Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 224/QĐ-UBND 2018 Nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn Điện Biên

Số hiệu: 224/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Lê Văn Quý
Ngày ban hành: 26/03/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 224/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 26 tháng 03 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 1952/QĐ-LĐTBXH ngày 19/12 /2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch thực hiện “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; các cơ quan Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Quý

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 224/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; trong đó, tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn có đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, các khu công nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và tham gia xuất khẩu lao động; đào tạo nghề nông nghiệp cho một bộ phận lao động nông thôn để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại; góp phần nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

Đào tạo nghề cho 42.300 người; trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 37.000 người, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 43,77% năm 2015 lên 58,6% năm 2020 (tỷ lệ qua đào tạo nghề từ 24,37% năm 2015 lên 34,34% năm 2020); đào tạo nghề cho lao động nông thôn 37.000 người, trong đó 27.750 người học nghề nông nghiệp, 9.250 học nghề phi nông nghiệp, gồm:

- Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 34.551 lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động, trong đó 25.913 người học nghề nông nghiệp, 8.638 người học nghề phi nông nghiệp. Sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

- Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cho 2.449 lao động nông thôn, trong đó 1.837 người học nghề nông nghiệp, 612 người học nghề phi nông nghiệp.

- Đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho lao động khác là 5.300 người.

II. ĐỐI TƯỢNG, NGHỀ ĐÀO TẠO CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1. Đối tượng đào tạo

Lao động nông thôn từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), từ 15 tuổi đến 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, bao gồm:

- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã;

- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.

Trong các đối tượng nêu trên, ưu tiên đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân.

2. Nghề đào tạo

2.1. Nghề nông nghiệp:

- Đào tạo nghề nông nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân, giải quyết việc làm cho người lao động, phát huy hiệu quả sản xuất; ưu tiên đào tạo các nghề phục vụ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, là thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của tỉnh; gắn đào tạo nghề với quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, các chương trình, dự án phát triển sản xuất gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

- Ngành nghề về kỹ thuật, công nghệ ứng dụng và quản lý sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản. Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động làm việc ở các doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, ngành nghề, làng nghề nông nghiệp.

2.2. Nghề phi nông nghiệp:

Tập trung đào tạo các nghề trong các lĩnh vực ngành kỹ thuật công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ nhằm chuyển đổi cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh; đào tạo theo nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, các khu chế xuất, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh; đào tạo nghề cho lao động nông thôn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; lao động nông thôn chuyển đổi sang làm dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển du lịch, gắn đào tạo nghề với chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Triển khai tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ của Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh tỉnh.

- Tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.

- Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

2. Định kỳ hàng năm rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Rà soát, cập nhật, bổ sung danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn; mức chi phí đào tạo đối với từng nghề.

- Rà soát, xác định để nắm chắc nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn theo từng nghề và cấp trình độ đào tạo.

- Rà soát, xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo (số lượng, cơ cấu nghề, trình độ đào tạo) của các doanh nghiệp, các khu chế xuất, khu công nghiệp các ngành kinh tế và thị trường lao động.

- Rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo cho lao động nông thôn về: nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cơ sở vật chất thiết bị đào tạo để xác định các cơ sở đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

3. Phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

- Đổi mới nội dung chương trình dạy nghề tại các cơ sở đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động; chương trình đào tạo phải phù hợp với điều kiện sản xuất, tăng thời lượng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề, giảm thời lượng lý thuyết; ngoài việc rèn luyện kỹ năng nghề cho người học, các cơ sở đào tạo cần quan tâm đến nhu cầu của người lao động và nhu cầu của xã hội; cần trang bị cho người học kiến thức về an toàn lao động, ý thức tác phong công nghiệp; kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, kiến thức về quản lý doanh nghiệp, các vấn đề về giới, môi trường, văn hóa xã hội nhằm tạo được sức hút đối với lao động tại các vùng nông thôn.

- Các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn có nhiệm vụ rà soát, điều chỉnh chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy đạt chuẩn theo quy định và phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương.

4. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho giáo viên dạy trình độ sơ cấp và người dạy nghề; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý, giám sát đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy học cho đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và người dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bồi dưỡng cán bộ quản lý ở cấp huyện, cấp xã về nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây dựng, biên soạn tài liệu để tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ của Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên ở cấp huyện, xã.

5. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo cho lao động nông thôn về: nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, cơ sở vật chất thiết bị đào tạo để xác định các cơ sở đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, phương tiện vận chuyển đào tạo nghề lưu động cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện hoặc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

6. Xây dựng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả cho lao động nông thôn theo từng ngành, lĩnh vực để tổ chức triển khai nhân rộng

- Triển khai xây dựng, quản lý, áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

- Tổ chức xây dựng, đánh giá, tổng kết, nhân rộng nhóm mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả: mô hình đào tạo nghề phi nông nghiệp; mô hình đào tạo nghề nông nghiệp; mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; mô hình đào tạo nghề gắn với xây dựng các mô hình học tập tại cộng đồng; mô hình đào tạo nghề gắn với các mô hình phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế... Các mô hình đào tạo nghề đối với lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số; người khuyết tật; người thất nghiệp; đào tạo cho người lớn và các đối tượng chính sách khác.

