Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 145/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược hội nhập quốc tế lao động xã hội

Số hiệu: 145/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 20/01/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 145/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế làm việc và phối hp giữa các cơ quan tham gia hợp tác ASEAN của Việt Nam;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Hội nhập quốc tế về lao động - xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị nhằm thực hiện Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của quốc gia trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, tiềm năng nguồn nhân lực và lợi thế so sánh của Việt Nam.

2. Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế về lao động - xã hội, đảm bảo độc lập tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế; khai thác có hiệu quả môi trường hợp tác quc tế, tranh thủ ngun lực, ưu tiên của quốc tế phục vụ mục tiêu phát triển lĩnh vực lao động - xã hội.

3. Hội nhập quốc tế toàn diện, triển khai đồng bộ trên tất cả lĩnh vực lao động - xã hội, có trọng tâm, trọng điểm, từng bước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hội nhập quốc tế về lao động - xã hội được triển khai đồng bộ với hội nhập kinh tế quốc tế, lồng ghép với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển lĩnh vực lao động - xã hội.

4. Đẩy mạnh hợp tác đa phương trên lĩnh vực lao động - xã hội. Lấy hội nhập ASEAN về văn hóa, xã hội làm nền tảng cho hội nhập quốc tế về lao động - xã hội. Coi trọng, mở rộng hợp tác song phương; hp tác với các tổ chức phi Chính phủ.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Hội nhập quốc tế về lao động - xã hội nhằm phát huy tiềm năng nội lực, lợi thế so sánh của Việt Nam, tranh thủ tối đa môi trường, nguồn lực quốc tế góp phần thực hiện mục tiêu phát triển lao động - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; phấn đấu phát triển lĩnh vực lao động - xã hội đạt trình độ các nưc ASEAN-6 vào năm 2020 và kịp các nước ASEAN-4 vào năm 2025.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Hoàn thiện thể chế về lao động - xã hội theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, trong đó có các tiêu chuẩn lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Đến năm 2020, phê chuẩn các công ước cơ bản còn lại và một số công ước khác của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Đến năm 2030, đảm bảo nội luật hóa toàn bộ các cam kết quốc tế về lao động - xã hội.

b) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, tham gia vào thị trường lao động khu vực và toàn cầu; tăng cơ hội việc làm có chất lượng cho người lao động. Tăng số lượng các nghề đào tạo được các nước công nhận về văn bằng, chứng chỉ.

c) Phát triển hệ thống an sinh xã hội quốc gia hiệu quả, tăng cường bảo vệ các nhóm yếu thế phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đến năm 2020, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin cho người dân; tiếp cận các tiêu chí sàn an sinh xã hội của quốc tế; tiếp cận đa chiều trong đánh giá và thực hiện chính sách giảm nghèo; xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030; thúc đẩy bình đẳng giới và công bằng xã hội.

d) Huy động tối đa nguồn lực từ hợp tác đa phương, song phương, hp tác với các cá nhân và tchức phi Chính phủ nước ngoài phục vụ xây dựng, triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển về lao động - xã hội.

III. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực lao động và xã hội

a) Chủ động nghiên cứu, ký kết, tham gia các điều ước, tiêu chuẩn và cam kết quốc tế về lao động - xã hội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

b) Nội luật hóa các điều ước, tiêu chuẩn và cam kết quốc tế về lao động - xã hội mà Việt Nam là thành viên.

c) Áp dụng phương pháp tiếp cận, tiêu chí đánh giá về lao động - xã hội theo thông lệ quốc tế và khu vực.

- Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về lao động - xã hội;

- Chủ động xây dựng, thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách về lao động - xã hội trong quá trình hội nhập trên nguyên tắc hợp tác bình đẳng, cùng có lợi nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia; lợi ích của người lao động, đặc biệt là các nhóm yếu thế; lợi ích của doanh nghiệp.

d) Chủ động dự báo, xử lí kịp thời các vấn đề lao động - xã hội phát sinh trong quá trình phát triển, thực thi các cam kết quốc tế.

đ) Lồng ghép bình đẳng giới trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế về lao động - xã hội theo yêu cầu hội nhập quốc tế.

