ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1660/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 21
tháng 3 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC nội
bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 28/10/2022 của
UBND Thành phố về việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong
các cơ quan hành chính nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tại Tờ trình số 596/TTr-SLĐTBXH ngày 24/02/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 06 thủ tục hành chính nội bộ
lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở,
Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và
các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC - Văn phòng Chính phủ;
- Chủ tịch, các PCT HĐND Thành phố;
- Chủ tịch, các PCT UBND Thành phố;
- VPUBTP: CVP, PCVP C.N Trang, Các phòng; KSTTHC, NC, HCTC, THCB;
- Trung tâm báo chí thủ đô Hà Nội;
- Lưu: VT, KSTTHC
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 1660/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội)
PHẦN
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT
|
Tên thủ tục
hành chính nội bộ
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Bổ nhiệm hòa giải viên lao động
|
Lao động
|
Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
|
2
|
Bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động
|
Lao động
|
Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
|
3
|
Miễn nhiệm hòa giải viên lao động
|
Lao động
|
Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
|
4
|
Bổ nhiệm trọng tài viên lao động
|
Lao động
|
Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
|
5
|
Bổ nhiệm lại trọng tài viên lao động
|
Lao động
|
Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
|
6
|
Chấp thuận chủ trương bổ sung địa điểm đào tạo mới
trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với trường cao đẳng
|
Giáo dục nghề nghiệp
|
Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội Hà Nội
|
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA
TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
I. Thủ tục: Bổ nhiệm hòa giải
viên lao động
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Căn cứ kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải
viên lao động được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội có văn bản thông báo công khai việc tuyển chọn hòa giải
viên lao động trên địa bàn thông qua Trang thông tin điện tử của Sở và trên
phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời gửi Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội để phối hợp thực hiện.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
hết hạn nộp hồ sơ ghi trong thông báo tuyển chọn hòa giải viên lao động, Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát người đủ tiêu chuẩn, tổng
hợp, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định;
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội thẩm định các hồ sơ dự tuyển (kể cả các hồ sơ do Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội trực tiếp nhận), lựa chọn và lập danh sách vị trí Bổ
nhiệm của từng hòa giải viên lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội và của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, bổ nhiệm;
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Thành phố xem xét, quyết định Bổ nhiệm hòa giải viên lao động. Thời hạn bổ
nhiệm hòa giải viên lao động tối đa không quá 05 năm.
Bước 5: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội công khai, cập nhật, đăng tải danh sách họ
tên, địa bàn phân công hoạt động, số điện thoại, địa chỉ liên hệ của hòa giải
viên lao động được bổ nhiệm trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và
thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương để người lao
động, người sử dụng lao động biết và liên hệ.
1.2. Cách thức thực hiện
Trong thời hạn đăng ký ghi trong thông báo tuyển chọn
hòa giải viên lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cá nhân trực tiếp
đăng ký hoặc được các cơ quan, đơn vị của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị xã hội và các tổ chức khác giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên
lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa chỉ 75 Nguyễn Chí
Thanh, Đống Đa, Hà Nội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
+ Đơn dự tuyển hòa giải viên lao động;
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm
quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế;
+ Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc bản
sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên quan;
+ Văn bản giới thiệu tham gia làm hòa giải viên lao
động của các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có);
1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm
việc kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ ghi trong thông báo tuyển chọn hòa giải viên
lao động
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Cá nhân trực tiếp đăng ký hoặc được các cơ quan, đơn vị của nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác giới thiệu tham
gia dự tuyển hòa giải viên lao động
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính nội
bộ: Sở Lao động - Thương binh Xã hội
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC nội bộ: Sở Lao động
- Thương binh Xã hội
+ Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC nội bộ: Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội cấp huyện
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Quyết định Bổ nhiệm hòa giải viên lao động.
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy
định
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính nội bộ (nếu có):
+ Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.
+ Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm
làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
+ Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính nội
bộ
+ Bộ luật Lao động;
+ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện
lao động và quan hệ lao động
2. Thủ tục: Bổ nhiệm lại hòa
giải viên lao động
2.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Căn cứ kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải
viên lao động hằng năm đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; kết
quả rà soát tiêu chuẩn, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên
lao động theo phân cấp quản lý, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được đơn đề nghị bổ nhiệm lại của hòa giải viên lao động, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội có văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố xem xét, quyết định bổ nhiệm lại đối với các trường hợp đủ tiêu
chuẩn, điều kiện.
Bước 3: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội công khai, cập nhật, đăng tải danh sách họ
tên, địa bàn phân công hoạt động, số điện thoại, địa chỉ liên hệ của hòa giải
viên lao động được bổ nhiệm lại trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị
và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương để người
lao động, người sử dụng lao động biết và liên hệ.
2.2. Cách thức thực hiện
Ít nhất 03 tháng trước khi kết thúc thời hạn bổ nhiệm,
nếu hòa giải viên lao động có nhu cầu tiếp tục làm hòa giải viên lao động thì gửi
đơn trực tiếp hoặc qua bưu chính công ích về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tại địa chỉ 75 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
+ Đơn đề nghị bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động;
2.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm
việc kể từ ngày đơn đề nghị.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Cá nhân
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính nội
bộ: Sở Lao động - Thương binh Xã hội
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC nội bộ: Sở Lao động
- Thương binh Xã hội
+ Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC nội bộ: Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội cấp huyện
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Quyết định Bổ nhiệm hòa giải viên lao động.
2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy
định
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định
2.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính nội bộ (nếu có):
+ Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.
+ Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm
làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
+ Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính nội
bộ
+ Bộ luật Lao động;
+ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện
lao động và quan hệ lao động
3. Thủ tục: Miễn nhiệm hòa giải
viên lao động
3.1. Trình tự thực hiện
a. Đối với trường hợp có đơn xin thôi làm hòa giải
viên lao động
Bước 1: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động của hòa giải viên lao động, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố xem xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Thành phố xem xét, quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động.
b. Đối với các trường hợp
+ Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn hòa giải viên lao động:
là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật
Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ đại học trở lên và có
ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động; không
thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án
nhưng chưa được xóa án tích.
+ Có hành vi vi phạm pháp luật làm phương hại đến lợi
ích các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên
lao động theo quy định của pháp luật;
+ Có 02 năm bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
theo quy chế quản lý hòa giải viên lao động;
+ Từ chối nhiệm vụ hòa giải từ 02 lần trở lên khi
được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh chấp về hợp đồng đào
tạo nghề mà không có lý do chính đáng theo quy định tại quy chế quản lý hòa giải
viên lao động.
Bước 1: Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ báo cáo của Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội và kết quả rà soát, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem
xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Thành phố xem xét, quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động.
3.2. Cách thức thực hiện
+ Nộp trực tiếp tại Bộ phận Văn thư;
+ Qua dịch vụ bưu chính;
+ Qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của
UBND Thành phố.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Không quy định
3.4. Thời hạn giải quyết:
a. Đối với trường hợp có đơn xin thôi làm hòa giải
viên lao động: 15 ngày làm việc
b. Các trường hợp còn lại: 40 ngày làm việc
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Cá nhân, tổ chức
3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính nội
bộ: Sở Lao động - Thương binh Xã hội
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC nội bộ: Sở Lao động
- Thương binh Xã hội
+ Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC nội bộ: Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội cấp huyện
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động.
