Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2448/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 16/12/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục

Vừa qua, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 2448/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020".

Theo đó, mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 được đặt ra như sau:

- Phấn đấu nâng tổng số trường đại học xuất sắc lên 05 trường;
- Phấn đấu nâng tổng số trường nghề đạt cấp độ quốc tế lên 10 trường;
- Phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng khoảng 22.500 lượt giảng viên đại học, cao đẳng, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp;
- Các sinh viên, đặc biệt là sinh viên 05 trường đại học xuất sắc và 10 trường nghề đạt cấp độ quốc tế có khả năng học tập tiếp tục hoặc làm việc tại các nước trong khu vực và thế giới.
 
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2013.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2448/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC VÀ DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đi, b sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020” với nội dung cơ bản sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về giáo dục và dạy nghề của thế giới theo nguyên tắc giữ vững độc lập, tự chủ, bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi.

2. Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các hình thức hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và dạy nghề ở trong và ngoài nước; tranh thủ các cơ hội để thu hút hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.

3. Hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường lao động và phát triển khoa học, công nghệ của đất nước; tăng cường giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2020, phát triển một số cơ sở giáo dục đại học và dạy nghề đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và dạy nghề tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước; tiến tới công nhận văn bằng, chuyển đổi tín chỉ và kỹ năng nghề giữa Việt Nam với các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới; tăng cường quy mô học sinh, sinh viên, học viên gửi đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, đồng thời thu hút học sinh, sinh viên, học viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục và dạy nghề các cấp phục vụ hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2014 - 2015

- Phấn đấu xây dựng 03 trường đại học xuất sắc; tuyển chọn khoảng 3.000 giảng viên gửi đi đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, mỗi năm tiếp nhận khoảng 300 lượt sinh viên, học viên và 300 lượt giảng viên quốc tế đến học, giảng dạy và nghiên cứu tại Việt Nam; đến năm 2015 có khoảng 50 chương trình đào tạo đại học được các tổ chức quốc tế có uy tín kiểm định.

- Phấn đấu xây dựng 05 trường nghề đạt cấp độ quốc tế; tiếp nhận và sử dụng 49 chương trình, giáo trình dạy nghề cấp độ khu vực ASEAN và 26 chương trình, giáo trình dạy nghề cấp độ quốc tế.

- Phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng khoảng 4.500 lượt giảng viên đại học, cao đẳng, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60.000 lượt giáo viên phổ thông, 25.000 lượt giáo viên mầm non, 4.100 lượt giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề phục vụ hội nhập quốc tế.

- Các sinh viên, đặc biệt là sinh viên 03 trường đại học xuất sắc và 05 trường nghề đạt cấp độ quốc tế có khả năng học tập tiếp tục hoặc làm việc tại các nước trong khu vực và thế giới.

b) Giai đoạn 2016 - 2020

- Phấn đấu nâng tổng số trường đại học xuất sắc lên 05 trường; tuyển chọn khoảng 7.000 giảng viên gửi đi đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, mỗi năm tiếp nhận khoảng 500 lượt sinh viên và 400 lượt giảng viên quốc tế đến học tập, giảng dạy và nghiên cứu tại Việt Nam; đến năm 2020 có khoảng 150 chương trình đào tạo đại học được các tổ chức quốc tế có uy tín kiểm định.

- Phấn đấu nâng tổng số trường nghề đạt cấp độ quốc tế lên thêm 10 trường; tiếp nhận và sử dụng 70 chương trình, giáo trình dạy nghề cấp độ khu vực ASEAN và 35 chương trình, giáo trình dạy nghề cấp độ quốc tế.

- Phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng khoảng 22.500 lượt giảng viên đại học, cao đẳng, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 300.000 lượt giáo viên phổ thông, 130.000 lượt giáo viên mầm non, 5.500 lượt giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề phục vụ hội nhập quốc tế.

- Các sinh viên, đặc biệt là sinh viên 05 trường đại học xuất sắc và 10 trường nghề đạt cấp độ quốc tế có khả năng học tập tiếp tục hoặc làm việc tại các nước trong khu vực và thế giới.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN

1. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề.

