Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 176/QĐ-TTg 2021 Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Số hiệu: 176/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 05/02/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 176/-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

Căn cứ Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, hiệu quả phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương làm cơ sở, động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Nhà nước giữ vai trò kiến tạo và hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua việc hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ chế chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để hạn chế những rủi ro liên quan đến quyền lợi của người lao động trong bối cảnh diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

3. Chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động trong nước gắn với thị trường lao động quốc tế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, bảo đảm kết nối thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tăng số lao động có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động:

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và đạt 35-40% vào năm 2030;

- Chỉ số Lao động có kiến thức chuyên môn trong Chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu vào năm 2025 và thuộc nhóm 55 nước đứng đầu vào năm 2030;

- Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80% năm 2025 và 90% năm 2030.

b) Tạo việc làm tốt hơn cho người lao động:

- Phấn đấu duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức thấp dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%;

- Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đến năm 2025 dưới 30% và đến năm 2030 dưới 20%;

- Tốc độ tăng năng suất lao động hàng năm đạt tối thiểu 6,5%/năm.

c) Giảm tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo:

- Phấn đấu giảm tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc không được đào tạo dưới 8%;

- Duy trì tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấp dưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 6%.

d) Đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động:

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 45% vào năm 2025 và đạt 60% năm 2030, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động vào năm 2025 và chiếm khoảng 5% lực lượng lao động vào năm 2030.

đ) Đầu tư, phát triển giao dịch việc làm, hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia hiện đại, đồng bộ, thống nhất và có sự liên thông giữa các hệ thống thông tin, cụ thể:

- Năm 2025 có 80% và năm 2030 có trên 90% học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung học phổ thông được hướng nghiệp;

- Năm 2025 có 40% và năm 2030 có 45% lao động được hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu có việc làm;

- Đến năm 2025, hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng, hệ thống kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu và thực hiện chuyển đổi, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động.

Từ năm 2026, đưa cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động vào quản lý và khai thác sử dụng, kết nối chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia khác. Đến năm 2030, hệ thống thông tin thị trường lao động được hiện đại hóa, dữ liệu được liên thông giữa các vùng trên toàn quốc và mở rộng kết nối với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt tại một số nước là thị trường lao động chính của Việt Nam vào năm 2030.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng hiện đại

a) Rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về cung - cầu lao động, kết nối cung - cầu lao động để phù hợp với quy luật của thị trường lao động, công ước, tiêu chuẩn quốc tế đã được Việt Nam phê chuẩn và phù hợp với lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.

b) Xây dựng cơ chế và triển khai thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động cho các nhóm lao động đặc thù (người khuyết tật; người lao động dân tộc thiểu số; lao động khu vực nông thôn; học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp các trường đại học và hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp).

2. Hỗ trợ phát triển cung - cầu lao động

a) Xây dựng và cung cấp các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề trước khi đi làm cho sinh viên mới tốt nghiệp; các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng cho lao động trong quá trình làm việc phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tượng lao động. Khuyến khích người sử dụng lao động tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.

b) Kiện toàn tổ chức, nhân sự và nâng cao hiệu quả của các công cụ giám sát, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia để người lao động được đánh giá và công nhận, phản ánh đúng năng lực làm việc thực tế.

c) Thiết kế các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lao động dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề, ứng dụng khoa học công nghệ số; nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho các nhóm lao động đặc thù. Khuyến khích tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số ngắn hạn theo hình thức thường xuyên, linh hoạt cho người lao động.

d) Nghiên cứu xây dựng chính sách thu hút nhân tài, trong đó chú trọng chính sách về nhà ở, lương thưởng, điều kiện sinh hoạt, làm việc nhằm thu hút và giữ chân các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý có trình độ cao.

đ) Khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội nghề doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp tham gia vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

e) Rà soát, đơn giản hóa thủ tục về chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thu, nộp và hoàn thuế để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh.

3. Hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động

a) Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động làm cơ sở cho kết nối cung cầu lao động, cụ thể:

- Hoàn thiện thể chế, quy trình, phương pháp để tổ chức thu thập, cập nhật, lưu trữ, tổng hợp dữ liệu về thị trường lao động;

- Xây dựng, triển khai giải pháp để số hóa, cập nhật thông tin dữ liệu về người lao động; lưu trữ và quản lý dữ liệu tập trung theo cấp tỉnh, cấp vùng và trung ương; có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội;

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ việc thu thập, lưu trữ số liệu, phân tích và dự báo về cung - cầu lao động phục vụ yêu cầu quản lý, phân tích, chia sẻ, công bố thông tin về thị trường lao động;

- Triển khai các giải pháp kết nối, truyền tải, chia sẻ dữ liệu về lao động, việc làm với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương; hoàn thiện cổng thông tin điện tử về lao động, việc làm ở trung ương kết nối, liên thông với cổng thông tin điện tử ở các địa phương đảm bảo kịp thời cung cấp các thông tin thiết yếu đến với người dân.

b) Thiết kế chương trình hướng nghiệp đa dạng về đối tượng, nội dung và hình thức, linh hoạt địa điểm, đào tạo đội ngũ nhân sự tham gia tổ chức hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên.

c) Quy hoạch và phát triển hệ thống giao dịch việc làm, cụ thể:

- Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dịch vụ việc làm phù hợp với thị trường lao động của từng vùng, từng tỉnh. Tập trung đầu tư phát triển các Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc các địa phương là trung tâm của 6 vùng kinh tế xã hội theo hướng vừa là trung tâm của tỉnh, vừa là nơi thực hiện các giao dịch việc làm, kết nối thông tin thị trường lao động, phân tích, dự báo thị trường lao động của vùng và kết nối các vùng với nhau;

- Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ mới trong hoạt động giao dịch việc làm; xây dựng công cụ (phần mềm, bộ tiêu chí, tiêu chuẩn) quản lý chung, thống nhất hoạt động trên toàn quốc về dịch vụ việc làm;

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự làm công tác dịch vụ việc làm về kiến thức và kỹ năng thu thập, xử lý, khai thác thông tin thị trường lao động phục vụ tư vấn, giới thiệu việc làm;

- Rà soát, đánh giá cơ sở vật chất hiện có của trung tâm dịch vụ việc làm nhằm xác định nhu cầu đầu tư đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện kết nối cung - cầu lao động chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả.

4. Hỗ trợ phát triển lưới an sinh và bảo hiểm

a) Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nhằm bảo đảm đời sống của người dân và duy trì sản xuất.

b) Thúc đẩy vai trò và hoạt động của Công đoàn Việt Nam, các hội nghề nghiệp để phát triển thành viên, kết nối, chia sẻ trao đổi thông tin giữa người lao động làm việc trong cùng lĩnh vực, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi cho lao động.

c) Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn pháp lý cho người lao động tham vấn khi cần thiết.

d) Đa dạng hóa các gói dịch vụ an sinh xã hội cung cấp cho người lao động về hình thức, phương thức, mức đóng góp và mức được hưởng; đơn giản hóa thủ tục hành chính và xây dựng cơ chế cung cấp các hỗ trợ hành chính và pháp lý cần thiết cho người lao động tham gia các chương trình an sinh tự nguyện.

5. Hỗ trợ kết nối thị trường lao động trong và ngoài nước, phát triển các thị trường lao động đặc thù

a) Nghiên cứu và phổ biến các hệ thống chứng nhận nghề, kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn quốc tế hỗ trợ người lao động tham gia các thị trường lao động trong và ngoài nước.

b) Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển các thị trường lao động đặc thù, nhất là phát triển thị trường lao động khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, thị trường lao động trình độ cao.

6. Nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động

a) Tiếp tục sắp xếp, đổi mới tổ chức và quản lý nhà nước về việc làm và thị trường lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị việc làm và thị trường lao động theo hướng thống nhất, rõ ràng về chức năng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp.

b) Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về pháp luật lao động, quan hệ lao động và trách nhiệm, lợi ích của các đối tác xã hội trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế.

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định pháp luật về lao động, đặc biệt về ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ an sinh xã hội khác cho người lao động.

d) Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá phát triển thị trường lao động, việc làm và thu nhập theo hướng so sánh trong khu vực và trên thế giới; đánh giá về chênh lệch trong mức độ phát triển thị trường lao động, khả năng tạo việc làm, thu nhập giữa các tỉnh, các vùng của Việt Nam.

đ) Tăng cường học tập, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật về xây dựng chính sách và tổ chức vận hành, quản trị thị trường lao động.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản quy định chi tiết Luật.