2. Hội nhập quốc tế về lao động và việc làm

a) Tiếp tục thúc đẩy thực hiện chương trình việc làm bền vững.

b) Phát triển, dự báo thị trường lao động; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, di chuyển lao động trong nước và quốc tế, đặc biệt là đưa nhiều lao động có trình độ cao đi làm việc ở nước ngoài; hoàn thiện chính sách việc làm; quản lý di cư lao động quốc tế, di chuyển thể nhân và tổ chức dịch vụ việc làm; xây dựng, thực hiện chương trình việc làm công theo các tiêu chí khu vực và quốc tế.

c) Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tiền lương; thúc đẩy tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam.

d) Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ lao động phù hợp với tiêu chuẩn lao động khu vực và quốc tế.

đ) Thúc đẩy an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động.

e) Nâng cao năng lực thanh tra lao động đáp ứng yêu cầu quản lí lao động hiệu quả trong quá trình hội nhập quốc tế.

3. Hội nhập về giáo dục nghề nghiệp

a) Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tiêu chuẩn giáo viên và đào tạo giáo viên, chương trình, giáo trình đào tạo, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

b) Thực hiện các cam kết và đóng góp vào việc xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các tiêu chuẩn ASEAN và quốc tế về giáo dục nghề nghiệp; ưu tiên hoàn thin khung trình độ quốc gia; tham gia xây dựng khung tham chiếu trình độ giữa các nước ASEAN.

c) Tăng cường liên kết đào tạo, chuyển giao các bộ chương trình, đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ ASEAN và quốc tế; tham gia mạng nghiên cứu, chuyển giao tri thức về giáo dục nghnghiệp giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.

d) Xây dựng, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo nghề cho các cơ sở đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

đ) Đàm phán, ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp với các nước trong khu vực và trên thế giới.

4. Hội nhập quốc tế về an sinh xã hội

a) Từng bước áp dụng các tiêu chí khu vực và quốc tế làm tiêu chí phấn đấu và thước đo đánh giá về an sinh xã hội; trước mặt chú trọng vào chun nghèo, chương trình và phạm vi bao phủ của các chương trình bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, cung cấp dịch vụ xã hội.

b) Xây dựng và hoàn thiện các chính sách về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung), bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện trợ cấp xã hội cho người cao tuổi; nghiên cứu hướng tới ký kết và thực hiện các chương trình hợp tác về bảo hiểm xã hội với các nước; nghiên cứu hoàn thiện hệ thống luật pháp về an sinh xã hội.

c) Thực hiện giảm nghèo bền vững theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc; đảm bảo công bng xã hội.

d) Chủ động xây dựng, thực hiện chính sách đảm bảo trợ giúp xã hội cho các nhóm đối tượng do tác động của hội nhập quốc tế, trong đó tập trung hỗ trợ người khuyết tật nặng, trẻ em, người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, đồng bào dân tộc thiểu số, nạn nhân buôn bán người; phát triển nghề công tác xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; ứng phó vi việc biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động đến việc làm và thu nhập của người dân.

đ) Thúc đẩy công bằng xã hội trong chính sách an sinh xã hội; thực hiện bình đẳng giới, ưu tiên thu hẹp khoảng cách giới, xóa dần định kiến và bất bình đẳng giới trong đời sống xã hội, nhất là trong việc làm, quan hệ gia đình vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

e) Tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phòng ngừa và hỗ trợ trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị buôn bán, phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; phát triển, hỗ trợ trẻ em tiếp cận hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em thuận lợi, công bng và hiệu quả.

g) Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cho người dân tại cộng đồng.

5. Hội nhập ASEAN về lao động và xã hội

Xây dựng kế hoạch triển khai hiệu quả các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025; trước mắt tập trung vào phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao.

