ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
19/2010/QĐ-UBND
|
Đông Hà, ngày
29 tháng 11 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI
CÁN BỘ LUÂN CHUYỂN, CÔNG CHỨC TĂNG CƯỜNG VỀ CÔNG TÁC TẠI CÁC XÃ NGHÈO THUỘC HUYỆN
ĐAKRÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Quyết định số
70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách luân chuyển,
tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu
đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia
tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP;
Theo đề nghị của UBND huyện
Đakrông và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế làm
việc đối với cán bộ luân chuyển, công chức tăng cường về công tác tại các xã
nghèo thuộc huyện Đakrông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Đakrông, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- TT.HĐND tỉnh;
- Sở Tài chính;
- Sở Tư pháp;
- Sở NN&PTNT;
- UBND các xã thuộc huyện Đakrông;
- Lưu VP, VT,NC.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Cường
|
QUY CHẾ LÀM VIỆC
ĐỐI VỚI CÁN BỘ LUÂN CHUYỂN, CÔNG CHỨC TĂNG
CƯỜNG VỀ CÔNG TÁC TẠI CÁC XÃ NGHÈO THUỘC HUYỆN ĐAKRÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 29/11/2010 của UBND tỉnh
Quảng Trị)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1.
Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về
nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết công việc
và quan hệ công tác đối với cán bộ luân chuyển, công chức tăng cường về công
tác tại các xã nghèo thuộc huyện Đakrông.
2. Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng
ngành có liên quan, Chủ tịch UBND huyện Đakrông, Chủ tịch UBND các xã thuộc huyện
Đakrông, cán bộ luân chuyển, công chức tăng cường về công tác tại các xã thuộc
huyện Đakrông chịu sự điều chỉnh của quy chế này.
Chương II
CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ CÁN BỘ LUÂN CHUYỂN, CÔNG CHỨC TĂNG CƯỜNG
Điều 2.
Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ luân chuyển.
1. Cán bộ luân chuyển về công
tác tại các xã được giao đảm nhận chức danh nào thì phải thực hiện đầy đủ chức
năng, nhiệm vụ của chức danh đó.
2. Chấp hành sự lãnh đạo của Cấp
ủy, giám sát của HĐND, điều hành của UBND nơi công tác và sự chỉ đạo của cơ
quan chuyên môn cấp trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3. Cùng với cấp uỷ, chính quyền
tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
4. Lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ,
công chức nơi công tác thực hiện tốt chương trình, kế hoạch công tác và triển
khai áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào phát triển kinh tế, xã hội tại
địa phương.
5. Lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân
phát triển sản xuất, khai thác thế mạnh, đẩy nhanh xoá đói, giảm nghèo, nâng
cao mức sống của nhân dân, làm chuyển biến tích cực kinh tế - xã hội của địa
phương;
6. Thực hiện có hiệu quả công
tác cải cách hành chính, việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức cấp xã;
xây dựng và củng cố để nâng cao chất lượng hệ thống chính trị; thực hiện tốt
Pháp lệnh dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn.
7. Thực hiện có hiệu quả nhiệm
vụ phát triển văn hoá, bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của
các dân tộc thiểu số, bảo vệ tài nguyên môi trường. Công tác kế hoạch hoá gia
đình, công tác bình đẳng giới và bảo vệ phụ nữ, chống bạo lực gia đình;
8. Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm
an ninh - quốc phòng; ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; chính sách dân
tộc, chính sách tín ngưỡng tôn giáo.
9. Nêu cao tinh thần trách nhiệm,
chủ động giải quyết công việc được giao, sâu sát cơ sở, tận tụy phục vụ nhân
dân.
10. Chịu trách nhiệm bảo quản,
giữ gìn hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác, tổ chức sắp xếp tài liệu có hệ
thống phục vụ công tác lâu dài của xã.
11. Kịp thời tổ chức sơ kết, tổng
kết những chính sách, mô hình tốt để nhân ra diện rộng.
Điều 3. Chức
năng, nhiệm vụ của công chức tăng cường
1. Chấp hành và thực hiện tốt
nhiệm vụ được phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm
vụ, sâu sát cơ sở, tận tụy phục vụ nhân dân.
2. Chịu sự lãnh đạo của cấp ủy
Đảng, giám sát của HĐND, chỉ đạo của UBND xã nơi công tác và của cơ quan chuyên
môn cấp trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3. Tham mưu Cấp ủy, Chính quyền
địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
trên địa bàn của xã.
4. Tham mưu UBND xã xây dựng
các chương trình mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với đặc
điểm của địa phương nhằm thu hút sự đầu tư của cấp trên để nâng cao đời sống
nhân dân.
