TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1968/2004/QĐ-TLĐLĐVN
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VIỆN
TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Nghị số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của
Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Căn cứ thông tư số 70/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế
độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại;
Căn cứ Quyết định số 1322/QQĐ-TLĐ ngày 7/8/2002 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức,
bộ máy cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 2256/QĐ-TLĐ ngày 14/11/2003 ban hành Quy định quản lý hoạt
động đối ngoại các cấp Công đoàn Việt Nam;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1 : Ban
hành quy định về quản lý và sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại Công đoàn Việt
Nam.
Điều 2 :
Các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, các Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng
công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3 : Quyết
định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005.
|
TM. ĐOÀN CHỦ
TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Đặng Ngọc Tùng
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠICÔNG ĐOÀN
VIỆT NAM
(Ban
hành kèm theo Quyết định số1968/QĐ-TLĐ ngày 10/12/2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng
Liên đoàn LĐVN)
Phần 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Viện trợ không
hoàn lại là các khoản trợ giúp không phải hoàn trả dưới hình thức tiền, hiện vật,
tri thức, từ các chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên
chính phủ (NGO) nước ngoài, các tổ chức kinh tế, hoặc cá nhân người nước ngoài,
các tổ chức công đoàn quốc gia, khu vực và quốc tế (sau đây gọi tắt là Bên tài
trợ) hỗ trợ cho các cấp công đoàn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Bên Việt Nam) thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam.
Viện trợ không hoàn lại bao gồm các hình thức chủ
yếu sau đây:
Viện trợ thông qua các chương trình dự án.
Viện trợ phi dự án (bao gồm cả khoản cứu trợ khẩn
cấp)
Điều 2 : Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) thống nhất quản lý tài chính đối với mọi nguồn viện
trợ không hoàn lại của các chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ
chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài, các tổ chức kinh tế,
hoặc cá nhân người nước ngoài, các tổ chức công đoàn quốc gia, khu vực và quốc
tế hỗ trợ cho các cấp công đoàn Việt Nam.
Điều 3 : Các khoản viện
trợ không hoàn lại cho các cấp công đoàn Việt Nam là nguồn thu của ngân sách
công đoàn và phải được hạch toán kịp thời, đầy đủ vào ngân sách công đoàn theo
quy định của Nhà nước và của TLĐLĐVN.
Điều 4 : Thủ trưởng các
đơn vị, Giám đốc các chương trình, dự án hoặc phi dự án trực tiếp sử dụng khoản
viện trợ không hoàn lại chịu trách nhiệm trước pháp luật và TLĐLĐVN về việc thực
hiện đúng các mục tiêu, đối tượng và cam kết đã ghi trong từng chương trình, dự
án cũng như chế độ quản lý tài chính ghi trong Quy định này.
Phần 2:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5 : Quản lý và sử dụng
viện trợ.
5.1 Tổ chức bộ máy quản lý.
5.1.1 Viện trợ thông qua các chương
trình, dự án:
Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN là cơ quan quản lý dự án
và các hình thức viện trợ quốc tế, có thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ.cho
các cấp công đoàn thông qua các chương trình, dự án có mức vốn dưới 500.000
USD, các khoản viện trợ phi dự án có giá trị dưới 200.000 USD, mọi khoản cứu trợ
khẩn cấp đã có địa chỉ cụ thể.
Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN có trách nhiệm trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đối với các khoản viện trợ cho các cấp công đoàn
thông qua chương trình dự án có mức vốn từ 500.000 USD trở lên, các khoản viện
trợ phi dự án có giá trị từ 200.000 USD trở lên, các khoản cứu trợ khẩn cấp
không có địa chỉ cụ thể.
Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN ra các quyết định về tổ chức
và phân công tiếp nhận, quản lý, triển khai thực hiện dự án, trong đó có quyết
định thành lập Ban quản lý dự án (sau đây gọi tắt là BQL). Giám đốc BQL do Đoàn
Chủ tịch bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Đoàn Chủ tịch về kết quả quản lý và
thực hiện dự án. BQL có Giám đốc, Phó Giám đốc (nếu có), trợ lý và các chức
danh công việc khác. Ban quản lý dự án hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm (trường
hợp dự án có thoả thuận sử dụng cán bộ chuyên trách hưởng phụ cấp từ dự án thì
thực hiện theo thoả thuận với Bên tài trợ). Thành phần BQL do Ban Đối ngoại phối
hợp với Ban Tổ chức TLĐLĐVN tham mưu, đề xuất với Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN đối với
các dự án do TLĐLĐVN trực tiếp nhận hoặc do Ban Đối ngoại TLĐLĐVN phối hợp với
các Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc TLĐLĐVN và Liên đoàn
Lao động tỉnh, thành phố tham mưu đề xuất với các dự án do các đơn vị kể trên
trực tiếp tiếp nhận.
