BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1733/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ
NGHIỆP KỸ THUẬT Y
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP
ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP
ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày
08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ quy định mã số,
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y; Thông tư số
03/2022/TT-BYT ngày 26/4/2022 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số quy định về
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế;
Căn cứ biên bản của Hội đồng thẩm
định Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y tại
cuộc họp nghiệm thu ngày 07/4/2022;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế;
- Lưu: Văn thư, TCCB.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Thuấn
|
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP KỸ THUẬT Y
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1733/QĐ-BYT ngày 29/06/2022 của Bộ trưởng Bộ
Y tế)
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI
DƯỠNG
Viên chức y tế và các cá nhân có nhu
cầu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật y.
II. MỤC TIÊU, YÊU
CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Cập nhật, bổ sung kiến thức chung về
quản lý nhà nước và kỹ năng nghề nghiệp của Kỹ thuật y.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chương trình bồi
dưỡng, người học có khả năng:
1.2.1. Hiểu được một số kiến thức về
quản lý nhà nước, đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết, gắn với
chức trách nhiệm vụ của Kỹ thuật y theo yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng
công việc được giao.
1.2.2. Áp dụng linh hoạt và phù hợp một
số kỹ năng mềm, kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước và chuyên môn trong công
tác quản lý và định hướng chiến lược cho sự phát triển bền vững của đơn vị/tổ
chức góp phần hiệu quả vào công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân
dân.
1.2.3. Lập kế hoạch từng bước hoàn
thiện những năng lực cần thiết của Kỹ thuật y, đảm bảo hoàn thành tốt công tác
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Yêu cầu đối với chương trình
2.1. Đảm bảo hợp lý và khoa học giữa
các khối kiến thức, nội dung bám sát nhiệm vụ, chuyên môn của Kỹ thuật y, đảm bảo
không trùng lặp với chương trình khác và kết cấu theo hướng mở để dễ cập nhật,
bổ sung cho phù hợp;
2.2. Cân đối, hợp lý giữa lý thuyết
và thực hành (rèn luyện kỹ năng);
2.3. Các chuyên đề xây dựng phải thiết
thực để sau khi học xong, học viên có thể vận dụng vào công việc hàng ngày.
III. CĂN CỨ PHÁP
LÝ
- Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày
1/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức.
- Nghị định 89/2021/NĐ-CP ngày
18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức.
- Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày
08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày
01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức và các quy định hiện hành.
- Thông tư liên tịch số
26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ quy định mã số,
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
- Thông tư số 03/2022/TT-BYT ngày
26/4/2022 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế.
IV. PHƯƠNG PHÁP
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
- Chương trình được thiết kế bao gồm
các phần: Kiến thức chung và kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
- Chương trình phải được biên soạn
theo quy trình biên soạn chương trình bồi dưỡng viên chức.
- Học viên học đủ các phần kiến thức
và kỹ năng, làm đầy đủ và đạt yêu cầu các bài kiểm tra, tiểu luận của chương
trình sẽ được cấp chứng chỉ theo quy định.
V. KẾT CẤU CHƯƠNG
TRÌNH[1]
1. Khối lượng kiến thức
Chương trình gồm 15 chuyên đề lý thuyết,
thực tế và viết tiểu luận, được cấu trúc thành 2 phần:
- Phần I: Kiến thức về chính trị, quản
lý nhà nước và các kỹ năng chung, gồm có 04 chuyên đề giảng dạy.
- Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp gồm có 11 chuyên đề giảng dạy, thực
tế và viết tiểu luận cuối khóa.
