ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 206/QĐ-UBND
|
Tuyên Quang,
ngày 17 tháng 6 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Bộ luật Lao động
ngày 20/11/2019;
Căn cứ Luật Công đoàn
ngày 20/6/2012;
Căn cứ Chỉ thị số
37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng
quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị quyết số
109/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số
Nghị quyết của Quốc hội khoá XIV và từ đầu nhiệm kỳ khoá XV đến hết Kỳ họp thứ
4 về giám sát chuyên đề, chất vấn;
Căn cứ Quyết định số
416/QĐ-TTg ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai
thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự
lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong
tình hình mới;
Căn cứ Chương trình hành
động số 37-CTr/TU ngày 08/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số
37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ trong tình hình mới;
Căn cứ Kế hoạch số 130/KH-UBND
ngày 14/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình hành động số
37-CTr/TU ngày 08/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số
37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 783/TTr-SLĐTBXH ngày
24/5/2024 về việc đề nghị phê duyệt Đề án phát triển quan hệ lao động trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đề án phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Có Đề
án kèm theo).
Điều 2. Giao
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành,
đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề
án được phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này theo đúng quy định hiện hành. Định
kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết
định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
Giám đốc các sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch
và Đầu tư, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Công an tỉnh; Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Trưởng Ban Quản lý các
khu công nghiệp tỉnh ; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch Hiệp hội
Doanh nghiệp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng các
sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (thực hiện); (báo cáo)
- Bộ Lao động - TBXH; (báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh; (báo cáo)
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Thành ủy, Huyện ủy;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Báo Tuyên Quang, Đài PTTH tỉnh;
- Lưu: VT, THVX.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Việt Phương
|
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN
QUANG
(Kèm theo Quyết định số: 206/QĐ-UBND ngày 17/6/2024 của UBND tỉnh Tuyên
Quang)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ VÀ PHẠM VI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN
THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, Tuyên
Quang luôn được xếp vào nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng GRDP cao
trong khu vực trung du miền núi phía Bắc. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trên
địa bàn tỉnh ngày càng tăng, nổi bật có nhiều dự án may mặc, da giày của doanh
nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng lao
động quy mô lớn đi vào hoạt động, đã thu hút nhiều lao động vào làm việc.
Thực hiện Chỉ thị số
37-CT/TW ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư (Khóa XII) về xây dựng quan hệ
lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân
dân tỉnh và các cấp, các ngành của tỉnh đã quan tâm triển khai một số giải pháp
nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, bước đầu đã đạt được
một số kết quả nhất định: Nhận thức của các cấp, các ngành và của người lao động,
người sử dụng lao động về quan hệ lao động từng bước được nâng lên; hoạt động của
tổ chức Công đoàn từng bước phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người lao động; số lượng các cuộc đình công trong thời gian gần đây đã
có xu hướng giảm; quan hệ lao động tập thể duy trì được sự ổn định nhất định; đời
sống vật chất và tinh thần của người lao động từng bước được cải thiện. Những kết
quả này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an
ninh trật tự xã hội và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, tình hình quan hệ
lao động trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Vai trò bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động ở một số cấp Công đoàn còn hạn chế;
thực hiện quy định về đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đạt hiệu quả
chưa cao; thỏa ước lao động tập thể chưa thực sự là kết quả của quá trình
thương lượng; đình công không đúng trình tự pháp luật còn diễn ra và tiềm ẩn những
yếu tố phức tạp; các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động như hòa giải viên
lao động, trọng tài lao động cơ bản chưa thể phát huy trong thực tiễn. Những hạn
chế này ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thực tế này cho thấy việc
xây dựng Đề án “Phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” là cần
thiết, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong bối
cảnh mới, thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh,
trật tự, an toàn, xã hội trên địa bàn tỉnh theo đúng tinh thần của Chỉ thị số 37-CT/TW
ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư (Khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới
và các quy định của Bộ luật Lao động.
II. CĂN
CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Chỉ thị số 37-CT/TW ngày
03/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ
lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới.
- Bộ luật Lao động ngày
20/11/2019.
- Luật Công đoàn ngày
20/6/2012.
- Nghị quyết số 109/2023/QH15
ngày 29/11/2023 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của
Quốc hội khoá XIV và từ đầu nhiệm kỳ khoá XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát
chuyên đề, chất vấn;
- Nghị định số
145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
- Quyết định số 416/QĐ-TTg
ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện
Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới.
- Chương trình hành động số
37-CTr/TU ngày 08/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang thực hiện Chỉ thị
số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh
đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ trong tình hình
mới;
- Kế hoạch số 130/KH-UBND
ngày 14/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thực hiện Chương trình hành động số
37-CTr/TU ngày 08/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số
37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ trong tình hình mới.
III. PHẠM
VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Phạm vi áp dụng
- Phạm vi không gian: Quản
lý và hỗ trợ quan hệ lao động, đối thoại, thương lượng, ký kết thoa ước lao động
tập thể và giải quyết tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp
hoạt động trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi thời gian: Đến năm
2025
2. Đối tượng của Đề án
- Người lao động, người sử dụng
lao động và tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được thành lập theo
quy định của pháp luật.
- Cơ quan quản lý nhà nước về
quan hệ lao động cấp tỉnh, cấp huyện.
- Hòa giải viên lao động, Hội
đồng trọng tài lao động tỉnh.
- Các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan đến việc thực hiện nội dung Đề án.
Phần II
THỰC TRẠNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TUYÊN QUANG
I. ĐẶC
ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Về
phát triển kinh tế
Kinh tế tỉnh Tuyên Quang được
xếp trong nhóm các tỉnh tăng trưởng cao trong các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2023 tăng 7,46% so với năm 2022 (xếp
thứ 02/14 tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, 01/11 tỉnh miền núi phía Bắc, xếp
thứ 18/63 tỉnh, thành phố). GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt
trên 56 triệu đồng/người/năm; trong đó nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,6%;
công nghiệp tăng 15,7%; thương mại, dịch vụ tăng 12,0%; Chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh năm 2023, xếp thứ 50 toàn quốc.