- Triển khai đào tạo nghề theo đặt hàng của doanh nghiệp, trong đó ưu tiên doanh nghiệp tham gia trực tiếp trong quá trình đào tạo và cam kết việc làm đối với người học sau đào tạo.

7. Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

7.1. Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 34.551 lao động nông thôn, người khuyết tật, thợ thủ công, thợ lành nghề, trong đó:

- Hỗ trợ đào tạo 8.638 lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp;

- Hỗ trợ đào tạo 25.913 lao động nông thôn học nghề nông nghiệp.

7.2. Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn cụ thể từng năm:

- Năm 2016: 6.551 người (trong đó: nghề nông nghiệp là 4.913 người; nghề phi nông nghiệp là 1.638 người);

- Năm 2017: 6.780 người (trong đó: nghề nông nghiệp là 5.085 người; nghề phi nông nghiệp là 1.695 người);

- Năm 2018: 6.990 người (trong đó: nghề nông nghiệp là 5.243 người; nghề phi nông nghiệp là 1.748 người);

- Năm 2019: 7.060 người (trong đó: nghề nông nghiệp là 5.295 người; nghề phi nông nghiệp là 1.765 người);

- Năm 2020: 7.170 người (trong đó: nghề nông nghiệp là 5.378 người; nghề phi nông nghiệp là 1.793 người);

8. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Hoàn thiện tiêu chí giám sát, đánh giá Đề án; tổ chức thu thập và xử lý thông tin, quản lý kinh phí Đề án ở cấp huyện; nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý, triển khai và tổ chức thực hiện Đề án.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án cấp huyện hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ;

- Thực hiện cơ chế giám sát của Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội phụ nữ tỉnh về tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn tại xã;

- Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của Đề án ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.”

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí thực hiện các nội dung hoạt động:

- Nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu (thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới).

- Ngân sách địa phương: căn cứ tình hình thực tế hàng năm, các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí cho việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

- Lồng ghép với các chương trình khác: các chính sách, chương trình, dự án, Đề án khác có hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn sử dụng ngân sách nhà nước, cơ quan chủ trì thực hiện chính sách, chương trình, dự án, đề án tại tỉnh phải báo cáo Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg cấp tỉnh về kế hoạch, kinh phí và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện Đề án.

2. Nội dung chi, mức chi và quản lý sử dụng kinh phí nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" của tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được giao quy định tại Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020" ban hành kèm theo Quyết định số 1409/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 của UBND tỉnh Điện Biên.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện trách nhiệm của UBND cấp tỉnh được quy định tại Khoản 18 Điều 1 Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và trách nhiệm của Sở quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/ 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; trong đó, tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Thực hiện trách nhiệm là cơ quan thường trực cấp tỉnh thực hiện nội dung "Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn" giai đoạn 2016-2020, là cơ quan giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, sở, ngành chức năng có liên quan của tỉnh xây dựng văn bản hướng dẫn về kế hoạch, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm và đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn; tổng hợp kế hoạch, kinh phí đào tạo nghề (nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp) cho lao động nông thôn giai đoạn 5 năm và hằng năm gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; đề xuất phương án phân bổ kinh phí hằng năm triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” (bao gồm cả đào tạo nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp) cho các sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và gửi Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu, nhiệm vụ và bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện.

- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện nội dung “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn" và định kỳ 6 tháng, hằng năm tổng hợp báo cáo kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, gồm: kết quả, hiệu quả hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chính sách hiện hành; kết quả, hiệu quả hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ các chính sách, chương trình, dự án, đề án khác; số lượng lao động nông thôn được học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động (doanh nghiệp) theo quy định của Bộ luật Lao động và số lượng lao động nông thôn đào tạo nghề ở các trình độ, tự chi trả học phí, gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để tổng hợp, trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương và Thủ tướng Chính phủ”.

- Căn cứ nhu cầu đào tạo, khả năng bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động về đào tạo nghề cho lao động nông thôn chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm (chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo) trình UBND tỉnh phê duyệt và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện trách nhiệm được quy định tại khoản 3, Điều 3 Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đồng thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh Chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án và chịu trách nhiệm thực hiện “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 4; các cơ quan chuyên môn cấp huyện thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 5 và UBND cấp xã thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 224/QĐ-UBND ngày 26/03/2018 về Kế hoạch thực hiện “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.533

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.46.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!