THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2404/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VỀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG GIỮA CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ký kết, gia nhập và thực
hiện Điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm
2005;
Căn cứ Hiệp định về hợp tác lao động giữa Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký
ngày 01 tháng 7 năm 2013;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định về hợp tác
lao động giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KGVX, NC,
V.III, Công báo;
- Lưu: Văn thư, QHQT (3b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VỀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
(Ban hành kèm theo Quyết định số
2404/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2014 của
Thủ tướng Chính phủ)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Triển khai thực hiện có hiệu quả Hiệp
định Hợp tác lao động giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (sau đây gọi tắt là Hiệp định).
2. Yêu cầu:
Quá trình triển khai Kế hoạch phải chủ động, kịp thời, đồng bộ, phù
hợp với các nguyên tắc của Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế, xã hội của
Việt Nam.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH
1. Tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiệp
định
a) Nhiệm vụ:
- Tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiệp
định và các quy định pháp luật của Việt Nam và Lào liên quan đến việc người lao
động Việt Nam đi làm việc ở Lào nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh
nghiệp và người dân có liên quan về việc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt
Nam, pháp luật Lào và các quy định tại Hiệp định này.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông
trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin truyền thông cơ
sở, nhất là các địa phương có tuyến biên giới giáp với Lào; tổ chức hội thảo, tọa
đàm, tập huấn, in phát tờ rơi, ký kết các kế hoạch liên tỉnh nhằm tuyên truyền
về Hiệp định.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Việt Nam thường xuyên trao đổi thông tin với Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội
Lào, phối hợp tổ chức các chiến dịch truyền thông tại các địa phương của hai nước
để phổ biến nội dung Hiệp định và các quy định pháp luật có liên quan của hai
nước.
b) Phân công:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng và thực hiện chương
trình hàng năm về tuyên truyền, phổ biến Hiệp định.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các tỉnh
có tuyến biên giới giáp với Lào chủ động tham mưu với cấp ủy đẩy mạnh công tác
tuyên truyền phổ biến Hiệp định.
c) Lộ trình thực hiện:
Thực hiện ngay sau khi Kế hoạch thực hiện
Hiệp định có hiệu lực và xuyên suốt thời gian có hiệu lực của Hiệp định.
2. Hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam nhận
thầu, trúng thầu, đầu tư và thực hiện dự án viện trợ không hoàn lại tại Lào
(doanh nghiệp có dự án của Việt Nam) thực hiện đúng Hiệp định và pháp luật liên
quan.
a) Nhiệm vụ:
Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện việc
ký kết các hợp đồng, làm thủ tục cho người lao động theo quy định pháp luật của
Lào và của Việt Nam, quy định tại Hiệp định này, đảm bảo quyền và lợi ích của
người lao động.
b) Phân công:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp,
cung cấp danh sách các doanh nghiệp có giấy phép đầu tư tại Lào cho Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn doanh nghiệp có dự án của Việt Nam thực hiện đúng Hiệp định và Luật về
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
c) Lộ trình thực hiện:
Thực hiện ngay sau khi Kế hoạch thực
hiện Hiệp định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và xuyên suốt thời gian có hiệu
lực của Hiệp định.
3. Phối hợp với Bộ Lao động và Phúc lợi
Xã hội Lào trong việc kết nối các doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (doanh
nghiệp dịch vụ lao động) của Việt Nam với các doanh nghiệp dịch vụ lao động của
Lào để hợp tác cung ứng lao động.
a) Nhiệm vụ:
Lựa chọn các doanh nghiệp dịch vụ lao
động của Việt Nam tham gia vào việc đưa lao động sang làm việc tại Lào, cung cấp
danh sách cho Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào để giới thiệu cho các doanh
nghiệp dịch vụ lao động Lào.
b) Phân công:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì thực hiện và hướng dẫn.
c) Lộ trình
thực hiện:
Đến quý I năm 2015: Hoàn thành việc kết
nối các doanh nghiệp dịch vụ lao động Việt Nam và các doanh nghiệp dịch vụ lao
động Lào.
4. Công tác quản lý lao động
a) Nhiệm vụ:
Quản lý lao động Việt Nam làm việc tại
Lào, giải quyết vụ việc phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người
lao động.
b) Phân công:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các
doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi làm việc tại Lào tổ chức quản lý
người lao động Việt Nam, thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân.
- Căn cứ vào tình hình thực tế và số
lượng người lao động Việt Nam đưa sang, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối
hợp với Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức bộ phận quản
lý lao động tại Lào.
c) Lộ trình thực hiện:
Thực hiện ngay sau khi Kế hoạch thực hiện Hiệp định được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và xuyên suốt thời gian có hiệu lực của Hiệp định.
5. Thành lập Tổ công tác theo dõi,
thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định:
a) Nguyên tắc thành lập:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam chịu
trách nhiệm thành lập một Tổ công tác gồm thành viên của một số đơn vị liên
quan trong Bộ, đảm bảo nguyên tắc bộ máy gọn nhẹ nhưng thực hiện hiệu quả các
nhiệm vụ đặt ra.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội được đề nghị các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương
và Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào cử đại diện tham gia Tổ công tác,
phối hợp giải quyết công việc.
Tổ công tác của Việt Nam và Tổ công tác của Lào sẽ
trực tiếp trao đổi các vấn đề về nội dung với nhau.
b) Thành phần Tổ công tác của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội:
Đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục Việc làm, Vụ Hợp
tác quốc tế và Vụ Kế hoạch tài chính.
Các thành viên Tổ công tác hoạt động theo chế độ
kiêm nhiệm.
c) Nhiệm vụ của Tổ công tác:
Phối hợp với Tổ công tác của Bộ Lao động và Phúc lợi
xã hội Lào để triển khai Hiệp định.
d) Lộ trình thực hiện:
Đến quý I năm 2015: Hoàn thành việc thành lập Tổ
công tác.
Tổ công tác hoạt động từ khi được thành lập và
xuyên suốt thời gian có hiệu lực của Hiệp
định.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Kế hoạch này được thực hiện kể từ khi Thủ tướng
Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định cho đến khi Hiệp định hết hiệu
lực.
IV. KINH PHÍ BẢO ĐẢM
Hàng năm, các Bộ, ngành, địa phương được phân công
trong kế hoạch này chủ động lập dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Huy động các nguồn hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ
quan đầu mối, chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện
Hiệp định.
2. Các Bộ, ngành và Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, nội dung Hiệp định, thực tế tình hình lao động của địa phương và các nhiệm
vụ được phân công tại kế hoạch này xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
3. Định kỳ hai năm một lần trong khuôn khổ Hội nghị
Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi xã hội Việt Nam - Lào, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Hiệp định và trao đổi kế hoạch phối
hợp với Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào.
4. Trong quá trình thực hiện, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội phải định kỳ kiểm tra,
giám sát việc thực hiện Hiệp định, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh để
đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hai nước; định kỳ hàng năm báo
cáo Chính phủ, Thủ tướng Chinh phủ kết quả thực hiện Kế hoạch này./.