2. Về
lao động, việc làm
Theo số liệu thống kê[1] tính đến hết năm 2023, dân số tỉnh Tuyên Quang
812.215 người. Dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) 383.365 người,
chiếm 47,2% tổng dân số. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên
371.019 người (Trong đó, lao động làm việc trong ngành Nông, lâm nghiệp và
thủy sản: 167.394 người, chiếm 45,1%; trong ngành Công nghiệp và xây dựng:
96.256 người, chiếm 26%, trong ngành Dịch vụ 107.369 người chiếm 28,9%). Tỷ
lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi 3,73%; tỷ lệ thiếu việc làm
của lực lượng lao động trong độ tuổi 1,59 %.
Tính đến thời điểm ngày
30/4/2024 tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội (bao
gồm Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện) đạt 30,47 %; tỷ lệ lực
lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 25,14 %; số tiền
nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) của
toàn tỉnh là 50,966 tỷ đồng.
Tính đến hết quý I năm 2024
trên địa bàn tỉnh có trên 2.736 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 11
doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, 2.708 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tổng số lao động làm việc trong các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng 45.463 người, trong đó số lao động làm việc
trong khối doanh nghiệp nhà nước khoảng 3.227 người, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài khoảng 12.506 người, doanh nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 29.730 người.
Thu nhập của người lao động khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khoảng
6,2 triệu đồng; khối doanh nghiệp dân doanh khoảng 5,2 triệu đồng; khối doanh
nghiệp nhà nước khoảng 8,4 triệu đồng.
Môi trường làm việc, điều kiện
làm việc của người lao động còn hạn chế, tình trạng vi phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của người lao động còn xảy ra. Điển hình đối với các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài là tình trạng vi phạm thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi,
chưa quy định các tiêu chuẩn nâng lương, nợ, chậm trả lương. Đối với doanh nghiệp
dân doanh tình trạng nợ BHXH, BHYT, BHTN và vi phạm về an toàn vệ sinh lao động
còn xảy ra.
II. THỰC
TRẠNG CƠ CHẾ, THIẾT CHẾ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động
Xác định tầm quan trọng của
việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành
xây dựng và triển khai thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ phát triển quan hệ
lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Thực hiện Chỉ thị số
37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư, Tỉnh ủy Tuyên Quang ban hành Chương
trình hành động số 37-CTr/TU ngày 08/7/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên
Quang thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định
tiến bộ trong tình hình mới; Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 14/12/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 37-CTr/TU ngày 08/7/2019 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động
hài hòa, ổn định tiến bộ trong tình hình mới. Trên cơ sở đó các cấp, các ngành
triển khai thực hiện xây dựng các thiết chế về quan hệ lao động, phòng ngừa
đình công.
2.
Công tác quản lý nhà nước về lao động
Số lượng biên chế hiện tại
trong các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động chưa đáp ứng được yêu cầu quản
lý nhà nước về quan hệ lao động. Các cán bộ, công chức thường xuyên phải thực
hiện công tác kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách về quan hệ lao động và
thư ký Hội đồng trọng tài lao động.
Hoạt động quản lý nhà nước về
quan hệ lao động chủ yếu thực hiện lồng ghép thông qua đối thoại, tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về lao động, các cuộc thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, giám
sát doanh nghiệp về lao động, hoạt động hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động
và đình công. Ngoài ra còn thực hiện thông qua nhiệm vụ hỗ trợ quan hệ lao động
như: Hỗ trợ tăng cường năng lực đối thoại, thương lượng và giải quyết tranh chấp
cho các chủ thể quan hệ lao động; trung gian và hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho
các tiến trình đối thoại, thương lượng tập thể...
Bộ luật Lao động có hiệu lực
từ ngày 01/01/2021 quy định thêm trách nhiệm quản lý nhà nước trong việc đăng
ký, quản lý hoạt động của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp; thành lập hội đồng
thương lượng tập thể. Do đó, yêu cầu về khối lượng, chất lượng công việc của cơ
quan quản lý nhà nước về lao động, đặc biệt là cấp tỉnh, sẽ tăng lên. Đòi hỏi
phải tăng cường về số lượng, chất lượng nhân sự trong cơ quan quản lý nhà nước
về quan hệ lao động mới đáp ứng được nhu cầu thực tế.
3. Tổ
chức Công đoàn
Công tác phát triển đoàn
viên, thành lập Công đoàn cơ sở của tổ chức Công đoàn thường xuyên được Liên
đoàn Lao động tỉnh và các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chú trọng thực hiện.
Tính đến tháng 3/2024, tổng số đoàn viên, công nhân viên chức người lao động
toàn tỉnh là hơn 48.100 người; có tổng số 1.040 Công đoàn cơ sở, trong đó khu vực
Hành chính - Sự nghiệp: 905 Công đoàn cơ sở; khu vực sản xuất kinh doanh: 135
Công đoàn cơ sở (bao gồm: 09 CĐCS trong doanh nghiệp Nhà nước, 126 CĐCS trong
các loại hình doanh nghiệp, đơn vị sản xuất - kinh doanh khác.