2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục đại học, trong đó ưu tiên tăng cường cơ sở vật chất theo hướng hiện đại theo chuẩn khu vực và quốc tế. Trước mắt tập trung xây dựng và phát triển các trường: Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Việt Nga.

3. Xây dựng khung trình độ quốc gia phù hợp với xu hướng thế giới và điều kiện phát triển của đất nước; tiếp nhận chuyển giao chương trình đào tạo, giáo trình và học liệu, phương pháp giảng dạy và học tập từ các cơ sở giáo dục đại học của các nước tiên tiến, triển khai phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

4. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp quốc gia, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn quốc tế, có năng lực tổ chức hoạt động quốc tế và hội nhập quốc tế.

5. Tăng cường liên kết đào tạo với những cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có uy tín, đẩy mạnh sự tham gia của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu với giáo dục và dạy nghề nhằm nâng cao năng lực của các cơ sở giáo dục và dạy nghề trong nước, trao đổi giảng viên và sinh viên quốc tế. Tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục và dạy nghề theo chuẩn khu vực và quốc tế.

6. Tăng cường dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, cho người nước ngoài thông qua việc xây dựng một số khoa, bộ môn tiếng Việt, trung tâm ngôn ngữ và giáo dục Việt Nam tại một số nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trước mắt tập trung vào Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và một số nước Đông Âu; xây dựng bảng mô tả khung năng lực tiếng Việt, hình thức thi và đánh giá các trình độ tiếng Việt trên cơ sở tham khảo khung năng lực của APEC và các nước trong ASEAN, EU.

7. Phát triển công tác dạy nghề đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế thông qua việc nâng cao năng lực tham gia hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; tăng cường hợp tác với nước ngoài về các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề.

8. Tổ chức một số đoàn tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề ở một số nước, đàm phán và ký kết một số văn bản thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề của Việt Nam với các nước.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về giáo dục và dạy nghề

- Ký kết các hiệp định công nhận văn bằng, chuyển đổi tín chỉ và kỹ năng nghề giữa Việt Nam với các quốc gia khác;

- Khuyến khích mở rộng các hoạt động hợp tác song phương, liên kết đào tạo, trao đổi sinh viên và giảng viên giữa các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề của Việt Nam với các cơ sở giáo dục và viện nghiên cứu nước ngoài; thu hút giáo viên, giảng viên là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đang giảng dạy ở nước ngoài tham gia các chương trình đào tạo trong nước; xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích thu hút đầu tư; mở rộng quyền tự chủ của các trường;

- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút và sdụng có hiệu quả đội ngũ trí thức được đào tạo ở nước ngoài về nước nhằm thúc đẩy các hoạt động hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề;

- Xây dựng cơ chế, chính sách nhm đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục và dạy nghề đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đạt tiêu chuẩn quốc tế;

- Hoàn thiện quy hoạch cơ sở giáo dục đại học và dạy nghề tham gia hợp tác và hội nhập quốc tế.

2. Đy mạnh hợp tác quốc tế với các nước về giáo dục và dạy nghề

- Mở rộng hp tác quốc tế về giáo dục và dạy nghề với các nước, trong đó ưu tiên các nước là đối tác chiến lược, đối tác thường xuyên;

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục và dạy nghề thông qua các hình thức phù hợp; mở rộng liên kết đào tạo và hp tác nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục và dạy nghề nước ngoài có uy tín; khuyến khích hình thành một số cơ sở giáo dục của Việt Nam ở nước ngoài, cơ sở giáo dục và nghiên cứu của nước ngoài ở Việt Nam;

- Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục và dạy nghề của Việt Nam với nước ngoài trong việc tiếp nhận chuyển giao chương trình, giáo trình, học liệu, phương pháp giảng dạy và học tập; tiếp nhận sinh viên nước ngoài đến học tập và gửi sinh viên Việt Nam đến cơ sở đối tác để học tập, nghiên cứu; mở rộng diện tuyển chọn sinh viên đi học tập tại các quốc gia phát triển bằng ngun ngân sách nhà nước và các ngun khác;

- Tiếp nhận giảng viên nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam và cử giảng viên Việt Nam đi công tác, giảng dạy, nghiên cứu và trao đổi học thuật ở nước ngoài; tăng cường giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế;

- Triển khai xây dựng khung trình độ quốc gia trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và điều kiện phát triển của đất nước;

- Triển khai và ký kết các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục và học sinh, sinh viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp;

- Thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hệ thống chuyển đổi tín chỉ giữa các nước ASEAN; thực hiện công nhận văn bằng và chuyển đổi tín chỉ giữa các nước trong khu vực và thế giới; mở rộng các chương trình trao đổi và dịch chuyển sinh viên quốc tế.

