực nông thôn
|
"
|
1,670,011
|
1,651,977
|
1,633,012
|
1,620,576
|
1,613,504
|
|
|
- Chia theo ngành
|
Người
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Nông, lâm, thủy sản
|
"
|
879,171
|
813,215
|
733,475
|
641,166
|
540,999
|
|
|
+ Công nghiệp và xây dựng
|
"
|
502,901
|
541,165
|
581,049
|
627,381
|
673,875
|
|
|
+ Dịch vụ
|
"
|
515,667
|
544,444
|
584,328
|
626,864
|
683,367
|
|
|
Theo cơ cấu
|
%
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Nông, lâm, thủy sản
|
%
|
46.33
|
42.83
|
38.63
|
33.83
|
28.50
|
|
|
+ Công nghiệp và xây dựng
|
%
|
26.50
|
28.50
|
30.60
|
33.10
|
35.50
|
|
|
+ Dịch vụ
|
%
|
27.17
|
28.67
|
30.77
|
33.07
|
36.00
|
|
6
|
Số doanh nghiệp hoạt động trên địa
bàn
|
Doanh
nghiệp
|
14,227
|
15,356
|
16,730
|
18,229
|
19,990
|
|
|
Trong đó: - Doanh nghiệp nhà nước
|
|
68
|
65
|
61
|
58
|
55
|
|
|
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
|
|
60
|
65
|
71
|
79
|
89
|
|
|
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
|
|
14,099
|
15,227
|
16,597
|
18.091
|
19,846
|
|
7
|
Số người có nhu cầu tìm kiếm việc làm (1)
|
Người
|
47,633
|
46,521
|
44,623
|
40,751
|
38,914
|
218.443 (bình quân khoảng 43.700 người/năm)
|
(1): Theo tính toán, số người có nhu cầu tìm kiếm việc làm mới hàng năm = số người
thất nghiệp + khoảng 50% số người thiếu việc làm có nhu cầu tìm việc làm mới
PHỤ LỤC 7
MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH NGHỆ AN
GIAI ĐOẠN 2021-2025
TT
|
NỘI
DUNG
|
ĐVT
|
CHIA
THEO NĂM
|
Tổng
gđ 2021-2025
|
Tổng thực hiện gđ 2016-2020
|
So
sánh gđ 2021- 2025/2016-2020
|
Năm
2021
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
1
|
Số lao động được tạo việc làm mới
|
Người
|
38,850
|
41,050
|
42,250
|
43,350
|
44,500
|
210,000
|
189,056
|
Tăng
20.944 người (tăng 11,1%)
|
|
Trong đó
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Giải quyết việc làm trong tỉnh
|
Người
|
22,500
|
25,000
|
27,500
|
30,500
|
33,500
|
139,000
|
69,300
|
Tăng
69.700 người (tăng 29,5%)
|
a)
|
Chia theo ngành
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nông, lâm, thủy sản
|
|
2,250
|
2,250
|
2,200
|
2,135
|
2,010
|
10,845
|
4,218
|
Tăng
6.627 người
|
|
- Công nghiệp và xây dựng
|
|
11,250
|
12,500
|
13,750
|
15,250
|
16,750
|
69,500
|
40,579
|
Tăng
28.921 người
|
|
- Dịch vụ
|
|
9,000
|
10,250
|
11,550
|
13,115
|
14,740
|
58,655
|
24,503
|
Tăng
34.152 người
|
b)
|
Chia theo khu vực
|
Người
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Khu vực doanh nghiệp:
|
|
19,000
|
20,000
|
21,000
|
22,000
|
23,000
|
105,000
|
45,451
|
Tăng
59.549 người
|
|
+ Doanh nghiệp nhà nước
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
864
|
Giảm
864 người
|
|
+ Doanh nghiệp FDI
|
|
8,000
|
10,000
|
10,500
|
11,000
|
12,500
|
52,000
|
17,276
|
Tăng
34.724 người
|
|
+ Doanh nghiệp ngoài nhà nước
|
|
11,000
|
10,000
|
10,500
|
11,000
|
10,500
|
53,000
|
26,311
|
Tăng
26.689 người
|
|
- Khu vực làng nghề, HTX:
|
|
600
|
600
|
600
|
600
|
600
|
3,000
|
3,478
|
Giảm
478 người
|
|
- Khu vực khác: hộ gia đình, tham
gia việc làm công;...
