Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 20/2006/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 20/01/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20/2006/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH

NGÀY 20 THÁNG 01 NĂM 2006 VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

 QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010:

1. Nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của đồng bằng sông Cửu Long để phát huy sức mạnh của vùng, tạo bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng đồng bằng sông Cửu Long phát triển toàn diện, bền vững, trở thành một vùng kinh tế trọng điểm của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

2. Phấn đấu đến năm 2010 chỉ số phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề của đồng bằng sông Cửu Long ngang bằng chỉ số trung bình của cả nước.

Điều 2. Các chỉ tiêu cụ thể về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010:

1. Về giáo dục mầm non: đáp ứng từ 15 - 17% trẻ dưới 3 tuổi gửi nhà trẻ; thu hút từ 65 - 67% số trẻ 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo, huy động 90 - 95% trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo lớn để chuẩn bị vào tiểu học. Các cơ sở giáo dục mầm non đều thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình đổi mới.

2. Giáo dục tiểu học: huy động 99% học sinh trong độ tuổi học tiểu học đến trường; tổ chức học 2 buổi/ngày, trước mắt thực hiện ở những nơi có nhu cầu và có điều kiện; toàn vùng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

3. Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông: tất cả các tỉnh và thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở; nâng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi lên từ 87 - 90%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông đạt 50% trở lên.

4. Giáo dục dân tộc và giáo dục hoà nhập cộng đồng: củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú; có cơ chế quản lý, phối hợp với các chùa Khơ-me để dạy chữ viết, bổ túc văn hóa và phong tục cho đồng bào dân tộc; củng cố các trường lớp dành cho trẻ khuyết tật.

5. Giáo dục nghề nghiệp: tăng chỉ tiêu tuyển mới đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hàng năm để quy mô đào tạo trung cấp chuyên nghiệp chiếm khoảng 5% dân số từ 16 đến 20 tuổi; phấn đấu đạt 23% lao động được qua đào tạo nghề; tăng cường dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cho xuất khẩu lao động. Đến năm 2010 số trường nghề của vùng đồng bằng sông Cửu Long là 32 trường, trong đó: 05 trường cao đẳng, 27 trường trung cấp và 70 trung tâm dạy nghề cấp huyện.

6. Giáo dục đại học: đạt tỷ lệ bình quân 150 sinh viên/1 vạn dân; khuyến khích và ưu tiên những ngành nghề đào tạo thuộc các lĩnh vực giáo dục và y tế, nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, công nghệ sau thu hoạch, kinh tế và quản trị kinh doanh, du lịch, thương mại, văn hoá - xã hội. Có đề án riêng để gửi cán bộ, học sinh đi học ở nước ngoài.

7. Giáo dục thường xuyên: tất cả các huyện có trung tâm giáo dục thường xuyên; phấn đấu 90% số xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng.

Điều 3. Các giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long

1. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật các nhà trường; hoàn chỉnh mạng lưới trường học đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục, đào tạo và dạy nghề:

a) Thực hiện kiên cố hoá trường lớp học, khắc phục về cơ bản tình trạng thiếu chỗ học ở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia và trường dân tộc nội trú; tất cả các trường đều được trang bị bàn, ghế, bảng, thiết bị văn phòng, có thư viện, phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn phục vụ giáo dục;

b) Nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật của các trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp: xây dựng hệ thống cơ sở dạy nghề quận, huyện; tập trung đầu tư xây dựng một số trường dạy nghề và trường trung cấp chuyên nghiệp; tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho những trường và trung tâm dạy nghề mới thành lập;

c) Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực đào tạo cho các trường cao đẳng sư phạm để bảo đảm chất lượng đào tạo giáo viên và đào tạo các ngành nghề khác; xây dựng Trường Đại học Cần Thơ theo tiêu chí trường đại học trọng điểm; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Trường Đại học Y - Dược Cần Thơ, Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp, Trường Đại học Tiền Giang;

d) Đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo của Trường Đại học Thủy sản tại Kiên Giang;

đ) Nâng cấp trường Cao đẳng Xây dựng miền Tây, Trường Cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu, Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Trường Cao đẳng Cộng đồng Trà Vinh thành trường đại học. Nghiên cứu xây dựng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long cơ sở đại học đối với lĩnh vực văn hoá;

e) Thành lập trường đại học ngoài công lập ở thành phố Cần Thơ, tỉnh Long An và các tỉnh khác khi có đủ điều kiện;

g) Thành lập một số trường cao đẳng cộng đồng ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Long An, An Giang và Cần Thơ trên cơ sở quy hoạch. Chú trọng mở các ngành nghề gắn với nhu cầu nhân lực của địa phương.

2. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:

a) Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt các tiêu chuẩn chất lượng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

b) Tăng thời gian và số lần bồi dưỡng trong chu kỳ, bồi dưỡng định kỳ giáo viên phổ thông các cấp;

c) Tăng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo đội ngũ giáo viên phổ thông dạy các môn âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục công dân, giáo dục thể chất, tin học, ngoại ngữ;

d) Mở các khoa quản lý giáo dục trong các trường đại học và cao đẳng sư phạm; thường xuyên mở các lớp đào tạo về quản lý giáo dục - đào tạo tại địa phương.

3. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục:

a) Xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt bảo đảm cho học sinh có đủ thời gian học tập và phù hợp với điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long;

b) Điều chỉnh chương trình giáo dục theo hướng tăng cường hướng nghiệp bảo đảm được những yêu cầu cơ bản của chương trình chung và phù hợp với trẻ em vùng đồng bằng sông Cửu Long;

c) Căn cứ vào chương trình sách giáo khoa, tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương và tài liệu hướng dẫn giảng dạy các môn học cho phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;

d) Xây dựng và ban hành chương trình khung dạy tiếng dân tộc, đưa nội dung giáo dục văn hoá dân tộc vào giảng dạy trong các trường phổ thông dân tộc nội trú; ưu tiên chương trình dạy tiếng Khơ-me cho giáo viên và cán bộ công tác ở vùng đồng bào Khơ-me;

đ) Mở rộng chương trình đào tạo liên thông, đào tạo theo địa chỉ và khai thác tối đa các chương trình hợp tác quốc tế của các trường đại học, cao đẳng trong vùng;

e) Mở khoa dự bị đại học trong Trường Đại học Cần Thơ, tăng chỉ tiêu dự bị và cử tuyển cho học sinh dân tộc vào các trường cao đẳng, đại học.

Điều 4. Một số cơ chế, chính sách

1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đề xuất chính sách ưu tiên đối với các đối tượng chính sách trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khó khăn.

2. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long.

3. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, phù hợp với đặc điểm kinh tế và điều kiện xã hội của mỗi địa phương; mở các trường dân lập và tư thục ở những vùng thuận lợi để tập trung ngân sách nhà nước đầu tư cho những vùng khó khăn.

4. Có chính sách khuyến khích và đãi ngộ thoả đáng để thu hút đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ có trình độ cao ở trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục - đào tạo ở đồng bằng sông Cửu Long và những vùng khó khăn, có chính sách đặc thù để thu hút và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, giảng viên các trường đại học, cao đẳng; áp dụng hình thức cử tuyển vào các trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật và đại học sư phạm kỹ thuật.

5. Khuyến khích và tạo điều kiện để các địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo trong vùng phát triển và mở rộng mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế.

6. Thực hiện phân cấp mạnh mẽ trong công tác quản lý giáo dục để địa phương chủ động quản lý, điều hành sự nghiệp giáo dục.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long phải xác định việc thực hiện các nội dung của Quyết định này là nhiệm vụ chủ yếu của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp và nhân dân trong vùng; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình, đề án đề ra.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các địa phương trong vùng chủ động xây dựng chương trình kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định này, bảo đảm sự thống nhất với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan và phù hợp với đặc điểm của địa phương, đồng thời coi đây là một trong nội dung quan trọng của kế hoạch trong 5 năm tới.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng có trách nhiệm đảm bảo bố trí chi ngân sách địa phương cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề bao gồm cả chi đầu tư, chi thường xuyên và chi chương trình mục tiêu quốc gia không thấp hơn mức trong dự toán ngân sách hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cùng với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án cụ thể, đầu tư ưu tiên, trọng điểm nhằm đạt được các chỉ tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề được quy định tại Điều 2 Quyết định này; theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề của đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách liên quan đến học sinh, sinh viên, đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục mang tính đặc thù áp dụng riêng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khó khăn.

Định kỳ hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đánh giá kết quả công việc và kế hoạch triển khai tiếp; cuối năm 2010 tổng kết việc phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2005 - 2010 và xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục đồng bằng sông Cửu Long những năm tiếp theo.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề được quy định tại Điều 2 Quyết định này; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện những nhiệm vụ về lĩnh vực dạy nghề.

4. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long xây dựng kế hoạch và bảo đảm tăng dần tỷ lệ đầu tư cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 17,17% hiện nay lên 20% tổng ngân sách giáo dục, đào tạo và dạy nghề của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2010.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo ưu tiên nguồn tín dụng ưu đãi cho sinh viên đại học và cao đẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long vay tiền đi học nhằm mở rộng cơ hội cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học lên cao đẳng và đại học.