3. Bảo đảm chất lượng trong giáo dục và dạy nghề, tiếp cận các chuẩn khu vực và thế giới

- Tập trung nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng, đổi mới công tác quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế;

- Tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục và dạy nghề theo chuẩn khu vực và quc tế, khuyến khích các cơ sở giáo dục và dạy nghề thực hiện kim định trường và chương trình bởi tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín;

- Tăng cường đào tạo ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Bảo đảm hiệu quả cao của Đề án Ngoại ngữ quc gia 2020.

- Huy động nguồn lực tài chính để bảo đảm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy ngh

- Ngân sách nhà nước kết hợp với huy động các nguồn vốn khác để xây dựng và cung cấp trang thiết bị cho các trường đại học xuất sắc, các trường nghề đạt cấp độ quốc tế;

- Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí để gửi học sinh, sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lý đi đào tạo ở nước ngoài thông qua các Đán Ngoại ngữ quốc gia 2020 (Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008), Đề án 911 (Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010), Đề án 599 (Quyết định số 599/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2013), Đề án 371 (Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2013) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Ngân sách nhà nước kết hợp với các nguồn vốn khác để triển khai tăng cường dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, cho người nước ngoài; thu hút kiều bào tham gia giảng dạy trong nước; triển khai các hoạt động khác của đề án;

- Huy động nguồn lực tài chính từ các nước và các tổ chức quốc tế nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, bổ sung trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục và dạy nghề, thực hiện trao đổi giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên Việt Nam với các nước;

- Huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ cao.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thươmg binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo và tổ chức thực hiện Đề án; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án sau 3 năm thực hiện và tổng kết vào năm 2020;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến các hoạt động hợp tác giáo dục và dạy nghề (song phương, đa phương, khu vực...).

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan tchức thực hiện các hoạt động hội nhập quốc tế về dạy nghề theo Đề án; hướng dẫn, kiểm tra giám sát, tổng hp tình hình thực hiện và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đ tng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Tài chính

- Chtrì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể cơ chế tài chính và bố trí ngân sách cho hoạt động hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề;

- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng dự toán kinh phí cho các hoạt động chính của Đề án;

- Cân đối nguồn lực, bố trí nguồn vốn để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án được phê duyệt.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thu hút đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và dạy nghề theo yêu cầu hội nhập quốc tế;

- Cân đối và bố trí vốn đầu tư, vn hợp tác phát triển để xây dựng cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đại học và dạy nghề.

5. Bộ Ngoại giao

- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tìm hiểu và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư, mở rộng hp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề với các cơ sở đào tạo của nước ngoài.

6. Các Bộ, ngành, địa phương

- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan thuộc các chương trình, dự án của Đề án đã được phê duyệt;

- Hằng năm đánh giá kết quả các hoạt động hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TTK HĐGD, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

 

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No. 2448/QD-TTg

Hanoi, December 16, 2013

 

DECISION

TO APPROVE THE SCHEME FOR INTERNATIONAL INTEGRATION WITH RESPECT TO EDUCATION AND VOCATIONAL TRAINING BY 2020

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005; the Law on the amendments to the Law on Education dated November 25, 2009;

Pursuant to the Law on Vocational training dated November 29, 2006;

Pursuant to the Law on Higher education dated June 18, 2012;

At the request of the Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Approving the scheme for international integration with respect to education and vocational training by 2020

I. VIEWPOINTS

1. Engage in international integration to selectively accumulate experience of education and vocational training, ensure the independence, sovereignty, equitability, and mutually beneficial cooperation.

2. Diversify the cooperation with foreign countries in investment in education and vocational training at home and overseas. Take opportunities to attract resources, increase the quantity and quality of manpower.

