Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2037/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Cao Khoa
Ngày ban hành: 20/12/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2037/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày 10/11/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 202/TTr- HĐTĐ ngày 29/9/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch Phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020 (Có Quy hoạch kèm theo), với những nội dung chủ yếu sau:

I- ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC TỈNH QUẢNG NGÃI

1. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 9,86% giai đoạn 2001 - 2005 lên 18,7%/năm giai đoạn 2006 - 2010, tính chung giai đoạn 2001 - 2010 tốc độ tăng trưởng là 14,19% năm và cao hơn tốc độ tăng chung của cả nước.

Cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế chủ yếu (theo giá hiện hành) đã có bước chuyển dịch khá mạnh: tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 33,4% năm 2001 xuống còn 18,63% năm 2010; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 36,44% năm 2001 lên 59,31% năm 2010; tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại giảm từ 30,16% năm 2001 xuống còn 22,07% năm 2010.

Tổng sản phẩm (theo giá hiện hành) năm 2010 đạt 29.275.166 triệu đồng. GDP bình quân đầu người tăng lên đáng kể, năm 2010 đạt 24,02 triệu đồng, bằng 3,96 lần so với năm 2005.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2001 đạt 201 tỷ đồng; năm 2005 thu ngân sách của tỉnh đạt 509 tỷ đồng, tăng bình quân 26,4%/năm. Năm 2010 thu ngân sách của tỉnh đạt 14.500 tỷ đồng, tăng bình quân 71,4%/năm (giai đoạn 2006-2010) và bằng 28,5 lần so với năm 2005.

2. Đặc điểm phát triển nhân lực

a) Xu hướng biến động dân cư

Dân số trung bình của tỉnh năm 2010 là 1.218.621 người; trong đó: nữ chiếm 50,7%, nam 49,3%; thành thị chiếm 14,63%, nông thôn chiếm 85,37%. Dân số có cơ cấu trẻ: nhóm tuổi từ 0-14 tuổi chiếm 25,55%, nhóm 15-17 tuổi chiếm 7,25% và nhóm 16-20 tuổi chiếm 10,42%.

b) Đặc điểm nhân lực

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều dân tộc sinh sống (trên 17 dân tộc), trong đó có 4 dân tộc chính là dân tộc Kinh (chiếm 86,72%), Hrê (chiếm9,47%), Cor (chiếm 2,31), Ca Dong (chiếm 1,46%).

Trong tổng lực lượng lao động đang làm việc năm 2010 là 705.679 người, tỷ lệ chưa biết chữ là 9.315 người, chiếm 1,32%; chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm là 107.052 người chiếm 15,17%, tốt nghiệp tiểu học là 279.096 người, chiếm 39,55%; tốt nghiệp trung học cơ sở 185.735 người, chiếm 26,32%; tốt nghiệp trung học phổ thông 124.482 người, chiếm 17,64%.

Năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 35,02%, trong đó qua đào tạo nghề chiếm 28% trên tổng lao động đang làm việc; thấp hơn so với trung bình cả nước (34,3%).

3. Hiện trạng đào tạo nhân lực

a) Hiện trạng hệ thống đào tạo, dạy nghề

Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 32 cơ sở dạy nghề, trong đó: 06 trường đại học, cao đẳng và TCCN tham gia dạy nghề; 02 trường Cao đẳng nghề; 02 trường Trung cấp nghề và 24 Trung tâm Dạy nghề; cụ thể:

+ Trường đại học 02: Đại học Phạm Văn Đồng, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - cơ sở Miền Trung.

+ Trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp 04: Cao đẳng Kế toán - Tài chính; Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Quảng Ngãi; Trung học y tế Quảng Ngãi; Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi.

+ Cao đẳng nghề 02: Trường Cao đẳng nghề cơ giới, Trường Cao đẳng nghề Dung Quất.

+ Trung cấp nghề: 02 trường, gồm Trường Trung cấp nghề Đức Phổ, Trường Trung cấp nghề của tỉnh.