5. Tham mưu UBND xã có các giải
pháp hữu hiệu nhằm thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, việc thi
hành công vụ của cán bộ, công chức xã, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị,
thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn.
6. Triển khai thực hiện tốt
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính
phủ; chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
7. Có trách nhiệm hướng dẫn và
chuyển giao việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống
đến người dân, khai thác thế mạnh, đẩy nhanh xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống
của nhân dân.
8. Thực hiện nhiệm vụ phát triển
văn hoá, bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu
số, bảo vệ tài nguyên môi trường.
9. Chấp hành và tổ chức thực hiện
tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh - quốc phòng; ổn định chính trị, trật tự an toàn
xã hội;
10. Thực hiện tốt chính sách
dân tộc, chính sách tín ngưỡng tôn giáo; kế hoạch hóa gia đình; công tác bình đẳng
giới và bảo vệ phụ nữ, chống bạo lực gia đình.
11. Công chức tăng cường khi thực
hiện quyết định của cấp có thẩm quyền, trường hợp khi có căn cứ để cho quyết định
đó trái với Pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường
hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra
quyết định và không phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả việc thi hành quyết định
đó.
12. Thực hiện chế độ báo cáo kịp
thời, đầy đủ theo quy định do UBND xã, UBND huyện và cơ quan chuyên môn cấp
trên.
Chương
III
CHẾ ĐỘ QUẢN
LÝ VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CÁN BỘ LUÂN CHUYỂN, CÔNG CHỨC TĂNG CƯỜNG
Điều 4. Quản
lý đối với cán bộ luân chuyển, công chức tăng cường
1. Cán bộ luân chuyển, công chức
tăng cường thuộc các phòng ban chuyên môn cấp huyện về công tác tại các xã đặt
dưới sự chỉ đạo, quản lý của Huyện ủy, UBND huyện Đakrông, sự chỉ đạo của các
phòng, ban chuyên môn và sự điều hành của UBND xã theo quy định sau:
a) UBND huyện quản lý đội ngũ
cán bộ luân chuyển công chức tăng cường theo những nội dung cụ thể sau:
- Quyết định danh sách cán bộ
luân chuyển, tăng cường thuộc các phòng, ban chuyên môn cấp huyện; quyết định
điều động, bổ sung và thay thế cán bộ luân chuyển, công chức tăng cường trong
những trường hợp thấy cần thiết;
- Quyết định thành lập các tổ
công tác tại các xã;
- Khen thưởng kỷ luật đối với
cán bộ luân chuyển, công chức tăng cường;
- Chủ trì giao ban định kỳ đối
với cán bộ luân chuyển, công chức tăng cường;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết tình
hình công tác của đội ngũ cán bộ luân chuyển, công chức tăng cường tại các xã
theo Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Phân cấp quản lý việc chi trả
các chế độ chính sách hỗ trợ ban đầu, chính sách tiền lương, tiền công và các
chế độ chính sách khác theo đúng quy định tại Quyết định 1443/QĐ-UBND ngày
05/8/2010 của UBND tỉnh;
b) UBND các xã quản lý cán bộ
luân chuyển, công chức tăng cường theo những nội dung sau:
- Tạo điều kiện cho cán bộ luân
chuyển, công chức tăng cường về bố trí chỗ ở, nơi làm việc để cán bộ luân chuyển,
công chức tăng cường hoàn thành nhiệm vụ, tạo điều kiện giúp tổ công tác xã thực
hiện nhiệm vụ được giao;
- Quản lý, sử dụng đối với cán
bộ luân chuyển;
- Quản lý, sử dụng, phân công
công tác đối với công chức tăng cường về công tác tại xã;
- Tham gia cùng cấp ủy nhận
xét, đánh giá công tác hàng năm đối với cán bộ luân chuyển;
- Đánh giá, xếp loại hoạt động
công tác hàng năm đối với công chức tăng cường làm việc tại xã,
- Báo cáo UBND huyện, và các
ban, ngành có liên quan về tình hình công tác đối với cán bộ luân chuyển, công
chức tăng cường theo chế độ định kỳ hoặc đột xuất khi cơ quan cấp có thẩm quyền
yêu cầu;
- Khen thưởng hoặc đề nghị các
cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ luân chuyển, công chức
tăng cường.
c) Các phòng, ban chuyên môn cấp
huyện;
- Tham mưu UBND huyện quản lý về
công tác chuyên môn đối với cán bộ luân chuyển, công chức tăng cường về các xã;
- Đề nghị các cơ quan có thẩm
quyền khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ luân chuyển công chức tăng cường trên
lĩnh vực chuyên môn;
- Báo cáo UBND huyện, các sở,
ban, ngành có liên quan về tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ luân
chuyển, công chức tăng cường theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền;
- Đề xuất với các sở, ban ngành
tổ chức tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức cần thiết cho cán bộ luân chuyển,
công chức tăng cường về phương pháp làm việc; phương pháp tuyên truyền, vận động
quần chúng nhân dân và đào tạo tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ luân chuyển,
công chức tăng cường công tác tại các xã.