2. Thời gian bồi dưỡng: tổng số tiết học là 200 tiết. Trong đó:
+ Lý thuyết: 80 tiết
+ Thực hành, thực tế, tiểu luận cuối
khóa: 116 tiết
+ Kiểm tra: 4 tiết
3. Cấu trúc chương trình:
Phần
I. Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (30 tiết)
TT
|
Chuyên
đề, hoạt động
|
Số
tiết
|
Lý
thuyết
|
Thảo
luận, thực hành
|
Tổng
|
1
|
Đường lối của Đảng và chính sách của
Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
|
5
|
2
|
7
|
2
|
Pháp luật hành nghề y và Tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp của viên chức Kỹ thuật y
|
5
|
2
|
7
|
3
|
Chính phủ điện tử, Chính phủ số và
hệ thống thông tin y tế
|
5
|
2
|
7
|
4
|
Một số kỹ năng chung hỗ trợ phát
triển nghề nghiệp của viên chức Kỹ thuật y
|
5
|
4
|
9
|
Tổng
|
20
|
10
|
30
|
Phần
II. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp - Kiểm
tra, thực tế, viết tiểu luận cuối khóa (170 tiết)
TT
|
Nội
dung chuyên đề
|
Số
tiết
|
Lý
thuyết
|
Thảo
luận, thực hành
|
Tổng
|
1
|
An ninh trong cơ sở khám chữa bệnh
|
5
|
2
|
7
|
2
|
Tổng quan về hệ thống y tế
|
5
|
2
|
7
|
3
|
Hành vi sức khỏe và các yếu tố quyết
định
|
5
|
4
|
9
|
4
|
Quản lý nhân lực và tài chính tại
các cơ sở y tế
|
5
|
2
|
7
|
5
|
Quản lý chất lượng trong lĩnh vực Kỹ
thuật y
|
10
|
2
|
12
|
6
|
An toàn trong lĩnh vực Kỹ thuật y
|
5
|
6
|
11
|
7
|
Nghiên cứu trong lĩnh vực Kỹ thuật
y
|
5
|
2
|
7
|
8
|
Kiểm soát yếu tố nguy cơ và phòng
chống dịch bệnh trong thảm họa
|
5
|
4
|
9
|
9
|
Giáo dục và tư vấn sức khỏe cho người
bệnh và khách hàng
|
5
|
2
|
7
|
10
|
Tổng quan đạo đức và đạo đức trong
thực hành và nghiên cứu Kỹ thuật y
|
5
|
2
|
7
|
11
|
Văn hóa ứng xử trong thực hành chăm
sóc sức khỏe
|
5
|
2
|
7
|
12
|
Kiểm tra trắc nghiệm: 1 bài (gồm cả
nội dung phần I và phần II)
|
|
4
|
4
|
13
|
Thực tế và viết tiểu luận cuối khóa
|
|
76
|
76
|
Tổng
|
60
|
110
|
170
|
VI. PHƯƠNG ÁN TỔ
CHỨC DẠY - HỌC
- Các hoạt động của chương trình bồi
dưỡng (học lý thuyết- thực hành, thực tế, kiểm tra, ..) có thể triển khai trực
tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp - trực tuyến và ưu tiên phương án dạy -
học trực tiếp.
- Cơ sở được phép đào tạo chủ động
xây dựng quy định về dạy-học và hướng dẫn, giám sát việc thực hiện của học
viên.
VII. YÊU CẦU ĐỐI VỚI
VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. Đối với việc biên soạn tài liệu
- Tài liệu được biên soạn phải căn cứ
vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật y và yêu cầu của thực tiễn trong
từng giai đoạn;
- Nội dung tài liệu phải bảo đảm kết
hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành;
không trùng lặp;
- Tài liệu phải thường xuyên được bổ
sung, cập nhật, nâng cao, phù hợp với thực tế;
- Các chuyên đề được xây dựng phải đảm
bảo tính thiết thực; nội dung khoa học, phù hợp với trình độ người học và theo
hướng mở, cập nhật khoa học chăm sóc sức khỏe.
2. Đối với việc dạy - học
2.1. Đối với giảng viên
- Giảng viên bồi dưỡng các chuyên đề
của Chương trình này phải đạt tiêu chuẩn giảng viên theo quy định tại Nghị định
số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức, Nghị định 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày
08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức và các quy định hiện hành;
- Sử dụng phương pháp giảng dạy tích
cực, giảng viên đưa ra nhiều bài tập tình huống, nêu các ví dụ sát thực tế và
phù hợp với tình hình thực hiện công tác của các cơ quan, tổ chức;
- Trong các cuộc thảo luận trên lớp,
giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý để phát huy kinh nghiệm thực tế và khả
năng giải quyết vấn đề của tất cả học viên; định hướng và kiểm soát để nội dung
thảo luận bám sát mục tiêu học tập đã đề ra.
- Đối với việc giảng dạy các chuyên đề
kỹ năng, cần tăng cường thảo luận và giải quyết tình huống để học viên cùng
trao đổi trên lớp.
2.2. Đối với học viên
- Học viên phải nghiên cứu, thảo luận
làm bài tập tình huống theo yêu cầu của giảng viên;
- Tham gia các hoạt động học tập theo
kế hoạch, nếu nghỉ quá 20% thời lượng học lý thuyết, không đạt bài kiểm tra và
tiểu luận cuối khóa sẽ không đủ điều kiện cấp chứng chỉ.