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo
của Tỉnh ủy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; các cấp Công đoàn trong tỉnh đã
từng bước phát huy được vai trò là người đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích
chính đáng của đoàn viên Công đoàn, người lao động. Thường xuyên tổ chức các hoạt
động gắn kết, tạo không khí vui tươi cho người lao động (như: tổ chức chương
trình Tết sum vầy - Kết nối yêu thương; thăm tặng quà người lao động có hoàn cảnh
khó khăn nhân Tháng công nhân, Tháng an toàn vệ sinh lao động...), tổ chức hội
nghị hướng dẫn, tư vấn nâng cao năng lực cho cán bộ Công đoàn cơ sở về thương
lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, đối thoại: Tuyên truyền phổ biến chính
sách - pháp luật của nhà nước liên quan đến người lao động; đổi mới tổ chức và
hoạt động Công đoàn theo hướng về cơ sở vì lợi ích đoàn viên và người lao động;
chú trọng tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đẩy
mạnh các hoạt động xã hội, tạo điều kiện để công nhân, lao động thực hiện được
quyền làm chủ của mình.
Trong những năm qua, đời sống
vật chất, văn hóa tinh thần của người lao động đã được quan tâm. Trong đó tổ chức
Công đoàn đã có nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần cho người lao động như: Tổ chức Ngày hội công nhân; phiên chợ nghĩa
tình; Hội thao trong công nhân, viên chức, lao động; các hội diễn văn nghệ...
được triển khai từ cơ sở đến cấp tỉnh. Tuy nhiên, đời sống văn hóa, tinh thần của
người lao động tại nhiều cơ sở, doanh nghiệp còn nghèo nàn; môi trường văn hóa ở
nơi làm việc và nơi sinh sống của người lao động chưa được quan tâm đúng mức; vẫn
còn nhiều công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ.
4. Tổ chức
đại diện người sử dụng lao động
Ủy ban nhân dân tỉnh luôn tạo
điều kiện trong việc thành lập và hoạt động của các tổ chức đại diện của người
sử dụng lao động. Một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động được thành lập
trên địa bàn tỉnh có hoạt động nổi bật như: Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên
minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ đây là các đơn vị đại diện cho cộng đồng
doanh nghiệp và giới sử dụng lao động đã triển khai và tổ chức được nhiều hoạt
động, chương trình hỗ trợ cho người sử dụng lao động và doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
5. Đối
thoại, thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể
5.1. Xây dựng và thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Những năm qua, các cấp Công
đoàn đã chủ động phối hợp với người sử dụng lao động trong việc xây dựng và thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, thực tế một số lãnh đạo doanh nghiệp
chưa thực sự coi trọng công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Hội
nghị người lao động đôi khi còn mang tính hình thức, chất lượng chưa cao. Công
tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của
các cơ quan chức năng còn hạn chế, đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước, dẫn đến
người lao động và người sử dụng lao động chưa thực sự hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng
của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
5.2. Đối thoại
Việc tổ chức đối thoại định
kỳ tại nơi làm việc được các cấp, các ngành và doanh nghiệp quan tâm triển khai
thực hiện; trong đó có vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc chủ động phối hợp
tổ chức đối thoại đạt hiệu quả. Năm 2023 trong các doanh nghiệp có tổ chức Công
đoàn có 88% tổ chức Hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại. Việc tổ chức hội
nghị đối thoại chủ yếu ở các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp có đông lao động,
còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (nhất là các doanh nghiệp tư nhân) thường
rất ít tổ chức với hình thức hội nghị đối thoại định kỳ.
5.3. Thương lượng, ký
kết thỏa ước lao động tập thể
Trong những năm qua, công
tác thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể đã được các cấp công đoàn
trong tỉnh, nhất là các công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp tập trung quan
tâm thực hiện, số lượng thỏa ước lao động tập thể tăng dần qua các năm. Đến nay
trên địa bàn tỉnh có trên 88% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn cơ sở đã ký kết
thỏa ước lao động tập thể. Việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể đã mang lại những
quyền lợi thiết thực cho người lao động, các doanh nghiệp đã có nhiều chế độ hỗ
trợ, trợ cấp, phúc lợi... có lợi hơn cho người lao động so với quy định của
pháp luật; tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng trình tự thương lượng,
ký kết thỏa ước lao động tập thể, một số thỏa ước lao động tập thể chất lượng
còn thấp, chủ yếu là sao chép lại các quy định của pháp luật lao động, có ít nội
dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
6. Giải
quyết tranh chấp lao động và đình công
6.1. Tranh chấp lao động,
đình công; giải quyết tranh chấp lao động, đình công
Từ năm 2019 đến nay, trên địa
bàn tỉnh xảy ra 02 vụ ngừng việc tập thể. Lý do ngừng việc tập thể: Người lao động
đòi tăng lương, điều chỉnh phụ cấp lương, cải thiện bữa ăn ca…Các cuộc ngừng việc
tập thể đã xảy ra đều mang tính tự phát, không tuân theo trình tự, thủ tục về
đình công theo quy định của pháp luật, không có sự lãnh đạo của tổ chức công
đoàn cơ sở.
Tỉnh đã có nhiều biện pháp để
hỗ trợ doanh nghiệp khi xảy ra ngừng việc tập thể và ngăn ngừa tình trạng ngừng
việc tập thể không đúng quy định của pháp luật diễn ra trên địa bàn. Ngày
16/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 944/QĐ-UBND thành lập
Ban Chỉ đạo phòng ngừa và giải quyết đình công không đúng trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh làm Trưởng Ban, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường
trực; Ban Chỉ đạo cũng Ban hành Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày 22/7/2022 ban hành
quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng ngừa và giải quyết đình công không đúng
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phân công
trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị khi có cuộc đình công không đúng trình tự
pháp luật xảy ra trên địa bàn.
Chỉ đạo các cơ quan chức
năng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và
người sử dụng lao động nhằm nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành quy định của
pháp luật trong quan hệ lao động. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp nhằm kiến nghị, chấn chỉnh những
sai sót của doanh nghiệp, giảm nguy cơ xảy ra đình công do doanh nghiệp vi phạm
các quy định của pháp luật lao động.
