TỔNG LIÊN
ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1333/QĐ-TLĐ
|
Hà Nội, ngày
01 tháng 10 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ VIỆC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUỸ HỖ TRỢ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ.
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Căn cứ Điều lệ Công đoàn Viêt Nam;
- Căn cứ Chương trình toàn khoá và kết quả kỳ
họp lần thứ 4 Khoá X của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Xét đề nghị của Ban Chính sách – Pháp luật
Tổng Liên đoàn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế
tạm thời về việc thành lập, tổ chức quản lý hoạt động quỹ hỗ trợ cán bộ công
đoàn.
Điều 2.
- Tiếp tục thực hiện thí
điểm tổ chức, hoạt động quỹ hỗ trợ cán bộ công đoàn tại Liên đoàn Lao động
Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, tỉnh Đồng Nai và
Công đoàn Công Thương Việt Nam .
- Bổ sung LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh
Phúc, Long An, Bà Rịa Vũng Tầu, Thái Nguyên, Hà Nam, Đà Nẵng, Công đoàn Giao
thông Vận tải và Công đoàn Xây dựng Việt Nam vào diện thực hiện thí điểm.
- Thời gian thực hiện thí điểm đến hết tháng 10
năm 2011.
Điều 3. Quyết định này
thay thế Quyết định số 1521/TLĐ ngày 29/9/2006 và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Ban của Tổng
Liên đoàn và các đơn vị có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- TT Đoàn Chủ tịch;
- Các đ/c UVĐCT - TLĐ;
- Các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TW;
- Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ;
- Lưu VP, CS-PL.
|
TM. ĐOÀN CHỦ
TỊCH
CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Tùng
|
QUY CHẾ TẠM THỜI
VỀ VIỆC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUỸ HỖ TRỢ CÁN
BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số1333./QĐ-TLĐ ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Tổng
Liên đoàn)
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích thành lập
Quỹ
Quỹ Hỗ trợ cán bộ công đoàn tại cơ sở được thành
lập nhằm hỗ trợ cho cán bộ công đoàn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của đoàn viên và người lao động.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng.
1. Quy chế này quy định về việc thành lập, tổ chức
quản lý và hoạt động Quỹ hỗ trợ cán bộ công đoàn thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là LĐLĐ tỉnh), Công đoàn ngành Trung
ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (gọi chung là Công đoàn
ngành TW).
2. Đối tượng áp dụng Quỹ bao gồm:
2.1 Đối tượng trích nộp kinh phí thường xuyên
vào quỹ là công đoàn cơ sở thuộc phạm vi quản lý.
2.2 Đối tượng vận động ủng hộ Quỹ:
a. Cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên
chức và lao động đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm
vi quản lý.
b. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2.3 Đối tượng thụ hưởng là cán bộ công đoàn cơ sở.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức
hoạt động Quỹ.
1. Tự cân đối thu, chi; công khai, dân chủ, minh
bạch và phi lợi nhuận.
2. Tổ chức quản lý hoạt động quỹ theo quy định của
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
3. Trong thời gian thí điểm, Quỹ không có tư
cách pháp nhân, được sử dụng con dấu của Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh, công đoàn
Ngành TW.
Điều 4. Nhiệm vụ quyền hạn
của Ban quản lý Quỹ.
1. Chấp hành sự chỉ đạo của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh,
công đoàn Ngành TW.
2. Tổ chức quản lý quỹ và các tài sản được giao
theo đúng quy định của Tổng Liên đoàn.
3. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ;
trình Trưởng Ban quản lý Quỹ ra quyết định hỗ trợ.
4. Tổ chức thực hiện thu, chi theo các nội dung
quy định tại Điều 5 Điều 6 quy chế này;
5. Hằng năm lập kế hoạch thu chi, báo cáo quyết
toán trình Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh, công đoàn Ngành TW phê duyệt.
Chương II
NGUỒN THU VÀ NỘI DUNG
CHI
Điều 5. Nguồn thu vào Quỹ.
1. LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW
trích chuyển vào Quỹ 30% từ phần đoàn phí công đoàn do công đoàn cơ sở trích nộp
lên Công đoàn cấp trên theo quy định.