+ Trung tâm, cơ sở dạy nghề: 22 Trung tâm và cơ sở dạy nghề.

b) Đội ngũ giáo viên, giảng viên

Hệ giáo dục hiện có tổng số 555 giáo viên chính thức; ngoài ra là thỉnh giảng hoặc hợp đồng ngắn hạn. Tỷ lệ học sinh/giáo viên quy đổi đạt 38,7. Về chất lượng có 1,62% có trình độ tiến sĩ, 31,53% có trình độ trên thạc sĩ, 63,6% có trình độ đại học, và 3,25% có trình độ cao đẳng trở xuống.

Hệ dạy nghề, có tổng số 392 giáo viên cơ hữu; ngoài ra là thỉnh giảng hoặc hợp đồng ngắn hạn. Tỷ lệ học sinh/giáo viên quy đổi đạt 56,7. Về chất lượng, có 17,86 % có trình độ thạc sĩ; 66,33% có trình độ đại học; 15,81% có trình độ cao đẳng trở xuống.

II- QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, đó là chiến lược về con người "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Coi nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm trong sự phát triển kinh tế của tỉnh.

b) Phát triển nhân lực Quảng Ngãi phải có tầm nhìn dài hạn và phải có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.

c) Phát triển nhân lực Quảng Ngãi phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành/lĩnh vực. Gắn đào tạo, dạy nghề với chương trình phát triển kinh tế xã hội, của các ngành kinh tế, vùng kinh tế, vùng dân cư, gắn với nhu cầu các doanh nghiệp và thị trường sức lao động theo quan hệ cung cầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

d) Phát triển nhân lực phải đảm bảo phát triển toàn diện về con người cả về đức, trí, thể, mỹ, bao gồm các yếu tố: thể lực, trí lực, trình độ học vấn, kỹ năng lao động, hành vi đạo đức, lối sống và ý thức chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

e) Phát triển nhân lực phải tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo nghề theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tế Quảng Ngãi, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

2. Mục tiêu phát triển

Phát triển nhân lực đảm bảo đủ về số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng, đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diên về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, đạo đức, tác phong, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển nền kinh tế và ổn định xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Hình thành được đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho các ngành và lĩnh vực có tiềm năng thế mạnh nổi trội và sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các địa phương của tỉnh để điều tiết cung cầu lao động trên thị trường lao động toàn tỉnh, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, góp phần đưa Quảng Ngãi cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

III- PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2020

1. Phát triển nhân lực theo bậc đào tạo

Với mục tiêu nâng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tổng số lao động của tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2015 khoảng 55% và năm 2020 khoảng 70% nhằm đáp ứng yêu cầu lao động có kỹ thuật cho phát triển kinh tế; cả khu vực thành thị và nông thôn, tỷ lệ dân số họat động kinh tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh hàng năm, đặc biệt lao động đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

Năm 2015: Dự báo nhu cầu lao động làm việc 770.505 người trong đó lao động qua đào tạo và dạy nghề là 423.778 người (chiếm 55%). Chia ra dạy nghề có 346.727 người, chiếm 45% (dưới 3 tháng 15,76%; sơ cấp chiếm 17,32%; trung cấp nghề 8,79%, cao đẳng nghề chiếm 3,13%); Đào tạo có 77.052 người, chiếm 10% (trung cấp chuyên nghiệp chiếm 2,92%; cao đẳng chiếm 2,48%; đại học trở lên chiếm 6,00%).

Năm 2020 nhu cầu lao động làm việc 806.557 người trong đó lao động qua đào tạo và dạy nghề là 564.590 người (chiếm 70%). Chia ra dạy nghề có 443.606 người, chiếm 55% (dưới 3 tháng 16,95%; sơ cấp chiếm 19,34%; trung cấp nghề 12,28%, cao đẳng nghề chiếm 6,43%;); Đào tạo có 120.989 người, chiếm 15% (trung cấp chuyên nghiệp chiếm 4,08%; cao đẳng chiếm 3,78% và đại học trở lên chiếm 7,14%).

