ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1843/QĐ-UBND
|
Hà
Tĩnh, ngày 06 tháng 7
năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH LAO
ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ÁP DỤNG TẠI UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ
TĨNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP
ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp Hà Tĩnh về hướng dẫn
công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 62/TTr-SLĐTBXH ngày 10/6/2016; của Giám
đốc Sở Tư pháp tại Văn bản thẩm định số 325/STP-KSTT ngày 24/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 04 (bốn) thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
áp dụng tại UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
(Có danh
mục TTHC và nội dung cụ thể kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động -
Thương binh và Xã hội, Tư pháp; Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều
2;
- Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung tâm CB-TH, VP UBND tỉnh (đăng tải);
- Lưu: VT, VX1;
- Gửi:
+ Bản giấy: Các cơ quan Trung ương, Sở Lao động - TBXH, Sở Tư
pháp và TP không nhận được bản điện tử;
+ Bản điện tử: Các thành phần khác.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Quốc Vinh
|
PHẦN
I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM
QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ÁP DỤNG TẠI UBND CẤP
HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1843/QĐ-UBND ngày 06/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
TT
|
Tên
thủ tục hành chính
|
I. LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG
|
1
|
Cấp giấy giới
thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ và hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ
|
2
|
Hỗ trợ người có công đi làm phương
tiện, dụng cụ trợ giúp chỉnh hình; đi điều trị phục hồi
chức năng
|
II. LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI
|
1
|
Trợ giúp xã hội đột xuất đối
với người bị thương nặng ngoài nơi cư trú mà không có người
thân thích chăm sóc
|
III. LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
|
1
|
Áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc
tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
|
PHẦN II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CÁC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THUỘC CÁC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TẠI
UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
I. LĨNH VỰC NGƯỜI
CÓ CÔNG
1. Cấp giấy giới
thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ và hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ.
1 .Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người đi thăm viếng mộ liệt
sĩ lập hồ sơ theo quy định gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp
huyện. Công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ, trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy
đủ, hợp lệ, ghi giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả và chuyển Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội giải quyết.
- Bước 2: Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra và cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ (mẫu
số 03-GGT).
Trường hợp không cấp giấy giới thiệu
thì trong 03 ngày làm việc phải gửi văn bản trả lời nêu rõ
lý do kèm toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đứng đơn để hoàn thiện theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp
hoặc gửi qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần:
- Đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ
(mẫu số 11-MLS);
- Bản sao giấy
chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao Bằng Tổ quốc ghi công;
- Một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc giấy
xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý nghĩa trang liệt
sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ đối với trường hợp mộ liệt sĩ có
đầy đủ thông tin;
+ Giấy xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp chưa xác định được mộ cụ thể trong nghĩa trang liệt sĩ nhưng có tên
trong danh sách quản lý của nghĩa trang;
+ Giấy báo tử ghi thông tin địa
phương nơi liệt sĩ hy sinh hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
báo tử đối với trường hợp mộ liệt sĩ chưa quy tập vào
nghĩa trang liệt sĩ.
* Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện: Thân nhân liệt
sĩ.
6. Cơ quan thực hiện: Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội.
7. Kết quả thực
hiện: Giấy giới thiệu đi thăm, viếng mộ liệt sĩ.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề
nghị thăm viếng mộ liệt sĩ (mẫu số 11-MLS ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
Không.
11. Căn cứ pháp
lý:
- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với
cách mạng năm 2012;
- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư liên tịch số
13/2014/TT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/06/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ
điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối
với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công
liệt sĩ.
Mẫu số 11-MLS
(Ban
hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Bộ Tài chính)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THĂM
VIẾNG MỘ LIỆT SĨ
Kính
gửi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội1
…………………
Họ và tên: …………………… Năm sinh ……………… Chỗ ở hiện nay: ..................................
Số CMTND …………………… Ngày cấp ……………………… Nơi cấp...................................
Quan hệ với liệt
sĩ:.............................................................................................................
Tôi xin trình bày như sau:
Liệt sĩ: ……………………………………………… Năm sinh
....................................................
Nguyên quán: xã …………………… huyện ………………… tỉnh
............................................
Nhập ngũ (hoặc tham gia cách mạng) ngày …… tháng
……… năm ......................................
Hy sinh ngày ……… tháng …...... năm ……… tại
................................................................
Căn cứ vào thông tin phần mộ liệt sĩ do: 2
……………………
□ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ……………………
thông báo tại giấy báo tin mộ liệt sĩ số …………… ngày ……… tháng ……… năm ……
□ Giấy xác nhận mộ liệt sĩ do Ban quản lý nghĩa
trang xã ……………… huyện ……………… tỉnh ……………… cung cấp.
□ Giấy xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội đối với trường hợp chưa xác định được mộ cụ thể trong nghĩa trang nhưng có
tên trong danh sách quản lý của nghĩa trang.
□ Giấy báo tử ghi thông tin hy sinh tại
………………………………
□ Giấy thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
báo tử ghi thông tin hy sinh tại …………
Đi cùng tôi có …… người
Họ và tên người thứ 1: ………………………………………… Năm sinh
..................................