3. Seek international cooperation in education and vocational training to boost socio-economic development, expand the labor market, develop science and technology, enhance cultural and academic exchange.

II. TARGETS

1. General targets

By 2020: develop some institutions of higher education and vocational training institutions to reach the regional and international standards; Innovate education and vocational training programs to come closer to advanced educations of other countries; plan the recognition, conversions of qualifications among Vietnam, other ASEAN countries, and then other countries in the world; increase the quantity of overseas students; attract foreign students to study in Vietnam; provide training in international integration for teachers, lecturers and education managers.

2. Specific targets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Develop 03 excellent universities; select 3,000 lecturers for master’s training and doctorate training overseas; receive about 300 international students and 300 international lecturers to Vietnam; about 50 training programs are inspected by reputable international organizations by 2015.

- Develop 05 vocational schools that meet international standards; adopt 49 vocational training programs that meet ASEAN standards, 26 vocational training program that meet international standards.

- Provide training in integration for 4,500 lecturers in universities, colleges and junior colleges, 60,000 primary and secondary teachers, 25,000 kindergarten teachers, and 4,100 vocational teachers and managers.

- Students, especially the students of 03 excellent universities and 05 vocational schools that meet international standards, must be able to learn further or to work in every country.

b) 2016 - 2020

- Increase the number of excellent universities to 05; select 7,000 lecturers for master’s training and doctorate training overseas; receive about 500 international students and 400 international lecturers to Vietnam; about 150 training programs are inspected by reputable international organizations by 2020.

- Increase the number of vocational schools that meet international standards to 10; adopt 70 vocational training programs that meet ASEAN standards, 35 vocational training program that meet international standards.

- Provide training in integration for 22,500 lecturers in universities, colleges and junior colleges, 300,000 primary and secondary teachers, 130,000 kindergarten teachers, and 5,500 vocational teachers and managers.

- Students, especially the students of 05 excellent universities and 10 vocational schools that meet international standards, must be able to learn further or to work in every country.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Formulate and promulgate legislative documents on international integration with respect to education and vocational training.

2. Make investment in facilities of institution of higher education towards regional and international standards. Focus on building and developing Vietnamese - German University, University of Science and Technology of Hanoi, and Vietnam - Russia University of Technology in the short term.

3. Formulate an education system that conforms with the world’s tendency and suits Vietnam’s conditions; adopt training programs, textbooks, teaching materials, teaching and learning methods from institutions of higher education in developed countries; use them in a way that suit Vietnam’s conditions.

4. Provide training for teachers and lecturers under national standards, in association with socio-economic development and international integration; provide training in international cooperation and integration for education managers under international standards.

5. Enhance cooperation in training with reputable institutions of higher education of other countries; increase the participation of companies and research institutes in education and vocational training to raise the capability of domestic educational institutions and vocational training institutions; encourage lecturer and student exchange. Enhance inspection of education quality and vocational training quality according to regional and international standards.

6. Enhance Vietnamese teaching to Vietnamese people overseas and foreigners by establishing faculties of Vietnamese and Vietnamese training centers in some countries in Asia-Pacific (Laos, Cambodia, Thailand, Indonesia, Korea, Japan, Australia, and some Eastern Europe countries in the short term); formulate a framework of reference for Vietnamese language, methods for testing and assessing Vietnamese skills based on frameworks of reference of APEC, ASEAN and EU countries.

7. Develop vocational training to meet international integration requirements by raising the capability of international integration of students, teachers, and managers; enhance international cooperation in vocational training quality assurance.

8. Send delegations to some countries to learn about international cooperation in education and vocational training, sign agreements on international cooperation in education and vocational training.

IV. OBJECTIVES AND SOLUTIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Sign agreements on recognition of qualifications and conversion of certificates between Vietnam and other countries;

- Encourage the expansion of bilateral cooperation, educational association, lecturer and student exchange between Vietnamese institutions of higher education, colleges and vocational training institutions and foreign educational institutions and research institutes; attract foreign lecturers, foreign teachers, and Vietnamese citizen teaching abroad to training programs in Vietnam; introduce polices on attracting investment; expand the autonomy to the institutions;

- Introduce appropriate policies to attract and employ the intellectuals trained overseas to boost international cooperation in education and vocational training;

- Introduce policies on boosting the involvement of private sector in education and vocational training in order to meet international integration requirements; encourage companies and organizations to participate in training manpower that meet international standards;

- Complete the planning for institutions of higher education and vocational training institutions that engage in international integration and cooperation.