Tất cả các cuộc đình công xảy
ra trên địa bàn tỉnh thời gian qua đều tự phát, không được Công đoàn cơ sở hoặc
cấp trên cơ sở lãnh đạo. Nguyên nhân hầu hết các vụ tranh chấp lao động dẫn tới
đình công chủ yếu là doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về lao động
và các vấn đề lợi ích chưa hài hòa, không được đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
và thương lượng tập thể để hòa giải những bất đồng, mâu thuẫn với người lao động.
6.2. Hoạt động của Hòa
giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
Nhìn chung năng lực chuyên
môn của Hòa giải viên ở cấp huyện còn hạn chế,... do đó việc phát triển đội ngũ
hòa giải viên lao động đảm bảo đáp ứng yêu cầu mới là hết sức cần thiết (trong
năm 2024 tỉnh sẽ thực hiện bổ nhiệm 24 hòa giải viên lao động theo thẩm quyền
quy định.)
Công việc thường xuyên, thực
tế của Hội đồng trọng tài lao động tỉnh trong thời gian qua là tuyên truyền, tập
huấn chính sách pháp luật lao động và hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc
giải quyết đình công không đúng quy định, chưa có hoạt động giải quyết tranh chấp
lao động tập thể về lợi ích. Bộ luật Lao động đã có những quy định nhằm nâng
cao vai trò của Hội đồng trọng tài lao động như: Mở rộng thẩm quyền, phạm vi giải
quyết tranh chấp lao động; do đó đòi hỏi cao về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ
năng giải quyết của các trọng tài viên lao động. Vì vậy, đây cũng là một trong
những nhiệm vụ mà Đề án phải thực hiện để nâng cao kiến thức, kỹ năng giải quyết
các tỉnh huống về quan hệ lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng trọng
tài.
7. Cơ chế
phối hợp ba bên
Cơ chế phối hợp ba bên trên
địa bàn tỉnh đã bước đầu được thiết lập, các đối tác ba bên (1)Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội,(2) Liên đoàn Lao động tỉnh, (3)Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh
và Liên minh Hợp tác xã đã có sự phối hợp trong việc lấy ý kiến đóng góp của
các bên về một số chính sách về lao động; phối hợp tổ chức tuyên truyền pháp luật
lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật Hợp tác xã và các văn bản
liên quan cho người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp, hợp
tác xã nhằm nâng cao nhận thức pháp luật để từ đó điều chỉnh hành vi phù hợp
pháp luật, hạn chế các vi phạm pháp luật trong quan hệ lao động.
Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp số
06/CTPH-LĐLĐ-SLĐTBXH ngày 28/11/2023 giai đoạn 2023-2028 trong đó tập trung về
nâng cao chất lượng thực thi pháp luật lao động, các chế độ chính sách; bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và công nhân viên
chức lao động. Nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra do ngành Lao động - Thương binh
và Xã hội chủ trì đã có sự tham gia của đại diện Liên đoàn Lao động cùng giám
sát việc thực thi pháp luật tại doanh nghiệp.
III.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những
kết quả đạt được
- Nhận thức chung của các cấp,
các ngành, các cơ quan, đoàn thể và các doanh nghiệp trong tỉnh về quan hệ lao
động được nâng cao. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động đã duy
trì việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp; giảm thiểu số vụ vi phạm
pháp luật lao động, góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động.
- Công đoàn các cấp đã có
nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao
động trên địa bàn tỉnh; góp phần tạo sự tin tưởng và thu hút người lao động
tham gia hệ thống Công đoàn.
- Nhiều doanh nghiệp đã quan
tâm đến việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa thông qua việc thực hiện lốt
quy chế dân chủ ở cơ sở, tình hình đối thoại của người lao động, người sử dụng
lao động dẫn dược nâng lên cả về số lượng và chất lượng.
2. Tồn
tại hạn chế
- Vai trò của cơ quan quản
lý nhà nước trong việc phát triển quan hệ lao động mới chỉ tập trung vào chức
năng quản lý nhà nước; chức năng hỗ trợ quan hệ lao động hiệu quả chưa cao.
Công tác quản lý nhà nước về lao động như thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền phổ
biến pháp luật còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc tuân thủ pháp luật của một bộ phận
người sử dụng lao động chưa được nghiêm túc. Tình trạng vi phạm pháp luật của người
sử dụng lao động vẫn còn diễn ra.
- Tỷ lệ doanh nghiệp có tổ
chức Công đoàn và số đoàn viên chưa tương xứng so với tổng số doanh nghiệp đã
đi vào hoạt động và người lao động trên địa bàn tỉnh. Tổ chức Công đoàn ở một số
nơi, nhất là Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa phát huy được
vai trò đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích người lao động
trong quan hệ lao động.
- Các tổ chức đại diện người
sử dụng lao động hoạt động chủ yếu về hỗ trợ xúc tiến thương mại cho những doanh
nghiệp, hợp tác xã là thành viên; những vấn đề về quan hệ lao động chưa được
quan tâm, chú trọng đúng mức.
- Hoạt động thương lượng và
ký kết thỏa ước lao động tập thể còn hạn chế. Thỏa ước lao động tập thể chưa thực
sự là kết quả của quá trình thương lượng mà thường chịu sự chi phối, tác động bởi
yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Lực lượng hòa giải viên
lao động tại một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác hội đồng trọng
tài lao động đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện trong thực tế.
3.
Nguyên nhân của những hạn chế
3.1. Nguyên nhân khách
quan
- Nhận thức của các chủ thể
về quan hệ lao động còn hạn chế và ở mức độ khác nhau. Khung khổ pháp lý cho
quan hệ lao động đã được hình thành và phát triển nhưng chưa hoàn thiện.
- Các thiết chế quan hệ lao
động chưa phát triển tương xứng với yêu cầu, còn hạn chế về năng lực và cơ chế
hoạt động.
- Bộ luật Lao động đã có quy
định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện
người lao động tại cơ sở nhưng chưa có nghị định hướng dẫn thực hiện.