IV. GIẢI PHÁP

1. Về chính sách

a) Tiếp tục hoàn thiện thể chế lao động - xã hội phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo yêu cầu hội nhập và thông lệ quc tế; tăng cường công tác giám sát thông qua cơ chế ba bên, khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế.

b) Rà soát các nội dung cam kết quốc tế chung và từng nhiệm vụ cụ thể thuộc lĩnh vực lao động - xã hội; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và nội luật hóa các cam kết quốc tế trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các tổ chức khác thuộc hệ thống Liên hợp quốc; thực hiện đầy đủ Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về các nguyên tc và quyền cơ bản tại nơi làm việc; nghiên cứu phê chuẩn và thực hiện các tiêu chuẩn lao động quốc tế thể hiện vai trò thành viên tích cực của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).

c) Nghiên cứu xây dựng các cơ chế phòng vệ và hỗ trợ nhằm hạn chế tác động không thuận lợi khi Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế.

d) Bổ sung, hoàn thiện Chiến lược tng thể phát triển lao động - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo yêu cầu hội nhập quốc tế; lồng ghép các hoạt động hội nhập quốc tế vào quá trình xây dựng, triển khai chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển về lao động - xã hội.

đ) Xây dựng, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, các chương trình, kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 về phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn lao động, phát triển hệ thống trợ giúp xã hội và các chương trình khác về lao động - xã hội, từ đó xác định nhu cầu, ưu tiên hợp tác quốc tế phù hợp với định hướng ưu tiên của các nhà tài trợ.

e) Xây dựng kế hoạch tham gia đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế mới (đa phương, song phương, với các tchức phi Chính phủ) về lao động - xã hội.

2. Về thông tin tuyên truyền

a) Thực hiện các chương trình truyền thông nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương hội nhập quốc tế về lĩnh vực lao động - xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng cng thông tin điện tử hội nhập quốc tế về lao động - xã hội.

b) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế về lao động - xã hội trong các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về nhu cầu, nội dung, cơ hội và thách thức trong hội nhp quốc tế, trong việc thực hiện các cam kết quốc tế, tạo đồng thuận và tăng cường trách nhiệm, có hành động thống nht thực hiện các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế.

3. Về đào tạo nguồn nhân lực cho hội nhập quốc tế

a) Rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ hiện có theo các yêu cầu hội nhập quốc tế; xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động - xã hội.

b) Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lao động và xã hội nói chung, cán bộ chuyên trách hội nhập quốc tế nói riêng đáp ứng yêu cu hội nhập quốc tế về lao động - xã hội trên cơ sở Đán bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và có lộ trình đưa một số chuyên gia Việt Nam vào làm việc trong các tổ chức quốc tế về lao động - xã hội, trước hết là trong ASEAN phù hợp với Đán gia nhập các tổ chức, diễn đàn mới, chuẩn bị nhân sự người Việt Nam để đưa vào làm việc và ứng cử vào các vị trí công việc quan trọng trong các tổ chức quốc tế.

4. Về tổ chức

a) Kiện toàn, đảm bảo bộ máy chuyên môn hóa, có đủ năng lực để chỉ đạo, điều hành phối hp các hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động - xã hội từ Trung ương đến địa phương.

b) Thiết lập cơ chế điều phối các hoạt động hội nhập quốc tế về lao động - xã hội giữa các cơ quan Trung ương, giữa Trung ương và địa phương.

c) Cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giám sát các hoạt động hội nhập, hp tác quốc tế về lao động - xã hội.

d) Thực hiện nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, trao đổi, học tập kinh nghiệm quốc tế.

5. Về tài chính

a) Ngân sách nhà nước được bố trí trong kinh phí hàng năm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương theo quy định hiện hành về ngân sách nhà nước.

b) Huy động tối đa các nguồn lực từ cộng đồng và xã hội; chủ động vận động tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, đảm bảo cho hot động hội nhập quốc tế về lao động - xã hội.

c) Các nguồn hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

1. Giám sát và đánh giá

Thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ việc triển khai Chiến lược trên cơ sở bộ tiêu chí giám sát, đánh giá và hệ thống thống kê, cơ sở dữ liệu thống nhất về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động - xã hội.

2. Lộ trình thực hiện

a) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

- Tổ chức triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động - xã hội theo các nhiệm vụ ưu tiên 5 năm và hàng năm.

- Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên giai đoạn 2016 - 2020 vào cuối năm 2020 và đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho giai đoạn đến năm 2030.

b) Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030

- Triển khai đồng bộ Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động - xã hội trong mối quan hệ với Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Chú trọng hội nhập quốc tế về lao động - xã hội theo chiều sâu, nâng cao chất lượng hội nhập quốc tế.

3. Các đề án thực hiện Chiến lược

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a) Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động - xã hội

- Cơ quan phối hp: Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2030.

b) Đ án xây dựng và triển khai bộ tiêu chí giám sát, đánh giá hội nhập quốc tế về lao động - xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

c) Đề án rà soát hệ thống pháp luật lao động - xã hội so với các cam kết, tiêu chuẩn quốc tế của Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khu vực ASEAN, các Hiệp định Thương mại tự do và đề xuất hướng hoàn thiện

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

d) Đề án thực hiện và nghiên cứu khả năng gia nhập các điều ước quốc tế của Liên hợp quốc và của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong lĩnh vực lao động - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2030.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2030.

đ) Đề án hợp tác đa phương, song phương, với các tổ chức phi Chính phủ trong hội nhập quốc tế về lao động - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2030.

e) Đề án thiết lập cơ sở dữ liệu hội nhập quốc tế về lao động - xã hội

- Cơ quan phối hp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) và các Bộ, ngành liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2030.

g) Đề án đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế về lao động - xã hội giai đoạn 2016 - 2020

- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

h) Đ án tuyên truyền, phổ biến chủ trương hội nhập quốc tế về lĩnh vực lao động - xã hội

- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược hội nhập quốc về lao động - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên phạm vi cả nước; xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược theo từng thời kỳ; kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện hàng năm và 5 năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tchức sơ kết vào năm 2020 và tổng kết tình hình thực hiện vào năm 2030.

b) Bộ Ngoại giao, theo chức năng và nhiệm vụ được giao, hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế về lao động - xã hội; đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hội nhập quốc tế.

c) Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nội dung có liên quan của Chiến lược này.

d) y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về hội nhập quốc tế về lao động - xã hội thuộc phạm vi quản lý của địa phương, căn cứ vào Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược theo từng thời kỳ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo; tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ hàng năm gửi báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./ 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Ban Chỉ đạo liên ngành HNQT về KGVX;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các t
nh, thành phtrực thuộc TW;
- V
ăn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- V
ăn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc v
à các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
-
y ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn th
;
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: V
ăn thư, QHQT(3).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independent - Freedom – Happiness
---------------

No. 145/QD-TTg

Hanoi, January 20, 2016

 

DECISION

ON APPROVAL OF THE INTERNATIONAL INTEGRATION STRATEGY WITH REGARD TO LABOR AND SOCIETY TOWARDS 2020, WITH A VISION TOWARDS 2030

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Decree No. 22-NQ/TW dated April 10, 2013 by the Politburo on international integration;

Pursuant to the Government’s Decree No. 31/NQ-CP dated May 13, 2014 on promulgating the Action campaign of the Government to implement the Resolution No. 22-NQ/TW dated April 10, 2013 by the Politburo under the Central Committee of Vietnam Communist Party on international integration;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 142/QD-TTg dated January 31, 2009 on promulgating the Regulation on working and coordinating for the agencies participating in ASEAN cooperation in Vietnam;

At the request of the Minister of Labor, Invalids and Social affairs,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. The international strategy with regard to labor and society towards 2020, with a vision towards 2030, is approved. Its primary content includes:

I. DIRECTIVES

1. International integration with regard to labor and society is one of the focal missions in the Resolution No. 22-NQ/TW dated April 10, 2013 by the Politburo with the aim of implementing the national general strategy of international integration towards 2020, with a vision towards 2030, by utilizing the most of in-house capacities, potential human resources and commensurate advantages of Vietnam.

2. Implement the international integration process in labor and society in active manner, maintain independence and sovereignty, defend interests of the country, implement international undertakings responsibly and take effective advantage of international cooperation, resources and privileges with the aim of developing the sector of labor and society.

3. Implement the international integration process extensively, synchronously and gradually in every focal aspect of labor and society, in line with the economic and social growth of the country. The international integration in labor and society shall harmonize with the international economic integration, in combination with objectives, missions and solutions for the development of labor and society.