Số CMTND ………………………… Ngày cấp ……………… Nơi cấp......................................
Họ và tên người thứ 2: ………………………………………… Năm sinh
..................................
Số CMTND ………………………… Ngày cấp ……………… Nơi cấp
.....................................
Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ……………… tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
gia đình tôi theo nguyện vọng trình bày trong đơn.
Tôi xin cam đoan chấp hành nghiêm túc
mọi quy định của Nhà nước và thực hiện đầy đủ các thủ tục
về thăm viếng mộ liệt sĩ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
…, ngày ... tháng ... năm ...
Xác nhận của UBND cấp xã nơi
cư trú
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
|
…, ngày ... tháng ... năm ...
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
________________
Ghi chú:
1 Nơi
quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ
2 Chọn
một trong những căn cứ dưới đây và điền đầy đủ thông tin vào chỗ trống
2. Hỗ trợ người
có công đi làm phương tiện, dụng cụ trợ giúp chỉnh hình, đi điều trị phục hồi
chức năng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đối tượng
lập hồ sơ gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Công chức tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ, trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy
định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, ghi giấy
tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả và chuyển Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội giải quyết.
- Bước 2: Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội căn cứ đề nghị của đối tượng và Sổ quản lý cấp phương tiện trợ
giúp, dụng cụ chỉnh hình để cấp giấy giới thiệu đối tượng đi làm dụng cụ chỉnh hình
hoặc phục hồi chức năng đến cơ sở cung cấp dụng cụ chỉnh hình hoặc cơ sở cung cấp
dịch vụ phục hồi chức năng gần nhất (mẫu số 03-GGT).
- Bước 3: Căn cứ
xác nhận của cơ sở cung cấp dụng cụ chỉnh hình hoặc cơ sở
cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng vào giấy giới thiệu, Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội thực hiện thanh toán tiền đi lại và tiền ăn cho đối
tượng.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực
tiếp.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần:
Đề nghị của đối tượng và Sổ theo dõi
cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình.
* Số lượng:
01 bộ
4. Thời hạn giải
quyết: Văn bản không quy định.
5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện: Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội.
8. Kết quả thực hiện: Quyết định về
việc hỗ trợ tiền đi làm phương tiện, dụng cụ trợ giúp chỉnh
hình, phục hồi chức năng.
9. Lệ phí: Không.
10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không.
12. Căn cứ pháp lý:
- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012;
- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người
có công với cách mạng;
- Thông tư liên tịch số
13/2014/TT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/06/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương
tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi
công liệt sĩ.
II. LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI
1. Trợ giúp xã hội đột xuất đối
với người bị thương nặng ngoài nơi cư trú mà không có người thân thích chăm sóc
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trường
hợp người bị thương nặng vì thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn giao thông, tai nạn
lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng
khác ở ngoài nơi cư trú mà không có người thân thích chăm sóc thì
cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản gửi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Công chức
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp
lệ, trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy
định;
+ Nếu hồ sơ đầy
đủ, hợp lệ, ghi giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả và
chuyển Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bước 2: Trong 02 ngày, kể từ ngày
nhận được văn bản đề nghị, Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét,
quyết định hỗ trợ.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực
tiếp.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần: Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị người bị thương nặng.
* Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị người
bị thương nặng.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Nghị định số
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội
đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Thông tư liên tịch số
29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định
chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
III. LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN
XÃ HỘI
1. Áp dụng biện
pháp cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trong 04 ngày làm việc kể từ
ngày phát hiện người có hành vi sử dụng ma túy trái phép,
các cơ quan, đơn vị chức năng địa phương tiến hành lập hồ sơ, đề nghị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật gửi
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời thông báo bằng văn bản về việc
lập hồ sơ đến người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ được biết.
- Bước 2: Trong 03 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội triệu tập và chủ trì cuộc họp với Tổ tư vấn cấp
huyện thẩm định hồ sơ đề nghị và gửi Phòng Tư pháp.
- Bước 3: Trong
02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp có trách nhiệm
gửi văn bản thẩm định tính pháp lý của
hồ sơ, đề nghị Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
hoàn tất hồ sơ gửi Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Bước 4: Trong 02 ngày làm việc sau
khi nhận được hồ sơ, Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện
pháp đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại
trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Toàn bộ hồ sơ đề nghị của cơ quan lập
hồ sơ;
- Biên bản cuộc họp tổ tư vấn thẩm định hồ sơ;
- Văn bản xác định
tính pháp lý hồ sơ đề nghị của Trưởng phòng Tư pháp;
- Văn bản đề nghị của Trưởng phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải
quyết: 11 ngày, kể từ ngày Công an xã lập hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công an cấp xã; các cơ quan cấp huyện (Phòng
Lao động - TBXH, Phòng Tư pháp, Tòa án nhân dân huyện).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định hành chính.
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu
số 01, Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư
số 14.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 ngày 09/12/2010;
- Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày
30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp
xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Thông tư số 14/2014/TT-BLĐTBXH ngày
12/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành biểu mẫu về lập hồ
sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý
hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy
chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày
06/6/2016 của UBND về việc ban hành Quy chế phối hợp, lập
hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.