3.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy
định
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính nội bộ (nếu có):
Hòa giải viên lao động miễn nhiệm khi thuộc một
trong các trường hợp sau:
a) Có đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động;
b) Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 92
Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ;
c) Có hành vi vi phạm pháp luật làm phương hại đến
lợi ích các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của hòa giải
viên lao động theo quy định của pháp luật;
d) Có 02 năm bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ
theo quy chế quản lý hòa giải viên lao động;
đ) Từ chối nhiệm vụ hòa giải từ 02 lần trở lên khi
được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh chấp về hợp đồng đào
tạo nghề mà không có lý do chính đáng theo quy định tại quy chế quản lý hòa giải
viên lao động.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính nội
bộ
+ Bộ luật Lao động;
+ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện
lao động và quan hệ lao động
4. Thủ tục: Bổ nhiệm trọng tài
viên lao động
4.1. Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Căn cứ số lượng trọng tài viên lao động của
Hội đồng trọng tài lao động quy định tại khoản 2 Điều 185 của Bộ luật Lao động
và tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động quy định tại Điều 98 Nghị định
số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, Liên đoàn
Lao động Thành phố, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn thành
phố lập hồ sơ đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động gửi Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội.
+ Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động của Liên
đoàn Lao động Thành phố, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn
Thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định,
đồng thời đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động để tổng hợp chung,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm trọng tài viên lao động.
Việc đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động
của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải bảo đảm đúng thành phần quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 185 của Bộ luật Lao động để bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch
và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.
+ Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố ra quyết định bổ nhiệm trọng tài viên lao động để tham gia Hội
đồng trọng tài lao động.
4.2. Cách thức thực hiện
+ Nộp trực tiếp tại Bộ phận Văn thư;
+ Qua dịch vụ bưu chính;
+ Qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của
UBND Thành phố.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
+ Văn bản đề nghị của cơ quan đề cử;
+ Đơn đề nghị tham gia làm trọng tài viên lao động
của người được đề cử;
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm
quyền;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm
quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế;
+ Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp
bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên
quan.
4.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm
việc.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Liên đoàn Lao động Thành phố và tổ chức đại diện người sử dụng lao
động trên địa bàn Thành phố
4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính nội
bộ: Sở Lao động - Thương binh Xã hội
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC nội bộ: Sở Lao động
- Thương binh Xã hội
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Quyết định bổ nhiệm trọng tài viên lao động.
4.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy
định
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính nội bộ (nếu có)
+ Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt,
có uy tín, công tâm.
+ Có trình độ đại học trở lên, hiểu biết pháp luật
và có ít nhất 05 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
+ Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc đang chấp hành bản án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng
chưa được xóa án tích.
+ Được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc
Liên đoàn Lao động Thành phố hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên
địa bàn tỉnh đề cử làm trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều
185 của Bộ luật Lao động ngày;
+ Không phải là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra
viên, chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,
cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính nội
bộ
+ Bộ luật Lao động;
+ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện
lao động và quan hệ lao động.
5. Thủ tục: Bổ nhiệm lại trọng
tài viên lao động
5.1. Trình tự thực hiện
Khi kết thúc thời gian bổ nhiệm, trọng tài viên lao
động đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 98 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động và được các cơ quan quy định
tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 185 của Bộ luật Lao động; tiếp tục đề cử thì
được xem xét bổ nhiệm lại làm trọng tài viên lao động theo trình tự, thủ tục
sau:
+ Bước 1: Căn cứ số lượng trọng tài viên lao động của
Hội đồng trọng tài lao động quy định tại khoản 2 Điều 185 của Bộ luật Lao động;
và tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động quy định tại Điều 98 Nghị định
số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, Liên đoàn
Lao động Thành phố, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn thành phố
lập hồ sơ đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động gửi Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
+ Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động của Liên
đoàn Lao động Thành phố, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn
Thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định,
đồng thời đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động để tổng hợp chung,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm trọng tài viên lao động.
Việc đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động
của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải bảo đảm đúng thành phần quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 185 của Bộ luật Lao động để bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch
và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.
+ Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố ra quyết định bổ nhiệm trọng tài viên lao động để tham gia Hội
đồng trọng tài lao động.
5.2. Cách thức thực hiện
+ Nộp trực tiếp tại Bộ phận Văn thư;
+ Qua dịch vụ bưu chính;
+ Qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của
UBND Thành phố.