2. Phát triển nhân lực theo ngành, lĩnh vực

a) Nhân lực khối ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản

Trong giai đoạn 2011 - 2020, tỷ trọng nhân lực khối ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng lao động xã hội có xu hướng giảm nhanh, nhưng số lượng tuyệt đối vẫn chưa giảm đáng kể. Số lượng lao động giảm ở ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản do có sự chuyển dịch lao động theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà.

Tổng cầu lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản năm 2010 là 430.210 người, năm 2015 là 369.072 người và năm 2020 là 297.620 người. Lao động đã qua đào tạo trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản năm 2010 là 146.337 người, chiếm tỷ lệ 34,02%; năm 2015 là 196.710 người, chiếm tỷ lệ 53,3%; đến năm 2020 là 203.878 người, chiếm tỷ lệ 68,5% tổng số lao động ngành.

b) Nhân lực ngành công nghiệp, xây dựng

Tổng cầu lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 115.131 người năm 2010 lên 208.807 người năm 2015 và 262.131 người vào năm 2020. Lao động đã qua đào tạo trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng năm 2010 là 41.298 người, chiếm tỷ lệ 35,87%; năm 2015 là 118.863 người, chiếm tỷ lệ 56,92; đến năm 2020 là 186.054 người, chiếm tỷ lệ 70,98% tổng số lao động ngành.

Riêng trong khối xây dựng, tổng nhu cầu lao động đến năm 2015 là 55.763 người, trong đó lao động qua đào tạo là 41.934 người, chiếm tỷ lệ 75,2%; tổng nhu cầu lao động khối xây dựng đến năm 2020 là 72.733 người, trong đó lao động qua đào tạo là 63.714 người, chiếm tỷ lệ 87,6% tổng số lao động khối.

c) Nhân lực khối ngành dịch vụ

Cùng với khối ngành công nghiệp - xây dựng, khối ngành dịch vụ sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2011 - 2020. Theo dự báo nhân lực ngành dịch vụ đến năm 2015 là 208.807 người, tăng gấp 1,81 lần so với năm 2010 và đến năm 2020 tăng lên 262.131người, chiếm 30,6% tổng số lao động trong nền kinh tế quốc dân.

Lao động qua đào tạo, năm 2015 là 118.863 người, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 56,92%; năm 2020 là 186.054 người chiếm tỷ lệ là 70,89%.

3. Phát triển nhân lực của một số ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn

Nhu cầu lao động được đào tạo của các ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015 là 385.826 người, trong đó lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là 196.710 người; lĩnh vực công nghiệp xây dựng là 118.863 người; lĩnh vực dịch vụ là 70.253 người.

Nhu cầu lao động được đào tạo của các ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 là 514.128 người, trong đó lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là 203.878 người; lĩnh vực công nghiệp xây dựng là 185.804 người; lĩnh vực dịch vụ là 124.346 người.

4. Phát triển nhân lực theo một số chủ thể tham gia phát triển

a) Nhân lực khối Đảng, đoàn thể; quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng

Đến năm 2015, tổng số nhu cầu lãnh đạo, cán bộ công chức của khối Đảng, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng khoảng 19.344 người, tăng 648 người so với năm 2010; trong đó cử nhân chiếm 48,7%; thạc sĩ, tiến sĩ khoảng 426 người, chiếm 2,2%.

Đến năm 2020, tổng số nhu cầu lãnh đạo, cán bộ công chức của khối khoảng 19.859 người, tăng 515 người so với năm 2015; trong đó cử nhân chiếm 55,2%; thạc sĩ, tiến sĩ khoảng 635 người, chiếm 3,2%.

a.1) Cán bộ lãnh đạo

Năm 2015, tổng số nhu cầu lãnh đạo, cán bộ công chức của khối khoảng 1.327 người, tăng 31 người so với năm 2010; trong đó cử nhân chiếm 65%; thạc sĩ, tiến sĩ khoảng 33 người, chiếm 2,5%.