VIII. NỘI DUNG CÁC
CHUYÊN ĐỀ
Phần I
KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÀ CÁC KỸ NĂNG CHUNG
Chuyên đề 1
Đường lối của Đảng và chính sách của Nhà
nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
1. Khái quát về đặc điểm và tình
hình công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
2. Đường lối của Đảng về công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
2.1. Quan điểm
2.2. Mục tiêu
2.3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
3. Những nội dung chủ yếu trong
chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
3.1. Chính sách bảo hiểm y tế
3.2. Chính sách đối với các nhóm yếu
thế trong xã hội
3.3. Chính sách xã hội hóa các hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh
3.4. Chính sách phát triển nguồn nhân
lực y tế, đặc biệt ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
3.5. Chính sách về y tế cơ sở và chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân
3.6. Chính sách y tế dự phòng và dinh
dưỡng
3.7. Chính sách chăm sóc sức khỏe
sinh sản, dân số - kế hoạch hóa gia đình
4. Những thành tựu, hạn chế và bài
học trong quá trình thực hiện chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân
4.1. Thành tựu
4.2. Những tồn tại, hạn chế
4.3. Những bài học kinh nghiệm
Chuyên đề 2
Pháp luật hành nghề y và Tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp viên chức Kỹ thuật y
1. Khái niệm, phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng của pháp luật hành nghề y
1.1. Khái niệm
1.2. Phạm vi điều chỉnh
1.3. Đối tượng áp dụng
2. Vai trò và đặc điểm của pháp luật
hành nghề y
2.1. Vai trò
2.2. Đặc điểm
3. Nội dung cơ bản của pháp luật
hành nghề y
3.1. Nguyên tắc quản lý hành nghề y
3.2. Chính sách của nhà nước về hành
nghề y
3.3. Chủ thể, khách thể quản lý nhà
nước về hành nghề y
3.4. Nội dung quản lý nhà nước về
hành nghề y
4. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
viên chức Kỹ thuật y
4.1. Chức danh nghề nghiệp và thay đổi
chức danh nghề nghiệp
4.2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
4.3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo,
bồi dưỡng
4.4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ.
Chuyên đề 3
Chính phủ điện tử, Chính phủ số và Hệ thống
thông tin y tế
1. Những vấn đề chung về Chính phủ
điện tử, Chính phủ số
1.1. Khái niệm Chính phủ điện tử,
Chính phủ số
1.2. Mục tiêu và lợi ích của Chính phủ
điện tử, Chính phủ số
1.3. Chính phủ điện tử và Chính phủ số
ở Việt Nam
2. Dịch vụ công trực tuyến
2.1. Những vấn đề chung về dịch vụ
công trực tuyến
2.2. Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công
trực tuyến trong lĩnh vực y tế.
3. Hệ thống thông tin trong y tế
3.1. Mục tiêu và lợi ích của hệ thống
thông tin y tế
3.2. Thực trạng hệ thống thông tin y
tế
3.3. Hoàn thiện và sử dụng hệ thống
thông tin y tế
Chuyên đề 4
Một số kỹ năng chung hỗ trợ phát triển nghề
nghiệp viên chức Kỹ thuật y
1. Kỹ năng thu thập và xử lý thông
tin
1.1. Đặc điểm, vai trò thu thập và xử
lý thông tin
1.2. Kỹ năng thu thập thông tin
1.3. Kỹ năng xử lý thông tin
1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin
trong thu thập và xử lý thông tin
2. Kỹ năng quản lý thời gian
2.1. Sự cần thiết phải quản lý thời
gian
2.2. Nguyên nhân gây lãng phí thời
gian
2.3. Các biện pháp sử dụng thời gian
hiệu quả
2.4. Các công cụ quản lý thời gian hiệu
quả
3. Kỹ năng tạo động lực làm việc
3.1. Động lực và tạo động lực làm việc
3.2. Một số lý thuyết cơ bản về tạo động
lực làm việc
3.3. Phương pháp và công cụ tạo động
lực cho viên chức Kỹ thuật y
3.4. Một số kỹ năng tạo động lực làm
việc cho viên chức Kỹ thuật y
Phần II
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN
NGÀNH VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Chuyên đề 1
An ninh và an toàn trong cơ sở khám chữa bệnh
1. Đảm bảo an ninh tại cơ sở khám
chữa bệnh
1.1. Đơn vị và trang thiết bị đảm bảo
an ninh
1.2. Đào tạo và phát triển
1.3. Triển khai và giám sát
2. Một số rào cản trong đảm bảo an
ninh, an toàn tại cơ sở khám chữa bệnh
2.1. Tài liệu, chương trình
2.2. Gắn kết chăm sóc người bệnh
2.3. Gắn kết và nhận thức về an ninh
và an toàn bệnh viện
Chuyên đề 2
Tổng quan về hệ thống y tế
1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống
y tế
1.1. Tóm tắt lịch sử phát triển hệ thống
y tế
1.2. Khung chức năng của hệ thống y tế
theo tổ chức y tế thế giới
1.3. Tổng quan một số mô hình hệ thống
y tế trên thế giới
1.4. Tổng quan hệ thống y tế Việt Nam
1.5. Tình hình sức khỏe và các yếu tố
liên quan đến hệ thống y tế
2. Hệ thống tổ chức y tế Việt Nam
2.1. Nguyên tắc cơ bản tổ chức hệ thống
y tế Việt Nam
2.2. Mô hình chung tổ chức hệ thống y
tế Việt Nam
2.3. Cập nhật văn bản pháp quy về hệ
thống tổ chức y tế Việt Nam
3. Hệ thống y tế dự phòng Việt Nam
3.1. Thực trạng mạng lưới y tế dự
phòng
3.2. Những thành tựu, những khó khăn,
thách thức cơ bản hiện nay của công tác y tế dự phòng
3.3. Những định hướng phát triển y tế
dự phòng
4. Hệ thống khám chữa bệnh tại Việt
Nam
4.1. Hệ thống khám chữa bệnh tại Việt
Nam
4.2. Tổ chức và quản lý hệ thống khám
chữa bệnh
4.3. Tổ chức và quản lý cơ sở y tế
4.4. Định hướng, tồn tại và ưu tiên
trong tổ chức mạng lưới và cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh trong giai đoạn tới
5. Thực hành
Thảo luận và trao đổi về một số chủ đề
thuộc hệ thống y tế
Chuyên đề 3
Hành vi sức khỏe và các yếu tố quyết định
1. Hành vi sức khỏe
1.1. Khái niệm
1.2. Các yếu tố quyết định hành vi
2. Thay đổi hành vi sức khỏe
2.1. Quá trình thay đổi hành vi
2.2. Lí thuyết các giai đoạn thay đổi
hành vi
2.3. Các yếu tố thúc đẩy sự thay đổi
hành vi sức khỏe
3. Chiến lược thay đổi hành vi sức
khỏe
3.1. Truyền thông thay đổi hành vi sức
khỏe
3.2. Tiếp thị xã hội về sức khỏe
3.3. Một số chiến lược khác
Chuyên đề 4
Quản lý nhân lực và tài chính tại các cơ sở
y tế
1. Giới thiệu chung
1.1. Nhân lực y tế
1.2. Tài chính y tế
2. Quản lý nguồn nhân lực
2.1. Khái niệm
2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực y tế
2.3. Mục tiêu quản lý nguồn nhân lực
2.4. Vai trò
2.5. Chức năng
2.6. Một số thách thức trong quản lý
nguồn nhân lực y tế
3. Giới thiệu quản lý tài chính y
tế
3.1. Khám niệm và các nội dung trong
tài chính y tế
3.2. Các nguồn tài chính y tế
4. Thực hành
Thảo luận, thực hành về một số chủ đề
trong quản lý tài chính và quản lý nguồn nhân lực trong cơ sở y tế
Chuyên đề 5
Quản lý chất lượng trong lĩnh vực Kỹ thuật
y
1. Giới thiệu về quản lý chất lượng
trong lĩnh vực Kỹ thuật y
1.1. Khái niệm
1.2. Các tiêu chuẩn về quản lý chất
lượng
1.3. Giới thiệu về các mô hình quản
lý chất lượng
- ISO 17025
- ISO 15189
- Tiêu chuẩn 2429
2. Một số yêu cầu về kỹ thuật
trong quản lý chất lượng trong lĩnh vực Kỹ thuật y
2.1. Nhân sự
2.2. Cơ sở vật chất và an toàn phòng
thí nghiệm và phòng thủ thuật
2.3. Hóa chất, thuốc thử và vật tư
tiêu hao
2.4. Thiết bị
2.5. Quản lý mẫu xét nghiệm và người
bệnh
2.6. Kiểm soát quy trình kỹ thuật
2.7. Đánh giá chất lượng bên ngoài
3. Ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý hồ sơ trong lĩnh vực Kỹ thuật y
3.1. Vai trò của công nghệ thông tin
trong quản lý hồ sơ trong lĩnh vực Kỹ thuật y
3.2. Giới thiệu một số phần mềm trong
quản lý hồ trong lĩnh vực Kỹ thuật y
4. Thực hành
4.1. Xây dựng quy trình quản lý về kỹ
thuật trong lĩnh vực Kỹ thuật y
4.2. Thảo luận và xử lý một số tình
huống thường gặp trong quản lý và đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực Kỹ thuật y.