4. Expedite multilateral cooperation with regard to labor and society. Implement the international integration process in labor and society on the basis of ASEAN integration in culture and society. Esteem and expand bilateral cooperation; collaborate with non-government organizations.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

Implement the international integration process in labor and society in order to utilize the in-house capacities and commensurate advantages of Vietnam, take most advantage of the international ambiance and resources to contribute to the development of labor and society towards 2020, with a vision towards 2030; strive to develop labor and society on par with the ASEAN-6 by 2020 and with the ASEAN-4 by 2025.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Ameliorate regulations on labor and society by regional and international standards, which include those of the International Labor Organization (ILO). Ratify the remaining fundamental treaties and other conventions of the International Labor Organization (ILO). Internalize all international undertakings in labor and society into domestic legislation by 2030.

b) Develop demand-based human resources of high caliber for regional and global workforce markets; augment the opportunities of high-quality employment for laborers. Increase the quantity of trained occupations whose degrees and certificates are accredited by foreign countries.

c) Develop the national social security system towards efficiency, and protect disadvantaged groups in conformity to regional and international standards. Achieve the minimum standard of earning, education, health care, housing, clean water and information access for citizens by 2020; meet international criteria of social security floors; assess and implement poverty eradication policies through various directions; eradicate extreme poverty by 2030; expedite gender equality and social justice.

d) Utilize most of the resources from multilateral and bilateral cooperation and from collaboration with foreign individuals and non-government organizations in order to formulate and implement campaigns for development of labor and society in effective manner.

III. MISSIONS

1. Augment regulations with regard to labor and society

a) Research, sign and enter international treaties, standards and agreements with regard to labor and society in accordance with the economic and social growth of the country.

b) Internalize international treaties, standards and agreements in labor and society, to which Vietnam is a signatory, into domestic legislation.

c) Employ approaches and assessment criteria regarding labor and society in conformity to international and regional practices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Formulate and implement regulations and policies on labor and society actively and effectively amid the process of integration on the principle of equitable and mutually beneficial cooperation as to protect the interests of the country, welfares of workers and, in particular, disadvantaged groups, and benefits of enterprises.

d) Forecast and handle issues of labor and society, which ensue during the advancement and implementation of international undertakings, in active manner.

dd) Incorporate gender quality in the formulation and augmentation of regulations on labor and society as to meet the demands of international integration.

2. International integration with regard to labor and employment

a) Continue expediting sustainable employment programs.

c) Improve policies and legislations on salary; expedite greater work performance and competitiveness of Vietnamese workers.

d) Develop harmonious, stable and progressive labor relations; elaborate the legislation of labor relations in conformity to regional and international standards of labor.

dd) Promote occupational safety and hygiene in workplaces in accordance with technical standards and regulations, and promote services of occupational safety and hygiene.

e) Enhance abilities of labor inspectors to meet requirements for efficient labor management amid international integration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Standardize occupational skills, teachers and their training, academic programs and textbooks and quality accreditation in accordance with regional and international standards.

b) Actualize commitments and contribute to the establishment, amendment and enhancement of the standards of ASEAN and the world on vocational education; prioritize improving the national qualifications framework; take part in formulating the ASEAN qualifications reference framework.

c) Strengthen associations in education, transfer curricula, carry out pilot trainings for focal occupations at ASEAN and international levels; participate in networks of vocational training research and knowledge transference with countries in the region and across the world.

d) Establish and develop the vocational quality assurance system, which training institutions shall adopt, in conformity to regional and international standards.

dd) Negotiate and enter agreements on mutual accreditation of vocational diplomas and certificates with countries in the region and across the world.