6. Các Bộ: Nội vụ, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Xây dựng, Giao thông vận tải, Thương mại, Y tế, Văn hoá - Thông tin, Quốc phòng, Công an, Khoa học và Công nghệ, Bưu chính, Viễn thông, Tài nguyên và Môi trường, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các Ủy ban: Dân tộc, Thể dục Thể thao, Dân số, Gia đình và Trẻ em; Tổng cục Du lịch, các cơ quan có liên quan phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội huy động nguồn lực của Bộ, ngành lồng ghép với các chương trình, dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực do Bộ, ngành quản lý để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long.

7. Hàng năm các Bộ, ngành, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Quyết định này.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

THỦ TƯỚNG


 
Phan Văn Khải

 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 20/2006/QD-TTg

Hanoi, January 20, 2006

 

DECISION

ON EDUCATION, TRAINING AND JOB-TRAINING DEVELOPMENT IN THE MEKONG RIVER DELTA UP TO 2010

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Education and Training,

DECIDES:

Article 1.- Objectives of education, training and job-training development in the Mekong river delta up to 2010:

1. To raise people's intellectual standards and human resource quality in the Mekong river delta with a view to promoting the region's strengths, creating a breakthrough in socio-economic development and accelerating industrialization and modernization; to develop the Mekong river delta in a comprehensive and sustainable manner into a key economic region of the country with a high economic growth rate.

2. To strive for the target that by 2010, the education, training and job-training development index of the Mekong river delta will be equal to the country's average index.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Preschool education: 15-17% of under-3 children, 65-67% of children aged between 3 and 5 years shall be in kept in kindergartens, 90-95% of 5-year-old children shall go to preschool classes to prepare for primary education. The care and education of children at pre-school establishments shall be carried out according to renewed programs.

2. Primary education: To mobilize 99% of children in the primary education age group to go to school; to organize semi-boarding classes, for the immediate future, in places where they are needed and conditions permit; to attain national standards on primary education universalization among children in the proper age group in the whole region.

3. Lower secondary education and upper secondary education: All provinces and cities in the Mekong river delta shall attain standards on lower secondary education universalization; to increase the percentage of lower secondary pupils in the proper age group going to school to 87-90%; over 50% of pupils in the proper age group continue studying at upper secondary schools.

4. Ethnic minority education and community integration education: To consolidate and improve the educational quality of boarding schools for ethnic minority pupils; to work out a management mechanism and coordinate with Khmer pagodas in teaching the script, culture and customs to ethnic minority people; to consolidate classes and schools for children with disability.

5. Vocational education: To increase the annual intermediate professional training quotas so that intermediate professional training can be provided to about 5% of the population aged between 16 and 20 years; to strive for the target that 23% of laborers shall receive job training; to intensify short-term job training for rural laborers, ethnic minority people, laborers in areas where land use purposes are changed, and laborers for export. By 2010, there shall be 32 vocational schools in the Mekong river delta, including 05 colleges and 27 intermediate schools, and 70 district-level job-training centers.

6. Tertiary education: To attain the ratio of 150 students/10,000 people; to provide incentives for, and prioritize, majors in education, health, agriculture, forestry, fisheries, industry, construction, post-harvest technology, economics and business administration, tourism, trade and socio-cultural aspects. To work out a separate scheme on sending officials and students abroad for study.

7. Continuing education: All districts shall have continuing education centers; to strive for the target that 90% of communes, wards and townships shall have community study centers.

Article 3.- Major solutions for education, training and job-training development in the Mekong river delta

1. To consolidate material-technical foundations of schools; to complete a network of schools so as to meet the requirements of developing education, training and job-training in terms of scope, quality and effectiveness:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To upgrade material-technical foundations of job-training schools and intermediate professional schools: To build a system of district-level job-training establishments; to concentrate investment in the construction of a number of job-training schools and intermediate professional schools; to increase state budget investment in newly established job-training schools and centers;

c/ To increase investment so as to raise training capacity of pedagogic colleges in order to ensure the quality of teacher training and the training in other majors; to develop Can Tho University according to criteria for key universities; to increase investment in the construction of material foundations for Can Tho Medical and Pharmaceutical University, An Giang University, Dong Thap Teacher Training University, and Tien Giang University;

d/ To invest in the construction of training facilities of the Fisheries University in Kien Giang province;

e/ To upgrade the Western Construction College, Bac Lieu Teacher Training College, Vinh Long Technical Teacher Training College and Tra Vinh Community College into universities. To study the construction of a cultural tertiary education establishment in the Mekong river delta;

f/ To establish non-public universities in Can Tho city, Long An province and other provinces when conditions permits;

g/ To establish a number of community colleges in Ca Mau, Soc Trang, Long An and An Giang provinces and Can Tho city according to plannings. To pay attention to majors in need of human resources in localities.