2. Intensify international cooperation in education and vocational training with other countries

- Expand international cooperation in education and vocational training with other countries, especially the countries that are strategic partners;

- Enhance international cooperation in education and vocational training using appropriate methods; expand educational association and cooperation in scientific research with foreign reputable educational institutions and vocational training institutions; encourage the establishment of Vietnam’s educational institutions overseas, the establishment of foreign educational and research institutions in Vietnam;

- Enhance the cooperation between Vietnamese and foreign educational institutions and vocational training institution in transferring programs, textbooks, teaching materials and teaching methods, admitting foreign students and sending Vietnamese students to abroad; increase the number of students selected to study in developed countries funded by government budget and other sources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Formulate national framework of reference for education based on international experience and the development of Vietnam;

- Enter into and implement agreements on cooperation with state-owned companies in Vietnam in supporting educational institutions and students in improving their professional skills;

- Promote the establishment and development of the certificate conversion system among ASEAN countries; recognize qualifications and convert certificates of other countries; expand the programs for international student exchange.

3. Ensure the quality of education and vocational training; come closer to regional and international standards

- Focus on raising the conditions on quality assurance, innovate the management and teaching to meet international integration requirements;

- Enhance inspection of education quality and vocational training quality according to regional and international standards; encourage educational institutions and vocational training institutions to carry out have their institutions and programs inspected by reputable international organizations;

- Intensify foreign language education, application of information technology and telecommunication to the management, teaching, learning, and research. Ensure the effectiveness of the National Scheme for Foreign Language Education by 2020.

- Mobilize financial resources to meet international integration requirements with regard to education and vocational training.

- Combine government budget and other sources of capital to provide equipment for excellent universities and the vocational schools that meet international standards;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Combine government budget and other sources of capital to enhance the teaching of Vietnamese language for Vietnamese overseas and foreigners; encourage overseas Vietnamese to teach in Vietnam; engage in other activities of the schemes;

- Mobilize financial resources from other countries and international organizations to accomplish the improvement of manpower quality, supply equipment for educational and vocational training institutions, exchange Vietnamese teachers, lecturers, and students with other countries;

- Mobilize resources from both Vietnamese and foreign organizations/individuals for training skilled manpower.

Article 2. Implementation

1. The Ministry of Education and Training shall:

- Take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, relevant Ministries and agencies in directing the implementation of this Scheme; provide guidance, inspect, supervise and periodically report the implementation of this Scheme to the Prime Minister. Summarize the implementation of this Scheme after 3 years and in 2020;

- Take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, other Ministries, governing bodies and local governments in promoting cooperation in education and vocational training (bilateral, multilateral, regional, etc.)

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:

Take charge and cooperate with the Ministry of Education and Training, relevant Ministries and agencies international integration with regard to vocational training in accordance with the Scheme; provide guidance, inspect, supervise and periodically report the implementation of this Scheme to the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Take charge and cooperate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, relevant Ministries and agencies in providing guidance on financial policies and allocation of budget for international integration with regard to education and vocational training;

- Cooperate with the Ministry of Education and Training in estimating budget for primary activities of the Scheme;

- Balance resources and provide capital serving the accomplishment the objectives of the Scheme.

4. The Ministry of Planning and Investment shall:

- Take charge and cooperate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in attracting investment in education and vocational training serving international integration;

- Balance and provide capital serving the development of infrastructure of institutions of higher education and vocational training institution.

5. The Ministry of Foreign Affairs shall:

- Cooperate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in instructing Vietnam’s diplomatic missions overseas to study and boost investment stimulation, expand international integration and cooperation in education and vocational training with foreign training institutions.

6. Other Ministries, agencies and local governments shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Summarize and report the result of international integration with regard to education and vocational training to the Ministry of Education and Training.

Article 3. This Decision takes effect from the day on which it is signed.

Article 4. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

PP THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER





Vu Duc Dam

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2448/QĐ-TTg ngày 16/12/2013 phê duyệt Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.388

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.163.176
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!