Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2499/QĐ-UBND 2022 Chương trình An toàn vệ sinh lao động Trà Vinh 2021 2025

Số hiệu: 2499/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh Người ký: Lê Thanh Bình
Ngày ban hành: 30/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2499/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 30 tháng 12 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH TRÀ VINH, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20/11/2019;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/02/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Công văn số 1554/LĐTBXH-ATLĐ ngày 13/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch và triển khai Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Quyết định này trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Bình

CHƯƠNG TRÌNH

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỈNH TRÀ VINH, GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
(Kèm theo Quyết định số: 2499/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/02/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 đạt hiệu quả, chất lượng, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

2. Đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình).

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; đảm bảo an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

a) Mục tiêu 1: Trung bình hằng năm, giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người.

b) Mục tiêu 2: Trung bình hằng năm tăng thêm 6% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.

c) Mục tiêu 3: Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động các huyện, thị xã, thành phố và ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.

d) Mục tiêu 4: Trên 85% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 85% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

đ) Mục tiêu 5: Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

e) Mục tiêu 6: Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.

g) Mục tiêu 7: Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.

h) Mục tiêu 8: 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Phạm vi thực hiện: Chương trình được thực hiện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đối với tất cả ngành nghề.

2. Đối tượng: Người làm công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động và người lao động; ưu tiên các ngành, nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và làng nghề.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện văn bản, chính sách về an toàn, vệ sinh lao động và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động

a) Rà soát, sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện các văn bản về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh.

b) Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho các hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác an toàn, vệ sinh lao động; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù an toàn lao động; quan trắc môi trường lao động; giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

c) Tiếp tục kiện toàn cơ sở dữ liệu về an toàn, vệ sinh lao động (ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý; điều tra, thu thập số liệu thống kê), ưu tiên vào các dữ liệu về điều kiện lao động của người làm nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,…

d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, bảo đảm đồng bộ và kết nối hệ thống thông tin trong công tác khai báo tai nạn lao động, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh.

2. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động

a) Triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền:

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, hình thức tuyên truyền các cuộc thi an toàn, vệ sinh lao động; tọa đàm, diễn đàn, đối thoại trực tiếp với người lao động và người sử dụng lao động; phát hành ấn phẩm truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng. Triển khai mô hình chia sẻ thông tin trong cụm doanh nghiệp, chuỗi kinh doanh về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.

- Triển khai các hoạt động tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tạp chí) về an toàn, vệ sinh lao động; trong đó, tập trung tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống tai nạn lao động, bệnh tật liên quan đến lao động và triển khai mở rộng áp dụng hệ thống quản lý, các mô hình thí điểm, hỗ trợ, tư vấn về an toàn, vệ sinh lao động.

- Tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền nâng cao hiệu quả Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hằng năm theo hướng dẫn của Trung ương.

b) Triển khai các hoạt động hỗ trợ huấn luyện:

- Huấn luyện mẫu về an toàn, vệ sinh lao động cho các đối tượng thuộc mục tiêu của Chương trình.

- Tổ chức lớp huấn luyện giảng viên nguồn về an toàn, vệ sinh lao động cho các doanh nghiệp có sử dụng từ 100 lao động trở lên.

- Tuyên truyền, huấn luyện nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ xã, phường, thị trấn.

- Hỗ trợ mở rộng hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đến các đối tượng thuộc mục tiêu của Chương trình (dựa trên các lớp huấn luyện mẫu), đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

3. Các hoạt động đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

a) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ triển khai mô hình các giải pháp kỹ thuật an toàn để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

b) Tăng cường tư vấn, hỗ trợ thông tin cải thiện điều kiện lao động theo phương pháp giáo dục hành động (Phương pháp WISE, WISH… của Tổ chức Lao động quốc tế) đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, hợp tác xã, hộ nông dân làm các nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

c) Hỗ trợ kiểm định và triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn lao động khi sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, lao động trong khu vực doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể.

d) Hỗ trợ triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa an toàn trong lao động, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động (ISO 45001 - 2018).

4. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

a) Tăng cường sự chỉ đạo, phối hợp của các ngành thành viên Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động, các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

b) Khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có) tham gia và đóng góp nguồn lực để thực hiện Chương trình; chủ động triển khai các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, quản lý và đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

c) Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện Chương trình; phối hợp, lồng ghép nguồn lực của Chương trình với các nguồn lực hiện có (nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,…) và nguồn xã hội hóa (nếu có).

d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật an toàn, vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh,… có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các doanh nghiệp, đơn vị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

đ) Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả của Chương trình; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các sở, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

b) Tài trợ, viện trợ quốc tế và huy động từ xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác.

2. Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán ngân sách hằng năm để thực hiện Chương trình và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh, cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này trên địa bàn tỉnh; định kỳ hằng năm hoặc đột xuất, tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình, kết quả thực hiện Chương trình này.

b) Hằng năm, lập kế hoạch, xây dựng dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Chương trình.

c) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; đánh giá hiệu quả việc thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện mục tiêu 1, 3, 4, 6, 7 và 8.

2. Sở Y tế

a) Lập kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc theo nội dung Chương trình này.

b) Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về lĩnh vực vệ sinh lao động và các giải pháp nâng cao năng lực về quan trắc môi trường lao động; tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện mục tiêu 2, 5.

d) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách, quản lý.

3. Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh và trên cơ sở dự toán chi thường xuyên do các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương lập để thực hiện Chương trình, xem xét, tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí nguồn kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định hiện hành để thực hiện các nội dung của Chương trình.

4. Sở Công Thương

a) Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc ngành quản lý (doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,...) thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực công thương.

b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách, quản lý.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, phổ biến các biện pháp phòng, chống nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, nhiễm khuẩn nghề nghiệp trong chăn nuôi, trồng trọt và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động khi sử dụng máy, thiết bị trong sản xuất nông, lâm nghiệp, khai thác thủy sản và chế biến trong nông nghiệp và trong các khu sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc ngành quản lý.

b) Tuyên truyền các biện pháp phòng, ngừa tai nạn lao động khi sử dụng máy, thiết bị trong khai thác thủy sản.

6. Sở Xây dựng tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong đô thị, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ, đặc biệt các công trình xây dựng có người lao động làm việc trên cao và có các loại máy, thiết bị phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng.

7. Sở Giao thông vận tải

a) Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng cầu, đường, các công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý.

b) Tăng cường kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình trong các khâu khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành và bảo trì công trình.

c) Phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan trong việc kiểm tra lắp đặt, kiểm định, sử dụng các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông trong tỉnh thông tin, tuyên truyền về nội dung Chương trình.

b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản liên quan đến thông tin, tuyên truyền về Chương trình.

9. Báo Trà Vinh, Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan thông tin, tuyên truyền hoạt động của Chương trình.

10. Ban Quản lý Khu kinh tế Trà Vinh

a) Chỉ đạo các doanh nghiệp trong khu công nghiệp kịp thời báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên hoặc các sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra trong các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.

b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

11. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh

a) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động và người lao động chấp hành quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Công đoàn trong tỉnh triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”; phối hợp tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể với nội dung về an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.

12. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên đoàn Lao động tỉnh, các sở, ngành tỉnh, địa phương có liên quan tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người nông dân theo phương pháp giáo dục hành động; các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao kiến thức an toàn, vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ hội các cấp và hội viên nông dân.

13. Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành tỉnh, địa phương có liên quan tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn nâng cao nhận thức cho các hợp tác xã và các đơn vị thành viên khác.

14. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng.

15. Công an tỉnh tổ chức triển khai các hoạt động về phòng, chống cháy nổ, giảm thiểu các vụ cháy, nổ trên địa bàn tỉnh.

16. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình này phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

b) Tăng cường thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn.

c) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.

d) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc, đúng quy định công tác thống kê, báo cáo định kỳ tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan tới người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2499/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 về Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


701

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.20.66
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!