Chuyên đề 6
An toàn trong lĩnh vực Kỹ thuật y
1. Các yêu cầu về an toàn trong
lĩnh vực Kỹ thuật y
1.1. Thực hành tốt phòng xét nghiệm
1.2. Thực hành tốt phòng chức năng
1.3. Thao tác với dụng cụ và trang
thiết bị
1.4. Thiết bị bảo hộ cá nhân
2. An toàn chung về hóa chất
2.1. Nhận biết, phân loại hóa chất
2.2. Nhãn dán do nhà sản xuất cung cấp
2.3. Nhãn dán tại Khoa xét nghiệm
2.4. Cất giữ hóa chất
2.5. Các thiết bị sau đây cần phải có
sẵn để xử lý tràn vãi hóa chất
2.6. Ứng phó sự cố hóa chất
3. An toàn sinh học
3.1. Phân loại cấp độ an toàn dựa
theo các nhóm nguy cơ
3.2. Những nguyên tắc cơ bản của
phòng xét nghiệm cấp độ
4. An toàn thiết bị điện
4.1. Các nguyên tắc chung đảm bảo an
toàn thiết bị
4.2. Các thận trọng cần thiết khi làm
việc với thiết bị điện
5. An toàn về cháy và cách ngăn ngừa
5.1. Phân loại cháy
5.2. Cách xử lý khi phát hiện cháy
5.3. Khi nghe báo cháy
6. Xử lý một số sự cố liên quan đến
bệnh phẩm
6.1. Hướng dẫn xử lý sự cố trong tủ
an toàn sinh học
6.2. Xử lý sự cố trong Khoa xét nghiệm
7. Tai nạn nghề nghiệp và cách xử
lý
7.1. Các mối nguy hiểm có khả năng
gây phơi nhiễm với người bệnh hoặc bệnh phẩm
7.2. Các tai nạn có thể xảy ra
7.3. Sơ cứu ban đầu
8. Thực hành
Xử lý một số tình huống liên quan đến
an toàn trong lĩnh vực Kỹ thuật y bao gồm các thiết bị và các tai nạn nghề nghiệp
thường gặp
Chuyên đề 7
Nghiên cứu trong lĩnh vực Kỹ thuật y
1. Đại cương nghiên cứu khoa học
1.1. Nghiên cứu khoa học trong y sinh
1.2. Các thiết kế nghiên cứu cơ bản
1.3. Các bước xây dựng đề cương
nghiên cứu khoa học
1.4. Ứng dụng nghiên cứu khoa học
trong Kỹ thuật y
2. Nhiễu và sai số trong nghiên cứu
2.1. Khái niệm sai số, nhiễu
2.2. Các loại sai số
2.3. Sai số hệ thống
2.4. Sai số ngẫu nhiên
2.5. Khống chế sai số trong nghiên cứu
phòng thí nghiệm
3. Phân tích số liệu cơ bản
3.1. Nhập và xuất dữ liệu nghiên cứu
3.2. Quản lý dữ liệu và quản lý dữ liệu
xét nghiệm
3.3. Phân tích số liệu trong các
nghiên cứu Kỹ thuật y học
Chuyên đề 8
Kiểm soát yếu tố nguy cơ và phòng chống dịch
bệnh trong thảm họa
1. Phương pháp đánh giá nguy cơ
nhu cầu sức khỏe và nguy cơ dịch bệnh trong thảm họa
1.1. Khái niệm về đánh giá nhanh nhu
cầu sức khỏe trong thảm họa
1.2. Phương pháp đánh giá nhanh nhu cầu
sức khỏe trong thảm họa
2. Kế hoạch ứng phó với thảm họa
và phòng chống dịch bệnh của cơ sở y tế
2.1. Khái niệm và qui trình xây dựng
kế hoạch ứng phó với thảm họa
2.2. Xây dựng kế hoạch ứng phó với thảm
họa và phòng chống dịch bệnh của cơ sở y tế
3. Thực hành
Học viên sẽ áp dụng những kiến thức
lý thuyết về đánh giá nhanh nhu cầu sức khỏe để xây dựng kế hoạch đánh giá
nhanh nhu cầu sức khỏe trong thảm họa, sử dụng kết quả đánh giá nhanh để xây dựng
kế hoạch ứng phó với thảm họa và phòng chống dịch bệnh trong thảm họa
Chuyên đề 9
Giáo dục và tư vấn sức khỏe cho người bệnh
và khách hàng
1. Giáo dục sức khỏe
1.1. Khái niệm giáo dục sức khỏe và
truyền thông sức khỏe
1.2. Các yếu tố của quá trình giáo dục
sức khỏe
1.3. Thực hiện giáo dục sức khỏe hiệu
quả
2. Tư vấn sức khỏe
2.1. Khái niệm, nguyên tắc tư vấn sức
khỏe
2.2. Tư vấn sức khỏe hiệu quả
Chuyên đề 10
Tổng quan đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ
pháp luật trong thực hành Kỹ thuật y
1. Khái niệm đạo đức và đạo đức
nghề nghiệp trong lĩnh vực Kỹ thuật y
1.1. Khái niệm
1.2. Nguyên tắc cơ bản của đạo đức
trong lĩnh vực Kỹ thuật y
2. Đạo đức và tuân thủ pháp luật