2. Đóng góp tự nguyện của cán bộ, đoàn viên công
đoàn, công nhân, viên chức và lao động.
3. Hỗ trợ của chính quyền các cấp.
4. Hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
5. Hỗ trợ của các cấp công đoàn.
6. Lãi tiền gửi của Quỹ trong tài khoản.
Điều 6. Nội dung chi
1. Hỗ trợ đối tượng quy định tại Điều 7 quy chế
này.
2. Chi cho hoạt động hỗ trợ liên quan đến việc bảo
vệ cán bộ công đoàn tại cơ sở.
3. Chi cho hoạt động phát triển Quỹ.
4. Chi hoạt động hành chính Quỹ.
Chương III
ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ
MỨC HỖ TRỢ
Điều 7. Đối tượng được Quỹ hỗ
trợ.
Đối tượng được Quỹ hỗ trợ là Chủ tịch, Phó Chủ tịch,
Uỷ viên Ban Thường vụ, Uỷ viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành
lâm thời.
Điều 8. Điều kiện được hỗ trợ.
Các đối tượng quy định tại Điều 7 gặp khó khăn
trong cuộc sống và công tác khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức
công đoàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người
lao động, có một trong các điều kiện sau:
1. Bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động trước thời hạn, hoặc bị sa thải trái pháp luật.
2. Bị chuyển làm công việc khác trong cơ quan,
đơn vị, doanh ngiệp không phù hợp với ngành nghề đào tạo, có mức lương thấp hơn
30% so với lương hiện hưởng.
3. Có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt: Gia đình bị
thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn; bản thân, vợ (chồng), con bị bệnh hiểm nghèo
điều trị dài ngày tại bệnh viện.
Điều 9. Nội dung hỗ trợ.
1. Trợ cấp một phần thu nhập do bị mất việc làm
hoặc giảm thu nhập.
2. Hỗ trợ một phần chi phí khi vụ việc được khởi
kiện ra tòa án.
3. Chi hỗ trợ đào tạo nghề
4. Hỗ trợ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Điều 10. Mức hỗ trợ.
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 8 được
các khoản hỗ trợ sau:
a. Hỗ trợ ngay sau khi bị chấm dứt hợp đồng lao
động 02 tháng tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
b. Được hỗ trợ hàng tháng bằng 1,5 tháng tiền
lương tối thiểu vùng do nhà nước quy định cho thời gian người cán bộ công đoàn
chưa tìm hiểu được làm, thời gian hưởng tối đa không quá 6 tháng.
c. Trường hợp cán bộ công đoàn đi học nghề, thì
ngoài chính sách hoặc nghề miễn phí theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với
lao động thất nghiệp còn được hỗ trợ 2 tháng lương tối thiểu vùng.
d. Nếu tranh chấp lao động giữa người lao động
là cán bộ công đoàn và người sử dụng lao động được đưa ra giải quyết tại Tòa án
thì Quỹ hỗ trợ từ 100% đến 100% tiền chi phí bảo vệ cán bộ công đoàn trong quá
trình tham gia tố tụng.
2. Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 8 được
các khoản hỗ trợ sau.
a. Được Quỹ hỗ trợ bù cho bằng mức lương cũ đối
với mức lương từ 03 triệu đồng trở xuống; đối với mức lương cũ từ trên 03 triệu
đồng trở lên thì mức bù cho bằng mức lương cũ nhưng tổng mức lương mới với mức
tiền bù thêm không vượt quá 05 triệu đồng tháng. Thời gian hỗ trợ bù không quá
06(sáu) tháng.
b. Trường hợp cán bộ công đoàn đi học nghề thì
được hỗ trợ 4 tháng lương tối thiểu vùng.
c. Nếu tranh chấp đưa ra toàn án giải quyết thì
được hỗ trợ như quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 8 mức chi
hỗ trợ một triệu đồng/ lần, trong một năm không quá 3 lần.
Chương IV
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ
QUỸ HỖ TRỢ
Điều 11. Trách nhiệm của
BCH Công đoàn cơ sở
Cán bộ công đoàn cơ sở từ Uỷ viên Ban Chấp hành
trở lên có đủ một trong ba điều kiện quy định tại Điều 8 quy chế này thì Ban Chấp
hành công đoàn có sở làm văn bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp và Ban Quản
lý Quỹ đề nghị hỗ trợ.
1. Trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
8 Hồ sơ đề nghị gồm có:
a. Văn bản đề nghị Quỹ hỗ trợ;
b. Quyết định, hoặc bản sao quyết định đơn
phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn, hoặc quyết định sa thải, hoặc quyết định
chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn.
c. Các căn cứ chứng minh người cán bộ công đoàn
bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn, hoặc bị sa thải, hoặc quyết định
chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn do thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của tổ chức công đoàn, bảo vệ quyền và lợi ích của đoàn viên và người lao động
(bản sao có xác nhận của công đoàn cơ sở).
d. Xác nhận về việc học nghề của cán bộ công
đoàn.
e. Các giấy tờ có liên quan đến mức lương của
cán bộ công đoàn trước và sau khi chuyển làm việc khác động (bản sao có xác nhận
của công đoàn cơ sở).
2.Trưòng hợp quy định tại khoản 3 Điều 8, hồ sơ
gồm có:
a. Văn bản đề nghị Quỹ hỗ trợ;
b. Bản sao giấy ra viện của bản thân hợc của
thân nhân; xác nhận bị thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn của Uỷ ban nhân dân xã
(phường, thị trấn)
Điều 12. Trách nhiệm của
công đoàn cấp trên trực tiếp.
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận
được hồ sơ đề nghị của BCH công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp phải
có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ, nếu đúng đối tượng, đủ điều kiện thì
có văn bản đề nghị Ban Quản lý Quỹ hỗ trợ. Nếu không đúng đối tượng và không đủ
điều kiện theo quy định thì trả lời bằng văn bản cho cơ sở.
Điều 13. Trách nhiệm của
Ban Quản lý quỹ.
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của công
đoàn cấp trên trực tiếp của cơ sở, Ban Quản lý quỹ có trách nhiệm kiểm tra hồ
sơ theo đúng quy định hiện hành. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ phải ra quyết định hỗ trợ nếu đủ điều kiện, hoặc trả lời cho cơ sở
và cấp trên trực tiếp của cơ sở nếu không đủ điều kiện.
Chương V
THÀNH LẬP, TỔ CHỨC QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG QUỸ
Điều 14. Trình tự, thủ tục
thành lập Quỹ.
1. Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW
giao cho các phòng, ban nghiệp vụ chuẩn bị hồ sơ thành lập Quỹ.
Hồ sơ thành lập Quỹ bao gồm:
a.Tờ trình về việc thành lập Quỹ.
Tờ trình về việc thành lập Quỹ bao gồm một số nội
dung chính sau: mục đích thành lập và nguyên tắc hoạt của Quỹ; nguồn thu, nội
dung chi, đối tượng thụ hưởng Quỹ; cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý điều hành
Quỹ.
b. Dự thảo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của
Quỹ.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phải phù hợp
với đặc điểm và điều kiện cụ thể của Ngành, địa phương và không trái với Quy chế
này.
c. Danh sách Ban quản lý Quỹ
3. Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW
thẩm định hồ sơ, và ra quyết định thành lập Quỹ.
Điều 15. Giải thể Quỹ:
Quỹ hỗ trợ cán bộ công đoàn bị giải thể trong các
trường hợp sau:
1. Hoạt động không đúng tôn chỉ mục đích của Quỹ.
2. Vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà nước
và Tổng Liên đoàn về tổ chức và hoạt động của Quỹ.
Điều 16. Bộ máy quản lý điều
hành Quỹ.
Trong thời gian thí điểm, bộ máy quản lý điều hành
quỹ gồm Ban quản lý Quỹ và Văn phòng Quỹ.
1- Ban quản lý có từ 5 đến 7 thành viên. Đồng
chí Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW làm Trưởng ban;
Trưởng Ban Tài chính làm phó ban; đại điện lãnh đạo các ban Chính sách- Pháp luật,
Tổ chức, Văn phòng LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW là thành viên.
2- Văn phòng Quỹ là bộ phận thường trực của Quỹ,
tham mưu giúp việc cho Trưởng ban quản lý giải quyết công việc hằng ngày của Quỹ.