3.2. Nguyên nhân chủ
quan
- Nhận thức của một số cấp ủy
đảng, chính quyền và một bộ phận cán bộ, đảng viên về quan hệ lao động và về
vai trò của cơ quan nhà nước trong quan hệ lao động còn hạn chế.
- Vai trò của cơ quan nhà nước
và các thiết chế khác trong việc hỗ trợ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đối
thoại, thương lượng tập thể và ký kết, thực hiện thỏa ước lao động lập thể chưa
được phát huy. Bộ máy quản lý nhà nước còn có những hạn chế: Thiếu về số lượng,
thiếu cán bộ chuyên trách quan hệ lao động; cán bộ quản lý nhà nước về lao động
chưa được đào tạo bài bản về quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường.
- Đội ngũ cán bộ Công đoàn
cơ sở chủ yếu làm kiêm nhiệm, chưa được đào tạo nghiệp vụ công đoàn nên việc tổ
chức, hoạt động Công đoàn có việc chưa đáp ứng yêu cầu. Hầu hết tiền lương và
thu nhập của cán bộ Công đoàn cơ sở phụ thuộc vào người sử dụng lao động, chưa
có cơ chế bảo vệ cán bộ Công đoàn khi tham gia đại diện, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Tổ chức Công đoàn phát triển chưa
tương xứng với phát triển doanh nghiệp.
- Người sử dụng lao động, tổ
chức đại diện người sử dụng lao động chưa quan tâm đúng mức đến việc nâng cao
chế độ, quyền lợi, đời sống tinh thần của người lao động dẫn đến quan hệ lao động
giữa người sử dụng lao động và người lao động ở một số doanh nghiệp chưa được
hài hòa, tiến bộ.
Phần III
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG
I. BỐI CẢNH
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
1. Bối cảnh
Nhằm đẩy mạnh việc hoàn thiện
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc
tế, Việt Nam đang thực hiện những bước chuyển đổi mạnh mẽ trong quan hệ lao động.
Quan hệ lao động ở Việt Nam nói chung, từng địa phương nói riêng phải phù hợp với
những nguyên lý cơ bản của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, phù hợp
với những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động trong các cam kết quốc tế
mà Việt Nam có nghĩa vụ phải thực hiện.
Để thúc đẩy quá trình hội nhập
quốc tế Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 37- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.
Các Hiệp định thương mại tự
do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam tham gia (CPTPP, EVFTA) đều có những
điều khoản ràng buộc chặt về quan hệ lao động kèm theo cơ chế thúc đẩy, giám
sát thực thi. Những cam kết quốc tế về quan hệ lao động phải được đảm bảo trong
cả luật pháp và thực tiễn. Do vậy, từng địa phương phải có trách nhiệm xây dựng
và vận hành hiệu quả hệ thống quan hệ lao động phù hợp với những cam kết quốc tế
của Việt Nam.
2. Những vấn đề đặt ra đối
với quan hệ lao động
- Năng lực quản lý và hỗ trợ
phát triển quan hệ lao động của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện
còn nhiều hạn chế. Việc triển khai Bộ luật Lao động và Chỉ thị số 37-CT/TW đặt
ra nhiều nhiệm vụ mới về quản lý và hỗ trợ quan hệ lao động, nếu không nhanh
chóng đổi mới, kiện toàn thì khó đáp ứng được yêu cầu phát triển quan hệ lao động.
- Có nhiều thay đổi về trách
nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong đối thoại, thương lượng và giải quyết
tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, về thương lượng tập thể:
Điều 74, Bộ luật Lao động quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
trong thương lượng tập thể (tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập
thể cho các bên thương lượng tập thể, xây dựng và cung cấp các thông tin, dữ liệu
về kinh tế - xã hội, thị trường lao động ...về giải quyết tranh chấp lao động:
Điều 18 Bộ luật Lao động giao các cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban
nhân dân là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và có
trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong giải quyết
tranh chấp lao động.
- Việc Việt Nam phê chuẩn
Công ước số 98 của ILO về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương
lượng tập thể theo Nghị quyết số 80/2019/QH14 ngày 14/6/2019 và tham gia các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới đặt ra những yêu cầu về phát triển quan hệ lao
động ở Việt Nam cũng như vai trò của nhà nước trong quan hệ lao động cần có sự
đổi mới và phù hợp với những tiêu chuẩn lao động quốc tế mà Việt Nam đã cam kết
thực hiện. Nhằm thúc đẩy thương lượng tập thể thực chất, nhà nước phải hỗ trợ để
đảm bảo điều kiện thuận lợi để quá trình thương lượng tập thể diễn ra. Ngoài
ra, nhà nước phải hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các bên trong quá trình thương lượng
và việc thúc đẩy thương lượng tập thể thực chất sẽ được giám sát, hỗ trợ bởi
ILO và các hiệp định thương mại. Nếu không làm tốt thì sẽ gây ảnh hưởng tới uy
tín quốc gia và năng lực cạnh tranh của địa phương.
II.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Đảm bảo tính đồng bộ, thống
nhất trong chỉ đạo, thực hiện các giải pháp phát triển quan hệ lao động. Nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và hỗ trợ quan hệ lao động của cơ quan quản lý
nhà nước; phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, tổ chức đại diện
người sử dụng lao động trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
- Phát triển quan hệ lao động
phải giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và tăng trưởng, phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2025, xây dựng và đi
vào vận hành hệ thống quan hệ lao động mới phù hợp với kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản mà Việt Nam đã
cam kết đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; những quyền của
người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động được đảm bảo, giữ
vững an ninh, trật tự xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến
năm 2025
* Đối với chỉ tiêu về giải
quyết tranh chấp lao động và đình công
- Đến năm 2025, hoàn thành
việc xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài, phấn đấu 100% trọng tài
viên lao động được tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu, cập nhật kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ về quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động.