2. Nguồn xã hội hóa, thu hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật.

3. Nguồn từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

4. Nguồn hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Chương trình.

b) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội trên cơ sở rà soát, đánh giá sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ tạo việc làm, khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp tham gia vào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

c) Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá phát triển thị trường lao động, việc làm và thu nhập.

d) Xây dựng và cung cấp các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng mới cho người lao động.

đ) Phát triển hệ thống chứng nhận nghề, kỹ năng nghề và tổ chức đánh giá kỹ năng của người lao động phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

e) Chủ trì xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động.

g) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành để phát triển các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo yêu cầu của thị trường lao động.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan để triển khai các hoạt động nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

b) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan để hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động.

4. Bộ Tài chính: Chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí chi thường xuyên thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.

5. Bộ Y tế: Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành, địa phương có liên quan để nghiên cứu mở rộng đối tượng, phạm vi và cải cách thủ tục hành chính thu hút sự tham gia bảo hiểm y tế của Nhân dân.

6. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

a) Tham gia thực hiện Chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

b) Các Bộ, cơ quan: Công an, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư trong phạm vi quản lý chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ, kết nối với dữ liệu về lao động, việc làm.

7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương.

b) Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm để thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động.

c) Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để bảo đảm thực hiện Chương trình.

d) Định kỳ trước ngày 20 tháng 12 hằng năm gửi báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

8. Đề nghị Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan để phát triển các dịch vụ thiết yếu cho người lao động, đặc biệt người lao động làm trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

b) Chủ trì, tuyên truyền, hướng dẫn các cấp công đoàn phối hợp, tham gia với người sử dụng lao động, thủ trưởng cơ quan, đơn vị xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng thương lượng, đối thoại cho cán bộ công đoàn cơ sở góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

9. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

a) Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động và thị trường lao động đến các thành viên của tổ chức.

b) Theo dõi, quản lý và hỗ trợ kịp thời thành viên của tổ chức khi tham gia thị trường lao động, tham gia đào tạo và nâng cao trình độ, tay nghề.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: PL, CN, TCCV, KTTH, NC, TKBT;
- Lưu: VT, KGVX (2) LTKH.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No. 176/QD-TTg

Hanoi, February 05, 2021

 

DECISION

PROMULGATION OF THE PROGRAM FOR ASSISTANCE IN DEVELOPMENT OF THE LABOR MARKET BY 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law dated November 22, 2019 on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization;

Pursuant to the Law on Employment dated November 16, 2013;

Pursuant to Resolution No 11-NQ/TW dated June 03, 2017 of the 12th Central Executive Committee of the Communist Party on improvement of the socialist-oriented market economy;

Pursuant to Directive No. 37-CT/TW dated September 03, 2019 of the Secretariat on enhancement of leadership, development of harmonious, stable and advanced labor relations in new circumstances;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 01/NQ-CP dated January 01, 2020 on primary tasks and solutions for implementation of the 2020’s socio-economic development plan and state budget estimates;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



DECIDES:

Article 1. Promulgation of the Program for Assistance in Development of the Labor Market by 203 (hereinafter referred to as “the Program”)

I. VIEWPOINTS

1. Development of the labor market must be comprehensive and sustainable; aim towards modernization, effectiveness, suitability with characteristics of each region and administration; be the foundation and motivation for socio-economic development of the country.

2. The State shall build and assist in development of the labor market by improving the effectiveness of policies and the system of legislative documents on labor market development, enhancement of administrative reform to minimize the risks relevant to workers’ benefits during the 4th industrial revolution.

3. Seek international integration; intensify connection between domestic labor demand and supply in association with international labor market.

II. Targets

1. General targets

Establish a strong foundation for uniform development of various elements of the labor market; contribute to the mobilization, distribution and utilization of resources for socio-economic development; modernize the labor structure; ensure connection between the domestic labor market and that of other countries in the region and the world.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Increase the quantity of skilled workers to satisfy the labor demand:

- The ratio of trained and qualified workers is expected to reach 30% by 2025 and 35-40% by 2030;

- Vietnam’s ranking of “Knowledge Worker” in Global Innovation Index (GII) is expected to in the top 60 by 2025 and top 55 by 2030;

- The ratio of workers with information technology skills is expected to reach 80% by 2025 and 90% by 2030.

b) Creation of better jobs for workers:

- The overall employment rate is expected to drop below 3%; employment rate in urban areas is expected to drop below 4%;