trong thực hành Kỹ thuật y
2.1. Phân biệt hành vi gian dối và thực
hành không đúng
2.2. Giải pháp để tránh hành vi gian
dối và thực hành không đúng
Chuyên đề 11
Văn hóa ứng xử trong thực hành chăm sóc sức
khỏe
1. Văn hóa ứng xử tại các cơ sở y
tế
1.1. Vai trò của văn hóa ứng xử tại
các cơ sở y tế
1.2. Tình hình thực hiện văn hóa ứng
xử tại các cơ sở y tế
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến văn
hóa ứng xử tại các cơ sở y tế
2. Quyền khách hàng và mối quan hệ
giữa cán bộ y tế và khách hàng/người bệnh
2.1. Các mô hình về mối quan hệ cán bộ
y tế và khách hàng/người bệnh
2.2. Thảo luận về quyền khách hàng; mối
quan hệ của đơn vị cấp dịch vụ và khách hàng; diễn tiến tâm lý của khách
hàng/người bệnh
3. Thực hành ứng xử với khách
hàng/người bệnh
3.1. Thảo luận lựa chọn một số tình
huống thực tế và phân tích về hành vi/ứng xử của kỹ thuật viên
3.2. Thực hành xử lý một số tình huống
phản ứng quá mức từ khách hàng/người bệnh (các tình huống phù hợp với đối tượng
là cử nhân Kỹ thuật y làm việc trong các cơ sở khám chữa bệnh).
THỰC TẾ
1. Mục đích
Sau khi tìm hiểu thực tế, học viên có
thể ghi nhớ và kết nối giữa lý thuyết với thực hành trong công tác chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe cộng đồng thông qua quan sát và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn
tại một đơn vị y tế cụ thể.
2. Yêu cầu đối với cơ sở tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng
- Ưu tiên các cơ sở thực địa là cơ
quan công tác của học viên, trong trường hợp học viên có nhu cầu thực địa ở các
đơn vị khác thì cơ sở đào tạo liên hệ cho học viên.
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hỗ trợ cho
học viên trong việc liên hệ cơ quan, đơn vị mà học viên sẽ đến tìm hiểu thực tế,
trợ giúp học viên hoàn thành thời gian thực tế. Các cơ sở thực địa là các cơ sở
y tế thực hiện cung cấp dịch vụ/hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân tại tuyến tỉnh, thành phố, quận/huyện (Ví dụ: Bệnh viện đa khoa
chuyên khoa tuyến tỉnh/huyện, phòng khám đa khoa khu vực, v.v...)
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phân công
giảng viên hỗ trợ học viên trong việc lên kế hoạch tìm hiểu thực tế, cung cấp
thông tin và hỗ trợ học viên thu thập thông tin đáp ứng yêu cầu chuyên đề mà học
viên lựa chọn.
- Nếu học viên đi thực tế tại chính
cơ quan của mình thì học viên chủ động báo cáo cơ quan về kế hoạch thực tế để
hoạt động đi thực tế thuận lợi và hiệu quả.
- Nếu học viên đi thực tế tại các cơ
sở do cơ sở đào tạo sắp xếp thì cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đề xuất cơ quan, đơn vị
nơi học viên đến thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học
viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
3. Yêu cầu đối với học viên
- Dựa vào các nội dung đã được học
trong cả chương trình, học viên lên kế hoạch tìm hiểu thực tế. Khi lập kế hoạch
tìm hiểu thực tế, học viên tự lựa chọn một hoặc một nhóm chủ đề có liên quan tới
nhau trong số các chuyên đề đã học để tìm hiểu sâu hơn tại cơ sở thực địa. Các
nhóm nội dung có thể gồm:
+ Công tác chính trị và quản lý hành
chính nhà nước trong quá trình hoạt động của các cơ sở thực hiện khám chữa bệnh
và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
+ Công tác chuyên môn về khám chữa bệnh
tại các cơ sở đi thực tế: về nghiên cứu khoa học, về cung cấp và quản lý dịch vụ
y tế/chăm sóc sức khỏe, v.v...