- Đến năm 2025, củng cố, kiện
toàn đội ngũ hòa giải viên lao động, phấn đấu 100% hòa giải viên lao động được
đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu và thực hiện tốt đồng thời hai chức năng hỗ trợ
quan hệ lao động và hòa giải tranh chấp lao động.
- Đến năm 2025, 100% các đơn
vị quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, huyện được củng cố, kiện toàn về tổ
chức hoạt động. Trong đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Quản lý các
khu công nghiệp tỉnh mỗi cơ quan bố trí 01 cán bộ chuyên trách về quan hệ lao động
* Đối với chỉ tiêu nâng
cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn[2]
- Phấn đấu toàn tỉnh có
48.000 đoàn viên công đoàn, tỷ lệ tập hợp, thu hút người lao động tham gia vào tổ
chức công đoàn bình quân đạt trên 80%. Phấn đấu thành lập Công đoàn cơ sở tại
100% doanh nghiệp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, có trên 20 lao động.
- 100% cán bộ chuyên trách
công đoàn phụ trách về công tác đối thoại, thỏa ước lao động tập thể và 100% chủ
tịch (hoặc phó chủ tịch) công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, đơn vị có tổ
chức Công đoàn được tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng đối thoại,
thương lượng tập thể.
- Phấn đấu 80% doanh nghiệp
có tổ chức Công đoàn tiến hành thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể
và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có 85% bản thỏa ước lao động
tập thể có điều khoản có lợi hơn cho người lao động.
III.
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG
1. Tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ
Các sở, ban, ngành, Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đảng và cấp ủy, tổ chức
Công đoàn cùng cấp tiếp tục tổ chức nghiên cứu, quản triệt đến toàn thể đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nội dung Chỉ thị số 37-CT/TW ngày
03/9/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ
lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới; nâng cao nhận thức về
vị trí, vai trò xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ gắn với ổn
định chính trị, xã hội, môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, phát triển kinh
tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động
trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; xác định rõ nhiệm vụ lãnh đạo,
chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ vừa cấp bách, vừa
lâu dài, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, người
lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội. Trên cơ sở đó có các biện pháp
lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển quan hệ lao động
trong thời gian tới, đồng thời đảm bảo bố trí nguồn nhân lực, kinh phí phù hợp
đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.
2.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động
2.1. Tăng cường,
củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các đơn vị quản lý nhà nước về quan
hệ lao động ở cấp tỉnh, cấp huyện nhằm hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tại
các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động.
2.2. Tăng cường
vai trò hỗ trợ phát triển quan hệ lao động
- Xây dựng chương trình, kế
hoạch và tổ chức triển khai có hiệu quả công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng về quản lý, hỗ trợ quan hệ lao động cho cán bộ cơ quan quản lý nhà nước
về quan hệ lao động theo một chương trình tổng thể, thống nhất phù hợp với yêu
cầu mới về quan hệ lao động.
- Tăng cường tuyên truyền,
phổ biến pháp luật lao động. Công đoàn cho người lao động và người sử dụng lao
động, nhất là người lao động, người sử dụng lao động trong các khu công nghiệp,
tạo điều kiện cho người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận thông tin
chính thức, nâng cao ý thức giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đổi mới nội dung,
hình thức tuyên truyền, chú trọng thông tin trên mạng xã hội để tạo sự chuyển
biến thực sự trong việc chấp hành pháp luật của các bên trong quan hệ lao động.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ
liệu về quan hệ lao động, thông tin thị trường lao động để phục vụ tốt cho công
tác quản lý Nhà nước về quan hệ lao động và hỗ trợ các bên trong quá trình đối
thoại, thương lượng tập thể.
2.3. Tăng cường
cơ chế phối hợp, tham vấn ba bên trong giải quyết các vấn đề có liên quan đến
quan hệ lao động.
Xây dựng quy chế phối hợp,
tham vấn chính sách, chia sẻ thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước và các tổ
chức Công đoàn, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trong giải quyết những
vấn đề liên quan đến lao động, quan hệ lao động ở địa phương.
2.4. Đẩy mạnh
các hoạt động thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, hướng dẫn và xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm thúc đẩy việc tuân thủ các quy định của pháp
luật lao động trong doanh nghiệp; đồng thời đổi mới nội dung và phương thức
thanh tra, kiểm tra để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, giảm thiểu các tranh
chấp, xung đột, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng quan hệ lao động hài hòa,
ổn định và tiến bộ.
3.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động
- Đổi mới hoạt động và nâng
cao vai trò của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong đại diện, bảo vệ quyền
và lợi ích của đoàn viên Công đoàn và người lao động.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận
động và phát triển đoàn viên, chú trọng thành lập Công đoàn cơ sở ngoài khu vực
nhà nước, đa dạng hóa phương thức kết nạp người lao động, bảo đảm tính tự nguyện
khi gia nhập, hoạt động Công đoàn.
- Không ngừng nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở để Công đoàn thực sự là chỗ dựa vững
chắc của đoàn viên, lao động trên cơ sở ưu tiên nguồn lực cho hoạt động thương
lượng tập thể, nhất là thương lượng về tiền lương, tăng cường thực hiện đối thoại,
tham vấn tạ i nơi làm việc, tích cực, chủ động sử dụng cơ chế theo quy định để
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
- Triển khai có hiệu quả các
biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên, cán bộ Công đoàn và tổ chức Công đoàn cơ sở
trong doanh nghiệp trước sự phân biệt đối xử, can thiệp, thao túng từ phía người
sử dụng lao động nhằm làm suy yếu vai trò của tổ chức Công đoàn.
4.
Thúc đẩy các hoạt động đối thoại và thương lượng tập thể
- Hỗ trợ xây dựng và tăng cường
năng lực đối thoại, thương lượng cho các chủ thể quan hệ lao động, tập trung mạnh
và nâng cao năng lực của các tổ chức Công đoàn trong đối thoại; nội dung thương
lượng tập thể thực chất theo những quy định mới của Bộ luật Lao động, tránh sự
can thiệp, thao túng từ phía người sử dụng lao động.