4. International integration with regard to social security

a) Apply regional and international criteria gradually to strive and to measure the provision of social security; given initial priority to the determination of poverty criteria, programs and coverage of social insurance programs, social aids and social services.

b) Establish and elaborate policies on social insurance (mandatory and voluntary social insurance, additional retirement insurance), unemployment insurance; provide social aids to the elderly; conduct studies to enter and implement the social insurance cooperation programs with other countries; conduct studies to enhance the legislation of social security.

c) Eradicate poverty sustainably by the approach of multi-directional pauperism assessment; lessen the distance of progression between urban and rural areas, between regions and between ethnic groups; maintain social justice.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Uphold social justice in social security policies; promote gender equality, prioritize lessening the gender distance, predetermined bias and gender inequality in society, in employment, in family relationship in rural areas, financially challenged areas, mountainous areas and ethnic minorities’ areas.

e) Strengthen the protection and care of children in special circumstances; prevent children from being molested, mistreated and trafficked and provide supports thereof, prevent and reduce child labor; develop and support children to access convenient, equitable and effective services for children protection.

g) Develop the community-based social service system.

5. ASEAN integration with regard to labor and society

Formulate plans to implement objectives of the ASEAN Socio-Cultural Community in effective manner by 2025; put initial focus on the development of human resources, particularly personnel of high caliber.

IV. SOLUTIONS

1. Policies

a) Continue elaborating regulations on labor and society in connection with the socialist-oriented market economy to meet requirements of integration and international practices; strengthen supervisory activities through tri-party mechanism, regional and international cooperation.

b) Review general and specific international undertakings regarding labor and society; formulate plans to implement and legislate international undertakings domestically in collaboration with the International Labor Organization (ILO) and other United Nations' bodies; fulfill the 1998’s Declaration of the International Labor Organization (ILO) with regard to principles and fundamentals of workplace; research, ratify and adopt international labor standards as an active member of the International Labor Organization (ILO).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Supplement and elaborate the General strategy for development of labor and society in 2016 to 2020, with a vision towards 2030, in line with international integration; incorporate the activities of international integration into the formulation and implementation of strategies, plans and schemes for advancement in labor and society.

dd) Establish and conduct the National target program in sustainable poverty eradication and campaigns and plans, for 2016 to 2020, for the development of vocational education, employment, occupational safety, social support system and other programs in labor and society, through which needs and priorities regarding international cooperation shall be defined in accordance with sponsors' orientation towards priorities.

e) Plan negotiations and actualize new undertakings of international integration (involving two or several parties or non-government organizations) with regard to labor and society.

2. Propaganda

a) Propagandize and propagate, through the mass media, the policies of international integration in labor and society; establish the portal for international integration in labor and society.

b) Equip personnel of ministries, central and local authorities, and enterprises with knowledge in international integration in labor and society in order to heighten the awareness of needs, contents, opportunities and challenges regarding international integration and implementation of international undertakings, to attain unanimity and aggrandize responsibilities and to perform activities of international integration and cooperation unanimously.

3. Human resources training for international integration

a) Review and assess the existing personnel according to requirements for international integration; plan the development of human resources to meet requirements of international integration in labor and society.

b) Train and foster public personnel for sectors of labor and society, in general, and for international integration, in particular, to meet requirements of international integration in labor and society on the basis of the Project for improvement of knowledge and skills of public officials and employees involved in international integration as approved by the Prime Minister via the Decision No. 2007/QD-TTg dated November 16, 2015; devise human resources training programs and proceed to have Vietnamese specialists employed by international organizations for labor and society, starting within ASEAN, in conformity to the Scheme for engagement in new organizations and forums and for preparation of Vietnamese personnel for vital positions in international organizations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Complete and maintain the specialized regime capable of steering, operating and coordinating activities of international integration in labor and society from the central state to local authorities.

b) Establish a mechanism that coordinates activities of international integration in labor and society for central bodies and between the central state and local authorities.

c) Reform administrative formalities and apply information technology in the management, operation and supervision of activities of international integration and cooperation in terms of labor and society.

d) Carry out science research, reviews of actual achievements, exchange and acquisition of experience with the world.

5. Finance

a) The state budget allocates annual expenditure to ministries, bodies, central and local authorities according to current regulations on state budget.

b) Mobilize resources from community and society to the max; call for funding from international organizations, local and foreign entities in active manner, and sustain the activities of international integration in labor and society.

c) Other legitimate sources

V. IMPLEMENTATION OF THE STRATEGY

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Make periodic supervision and assessment reports on the implementation of the Strategy according to the norms for supervision and assessment, statistics system and unified database on international integration in labor and society.