Ban quản lý có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận, quản lý, điều hành, sử dụng nguồn
kinh phí dự án có hiệu quả theo đúng cam kết, thoả thuận với Bên tài trợ và dự
toán được cấp có thẩm quyền duyệt.
+ Xác nhận viện trợ, lập dự toán, báo cáo quyết
toán theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
5.1.2 Viện trợ phi dự án :
Nguồn viện trợ phi dự án không thành lập BQL mà
do đơn vị tiếp nhận, sử dụng theo thoả thuận với Bên tài trợ, trường hợp không
có thoả thuận thì do thủ trưởng đơn vị tiếp nhận quyết định việc sử dụng.
5.2 Quản lý và sử dụng.
5.2.1 Nguồn viện trợ theo chương trình, dự
án, phi dự án không mở tài khoản tiền gửi riêng (trừ trường hợp có thoả thuận với
Bên tài trợ hoặc cấp ra quyết định thành lập Ban quản lý dự án đồng ý cho mở
tài khoản). Nguồn viện trợ theo chương trình, dự án, phi dự án được quản lý tập
trung tại phòng, bộ phận kế toán của đơn vị tiếp nhận viện trợ.
5.2.2 Lập và tổng hợp dự toán:
a. Các đơn vị tiếp nhận viện trợ hoặc BQL
lập dự toán thu chi về viện trợ không hoàn lại gửi TLĐLĐVN cùng với dự toán thu
chi ngân sách của đơn vị hàng năm (trường hợp viện trợ phát sinh trong niên độ
kế toán, thì lập dự toán khi có đủ hồ sơ tiếp nhận viện trợ).
b. TLĐLĐVN tổng hợp dự toán thu chi về viện
trợ không hoàn lại, nhu cầu vốn đối ứng (nếu có) gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư (Biểu số 18/ĐTVT-TLĐ).
5.2.3 Chế độ sử dụng viện trợ:
- Các hoạt động chi tiêu của chương trình, dự
án, phi dự án, BQL phải có dự toán cụ thể và căn cứ vào các khoản mục đã được
Bên tài trợ chấp thuận, chi tiêu đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng mức chi đã
thoả thuận với Bên tài trợ. Các đơn vị tiếp nhận không được tự ý dùng nguồn viện
trợ để chi cho mục đích khác, không được điều hoà nguồn kinh phí viện trợ giữa
các đơn vị (trừ trường hợp có thoả thuận của Bên tài trợ).
- Trường hợp văn kiện chương trình, dự án hoặc
phi dự án không có dự toán đầy đủ chi tiết, thì đơn vị tiếp nhận hoặc BQL căn cứ
các điều khoản đã cam kết với Bên tài trợ và căn cứ định mức chi tiêu trong nước
để lập dự toán và chi tiêu theo dự toán được Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận viện
trợ duyệt.
- Lãi gửi Ngân hàng của tiền viện trợ cho các
chương trình, dự án, phi dự án viện trợ (nếu có). Đơn vị tiếp nhận viện trợ ghi
tăng nguồn kinh phí dự án và sử dụng theo cam kết với Bên tài trợ hoặc dự toán
được Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận viện trợ duyệt.
- Đối với các chương trình, dự án sử dụng kinh
phí mua sắm trang thiết bị và các dịch vụ phải tuân thủ các quy định trong văn
kiện dự án và các quy định hiện hành của Nhà nước về mua sắm hàng hoá trang thiết
bị.
- Trường hợp các chương trình dự án có mục đích
sử dụng tiền, hàng viện trợ để đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa trụ sở, công
trình kiến trúc và công trình kết cấu hạ tầng phải tổ chức đấu thầu theo quy định
trong văn kiện dự án, nếu không có thoả thuận thì thực hiện theo quy định hiện
hành của Chính phủ về quản lý đấu thầu các công trình đầu tư xây dựng cơ bản.
5.3 trình tự tiếp nhận, quản lý và hạch toán
nguồn viện trợ.