|
|
2,900
|
4,400
|
5,900
|
7,900
|
9,900
|
31,000
|
20,371
|
Tăng
10.629 người
|
|
(Trong tổng số lao động được giải
quyết việc làm mới, số người được giải quyết việc
làm thông qua vay vốn các chính sách hỗ trợ tạo
việc làm)
|
|
1,000
|
1,000
|
1,000
|
1,000
|
1,000
|
5,000
|
|
|
1.2
|
Giải quyết việc làm ngoại tỉnh
|
|
3,500
|
3,500
|
3,000
|
2,500
|
1,000
|
13,500
|
55,013
|
Giảm
41.513 người (giảm 22,7%)
|
|
Trong đó: - Các tỉnh phía Bắc
|
|
1,995
|
2,041
|
1,758
|
1,478
|
596
|
7,867
|
38,506
|
Giảm
30.639 người
|
|
- Các tỉnh phía Nam
|
|
1,505
|
1,460
|
1,242
|
1,023
|
404
|
5,633
|
16,507
|
Giảm
10.874 người
|
1.3
|
Đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
|
Người
|
12,850
|
12,550
|
11,750
|
10,350
|
10,000
|
57,500
|
64,743
|
Giảm 7.243 người (giảm 6,8%)
|
|
Trong đó, số người được vay vốn từ các chính
sách hỗ trợ tạo việc làm
|
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
1,000
|
|
|
2
|
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng
lao động trong độ tuổi
|
%
|
1.26
|
1.2
|
1.2
|
1.05
|
1.05
|
1.152
|
1.162
|
Giảm
0,01%
|
|
Trong đó: - Thất nghiệp khu vực
thành thị
|
|
2.89
|
2.80
|
2.70
|
2.61
|
2.50
|
2.7
|
3.136
|
Giảm
0,44%
|
|
- Thất nghiệp khu vực nông thôn
|
|
0.95
|
0.95
|
0.95
|
0.95
|
0.95
|
0.95
|
0.866
|
Tăng
0,08%
|
PHỤ LỤC 8-1
DỰ TOÁN KINH PHÍ TRỰC TIẾP THỰC HIỆN ĐỀ
ÁN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2021-2025
TT
|
Nội dung
|
ĐVT
|
Chia theo các năm
|
Tổng giai đoạn 2021-2025
|
Tổng thực hiện gđ 2016-2020
|
So sánh GĐ 2021-2025/GĐ 2016-2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
A
|
HOÀN THIỆN
VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG; KẾT NỐI CUNG CẦU LAO ĐỘNG
|
Triệu đồng
|
2,050
|
2,050
|
2,050
|
2,050
|
2,050
|
10,250
|
7,671
|
Tăng
2.579 triệu đồng
|
1
|
Thu thập,
lưu trữ, tổng hợp dữ liệu về thị trường lao động
|
Triệu đồng
|
400
|
400
|
400
|
400
|
400
|
2,000
|
1,900
|
tăng 100
triệu đồng
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách
Trung ương
|
"
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
1,000
|
1,000
|
|
-
|
Ngân sách địa
phương
|
"
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
1,000
|
900
|
|
2
|
Nâng cấp
cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ việc thu thập, lưu
trữ, số hóa thông tin dữ liệu về cung cầu lao động
|
Triệu đồng
|
400
|
400
|
400
|
400
|
400
|
2,000
|
1,698
|
tăng 302
triệu đồng
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách địa
phương
|
"
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
1,000
|
1,698
|
|
-
|
Quỹ BHTN
|
"
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
1,000
|
0
|
|
3
|
Nâng cấp,
mở rộng sàn giao dịch việc làm cố định, sàn giao dịch việc
làm online; website; trang thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng,
thiết bị thông tin tuyên truyền và các trang thiết bị phụ trợ.