2. To build a contingent and raise the quality of teachers and education administrators:

a/ To formulate an overall planning on development of the contingent of teachers, lecturers and education administrators at all levels who are sufficient, well-structured and professionally qualified.

b/ To increase the duration and frequency of training and periodical refresher training for teachers at all educational levels;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To open education administration departments in pedagogic universities and colleges; to run regular classes on education and training administration in localities.

3. To renovate education contents, programs and methodologies:

a/ To build flexible school-year plans suitable to natural conditions of the Mekong river delta, so that pupils can have enough time for study;

b/ To adjust educational programs in the direction of increasing vocational guidance while ensuring basic requirements of general programs and appropriateness to children in the Mekong river delta;

c/ On the basis of textbooks' contents, to compile educational materials and teaching manuals for all subjects in conformity with the characteristics of local pupils and socio-economic conditions.

d/ To formulate and promulgate framework programs for teaching ethnic languages, teach ethnic cultures in ethnic minority pupils' boarding schools, giving priority to the program on teaching Khmer language to teachers and officials working in regions inhabited by Khmer people;

e/ To expand the programs on transferability training and training for specific groups of learners and exploit to the utmost international cooperation programs of universities and colleges in the region;

f/ To open a pre-university department in Can Tho University and increase the quotas of pre-university and selected ethnic minority students for colleges and universities for ethnic minority pupils.

Article 4.- A number of mechanisms and policies

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To prioritize the allocation of state budget capital, including central budget and local budget, for education, training and job-training development in the Mekong river delta.

3. To encourage various economic sectors to invest in education, training and job-training development in the spirit of the Government's Resolution No. 05/2005/NQ-CP, in compatibility with economic characteristics and social conditions of each locality; to open people-founded and private schools in richer areas so as to concentrate state budget capital for investment in difficulty-hit areas.

4. To adopt proper incentive and treatment policies so as to attract capable scientists and technologists at home and abroad to participate in education and training development in the Mekong river delta and difficulty-hit areas, work out specific policies to attract and develop the contingent of job-training teachers and university and college lecturers; to apply the form of method of selection of students for technical teacher training colleges and universities.

5. To encourage and create conditions for local authorities and education and training establishments to develop and expand their bilateral and multilateral cooperation relations with foreign countries and international organizations.

6. To strongly decentralize education management to localities so that they shall take initiative in education management and administration.

Article 5.- Organization of implementation

1. The provincial-level People's Committees of localities in the Mekong river delta shall have to regard the implementation of this Decision as a major task of local Party committees and administrations at various levels as well as of local people; and at the same time, coordinate closely with ministries and central branches in formulating and organizing the implementation of programs and schemes.

The provincial-level People's Committees of localities in the region shall have to take initiative in formulating programs and plans on the implementation of this Decision, ensuring the compliance with the direction of the Prime Minister, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and concerned agencies and conformity with local characteristics, and at the same time, make it an important part of the plans for the next five years.

The People's Committees of provinces and cities in the region shall have to allocate funds from local budgets, which must not be lower than the levels set in annual budget estimates allocated by the Prime Minister, for education, training and job-training, including investment capital, regular funds and funds for national target programs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Annually, the Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, appraising working results and working out plans for further implementation; and by the end of 2010, organizing the final review of education, training and job-training development in the 2005-2010 period and devise a plan on education development in the Mekong river delta for subsequent years.

3. On the basis of the education, training and job-training development targets defined in Article 2 of this Decision, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in, directing and guiding localities to perform tasks on job-training.

4. The Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Education and Training, concerned ministries and People's Committees of provinces and centrally-run cities in the Mekong river delta in formulating plans, guaranteeing that the ratio of investment in education, training and job-training development in the Mekong river delta will rise from the current level of 17.17% of the total budget for education, training and job-training of all provinces and centrally-run cities to 20% by 2010.

5. The State Bank of Vietnam shall direct the prioritized lending of preferential credits for students of universities and colleges in the Mekong river delta for study in order to give more opportunities to the poor and disadvantaged people to study at collegial and tertiary level.

6. The Ministries of Home Affairs; Industry; Agriculture and Rural Development; Fisheries; Construction; Transport; Trade; Health; Culture and Information; Defense; Public Security; Science and Technology; Post and Telematics; and Natural Resources and Environment, the Vietnam Television Station, the Radio Voice of Vietnam, and the Committees of Nationalities; Physical Training and Sports; and Population, Family and Children; the Vietnam National Administration of Tourism and concerned agencies shall coordinate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, in mobilizing their own resources and integrating their investment programs and projects for education and training development in the Mekong river delta.

7. Annually, ministries, branches and localities shall report to the Prime Minister the results of implementation of this Decision.

Article 6.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Ministers, heads of ministerial-level agencies and Government-attached agencies, presidents of People's Committees of provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 20/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.301

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.127.13
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!