+ Các khía cạnh đạo đức, giao tiếp ứng
xử trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại cơ sở đi thực tế
+ Hoặc kết hợp của các nội dung trên
- Trong thời gian tìm hiểu thực tế, học
viên chủ động liên hệ với cơ sở để đăng ký tìm hiểu thực tế theo đúng thời gian
và kế hoạch đã đề ra.
- Học viên chuẩn bị trước câu hỏi hoặc
chủ đề cần làm rõ trong quá trình đi thực tế.
Các câu hỏi, chủ đề cần tìm hiểu
trong quá trình thực tế phải liên quan tới các chuyên đề đã học trong chương trình.
- Sau khi kết thúc thời gian tìm hiểu
thực tế, học viên có thể sử dụng các thông tin thu được từ đợt thực tế để phát
triển thành tiểu luận cuối khóa.
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
1. Mục đích
- Đánh giá mức độ kết quả học tập của
học viên đạt được qua chương trình.
- Đánh giá khả năng phân tích, đánh
giá và vận dụng kiến thức và kỹ năng thu nhận được vào thực tiễn, đồng thời dựa
trên kiến thức và kỹ năng đó để phát triển các ý tưởng mới ứng dụng tại vị trí
công tác của viên chức ngạch Kỹ thuật y.
2. Yêu cầu
- Cuối khóa bồi dưỡng, mỗi học viên cần
viết một tiểu luận giải quyết tình huống trong hoạt động khám chữa bệnh gắn với
công việc mà học viên đang đảm nhận
- Tiểu luận cần thể hiện được những
kiến thức và kỹ năng thu nhận được trong khóa bồi dưỡng, trong quá trình thực tế
công tác
- Sau đó tiểu luận cần phân tích công
việc mà học viên hiện nay đang thực hiện tại cơ quan, những vướng mắc, khó khăn
gặp phải trong quá trình công tác liên quan tới một hoặc một nhóm chủ đề đã được
học và đề xuất vận dụng các kiến thức đã học vào công việc để giải quyết những
vướng mắc đó.
- Tiểu luận có độ dài không quá 20
trang A4 (không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng
phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1,5.
- Cách viết: phân tích và đánh giá được
các vấn đề về lý thuyết và thực tế, so sánh được giữa lý thuyết và thực tế, vận
dụng được lý thuyết để đưa ra các ý tưởng giải quyết các vấn đề gặp phải trong
thực tế công tác, ý kiến nêu ra cần có số liệu chứng minh rõ ràng.
3. Nội dung tiểu luận:
Tiểu luận được trình bày theo các cấu
phần sau:
Trang bìa: Nêu rõ tên tiểu luận, tên tác giả
Phần giới thiệu: cần có mục lục và danh mục từ viết tắt, thuật ngữ sử dụng trong tiểu
luận (nếu có)
Phần I - Đặt vấn đề: Nêu những vấn đề mà học viên sẽ tìm hiểu, trình bày trong tiểu luận,
lợi ích mà tiểu luận đem lại cho viên chức giữ chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật
y
Phần II - Mục tiêu của tiểu luận: nêu những mục tiêu chính mà tiểu luận muốn đạt được
Phần III - Nội dung chính cần trình bày và bàn luận, bao gồm:
1. Những vấn đề liên quan tới một
hoặc một nhóm chủ đề trong chương trình học (như trên đã lựa chọn) mà học
viên gặp phải trong quá trình công tác
2. Những vấn đề đó tương ứng với
các nội dung lý thuyết học viên đã được học như thế nào (phân tích việc ứng dụng
với thực tế công việc của bản thân học viên trong vị trí công tác hiện tại)
3. Những vấn đề tương tự/khía cạnh
khác liên quan đến các nội dung lý thuyết đã được học xảy ra trong quá trình
công tác của học viên tại đơn vị
4. Vận dụng những lý thuyết đã học
được để giải quyết những vấn đề đó
Phần IV - Kết luận và khuyến nghị:
đưa ra những kết luận chính cho tiểu luận và một số
khuyến nghị/bài học rút ra từ việc vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
Tài liệu tham khảo: xem hướng dẫn cách viết tài liệu tham khảo
Phụ lục: Những thông tin bổ sung, số liệu, tài liệu, hình ảnh để làm rõ hơn
các vấn đề trình bày trong nội dung chính của tiểu luận
|
4. Đánh giá
- Học viên nộp tiểu luận cho cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng trong vòng 2 tuần kể từ kết thúc khóa bồi dưỡng.