|
Triệu đồng
|
250
|
250
|
250
|
250
|
250
|
1,250
|
0
|
Tăng 1.250
triệu đồng
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách địa
phương
|
"
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
500
|
0
|
|
-
|
Quỹ BHTN
|
"
|
150
|
150
|
150
|
150
|
150
|
750
|
0
|
|
4
|
Phát triển
thị trường lao động trong và ngoài nước (khảo sát, thu thập nhu cầu sử dụng
lao động trong, ngoài nước; quảng bá thông tin nguồn lao lao động Nghệ An;
xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước;...)
|
Triệu đồng
|
500
|
500
|
500
|
500
|
500
|
2,500
|
1,890
|
tăng 610
triệu đồng
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách
Trung ương
|
"
|
250
|
250
|
250
|
250
|
250
|
1,250
|
1,250
|
|
-
|
Ngân sách địa
phương
|
"
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
500
|
640
|
|
-
|
Quỹ BHTN
|
"
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
500
|
|
|
-
|
Nguồn huy động
hợp pháp khác
|
"
|
50
|
50
|
50
|
50
|
50
|
250
|
|
|
5
|
Hoạt động
sàn giao dịch việc làm
(Bao gồm: Hội
chợ việc làm; Sàn giao dịch cố định, Sàn giao dịch việc làm Online, Sàn giao
dịch việc làm lưu động tại các huyện, thành phố, thị xã)
|
Triệu đồng
|
500
|
500
|
500
|
500
|
500
|
2,500
|
2,183
|
tăng 317
triệu đồng
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách
Trung ương
|
"
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
500
|
710
|
|
-
|
Ngân sách địa
phương
|
"
|
300
|
300
|
300
|
300
|
300
|
1,500
|
1 473
|
|
-
|
Nguồn huy động hợp
pháp khác
|
"
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
500
|
0
|
|
B
|
THÔNG
TIN, TUYÊN TRUYỀN VÀ TƯ VẤN, HƯỚNG NGHIỆP
|
Triệu đồng
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
1,000
|
0
|
Tăng
1.000 triệu đồng
|
1
|
Thông
tin, tuyên truyền
|
Triệu đồng
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
500
|
0
|
tăng 500
triệu đồng
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách địa
phương
|
"
|
50
|
50
|
50
|
50
|
50
|
250
|
0
|
|
-
|
Nguồn huy động
hợp pháp khác
|
"
|
50
|
50
|
50
|
50
|
50
|
250
|
|
|
2
|
Hoạt động
tư vấn, hướng nghiệp (cung cấp
thông tin thường xuyên về nhu cầu lao động, thị trường lao động của địa
phương và trong cả nước cho các cơ sở giáo dục thông qua các hoạt động
phát tờ rơi, tài liệu, các buổi nói chuyện, tư vấn...)