Năm 2020, tổng số nhu cầu lãnh đạo, cán bộ công chức của khối khoảng 1.352 người, tăng 25 người so với năm 2015; trong đó cử nhân chiếm 68%; thạc sĩ, tiến sĩ khoảng 47 người, chiếm 3,5%.

a.2) Đội ngũ công chức, viên chức

Đội ngũ công chức, viên chức của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015 đạt trên 18.017 người, tăng 617 người so với năm 2010, trong đó số lượng viên chức có trình độ cử nhân chiếm 47,5%; thạc sĩ, tiến sĩ là 393 người, chiếm 2,2% trong tổng số đội ngũ cán bộ công chức viên chức toàn tỉnh.

Đến năm 2020 đạt trên 18.507 người, tăng trên 1.100 người so với năm 2010, trong đó số lượng viên chức có trình độ cử nhân chiếm 54,3%; thạc sĩ, tiến sĩ là 588 người, chiếm 3,2% trong tổng số đội ngũ cán bộ công chức viên chức toàn tỉnh (bao gồm khối hành chính nhà nước, khối cơ sở xã, phường, thị trấn).

b) Nhân lực khối sự nghiệp giáo dục - đào tạo

b.1) Đội ngũ giáo viên, giảng viên trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Đến năm 2015, số giáo viên, giảng viên bậc Trung cấp chuyên nghiệp là 137 người, trong đó khoảng 30% có trình độ thạc sỹ trở lên; số giáo viên, giảng viên bậc cao đẳng là 173 người, trong đó khoảng trên 38% có trình độ thạc sĩ trở lên; số giáo viên, giảng viên bậc đại học là 456 người với hơn 53% có trình độ từ thạc sỹ trở lên, trong đó, tỷ lệ thạc sỹ là 45%, tiến sỹ là 8%.

Đến năm 2020, số giáo viên, giảng viên bậc Trung cấp chuyên nghiệp khoảng 173 người, trong đó, khoảng 38% có trình độ thạc sỹ trở lên; số giáo viên, giảng viên bậc cao đẳng là 232 người, trong đó 40% có trình độ thạc sĩ trở lên; số giáo viên, giảng viên bậc đại học là 603 người với 85% có trình độ từ thạc sỹ trở lên, trong đó, tỷ lệ thạc sỹ là 75%, tiến sỹ là 10%.

b.2) Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề

Đến năm 2015, số giáo viên, giảng viên dạy nghề các bậc là 657 người, trong đó: giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề là 214 người; giáo viên, giảng viên trung cấp nghề là 182 người; và giáo viên, giảng viên sơ cấp nghề là 261 người.

Đến năm 2020, số giáo viên, giảng viên dạy nghề các bậc là 998 người, trong đó, giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề là 399 người; giáo viên, giảng viên trung cấp nghề là 296 người; giáo viên, giảng viên sơ cấp nghề là 303 người.

c) Nhân lực khối sự nghiệp y tế

Đến năm 2015, tổng số cán bộ y tế có khoảng 5.085 người, trong đó, số bác sỹ khoảng 841 người (đạt 39,9 cán bộ y tế/10.000 dân); đến năm 2020, tổng số cán bộ y tế có khoảng 5.990 người, trong đó số bác sỹ khoảng 972 người (đạt 45 cán bộ y tế/10.000 dân).