Văn phòng Quỹ đặt tại Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh,
Công đoàn ngành TW. Đồng chí Trưởng Ban Tài chính kiêm phó Ban quản lý Quỹ đồng
thời là Chánh Văn phòng Quỹ. Ban Tài chính cử một chuyên viên giúp việc Chánh
văn phòng Quỹ.
3- Chế độ làm việc.
Các thành viên Ban quản lý Quỹ và Văn phòng Quỹ
làm việc theo chế độ kiêm nhiệm .
4. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý, Trưởng
Ban quản lý, Chánh Văn phòng Quỹ và các thành viên ban quản lý được quy định
trong Điều Lệ Quỹ do Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW ban hành,
nhưng không trái quy định tại Quy chế này.
Điều 17. Quản lý nghiệp vụ,
kiểm tra, giám sát.
1. Ban Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp
vụ, kiểm ra giám sát việc thu chi quỹ, xem xét báo cáo quyết toán hàng năm.
2. Ủy ban kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra việc
thu chi, quản lý quỹ theo đúng quy định.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Trách nhiệm của Tổng
Liên đoàn
1. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn chỉ đạo triển
khai thí điểm thành lập Quỹ hỗ trợ cán bộ công đoàn cơ sở tại một số LĐLĐ tỉnh,
thành phố và Công đoàn ngành TW; Chỉ đạo tổng kết, rút kinh nhiệm, hoàn chỉnh
Quy chế hoạt động của Quỹ và phổ biến nhân rộng.
2. Ban Tài chính Tổng Liên đoàn tham mưu cho
Đoàn Chủ tịch hướng dẫn việc trích nộp đoàn phí công đoàn vào Quỹ; Mở tài khoản
tạm gửi tiếp nhận sự ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Quỹ
thông qua Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
3. Ban Tổ chức Tổng Liên là đầu mối tham mưu cho
Đoàn Chủ tịch hướng dẫn xây dựng Điều lệ tổ chức hoạt động Quỹ; theo dõi, tập hợp
các vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chế này.Hàng năm báo cáo Đoàn Chủ tịch
về hoạt động của Qũy.
4. Các Ban của Tổng Liên đoàn, theo chức năng,
nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giúp Đoàn Chủ tịch triển khai thực hiện Quy chế
này.
5. Các phương tiện thông tin của hệ thống công
đoàn thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩ, tổ chức
và hoạt động của Quỹ hỗ trợ cán bộ công đoàn cơ sở.
Điều 19. Trách nhiệm của
LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW.
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới toàn thể cán
bộ đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý về mục
đích, ý nghĩa việc thành lập Quỹ và nội dung quy chế này đểcán bộ, đoàn viên,
CNVCLĐ hiểu, ủng hộ chủ trương và tham gia đóng góp xây dựng Quỹ.
2. Chuẩn bị hồ sơ và ra quyết định thành lập Quỹ
theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.
3. Tổ chức triển khai, đưa Quỹ vào hoạt động
4. Chịu trách nhiệm trước Đoàn Chủ tịch Tổng
Liên đoàn về mọi hoạt động của Quỹ.
5. Hàng năm tổng kết đánh giá kết quả hoạt động
Quỹ, kịp thời kiến nghị với Tổng Liên đoàn về những vướng mắc trong quá trình
thực hiện.
Điều 20. Khen thưởng, kỷ luật.
1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp
xây dựng Quỹ và thực hiện tốt Quy chế này, tùy theo mức độ đóng góp, được LĐLĐ
tỉnh, Công đoàn ngành TW hoặc Tổng Liên đoàn tặng Bằng khen.
2. Tập thể, cá nhân vi phạm Quy chế này hoặc Điều
lệ Quỹ, tùy từng trường hợp cụ thể và mức độ sẽ chịu các hình thức kỷ luật theo
quy định.
Điều 21. Hiệu lực thi hành.
1. Quy chế có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
Quyết định ban hành.
2. LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW
được lựa chọn thí điểm và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực
hiện Quy chế này.
Những vướng mắc trong quá trình triển khai thực
hiện báo cáo về Tổng Liên đoàn để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.