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
+ Văn bản đề nghị của cơ quan đề cử;
+ Đơn đề nghị tham gia làm trọng tài viên lao động
của người được đề cử;
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm
quyền;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm
quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế;
+ Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp
bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên
quan.
5.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm
việc.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Liên đoàn lao động Thành phố và tổ chức đại diện người sử dụng lao
động trên địa bàn Thành phố
5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính nội
bộ: Sở Lao động - Thương binh Xã hội
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC nội bộ: Sở Lao động
- Thương binh Xã hội
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Quyết định bổ nhiệm trọng tài viên lao động.
5.8. Phí lệ phí (nếu có): Không quy định
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính nội bộ (nếu có)
+ Khi kết thúc thời gian bổ nhiệm, trọng tài viên
lao động đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 98 Nghị định số
145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động và được các
cơ quan quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 185 của Bộ luật Lao động tiếp
tục đề cử
+ Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt,
có uy tín, công tâm.
+ Có trình độ đại học trở lên, hiểu biết pháp luật
và có ít nhất 05 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
+ Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc đang chấp hành bản án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng
chưa được xóa án tích.
+ Được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc
Liên đoàn Lao động Thành phố hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên
địa bàn tỉnh đề cử làm trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều
185 của Bộ luật Lao động.
+ Không phải là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra
viên, chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,
cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính nội
bộ
+ Bộ luật Lao động;
+ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện
lao động và quan hệ lao động.
6. Thủ tục: Chấp thuận chủ
trương bổ sung địa điểm đào tạo mới trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với trường
cao đẳng
6.1. Trình tự thực hiện: (bao gồm
cả thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục hành chính nội bộ):
Bước 1 (01 ngày làm việc): Tiếp nhận yêu cầu đề nghị
chấp thuận chủ trương từ trường cao đẳng khi bổ sung địa điểm đào tạo ngoài địa
điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề
nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Bước 2 (01 ngày làm việc): Chuyển phòng chuyên môn
thụ lý giải quyết. Lãnh đạo phòng chuyên môn phân công cán bộ tham mưu giải quyết.
Bước 3 (07 ngày làm việc): Cán bộ được giao tham
mưu giải quyết kiểm tra hồ sơ, làm Phiếu trình báo cáo lãnh đạo Sở và tiến hành
kiểm tra thực tế địa điểm đào tạo xin chấp thuận của trường cao đẳng.
Bước 4 (03 ngày làm việc): Dự thảo văn bản đồng ý
trình lãnh đạo phòng duyệt, trình lãnh đạo Sở ký, ban hành.
6.2. Cách thức thực hiện
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận Văn thư;
- Nộp qua bưu chính công ích tới Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội;
- Nộp trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản và điều
hành của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội.
6.3. Địa điểm thực hiện
Tại Bộ phận văn thư của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội thành phố Hà Nội. Địa chỉ: số 75 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng
Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
6.4. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị đồng ý được đặt địa điểm đào tạo
của nhà trường;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của trường
cao đẳng hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng về cơ sở vật chất kèm hồ sơ chứng
minh quyền sở hữu của bên cho thuê.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục
nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp
đang còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.
6.5. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
6.6. Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm
việc.
6.7. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội
6.8. Cơ quan/người có thẩm quyền giải quyết
thủ tục hành chính nội bộ: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội.
6.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính nội
bộ: Văn bản đồng ý đặt địa điểm đào tạo
6.10. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy
định
6.11. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định
6.12. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục
hành chính nội bộ (nếu có)
Thủ tục hành chính nội bộ Chấp thuận chủ trương bổ
sung địa điểm đào tạo mới trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với trường cao đẳng
áp dụng trong trường hợp trường cao đẳng bổ sung địa điểm đào tạo ngoài địa điểm
đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp,
giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
6.13. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính nội
bộ
- Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm
2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
nghề nghiệp;
- Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm
2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu
tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội;
- Căn cứ Nghị định số 24/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 4
năm 2022 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về điều kiện đầu
tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.