Các cấp trình độ chủ yếu trong lĩnh vực y tế như sau:

- 5,5 bác sĩ, dược sĩ/1vạn dân năm 2015; 10 bác sĩ, dược sĩ/1vạn dân năm 2020;

- 2,6 kỹ thuật viên/1vạn dân năm 2015; 3,1 kỹ thuật viên/1vạn dân năm 2020;

- 9,8 điều dưỡng/1vạn dân năm 2015 và 10,5 điều dưỡng/1vạn dân năm 2020;

- 9,8 điều dưỡng/1vạn dân năm 2015 và 10,5 điều dưỡng/1vạn dân năm 2020;

- 21 (y sĩ, dược sĩ trình độ khác)/1vạn dân năm 2015 và 23 (y sĩ, dược sĩ trình độ khác)/1vạn dân năm 2020.

d) Nhân lực nhóm ngành văn hóa, thể thao

Đến năm 2015, nhân lực trực tiếp làm việc trong lĩnh vực văn hóa, thể thao là 580 người, năm 2020 là 618 người; trong đó, lĩnh vực văn hóa năm 2015 là 289 người, năm 2020 là 309 người; lĩnh vực thể dục, thể thao năm 2015 là 107 người, năm 2020 là hơn 123 người; lĩnh vực gia đình năm 2015 là 184 người, năm 2020 là 186 người.

e) Nhân lực cho Khu kinh tế - Khu Công nghiệp

Đến năm 2015 nhu cầu lao động qua đào tạo tại các khu công nghiệp của tỉnh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khỏang 33.000 lao động; Khu kinh tế Dung Quất khoảng 34.000 lao động.

Đến năm 2020 nhu cầu lao động qua đào tạo tại các khu công nghiệp của tỉnh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khỏang 49.000 lao động; Khu kinh tế Dung Quất khoảng 45.500 lao động.

IV- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Dự báo nhu cầu và giải pháp huy động vốn

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi dự kiến 7.630,931 tỷ đồng, trong đó:

+ Thời kỳ 2011 - 2015 là 3.698,951 tỷ đồng (bình quân 739,79 tỷ đồng/năm).

+ Thời kỳ 2016 - 2020 là 3.931,980 tỷ đồng (bình quân 786,396 tỷ đồng/năm).

- Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

+ Ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương chiếm tỷ lệ 50% trong tổng vốn.

+ Vốn doanh nghiệp và của người được đào tạo chiếm 20%.

+ Vốn xã hội hóa giáo dục đào tạo: vốn tự có của dân, vốn các tổ chức tài trợ, vốn các nhà từ thiện; vốn chương trình dự án và ODA và các nguồn khác, chiếm 30%.

- Thực hiện các giải pháp huy động vốn đầu tư, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, đẩy mạnh chủ trương tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng, thành lập các trường, cơ sở giáo dục đào tạo cho các thành phần xã hội. Tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác.

2. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực

- Nâng cao nhận thức các cấp, các ngành toàn xã hội về phát triển nhân lực.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực

- Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý

- Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh

3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nhân lực

- Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nhân lực.

- Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội.

- Chính sách huy động nguồn lực trong xã hội cho phát triển nhân lực.

- Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài.

- Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động.

4. Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực

- Phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức trung ương.

- Phối hợp và hợp tác với các tỉnh bạn.

- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế.

- Tăng cường sự phối hợp với các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành.

5. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong tỉnh

- Phối hợp dạy nghề với phát triển phổ cập giáo dục phổ thông.

- Thiết lập và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

- Đa dạng hóa hoạt động dạy nghề và học nghề.

- Đào tạo nghề theo dự án, theo địa chỉ và coi trọng việc kết hợp giữa đào tạo với giải quyết việc làm cho học viên.

- Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cấp, sở ngành, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm.

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện Quy hoạch này; chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh và đưa vào kế hoạch 5 năm, hàng năm.

2. Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch của mình, phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh và yêu cầu phát triển của mổi sở, ban ngành; các huyện, thành phố.

3. Sau khi Quy hoạch này được phê duyệt cần công khai quy hoạch trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát và theo dõi trong quá trình thực hiện quy hoạch.

4. Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố định kỳ đánh giá và tổng kết hàng năm tình hình thực hiện quy hoạch, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng thời trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố thường xuyên xem xét bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch này cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành, hội, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Cao Khoa

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2037/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.177

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.56.251
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!