|
Triệu đồng
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
500
|
0
|
tăng 500
triệu đồng
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách địa
phương
|
"
|
50
|
50
|
50
|
50
|
50
|
250
|
0
|
|
-
|
Nguồn huy động
hợp pháp khác
|
"
|
50
|
50
|
50
|
50
|
50
|
250
|
0
|
|
C
|
KINH PHÍ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC LÀM
|
Triệu đồng
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
1,000
|
675
|
Tăng 325
triệu đồng
|
1
|
Tập huấn
chuyên môn, nghiệp vụ về giải quyết việc làm cho cán bộ cấp huyện, xã, thôn,
xóm
|
Triệu đồng
|
50
|
50
|
50
|
50
|
50
|
250
|
0
|
tăng 250
triệu đồng
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách địa
phương
|
"
|
50
|
50
|
50
|
50
|
50
|
250
|
|
|
2
|
Kinh phí
quản lý, chỉ đạo thực hiện Đề
án
|
Triệu đồng
|
150
|
150
|
150
|
150
|
150
|
750
|
675
|
tăng 75 triệu
đồng
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách địa
phương
|
"
|
150
|
150
|
150
|
150
|
150
|
750
|
675
|
|
TỔNG
SỐ (A+B+C)
|
Triệu đồng
|
2,450
|
2,450
|
2,450
|
2,450
|
2,450
|
12,250
|
8,346
|
Tăng
3.904 triệu đồng
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách
Trung ương
|
"
|
550.0
|
550.0
|
550.0
|
550.0
|
550.0
|
2,750.0
|
2,960
|
Giảm 210
triệu đồng
|
-
|
Ngân sách địa
phương
|
"
|
1,200
|
1,200
|
1,200
|
1,200
|
1,200
|
6,000
|
5 386
|
Tăng 614
triệu đồng
|
-
|
Quỹ BHTN
|
"
|
450
|
450
|
450
|
450
|
450
|
2,250
|
0
|
Tăng 2.250
triệu đồng
|
-
|
Nguồn huy động
hợp pháp khác
|
"
|
250
|
250
|
250
|
250
|
250
|
1,250
|
0
|
Tăng 1.250
triệu đồng
|
PHỤ LỤC 8-2
KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2021-2025
TT
|
NỘI
DUNG
|
ĐVT
|
CHIA
THEO CÁC NĂM
|
Tổng
giai đoạn 2021- 2025
|
Tổng
thực hiện gđ 2016-2020
|
So
sánh GĐ 2021-2025/GĐ 2016-2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
I
|
CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUA NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Kinh phí từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Doanh số cho vay
|
Triêu
đồng
|
24,000
|
24,000
|
24,000
|
24,000
|
24,000
|
120,000
|
206,085
|
Giảm 86.085 triệu đồng
|
|
-Số lượng lao động được tạo việc
làm từ vay vốn
|
Người
|
240
|
240
|
240
|
240
|
240
|
1,200
|
5,342
|
Giảm 4.142 người
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1
|
Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy
trì và mở rộng việc làm từ quỹ quốc gia giải quyết
việc làm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Doanh số cho vay
|
Triệu
đồng
|
14,000
|
14,000
|
14,000
|
14,000
|
14,000
|
70,000
|
|
|
|
-Số lượng lao động được tạo việc làm từ vay vốn
|
Lao
động
|
140
|
140
|
140
|
140
|
140
|
700
|
|
|
1.2
|
Cho vay ưu đãi đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Doanh số cho vay
|
Triệu
đồng
|
10,000
|
10,000
|
10,000
|
10,000
|
10,000
|
50,000
|
|
|
|
-Số lượng lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo HĐ từ vay vốn
|
Lao
động
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
500
|
|
|
2
|
Kinh phí cho vay vốn từ NHCSXH
TW huy động
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Doanh số cho vay
|
Triệu
đồng
|
49,000
|
49,000
|
49,000
|
49,000
|
49,000
|
245,000
|
150
092
|
Tăng 94.908 triệu đồng
|
|
-Số lượng lao động được tạo việc
làm từ vay vốn
|
Người
|
490
|
490
|
490
|
490
|
490
|
2,450
|
3,187
|
Giảm 737 người
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Kinh phí do NHCSXH TW huy động để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc
làm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Doanh số cho vay
|
Triệu
đồng
|
39,000
|
39,000
|
39,000
|
39,000
|
39,000
|
195,000
|
|
|
|
-Số lượng lao động được tạo việc
làm từ vay vốn
|
Lao
động
|
390
|
390
|
390
|
390
|
390
|
1,950
|
|
|
2.2
|
Kinh phí do NHCSXH TW huy động để cho vay ưu đãi đối với
người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Doanh số cho vay
|
Triệu
đồng
|
10,000
|
10,000
|
10,000
|
10,000
|
10,000
|
50,000
|
|
|
|