2. Progress of implementation

a) From 2016 to 2020

- Implement the Strategy for international integration in labor and society according to 5-year and annual priority missions.

- Evaluate the result of priority missions in 2016 to 2020 and at the end of 2020 and propose revisions for the progress towards 2030.

b) From 2021 to 2030

- Adopt the Strategy for international integration in labor and society synchronously in line with the general Strategy for international integration towards 2020, with a vision towards 2030.

- Key on in-depth international integration in labor and society and augment the quality of international integration.

3. Projects for implementation of the Strategy

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) General planning to adopt the Strategy for international integration in labor and society.

- In cooperation with: Ministry of Foreign affairs and relevant ministries and bodies.

- Time: 2016 - 2030.

b) Projects on formulating and adopting norms for supervision and assessment of international integration in labor and society.

- In cooperation with: Ministry of Foreign affairs and relevant ministries and bodies.

- Time: 2016 - 2020.

c) Projects on reviewing legal regulations on labor and society in comparison with international undertakings and standards of the United Nations, World Trade Organization, International Labor Organization (ILO), ASEAN and free trade agreements, and propositions for improvement.

- In cooperation with: Ministry of Justice, Ministry of Industry and Trade, Vietnam General Confederation of Labor, Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Vietnam Cooperative Alliance and relevant ministries and bodies.

- Time: 2016 - 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In cooperation with: Ministry of Justice, Ministry of Foreign affairs, Vietnam General Confederation of Labor, Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Vietnam Cooperative Alliance and relevant ministries and bodies.

- Time: 2016 - 2030.

dd) Projects on cooperation with one or several parties and with non-government organizations with regard to international integration in labor and society from 2016 to 2020 and towards 2030.

- In cooperation with: Ministry of Foreign affairs and relevant ministries and bodies.

- Time: 2016 - 2030.

e) Projects on establishing the database on international integration in labor and society

- In cooperation with: Ministry of Planning and Investment (General Statistics Office) and relevant ministries and bodies.

- Time: 2016 - 2030.

g) Projects on training public officials and employees for international integration in labor and society from 2016 to 2020

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Time: 2016 - 2020.

h) Projects on propagandizing policies on international integration in labor and society

- In cooperation with: Ministry of Foreign affairs, Ministry of Information and Communications.

- Time: 2016 - 2020.

4. Responsibilities of relevant ministries, bodies and agencies

a) Ministry of Labor - Invalids and Social affairs shall lead and cooperate with relevant ministries and bodies, socio-political organizations, social organizations and provincial People’s Committees to implement the Strategy for international integration in labor and society towards 2020, with a vision towards 2030, on nation-wide scale. Moreover, it shall formulate general plans to adopt the Strategy from time to time, inspect, supervise and summarize annual operations and 5 years' activities to report to the Prime Minister. Finally, it shall carry out preliminary review by 2020 and full review by 2030.

b) Ministry of Foreign affairs, as per its missions and assignments, shall provide supports to cope with issues that ensue amid the international integration in labor and society. Moreover, it shall maintain the adherence to the policies and directions of Vietnam Communist Party and the Government’s legislative regulations on international integration.

c) National Steering Committee for international integration and Interdisciplinary Steering Committee for international integration in culture, society, science, technology, education and training, ministries, ministerial-level agencies, government authorities and provincial People's Committees, as per their functions, missions and authority, shall cooperate closely with the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs to actualize details of the Strategy.

d) Provincial People’s Committees shall lead and cooperate with the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs to devise annual and 5-year plans for specific objectives and missions of international integration in labor and society under the management of local authorities on the basis of the Strategy for international integration in labor and society towards 2020, with a vision towards 2030, and of the general plans by the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs for adoption of the Strategy from time to time. Moreover, they shall implement activities thereof and report to the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs on annual basis for the latter's compilation and reporting of data to the Government, Prime Minister and the National Steering Committee for international integration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of government agencies, Chairpersons of provincial People's Committees shall be responsible for implementing this Decision./. 

 

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 145/QĐ-TTg ngày 20/01/2016 phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.572

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.23.59
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!