ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2662/QĐ-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 01 tháng 9 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC NGHỀ VÀ ĐỊNH MỨC KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ
CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật
tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà
nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số
1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp
người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ Quyết định số
46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ
trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng;
Căn cứ Nghị định số
113/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù,
phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/4/2013 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ
giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ Quyết định số
3271/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Kế
hoạch trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2014-2020; Quyết định số 1230/QĐ-UBND
ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh ban hành danh mục nghề, định mức kinh phí hỗ trợ
đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động nông thôn
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 59/TTr-SLĐTBXH ngày 22/8/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành danh mục nghề, định mức
kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho người
khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, cụ thể như sau:
1. Đối tượng áp dụng:
Người khuyết tật có
hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Bình (bao gồm cả khu vực nông
thôn và thành thị) trong độ tuổi lao
động (từ 14 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và từ 14 tuổi đến 60 tuổi đối với nam),
có nhu cầu học nghề và sức khỏe phù hợp
với yêu cầu của nghề cần học.
2. Danh mục nghề, định mức kinh phí hỗ trợ đào
tạo đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho người khuyết tật trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình (có phụ lục kèm theo).
Định mức nêu trên không bao gồm hỗ trợ
tiền ăn, đi lại cho người khuyết tật và
phụ cấp cho giáo viên tham gia dạy nghề.
3. Quy định một số nội dung về định mức hỗ trợ
chi phí đào tạo nghề cho người khuyết tật:
3.1. Đối với người khuyết tật tham gia học nghề
trong lớp học hòa nhập với các đối tượng lao động nông thôn khác:
Danh mục nghề và định mức hỗ trợ chi phí đào tạo
nghề thực hiện theo Quyết định số 1230/QĐ-UBND
ngày 26/4/2016 của UBND tỉnh ban hành danh mục nghề, định
mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho
lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, nội dung
chi thực hiện theo Thông tư liên tịch số 112/TTLT-BTC-BLĐTBXH
ngày 30/7/2010 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - TB&XH.
3.2. Đối với người khuyết tật học nghề trong lớp
học dành riêng cho người khuyết tật:
- Quy mô của một lớp học nghề: Từ 12 người và
tối đa 20 người.
- Danh mục nghề và định mức kinh phí hỗ trợ đào
tạo theo phụ lục quy định tại Khoản 2 Điều này.
- Nội dung chi:
+ Chi phí dạy lý thuyết và thực hành bao gồm:
Lương giáo viên, phôi liệu, nguyên vật liệu, thiết bị, khấu hao tài sản cố định
lớp học (nếu có), thuê vận chuyển thiết bị, đối với những nghề dạy lưu động;
chỉnh sửa biên soạn chương trình (nếu có) không dưới 80 % tổng chi cho một lớp
đào tạo đối với các khóa đào tạo từ 3 tháng trở lên và không dưới 70% tổng chi
cho một lớp đào tạo đối với các khóa đào tạo dưới 3 tháng.
+ Chi quản lý không quá 5% so với tổng chi phí
cho một lớp đào tạo.
+ Chi phí tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, tài
liệu học viên, thuê địa điểm học (nếu có), cấp chứng chỉ .... không vượt quá
15% so với tổng chi phí cho một lớp đào tạo đối với các khóa đào tạo từ 3 tháng
trở lên và không vượt quá 20 % tổng chi cho một lớp đào tạo đối với các khóa
đào tạo dưới 03 tháng
3.3. Phụ cấp cho nhà giáo
dạy người khuyết tật
Điều kiện, mức phụ cấp, cách
tính và trả phụ cấp cho nhà giáo dạy người khuyết tật được quy định tại Điều 7,
Điều 8 và Điều 9, Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015 và khả năng nguồn
kinh phí được cấp.
4. Mức hỗ trợ tiền ăn và đi lại:
Người khuyết tật được hỗ trợ tiền ăn với mức
30.000 đồng/ngày thực học/ người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao
thông công cộng đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên không
quá 200.000 đồng/người/khóa học. Riêng
đối với người khuyết tật cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc
biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: mức hỗ trợ tiền đi
lại không quá 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú
từ 5km trở lên.
5. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí
ngân sách nhà nước cấp và kinh phí Dự án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới được giao dự toán
hàng năm. Ngoài kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tùy theo điều kiện và
khả năng ngân sách địa phương và nguồn vận động xã hội hóa, các địa phương xem
xét hỗ trợ thêm cho người khuyết tật.
6. Nội dung không quy định tại Quyết định này
thực hiện theo quy định tại Quyết định số 971/QĐ-TTg
ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020”, Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH
ngày 26/4/2013 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy
định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai
đoạn 2012-2020; Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3
tháng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký và thay thế Quyết định số 1257/QĐ-UBND ngày 18/5/2015 của UBND tỉnh về
việc ban hành danh mục nghề và định mức kinh
phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng cho người khuyết
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBDN tỉnh, Giám
đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà
nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các sở, Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: LĐTBXH, Tài chính;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: KH&ĐT, NN&PTNT;
- Phòng LĐTBXH, Phòng NN &PTNT
các huyện, thị xã, Tp;
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Tiến Dũng
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC NGHỀ VÀ
ĐỊNH MỨC KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 3 THÁNG VỚI LỚP
HỌC DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND
ngày tháng năm 2016 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
TT
|
Tên nghề
|
Thời gian
đào tạo
(tháng)
|
Tổng số giờ
dạy/khóa học
|
Mức kinh phí
hỗ trợ tối đa
(Đồng/học viên/khóa)
|
|
Dạy cố định
|
Dạy lưu động
(từ 15 km trở lên)
|
|
|
I
|
Nhóm nghề công nghệ, kỹ thuật
|
|
|
|
|
|
1
|
May công nghiệp
|
4
|
520
|
2.500.000
|
3.000.000
|
|
2
|
Mộc dân dụng
|
4
|
520
|
2.500.000
|
3.000.000
|
|
3
|
Kỹ thuật gia công bàn ghế
|
4
|
520
|
2.500.000
|
3.000.000
|
|
4
|
Điện tử dân dụng
|
4
|
520
|
2.500.000
|
3.000.000
|
|
5
|
Vi tính văn phòng
|
4
|
520
|
2.200.000
|
2.600.000
|
|
II
|
Nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến
sản phẩm
|
|
|
|
|
|
1
|
Thêu ren
|
4
|
520
|
2.400.000
|
2.800.000
|
|
2
|
Đan lát thủ công
|
4
|
520
|
2.400.000
|
2.800.000
|
|
3
|
Thêu ren trên nón
|
3
|
420
|
1.900.000
|
2.300.000
|
|
4
|
Làm tăm tre
|
2,5
|
290
|
1.600.000
|
1.900.000
|
|
5
|
Làm nón
|
2,5
|
290
|
1.600.000
|
1.900.000
|
|
6
|
Làm hương
|
2,5
|
290
|
1.600.000
|
1.900.000
|
|
7
|
Làm chổi đót
|
2,5
|
290
|
1.600.000
|
1.900.000
|
|
III
|
Nhóm nghề Dịch vụ
|
|
|
|
|
|
1
|
Kỹ thuật chế biến món ăn
|
4
|
520
|
2.400.000
|
2.800.000
|
|
2
|
Xoa bóp, bấm huyệt cổ truyền
|
4
|
520
|
2.200.000
|
2.600.000
|
|
IV
|
Nhóm nghề nông nghiệp
|
|
|
|
|
|
1
|
Trồng rau an toàn
|
2
|
290
|
1.500.000
|
1.800.000
|
|
2
|
Trồng và nhân giống nấm
|
2
|
290
|
1.500.000
|
1.800.000
|
|
3
|
Nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm
|
2
|
290
|
1.500.000
|
1.800.000
|
|
4
|
Nuôi, phòng trị bệnh cho lợn
|
2
|
290
|
1.500.000
|
1.800.000
|
|
5
|
Nuôi ong
|
2
|
290
|
1.500.000
|
1.800.000
|
|
6
|
Kỹ thuật trồng hoa lily, hoa cúc
|
2
|
290
|
1.500.000
|
1.800.000
|
|
7
|
Nuôi giun quế
|
1,5
|
200
|
1.200.000
|
1.500.000
|
|