2. Các Sở, ban ngành cấp tỉnh
có công chức tăng cường
Công chức các sở, ban, ngành cấp
tỉnh tăng cường đến các xã nghèo theo quyết định của UBND tỉnh, dưới sự quản lý
trực tiếp của UBND xã và cơ quan, đơn vị có biên chế tăng cường chịu sự phân
công, sắp xếp, bố trí công tác của UBND huyện.
Điều 5.
Quan hệ công tác đối với cán bộ luân chuyển, công chức tăng cường
1. Cán bộ luân chuyển, công chức
tăng cường công tác tại các xã có mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự lãnh đạo của
cấp ủy địa phương, chấp hành tốt nội quy, quy chế làm việc của UBND xã, sự chỉ
đạo, điều hành UBND xã;
2. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cấp xã chăm lo, bảo vệ lợi
ích chính đáng của nhân dân, tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia
xây dựng, củng cố chính quyền vững mạnh, tự giác thực hiện các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
3. Phối hợp chặt chẽ với các
cán bộ công chức cấp xã trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao
đồng thời phối hợp thực hiện tốt công tác liên ngành.
4. Chấp hành quy chế làm việc,
nội quy cơ quan, tác phong nghiêm túc, khẩn trương trong giải quyết công việc,
thực hiện nghiêm chế độ bảo mật.
5. Thời gian làm việc của cán bộ
luân chuyển, công chức tăng cường theo quy định hiện hành của nhà nước, trường
hợp khi có việc đột xuất hoặc khẩn cấp, cấp có thẩm quyền được huy động để tham
gia làm nhiệm vụ.
6. Trong tiếp xúc, quan hệ, làm
việc với nhân dân tác phong đứng đắn, lịch sự, tôn trọng, lễ phép.
Điều 6. Chế
độ thông tin, báo cáo
1. Định kỳ hàng tháng, quý, sáu
tháng đầu năm, sáu tháng cuối năm, và hàng năm cán bộ luân chuyển, công chức
tăng cường có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại
xã lên UBND huyện và các phòng ban chuyên môn cấp huyện theo quy định của UBND
huyện.
2. Định kỳ quý vào ngày cuối
quý, UBND huyện tiến hành họp giao ban với đội ngũ cản bộ luân chuyển, công chức
tăng cường công tác tại các xã thời gian họp, thành phần mời tham dự do Chủ tịch
UBND huyện quyết định.
3. UBND các xã định kỳ hàng
tháng, quý, năm báo cáo tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cán bộ luân
chuyển công chức tăng cường công tác tại xã về UBND huyện; Đồng thời trước ngày
05/11 hàng năm, báo cáo kết quả nhận xét đánh giá đội ngũ cán bộ luân chuyển;
đánh giá tình hình hoạt động, xếp loại công chức tăng cường về UBND huyện.
4. UBND huyện Đakrông định kỳ
hàng năm tiến hành đánh giá, xếp loại tình hình hoạt động của đội ngũ cán bộ
luân chuyển, công chức tăng cường công tác tại các xã cũng như tình hình tổ chức
thực hiện việc luân chuyển cán bộ, công chức tăng cường báo cáo UBND tỉnh (Qua
Sở Nội vụ) đồng thời thông báo đến các cơ quan, đơn vị có công chức tăng cường
biết.
Điều 7.
Khen thưởng, kỷ luật
Cán bộ luân chuyển, công chức
tăng cường có thành tích trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại các xã
thì được xét khen thưởng theo quy định của Nhà nước. Nếu vi phạm quy chế làm việc,
không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị
xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp luật.
Chương IV
ĐIỂU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 8.
1. Các Sở,
Ban, ngành có liên quan, UBND huyện Đakrông, UBND các xã nghèo thuộc huyện
Đakrông, Cán bộ luân chuyển, công chức tăng cường căn cứ quy chế triển khai thực
hiện.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm kiểm
tra, đôn đốc các cơ quan đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện, định kỳ hàng
năm báo cáo UBND tỉnh theo dõi chỉ đạo.
Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu có điều gì chưa phù hợp Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời
đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh./.