- Thúc đẩy các hoạt động đối
thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước tập thể cấp ngành và cấp nhóm doanh nghiệp
để hỗ trợ mở rộng phạm vi xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ
ở cấp ngoài doanh nghiệp.
- Nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động, bảo đảm các tranh chấp
phát sinh đều phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời theo đúng trình tự thủ
tục quy định của pháp luật, Nhà nước không can thiệp, làm thay vai trò của các
thiết chế giải quyết tranh chấp lao động theo quy định; giảm dần và tiến tới
xóa bỏ cơ chế giải quyết các cuộc đình công không theo trình tự thủ tục pháp luật
thông qua cơ chế can thiệp trực tiếp từ cơ quan hành chính Nhà nước.
5.
Nâng cao năng lực và hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động
- Rà soát, kiện toàn, nâng
cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, bảo đảm
các tranh chấp lao động phát sinh dược giải quyết đúng trình tự thủ tục, trong
đó tập trung vào các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức thí điểm bố trí một
số hòa giải viên chuyên trách tại một số huyện có nhiều doanh nghiệp có nguy cơ
tiềm ẩn xảy ra tranh chấp lao động.
+ Thiết lập đầu mối tiếp nhận
yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động của tỉnh và phân công nhiệm vụ giải quyết
tranh chấp lao động giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội cấp huyện bảo đảm sự kết nối, vận hành giữa đầu mối tiếp
nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động với các thiết chế hòa giải, trọng
tài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc của
quan hệ lao động, giảm thiểu các biện pháp can thiệp hành chính.
+ Từng bước nâng cao hiệu quả
hoạt động của thiết chế hòa giải viên lao động thông qua việc hỗ trợ, thúc đẩy
hòa giải viên lao động tham gia giải quyết các vụ việc tranh chấp lao động tập
thể, hỗ trợ giải quyết đình công không đúng trình tự thủ tục.
+ Từng bước đưa thiết chế hội
đồng trọng tài lao động vận hành trong thực tiễn thông qua việc hướng dẫn, hỗ
trợ trọng tài viên lao động tham gia các hoạt động hỗ trợ phát triển quan hệ
lao động trên địa bàn tỉnh.
- Chủ động triển khai các biện
pháp bảo đảm an ninh, an toàn tại các cuộc tranh chấp lao động tập thể và đình
công, không để đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động, gây rối an ninh trật
tự; xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng tranh chấp lao động, đình công để vi phạm
pháp luật
6. Tiếp
tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung hỗ trợ người lao động
Quan tâm đẩy nhanh công tác
quy hoạch, giải phóng mặt bằng, để sớm xây dựng các thiết chế văn hóa, đầu tư
phát triển nhà ở, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội (trường học, nhà mẫu
giáo, trung tâm thương mại, các chợ, các thiết chế văn hóa), các thiết chế Công
đoàn, các biện pháp cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người
lao động... để hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng quan hệ lao động, hài hòa, ổn
định và tiến bộ.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN I.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực,
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án. Chủ trì, phối hợp với
các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp liên quan triển khai thực hiện các giải
pháp của Đề án; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các
sở, ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, triển khai
kịp thời chính sách pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ
sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành; kỹ năng đối thoại, thương lượng
tập thể cho người lao động, người sử dụng lao động tại doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, trong đó tập trung vào những nội
dung vi phạm thường xảy ra tranh chấp, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên
quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; thường xuyên theo dõi và
kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh bổ nhiệm Hòa giải viên lao động. Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao năng lực cho 100% lực lượng Hòa giải viên lao động, cán bộ quản lý nhà
nước về quan hệ lao động.
- Phối hợp với các cơ quan,
ban, ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức Hội nghị đối thoại pháp luật với doanh
nghiệp, người lao động, các cơ quan quản lý nhà nước về lao động nhằm kịp thời
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật lao động.
- Hướng dẫn đôn đốc các
doanh nghiệp tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật lao động. Nâng cao năng lực
hoạt động của Thanh tra chuyên ngành lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong
tình hình mới. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
lao động tại các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ
liệu về quan hệ lao động, thông tin thị trường lao động để phục vụ tốt cho công
tác quản lý Nhà nước về quan hệ lao động và hỗ trợ các bên trong quá trình đối
thoại, thương lượng tập thể.
- Trên cơ sở đề xuất của các
đơn vị về dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động của Đề án, tổng hợp, thẩm định
gửi Sở Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
- Tham mưu cho Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh giải quyết tranh chấp lao động và đình công trên địa bàn tỉnh.
2. Sở
Tài chính
Trên cơ sở đề nghị của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính thẩm định, tham mưu với cấp có
thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách Nhà
nước, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và phù hợp với khả năng cân đối
của ngân sách địa phương.
3. Sở
Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với các cơ quan
liên quan để triển khai nhiệm vụ của Đề án theo chức năng nhiệm vụ được giao.
4. Sở
Nội vụ
Phối hợp hướng dẫn các cơ
quan liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý
nhà nước về quan hệ lao động; rà soát tiêu chuẩn vị trí việc làm và bố trí sắp
xếp công chức, viên chức theo vị trí việc làm đảm bảo thực hiện có hiệu có hiệu
quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động.
5. Sở
Thông tin và Truyền thông
Sở Thông tin và Truyền thông
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan; chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về quan hệ lao động, nhất là nội dung của Bộ
luật Lao động, Luật Công đoàn, các luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn
thi hành tới mọi tầng lớp nhân dân, người lao động, người sử dụng lao động để tạo
sự đồng thuận trong triển khai thực hiện.
