ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
SỐ:
115/2003/QĐ-UB
|
TP.Hồ
Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủyban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Thông tư số 01/LĐ-TT ngày 11 tháng 01 năm 1995 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy làm
công tác lao động - thương binh và xã hội các cấp ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 4310/QĐ-UB-NCVX ngày 20 tháng 12 năm 1994 của Ủyban nhân
dân thành phố về ban hành Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản
lý Nhà nước của Sở, cơ quan ngang Sở thuộc Ủyban nhân dân thành phố;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số
146/TT-LĐ-TBXH ngày 16 tháng 7 năm 2002 và của Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền
thành phố tại Tờ trình số 123/TCCQ ngày 26 tháng 9 năm 2002 ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản
Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi
bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều
3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng sở-ngành thành phố, Chủ tịch Ủyban nhân dân
các quận-huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận :
- Như Điều 3
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Lao động-TB và XH, Bộ Nội vụ
- Thường trực Thành ủy
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố
- Ủyban nhân dân thành phố
- VP Thành ủy và các Ban Thành ủy
- Các Ban của Hội đồng nhân dân TP
- UB.MTTQVN/TP và các Đoàn thể TP
- Công an TP (PC.13), Ban TCCQ/TP (2b)
- VPHĐ-UB : CPVP, các Tổ NCTH
- Lưu (VX-AĐ)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Tài
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
|
|
QUY
CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 115/2003/QĐ-UB ngày 10 tháng 7 năm 2003 của
Ủyban nhân dân thành phố)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, giúp Ủyban nhân dân thành phố thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội
trên địa bàn thành phố; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Ủyban nhân dân
thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động
từ ngân sách và được mở tài khoản tại ngân hàng và tại Kho bạc Nhà nước để hoạt
động theo quy định của Nhà nước.
Trụ sở làm việc của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố đặt tại số 159, đường Pasteur, phường
6, quận 3.
Điện thoại : 8.225.834
- 8.291.302 - 8.225.645.
Điều 2.
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu
trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủyban nhân dân thành phố, Bộ Trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về toàn bộ kết quả hoạt động của Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội trên các mặt công tác của Sở được quy định trong Quy chế
này.
Chương 2:
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 3.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ :
1. Về pháp luật :
1.1. Chấp hành và tổ chức
thực hiện đúng pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về quản
lý hành chính trong lĩnh vực lao động việc làm, dạy nghề, chính sách đối với
người có công và chính sách xã hội.
1.2. Nghiên cứu và đề xuất Ủyban
nhân dân thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực
hiện các chế độ, chính sách phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà
nước về các lĩnh vực công tác của ngành lao động - thương binh và xã hội.
1.3. Chủ trì biên soạn các văn bản
quy định về quản lý các hoạt động lao động, việc làm, dạy nghề, chính sách có
công và chính sách xã hội trình Ủyban nhân dân thành phố ban hành.
1.4. Căn cứ pháp luật, chính
sách của Nhà nước, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và tình
hình kinh tế - xã hội của thành phố, xây dựng kế hoạch dài hạn, hàng năm về
lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội, trình Ủyban nhân dân thành phố xem
xét, phê duyệt để tổ chức, triển khai thực hiện.
1.5. Tuyên truyền phổ biến giáo
dục pháp luật, theo chuyên ngành.
2. Quản lý Nhà nước
về lao động việc làm :
2.1. Hướng dẫn các sở-ngành, quận-huyện,
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố (kể cả các
cơ quan, đơn vị Trung ương đóng tại thành phố) thực hiện : Tổ chức quản lý và sử
dụng có hiệu quả nguồn lao động, thông tin thống kê lao động, dịch vụ việc làm,
đảm bảo an toàn và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.
2.2. Hướng dẫn và giám sát thực
hiện hợp đồng lao động. Hướng dẫn, đăng ký, nhận và giám sát việc thực hiện thỏa
ước lao động, nội quy lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn.
2.3. Hướng dẫn và kiểm tra thực
hiện các chính sách, chế độ về tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp và các
hình thức trả lương, trả công lao động, các chế độ vật chất khác cho người lao
động.
2.4. Tham mưu cho Ủyban nhân dân
thành phố về kế hoạch huy động lao động nghĩa vụ công ích hàng năm theo luật
pháp.
2.5. Xây dựng và tham mưu trình Ủyban
nhân dân thành phố về các kế hoạch xuất khẩu lao động, chế độ chính sách cho
người đi lao động nước ngoài. Thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý
lao động là người nước ngoài tại địa bàn thành phố.