- Chấm theo thang điểm 10. Học viên
không đạt từ điểm 5 trở lên thì viết lại luận. Sau khi viết và chấm lại, nếu
không đạt điểm 5 trở lên thì học viên không được cấp chứng chỉ.
IX. TRÍCH DẪN TÀI
LIỆU THAM KHẢO
• Tài liệu tham khảo gồm: sách, các ấn
phẩm, tạp chí, hoặc trang Web đã đọc và được trích dẫn hoặc được sử dụng để
hình thành ý tưởng nghiên cứu.
• Lưu ý: Học viên chỉ trích dẫn
trực tiếp, không trích lại từ nguồn khác. Ít nhất phải có 50% tài liệu tham khảo
được xuất bản trong 10 năm gần đây.
• Trình tự sắp xếp theo định dạng
Vancouver, còn gọi là "hệ thống thứ tự trích dẫn".
- Câu/đoạn trích dẫn được đánh số
theo thứ tự trích dẫn trong bài viết. Khi đó, số được đặt trong ngoặc đơn hoặc
đặt ở phía trên, liền sau câu/đoạn trích dẫn ngay cả khi tên tác giả xuất hiện
trong đoạn văn;
- Nếu có nhiều tài liệu được trích dẫn
cho cùng một ý, dùng dấu phẩy (không có khoảng trắng) giữa các số. Ví dụ
(1,3,5);
- Nếu có dãy 3 số liên tục trở lên
thì dùng dấu gạch nối (không có khoảng trắng) giữa số đầu và số cuối của dãy.
Ví dụ: (2,3,4,5,8,9) viết tắt lại thành (2-5,8,9);
- Các tài liệu có trích dẫn trong bài
viết được xếp trong danh mục tham khảo cuối bài, theo đúng thứ tự trích dẫn;
- Biểu tham khảo (bibliographic
record/notice bibliographique) được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện của tài
liệu trong văn bản, không phân biệt tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
• Tài liệu tham khảo là sách, luận
án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên các tác giả hoặc cơ quan ban
hành (Năm xuất bản) Tên sách, luận án hoặc báo cáo, Nhà xuất bản, Nơi xuất
bản.
Mẫu:
Trường Đại học Y tế công cộng. Quản
lý nguồn nhân lực y tế: Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2018.
|
• Tài liệu tham khảo là bài báo trong
tạp chí, trong một cuốn sách ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên các tác giả (năm
công bố) "Tên bài báo" Tên tạp chí hoặc tên sách, Tập (số),
Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc).
Mẫu:
Huỳnh Ngọc Tuyết Mai, Nguyễn Đức
Thành, Phùng Thanh Hùng. Động lực làm việc và một số yếu tố ảnh hưởng của điều
dưỡng tại 14 khoa lâm sàng bệnh viện bệnh Nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh
năm 2017. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu và Phát triển. 2017;1(1):69-77.
|
• Trích dẫn tài liệu được đánh số
theo thứ tự trích dẫn trong bài viết. Khi đó, số được đặt trong ngoặc đơn hoặc
đặt ở phía trên, liền sau câu/đoạn trích dẫn ngay cả khi tên tác giả xuất hiện
trong đoạn văn.
• Đối với tài liệu online, ghi tên
tác giả, tên bài, website và đường link, ngày truy cập.
X. ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP
- Đánh giá ý thức học tập của học
viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;
- Học viên phải tham gia tối thiểu
80% số buổi học.
- Đánh giá thông qua bài kiểm tra (01
bài) và bài tiểu luận cuối khóa (01 bài): Học viên phải làm đầy đủ bài kiểm
tra, bài tiểu luận cuối khóa; Mỗi bài phải đạt từ 5 điểm trở lên thì được cấp
chứng chỉ.
- Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10.
[1]
Chương trình này được biên soạn và biên tập dựa trên nội
dung Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật y hạng
II, hạng III, hạng IV theo các quyết định số 2595/QĐ-BYT , 2596/QĐ-BYT ,
2597/QĐ-BYT ngày 21/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành chương trình
bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật y hạng II, hạng III, hạng
IV của các tác giả thuộc Ban soạn thảo Chương trình tại Quyết định số
1534/QĐ-BYT ngày 28/02/2018 của Bộ Y tế về việc thành lập Ban soạn thảo biên soạn
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật y.