- The ratio of workers in agriculture is expected to drop below 30% by 2025 and below 20% by 2030;

- Productivity growth rate is expected to reach at least 6,5%/year.

c) Reduction in ratio of unemployed, uneducated or untrained youth:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Maintain unemployment youth ratio below 7% in urban areas and below 6% in rural areas.

d) Assurance of safe working environments for workers:

The ratio of workers in the working age having social insurance is expected to reach 45% in 2025 and 60% in 2030, where ratio of farmers and workers in the informal sector having voluntary social insurance is expected to account for 2,5% of the work force in 2025 and 5% by 2030.

dd) Invest in, develop job-related transactions and the existing national labor market information system towards modernization, uniformity and connectivity among info systems. To be specific:

- The ratio of high school graduates provided with career counseling is over 80% by 2025 and over 90% by 2030;

- The ratio of workers who find jobs through employment agencies is expected to reach 40% by 2025 and 45% by 2030;

- Complete the technical infrastructure, software applications, systems for connection and sharing of data, conversion and standardization of national labor database by 2025.

From 2026, put the national labor database into operation; connect with and share data with other national database and information system. By 2030, modernize the labor market information system; ensure nationwide access of data; expand connection to other ASEAN countries, especially in some countries that are major labor markets of Vietnam in 2030.

III. OBJECTIVES AND SOLUTIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Review, amend legislative documents on labor demand – supply relationship, matching of labor demand and supply according to the labor market rules, international conventions and standards recognized by Vietnam, lawful and justifiable interests of workers and employers.

b) Develop a mechanism and execute programs and schemes for assistance in job creation and participation in the labor market for special groups (disabled people, ethnic minorities; rural workers; new graduates from universities and vocational education institutions).

2. Assistance in development of labor demand - supply

a) Formulate and provide pre-employment vocational training courses for new graduates; vocation-specific advanced training courses for workers during their employment. Employers are encouraged to participate in the education and vocational training process.

b) Improve the organization structure and personnel management; improve the effectiveness of instruments for supervision, evaluation, recognition of vocational skills of workers according to national standards.

c) Design basic and advanced vocational training programs according to standards of vocational skills; apply digital technologies; study formulation of policies on assistance in provision of basic and advanced training for special groups of workers. Encourage frequent and flexible provision of short-term training courses in digital skills for workers.

d) Study formulation of policies on attraction of talents, especially policies on housing, salaries, living and working conditions in order to attract and retain high-level experts, scientists and managers.

dd) Encourage enterprises, enterprise associations and professional associations to participate in the process of innovation and improvement of education and vocational training quality in order to meet the demand of the labor market.

e) Review, simplify procedures conversion of household businesses into enterprises; introduce policies on assisting enterprises in collecting, paying and refunding tax in order to improve effectiveness of assistance for enterprises converted from household businesses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Completion of the labor market information system as the basis for matching of labor demand – supply:

- Complete the institutions, procedures and methods for collecting, updating, storing and consolidating labor market data;

- Formulate, implement solutions for digitizing and updating data and information about workers; store and manage data at provincial, regional and central levels; ensure connectivity and sharing of data about population, enterprise registration and social insurance;

- Upgrade infrastructure and equipment serving collection, storage, analysis of data, forecasting labor demand – supply serving management, analysis, sharing and publishing of information about the labor market;

b) Design diverse career counseling programs in terms of subjects, contents and forms with flexible locations; provide training for participants in provision of career counseling for students.

c) Planning and development of the system of employment services:

- Develop the network of employment agencies which is appropriate for the labor market of each region and province. Focus on investment in development of employment agencies in administrative divisions that are centers of 6 socio-economic regions with an aim to make them into both centers of the provinces and employment agencies that share labor market information, analyze and make forecasts about the labor market in their regions and other regions;

- Apply new technologies to employment services; develop instruments (software, criteria, standards) serving uniform management of employment services nationwide;

- Provide advanced training for personnel of employment agencies in terms of knowledge and skills in collecting, analyzing and searching information about the labor market serving their employment counseling tasks;    

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Assistance in development of insurance and welfare network

a) Improve the accessibility of social insurance, health insurance and unemployment insurance to workers in order to maintain stable life and continuous production.

b) Promote the roles and operation of Trade Union of Vietnam and trade associations in order to develop members, connect share and exchange information among workers in the same fields, improve the effectiveness of workers’ rights protection.

c) Formulate a mechanism for provision of information and legal counseling services for workers where necessary.

d) Diversify social security packages for workers in terms of forms, method and level of contribution, and benefits; simplify administrative procedures and develop a mechanism for provision of administrative and legal assistance for workers who participate in voluntary welfare programs.