5.3.1 Xác nhận viện trợ :
Thủ trưởng các đơn vị tiếp nhận viện trợ, BQL thực
hiện xác nhận viện trợ theo quy định tại điều 1, 2, 3 khoản C mục
II Thông tư số 70/2001/TT/BTC ngày 24/8/2001.
5.3.2 Kế toán quản lý tài sản viện trợ:
- Trong quá trình tiếp nhận, sử dụng viện trợ
các đơn vị phải phản á kịp thời, đầy đủ các nguồn viện trợ (cả số lượng và giá
trị) trên chứng từ và sổ kế toán của TLĐLĐVN và yêu cầu của Bên tài trợ (nếu
có).
- trường hợp chứng từ gốc thu chi tiền viện trợ
phải gửi cho Bên tài trợ thì Thủ trưởng đơn vị, BQL phải sao lại chứng từ đó, lập
bản kê chứng từ gốc đã gửi cho Bên tài trợ (mẫu kém theo), có chữ ký của người
lập, Thủ trưởng đơn vị, Kế toán trưởng. Bản sao được sử dụng để ghi số kế toán
– lưu trữ theo chế độ hiện hành.
5.3.3 Chế độ báo cáo, quyết toán:
- Hàng quý và cả năm, BQL, Thủ trưởng các đơn vị
trực tiếp sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại phải báo cáo tình hình tiếp nhận
và sử dụng nguồn viện trợ (biểu 04 kèm theo) gửi TLĐLĐVN (Ban Tài chính).
TLĐLĐVN có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ tài chính.
- Hàng năm và khi kết thúc dự án. BQL, Thủ trưởng
các đơn vị sử dụng viện trợ có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thu – chi viện
trợ theo chế độ kế toán hiện hành. TLĐLĐVN có trách nhiệm thẩm tra, phê duyệt
quyết toán thu – chi và sử dụng viện trợ hàng năm nguồn viện trợ của tổ chức
công đoàn cùng với việc thẩm tra., quyết toán ngân sách Công đoàn. Việc phê duyệt
quyết toán dự án hoàn thành phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Bộ
Tài chính và TLĐLĐVN.
- Sau khi kết thúc dự án đã quyết toán xong với
nhà tài trợ mà vẫn còn tiền, tài sản, công nợ. BQL báo cáo phương án xử lý với
TLĐLĐVN để xem xét, quyết định.
5.4 Trách nhiệm của các Ban TLĐLĐVN trong
việc khai thác, tiếp nhận, quản lý nguồn viện trợ không hoàn lại.
5.4.1 Ban Đối ngoại:
Trung tâm quản lý các dự án của TLĐLĐVN và Ban Đối
ngoại là bộ phận tham mưu cho Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN về việc vận động nguồn viện
trợ cho các chương trình, dự án, xúc tiến lập dự án, tổ chức vận động nguồn viện
trợ cho các chương trình, dự án, xúc tiến lập dự án, tổ chức vận động và phối hợp
quản lý thống nhất các dự án.
Tham mưu, đề xuất phân bổ các chương trình dự
án, phi dự án cho các đơn vị, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty trực
thuộc TLĐLĐVN và Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trước khi ký kết, hoặc sau
khi ký kết văn kiện dự án với Bên tài trợ.
Đề xuất, phối hợp với Ban Tổ chức TLĐLĐVN trong
việc tham mưu đề xuất thành phần và nhân sự BQL. Giám đốc chương trình dự án để
Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN ra quyết định thành lập và bổ nhiệm.
Tham mưu, đề xuất với Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN khen
thưởng tập thể cá nhân có thành tích trong việc vận động, thu hút nguồn viện trợ
không hoàn lại và khen thưởng Bên tài trợ.
5.4.2 Ban Tổ chức:
Tham mưu, giúp Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN trong việc
thành lập, giải thể BQL..
Tham mưu, đề xuất chế độ phụ cấp cho các thành
viên BQL hoạt động kiêm nhiệm.
Tham gia với Ban Tài chính xây dựng, bổ sung sửa
đổi quy định về quản lý và sử dụng viện trợ.
5.4.3 Ban Tài chính:
- Tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN quản lý
tài chính toàn bộ nguồn viện trợ không hoàn lại do các cấp Công đoàn Việt Nam
tiếp nhận và thực hiện.
- Tham mưu, giúp Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN ban hành,
bổ sung sửa đổi Quy định về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại.