-Số lượng lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo HĐ từ vay vốn
|
Lao
động
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
500
|
|
|
3
|
Ngân sách địa phương ủy thác qua NHCS để cho vay hỗ trợ
tạo việc làm, duy trì và mở rộng
việc làm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-Doanh số cho vay
|
Triệu
đồng
|
47,000
|
47.000
|
47,000
|
47,000
|
47,000
|
235,000
|
197,902
|
Tăng 37.098 triệu đồng
|
|
-Số lượng lao động được tạo việc
làm từ vay vốn
|
Lao
động
|
470
|
470
|
470
|
470
|
470
|
2,350
|
5,418
|
Giảm 3.068 người
|
TỔNG
I:
|
- Kinh phí (1+2+3):
|
Triệu
đồng
|
120,000
|
120,000
|
120,000
|
120,000
|
120,000
|
600,000
|
554,079
|
Tăng 45.921 triệu đồng
|
Trong đó: + KP cho NLĐ vay để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
|
Triệu
đồng
|
20,000
|
20,000
|
20,000
|
20,000
|
20,000
|
100,000
|
|
|
+ KP cho vay vốn hỗ trợ tạo việc
làm, duy trì và mở rộng việc làm:
|
Triệu
đồng
|
100,000
|
100,000
|
100,000
|
100,000
|
100,000
|
500,000
|
|
|
- Người được thụ hưởng (1+2+3):
|
người
|
1,200
|
1,200
|
1,200
|
1,200
|
1,200
|
6,000
|
13,947
|
Giảm 7.947 người
|
|
Trong đó: + số người vay để đi làm
việc ờ nước ngoài theo hợp đồng:
|
người
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
1,000
|
|
|
II
|
+ Số người vay vốn hỗ trợ tạo việc
làm, duy trì và mở rộng việc làm:
|
người
|
1,000
|
1,000
|
1,000
|
1,000
|
1,000
|
5,000
|
|
|
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG ƯU
TIÊN ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG (hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết, chi
phí làm thủ tục để đi làm việc ở
nước ngoài theo TT số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC)
|
Triệu
đồng
|
4,875
|
4,875
|
4,875
|
4,875
|
4,875
|
24,375
|
7,304
|
Tăng 17.071 triệu đồng
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|
Ngân sách Trung ương
|
"
|
562.5
|
562.5
|
562.5
|
562.5
|
562.5
|
2,812.5
|
4,746.0
|
Giảm 1.934 triệu đồng
|
-
|
Ngân sách địa phương + nguồn bổ
sung từ ký quỹ theo hợp đồng của lao động Nghệ An bỏ trốn khỏi nơi làm việc ở
Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho NLĐ nước ngoài
làm việc của Hàn Quốc.
|
"
|
4,250
|
4,250
|
4,250
|
4,250
|
4,250
|
21,250
|
2,558
|
Tăng 18.692 triệu đồng
|
-
|
Nguồn huy động
hợp pháp khác (KP của DA đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được cấp thẩm quyền phê duyệt
theo QĐ 63/20215/QĐ-TTg....)
|
"
|
62.5
|
62.5
|
62.5
|
62.5
|
62.5
|
312.5
|
0
|
Tăng 313 triệu đồng
|
-
|
Số người được hỗ trợ
|
Người
|
390
|
390
|
390
|
390
|
390
|
1,950
|
865
|
Tăng 1.085 người
|
PHỤ LỤC 8-3
DANH MỤC CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC
LÀM HIỆN HÀNH
|
Tên,
nội dung chính sách
|
Đối
tượng
|
Văn
bản quy định
|
1
|
Cho vay ưu đãi để tạo việc làm, duy
trì và mở rộng việc làm
|
Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác
xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động
|
NĐ số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo
việc làm và quỹ quốc gia về việc làm và Nghị định số
74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định
số 61/2015/NĐ-CP ;
Quyết định số
69/2017/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Nghệ An về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn
ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An
|
2
|
Cho vay ưu đãi đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng
|
Người lao động là người dân tộc thiểu
số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp;
thân nhân của người có công với cách mạng, người chấp hành xong án phạt tù có
nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
|
3
|
Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi
dưỡng kiến thức cần thiết;
- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu,
thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi
làm việc ở nước ngoài;
- Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời
gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận
yêu cầu.