5. Assistance in connecting domestic and foreign labor markets, development of special labor markets

a) Study and disseminate systems of vocational skill recognition according to international standards in order to assist workers in participation in domestic and foreign labor markets.

b) Formulate policies on assistance in development of special labor markets, especially labor markets of rural areas, ethnic labor markets, skilled labor markets.

6. Improvement of organization and operation of labor markets

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Disseminate and raise awareness of regulations of law on labor, labor relations, responsibilities and interests of social partners in improvement of quality, effectiveness, productivity and competitiveness of the economy.

c) Enhance inspection and taking of actions against violations against labor laws, especially regulations on conclusion of employment contracts, payment of social insurance and other social security benefits for employees.

d) Formulate a system of indexes for evaluation of labor markets, employments and incomes through comparison with other countries in the region and the world; evaluate the differences in development of labor markets, job creation, incomes between provinces and regions of Vietnam.

IV. FUNDING SOURCES

1. State budget as prescribed by the Law on State Budget, the Law on Public Investment and their elaborating documents.

2. Private investments, revenues from employment services as prescribed by law.

3. Funding from Unemployment Insurance Fund as prescribed by unemployment insurance laws.

4. Other lawful sources.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Preside over the planning and organization of dissemination and implementation of the Program.

b) Complete regulations of law on labor, employments, vocational education and social insurance by reviewing, evaluating and amending the Law on Employment, the Law on Social Insurance and relevant legislative documents; study the formulation of policies on assisting in job creation, promoting enterprises, enterprise associations and trade associations to participate in innovation and improvement of vocational education quality in order to satisfy labor market demand.

c) Formulate a system of indexes for evaluation of labor market development, employments and incomes.

d) Develop and run training courses in new skills for workers.

dd) Develop the system of vocational skill recognition; organize evaluation of workers’ vocational skills according to requirements of labor markets and the fourth industrial revolution.

e) Preside over the development and completion of the labor market information system and matching of labor demand – supply.

g) Provide instructions; carry out inspection, supervision and evaluation of implementation of the Program; submit reports to the Prime Minister as per regulations.

2. The Ministry of Education and Training shall:

Take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs, other Ministries and central authorities in development of training human resource development programs according to labor market requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs, other Ministries and central authorities in promoting conversion of household businesses into enterprises.

b) Take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs, other Ministries and central authorities in completing the labor market information system.

4. The Ministry of Finance shall propose necessary funding for implementation of the Program to competent authorities in accordance with state budget laws.

5. The Ministry of Health shall take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs, other Ministries and central authorities in expanding the scope and simplifying administrative procedures in order to encourage participation in health insurance by the people.

6. Other Ministries, ministerial agencies and governmental agencies shall

a) Participate in implementation of the Program within the scope of their functions and duties.

b) The Ministry of Public Security, Vietnam Social Security, the Ministry of Health, the Ministry of Planning and Investment shall, within the scope of their jurisdiction, cooperate with the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs in sharing and connecting to labor and employment data.

7. The People’s Committees of provinces and central-affiliated cities:

a) Organize the implementation of the Program locally.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Provide funding and human resources for implementation of the Program.

d) Send reports on implementation of the Program by December 20 every year to the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs for consolidation and reporting to the Prime Minister.

8. Vietnam General Confederation of Labor shall:

a) Take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs, relevant Ministries and central authorities in developing essential services for workers, especially those working in industrial zones and export processing zones.

9. Central Committees of Vietnamese Fatherland Front, Vietnam Cooperative Alliance, Vietnam’s Women Union, Vietnam Farmer’s Union, Communist Youth Union shall:

a) Disseminate policies and guidelines of the Communist Party and regulations of law on labor and labor markets among their members.

b) Monitor, manage and assist their members in their participation in labor markets; participation in basic and advanced training.

Article 2. This Decision comes into force from the day on which it is signed.

Article 3. The Minister of Labor, War Invalid and Social Affairs, other Ministers, heads of ministerial-level agencies and Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decision./.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

PP THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 176/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 về Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.107

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.168.20
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!