- Tổng hợp dự toán, quyết toán nguồn viện trợ
không hoàn lại báo cáo Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN và các cơ quan quản lý Nhà nước.
5.4.4 Văn phòng TLĐ:
- Trực tiếp nhận, quản lý, thực hiện công tác kế
toán các chương trình dự án, phi dự án của cơ quan TLĐLĐVN theo đúng quy định của
Nhà nước và Quy định này.
- Tham gia với các BQL quyết toán các chương
trình, dự án, lập quyết toán viện trợ phi dự án của cơ quan TLĐLĐVN.
TỔNG LIÊN ĐOÀN
LĐ VIỆT NAM
Đơn vị:……………………………....
………………………………………
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do
- Hạnh phúc
-------------------
|
ĐỀ NGHỊ GHI THU – GHI CHI NGÂN SÁCH TIỀN, HÀNG VIỆN TRỢ
Kính gửi: Bộ
Tài chính
1- Nguồn viện trợ của : Chính phủ:..................................................................
Tổ chức quốc tế:........................................................
Phi Chính phủ:............................................................
2- Tên tổ chức viện trợ:...................................................................................
3- Tên chương trình, dự án, phi
dự án:.............................................................
Thực hiện từ:..................................
đến:.....................................................
4- Tổng giá trị viện trợ: Nguyên
tệ:..................................................................
Quy đổi ra
USD:......................................................
5- Văn bản phê duyệt của cấp có
thẩm quyền:
Số: ................
Ngày.................. của:.........................................................
6- Chủ dự án, chương
trình:.............................................................................
7- Tổng số tiền viện trợ đề nghị
ghi thu – ghi chi:………………………………
.......................................................................................................................
Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu.
|
Ngày
……tháng……..năm 200…..
Thủ trưởng đơn
vị
(ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú : Nhận viện trợ bằng
hiện vật thì quy đổi ra VNĐ để lập báo cáo. Kèm theo hồ sơ xác định.
Tên chủ trương trình dự án:
Biểu số 6
...........................................
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ GỐC GỬI CHO NHÀ TÀI TRỢ
Số
TT
|
Số chứng
từ
|
Người lập
chứng từ
|
Nội dung thu
- chi
|
Số tiền ghi
trên
chứng từ
thu, chi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày…..tháng…..năm
200…..
Người lập bảng biểu
Phụ trách kế
toán
Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ
tên) (ký,
ghi rõ họ
tên)
(ký và đóng dấu)
TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐ VIỆT
NAM
Mẫu số: B20/QTVT-TLĐ
Đơn vị báo cáo:
…………………………………...
QUYẾT TOÁN NGUỒN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI
NĂM 200…..
----------
PHẦN I - TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ VIỆN TRỢ
Đơn vị tính:……………
TT
|
Nguồn kinh phí
Chỉ tiêu
|
Mã
số
|
Tổng
số
|
Chia ra
|
Viện trợ
|
Nguồn khác
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
1
|
- Kinh phí chưa xin quyết
toán kỳ trước chuyển chuyển sang
- Từ năm trước chuyển sang
năm nay
|
13
14
|
|
|
|
2
|
Kinh phí kỳ này
a/ Được phân phối kỳ này
- Luỹ kế từ đầu năm
b/ Thực nhận kỳ này
- Luỹ kế từ đầu năm
|
15
16
17
18
|
|
|
|
3
|
Tổng kinh phí thực được sử
dụng kỳ này
(13 + 17)
- Luỹ kế từ đầu năm (14 +
18)
|
19
20
|
|
|
|
4
|
Kinh phí đã chi xin quyết
toán kỳ này
- Luỹ kế từ đầu năm
|
21
22
|
|
|
|
5
|
Kinh phí giảm (nộp trả, giảm
khác)
- Luỹ kế từ đầu năm
|
23
24
|
|
|
|
6
|
Kinh phí chưa xin quyết
toán chuyển kỳ sau
[ 19-(21+23)] hoặc [
20-(22+24)]
|
25
|
|
|
|
PHẦN II - TỔNG HỢP KINH PHÍ VIỆN TRỢ ĐÃ SỬ DỤNG
ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN
Đơn vị
tính:………………
TT
|
Nguồn kinh phí
Chỉ tiêu
|
Mã
số
|
Tổng
số
|
Chia ra
|
Viện trợ
|
Nguồn khác
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
|
1- Chi quản lý
2- Chi thực hiện
|
|
|
|
|