6. Sở
Xây dựng
Chủ trì tham mưu đề xuất các
cơ chế chính sách về nhà ở cho công nhân, người lao động trên địa bàn tỉnh.
7. Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Liên đoàn Lao động
tỉnh tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển đời sống văn
hóa, tinh thần cho công nhân lao động.
8. Công
an tỉnh
- Triển khai các phương án,
kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
doanh nghiệp đông công nhân. Chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, trao đổi
thông tin với cơ quan liên quan, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các đối tượng có
hành vi lợi dụng, lôi kéo, kích động người lao động đình công trái pháp luật,
phá rối an ninh trật tự.
- Thực hiện tốt Quyết định số
01/QĐ-BCĐ ngày 22/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về ban hành Quy
chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng ngừa và giải quyết đình công không đúng trình
tự, thủ tục do pháp luật quy định trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số
114/QĐ-UBND ngày 12/7/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành
Phương án phòng, chống tập trung đông người, khiếu kiện, biểu tình, gây rối an
ninh, trật tự và bạo loạn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
9. Ban
Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
- Triển khai có hiệu quả các
nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lao động trong các khu công nghiệp đã được Ủy ban
nhân dân tỉnh ủy quyền. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp của Đề án trong địa bàn quản lý.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ
biến chính sách pháp luật lao động, trong đó tập trung vào những nội dung liên
quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động
và người lao động. Chủ động nắm tình hình và kịp thời giải quyết các vướng mắc,
mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp lao động kéo
dài dài dẫn đến đình công.
- Phối hợp chặt chẽ với các
địa phương để giải quyết đình công.
10. Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn
phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; Bố trí đầy đủ
các nguồn lực theo quy định để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của
Đề án tại địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ
biến chính sách pháp luật lao động, trong đó tập trung vào những nội dung liên
quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động
và người lao động. Chủ động nắm tình hình và kịp thời giải quyết các vướng mắc,
mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp lao động kéo
dài dài dẫn đến đình công.
- Chủ động phối hợp với cơ
quan Công an, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết đình công.
11. Báo
Tuyên Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Báo Tuyên Quang, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh thường xuyên đưa tin, phản ánh về công tác xây dựng
quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn tỉnh. Kịp thời biểu
dương những doanh nghiệp, người lao động tiêu biểu phục vụ công tác tuyên truyền,
phê phán những hành vi gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh.
12. Đề
nghị các cơ quan phối hợp triển khai thực hiện Đề án
12.1. Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy
Chủ trì, phối hợp với Ban
cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan biên tập tài liệu, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Đề án đến cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; chỉ đạo, định hướng Báo Tuyên Quang,
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí trên địa bàn thường
xuyên tuyên truyền kết quả thực hiện Đề án và thông tin kịp thời, đầy đủ sâu rộng
các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về điều kiện lao động
và quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh.
12.2. Ban Dân vận Tỉnh
ủy
Chủ trì, phối hợp với Ban
cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Đề án đến cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân trong tỉnh.
12.3. Liên đoàn Lao động
tỉnh
- Phối hợp chặt chẽ với các
sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp của Đề án. Chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện các giải pháp: Nâng
cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động, thúc đẩy
các hoạt động đối thoại và thương lượng tập thể trong doanh nghiệp, đẩy mạnh
công tác tuyên truyền và chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đoàn viên, người
lao động.
- Tập trung tuyên truyền vận
động thành lập tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định,
có từ 20 lao động.
- Hướng dẫn Công đoàn các cấp
tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động nâng cao
nhận thức chính trị, tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn;
hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn
trong bảo vệ lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động, đảm bảo tổ chức
công đoàn thật sự vững mạnh, là chỗ dựa tin cậy cho công nhân, người lao động.
12.4. Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Phối hợp tuyên truyền, vận động
doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng pháp luật; đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về nội dung của Đề án đến các tầng lớp nhân dân; tham gia thực hiện công
tác giám sát phản biện xã hội trong việc thực hiện Đề án phát triển quan hệ lao
động trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
12.5. Các Thành ủy,
Huyện ủy
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố và các đơn vị liên quan trên địa bàn triển khai, thực hiện có hiệu quả
các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
12.6. Hiệp hội Doanh
nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Phối hợp với các sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ đối với doanh nghiệp, đơn vị
thành viên trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, tham gia
hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể để thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa,
ổn định và tiến bộ.
II.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nhiệm
vụ của Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn huy động hợp pháp khác. Cụ thể:
- Ngân sách tỉnh đảm bảo kinh
phí thực hiện các hoạt động của Đề án do các sở, ban ngành, cơ quan cấp tỉnh được
phân công thực hiện. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị căn cứ nhiệm vụ được phân
công, xây dựng, dự toán kinh phí thực hiện Đề án, tổng hợp vào dự toán chung của
ngành gửi Sở Tài chính để thẩm định, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt, trong đó ưu tiên lồng ghép với các nhiệm vụ thường xuyên khác để thực hiện.
- Ngân sách huyện, thành phố
đảm bảo kinh phí để thực hiện các hoạt động của Đề án thuộc cấp huyện, thành phố
theo phân cấp ngân sách hiện hành. Giao phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
lập dự toán kinh phí đảm bảo cho các hoạt động của Đề án trên địa bàn trong năm
gửi phòng Tài chính thẩm định trình Chủ tịch UBND huyện quyết định để tổ chức
thực hiện.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Trên cơ sở nhiệm vụ, nội
dung được giao tại Đề án, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ
chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ và dự toán chi tiết hằng năm để triển khai
thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện Đề án hằng năm gửi Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 12 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trong quá trình triển khai,
thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố và các cơ quan liên quan có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
[1] Báo cáo số
86/BC-CTK ngày 08/4/2024 của Cục Thống kê Tuyên Quang
[2] Số liệu
theo Kế hoạch số 149/KH-LĐLĐ ngày 03/12/2021 của Liên đoàn Lao động tỉnh