|
Thông tư số
09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của liên Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về
hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng
|
4
|
Hỗ trợ học nghề; tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học
nghề; giới thiệu việc làm miễn phí;
|
Người lao động ở khu vực nông thôn
tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm
|
Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày
28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ
trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng
|
5
|
Hỗ trợ vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc
làm; Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản
phẩm; miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế
|
Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác
xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động
|
Điều 17 Luật Việc làm
|
6
|
Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp,
đào tạo dưới 03 tháng
|
Lao động đang làm việc trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa
|
Thông tư số 32/2018/TT-BLĐTBXH
ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn
việc hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa
|
7
|
Hỗ trợ học nghề; tư vấn giới thiệu
việc làm miễn phí
|
Người lao động thuộc đối tượng phải
tham gia BHTN bắt buộc đang đóng BHTN
|
Luật Việc làm
|
8
|
Hỗ trợ đào tạo
nghề và giải quyết việc làm
|
Người lao động bị thu hồi đất
|
Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày
10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ
|
9
|
Hỗ trợ đào tạo
nghề; lập nghiệp, khởi nghiệp cho thanh niên
|
- Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ
quân sự, công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm
vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội;
- Học sinh, thanh niên đang học tại
các trường trung học phổ thông; đang học hoặc tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
|
Luật Việc làm; Nghị định số
61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về
chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc
làm.
|
10
|
Hỗ trợ tham gia chính sách việc làm
công
|
Người lao động cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn cấp xã tự nguyện tham gia chính sách việc làm công
|
Luật Việc làm; Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ
quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm
và quỹ quốc gia về việc làm; Thông tư số 11/2017/TT-BLĐTBXH
ngày 20/4/2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
|
1 Theo số liệu
thống kê năm 2020 (Cục
Thống kê).
2 Theo số liệu thống kê năm 2020 (Cục Thống kê).
3 Theo số liệu báo cáo tổng kết Đề án giải
quyết việc làm tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2016-2020.
4 Theo báo cáo tổng kết Đề án giải quyết việc làm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020.
5 NSLĐ phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, được đo bằng GDP tính bình quân cho một lao động làm việc trong thời kỳ tham chiếu, theo số liệu thống kê (Cục thống kê), năng suất lao động tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020: năm 2015: 46.586.000 (đồng/người); năm 2016: 50.976.000 (đồng/người); năm 2017: 56.694.000 (đồng/người); năm 2018: 63.555.000 (đồng/người); năm 2019:70.556.000 (đồng/người); năm 2020: 75.812.000
(đồng/người).
6 Theo số liệu thống kê (Cục thống kê), thu nhập bình quân một tháng của
NLĐ trong doanh nghiệp tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2015-2020: năm 2015: 4.644.400 (đồng/người); năm 2020: 5.722.000 (đồng/người).
7 Theo Sách trắng doanh nghiệp năm 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu
tư công bố.
8 Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: 460,351 tỷ đồng: hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng là 101,032 tỷ đồng.
9 Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách tỉnh
Nghệ An.
10 Theo số liệu
thống kê (Cục thống
kê).
11 Theo số liệu quản lý lao động nước ngoài của Sở Lao động-TBXH Nghệ An: đến 31/12/2020 các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang sử dụng 603 người lao động nước ngoài (tăng 205 người
so với năm 2015) vào các vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật,
lao động nhà thầu với thu nhập bình quân 45 triệu đồng/người/tháng.
12 08 nghề gồm: Hướng dẫn du lịch; Quản trị nhà hàng; Kỹ thuật chế biến
món ăn, quản trị lễ tân; Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí; Kỹ thuật lắp
đặt điện và Điều khiển
trong công nghiệp, Công nghệ ô tô; Bảo trì hệ thống Thiết bị cơ khí.
13 Các đối tượng ưu tiên trong hỗ trợ tạo việc làm: người lao động là dân
tộc thiểu số; người
thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ bị thu hồi đất nông
nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng; người chấp hành xong án phạt tù;...
Quyết định 2920/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 2920/QĐ-UBND ngày 12/08/2021 về Đề án giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025
1.782
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|