3. Quản lý Nhà nước
về dạy nghề :
3.1. Quy hoạch hệ thống các cơ sở
đào tạo nghề thuộc phạm vi quản lý, trình Ủyban nhân dân thành phố. Tổng hợp và
xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về đào tạo nghề (chỉ tiêu đào tạo, ngành nghề
đào tạo, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên; đầu tư
phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật) cho các cơ sở đào tạo nghề thuộc thành phố
và hướng dẫn tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
3.2. Kiểm tra việc tổ chức thực
hiện quy chế, nội dung chương trình đào tạo nghề và việc chấp hành pháp luật,
chính sách chế độ về đào tạo nghề đối với các cơ sở đào tạo nghề thuộc thành phố
quản lý. Thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ
sở đào tạo nghề.
3.3. Tổ chức liên kết hợp tác
trong nước và nước ngoài trên lĩnh vực đào tạo nghề của thành phố theo sự phân
cấp và ủy quyền của Ủyban nhân dân thành phố. Thực hiện các nhiệm vụ khác có
liên quan đến đào tạo nghề do Ủyban nhân dân thành phố giao.
4. Quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực chính sách có công :
4.1. Xây dựng kế hoạch dài hạn,
ngắn hạn về công tác quản lý, thực hiện chính sách chế độ, chăm sóc đối với người
có công với Cách mạng. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch.
4.2. Hướng dẫn, kiểm tra và vận
động các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở và nhân dân thực hiện các chủ trương
chính sách chế độ của Đảng, Nhà nước và của thành phố đối với cán bộ Cách mạng
lão thành, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công, gia đình có công giúp đỡ
Cách mạng, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thương bệnh binh, thân nhân
gia đình liệt sĩ, quân nhân phục viên xuất ngũ. Thực hiện các chế độ trợ cấp và
các công việc liên quan đến việc giải quyết chế độ theo phân cấp.
4.3. Quản lý nghĩa trang liệt sĩ
và nghĩa trang thành phố dành cho các cán bộ diện chính sách. Phối hợp với quận-huyện
quản lý các nghĩa trang trên địa bàn, các công trình bia ghi công ở các xã Anh
hùng. Tổ chức thực hiện việc quy tập hài cốt, lễ truy điệu liệt sĩ theo sự phân
công của thành phố.
4.4. Tổ chức phục vụ tang lễ cho
cán bộ do Trung ương và thành phố quản lý khi từ trần.
5. Quản lý Nhà nước
về chính sách xã hội :
5.1. Nghiên cứu, đề xuất Ủyban
nhân dân thành phố các chính sách xã hội đối với các đối tượng xã hội theo tình
hình thực tiễn của thành phố.
5.2. Hướng dẫn thực hiện
các chính sách cho người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, người già yếu cô đơn và các đối tượng xã hội khác cần có sự giúp đỡ của
Nhà nước và xã hội.
5.3. Phối hợp với các ngành có
liên quan xây dựng, phát triển các hình thức bảo trợ xã hội, hoạt động nhân đạo,
từ thiện trên địa bàn thành phố.
5.4. Tổ chức nuôi dưỡng đối với
trẻ mồ côi, trẻ lang thang, trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, người già tàn
tật, người già neo đơn, người bệnh tâm thần không nơi nương tựa, không có điều
kiện sống tại cộng đồng địa phương. Tổ chức cứu trợ thường xuyên, đột xuất đối
với các đối tượng khi gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, dịch bệnh tại cộng đồng.
5.5. Tổ chức kiểm tra việc thực
hiện các chính sách chế độ đối với các đối tượng xã hội tại địa phương. Kiểm
tra tổ chức và hoạt động của các cơ sở xã hội thuộc các sở-ngành, Đoàn thể, quận-huyện,
các tổ chức tôn giáo và các tổ chức xã hội theo luật pháp quy định.
5.6. Phối hợp với các cơ quan chức
năng của quận, huyện, phường, xã, thị trấn kiểm tra, tập trung người lang
thang, xin ăn trên địa bàn thành phố để phân loại và xử lý theo quy định của
pháp luật và Ủyban nhân dân thành phố.
6. Quản lý Nhà nước
về phòng chống tệ nạn xã hội :
6.1. Thường xuyên nắm tình hình,
để tham mưu trình Ủyban nhân dân thành phố, các chương trình, kế hoạch (hàng
năm và dài hạn) về phòng, chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn mại dâm
và nghiện ma túy trên địa bàn thành phố.
6.2. Tổ chức và phối hợp với các
cấp, các ngành có liên quan trong việc thực hiện các chương trình dự án, kế hoạch
được duyệt. Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá và thực hiện báo cáo định kỳ,
đột xuất với cơ quan quản lý cấp trên.
6.3. Phối hợp với các cơ quan,
Đoàn thể liên quan tổ chức việc tuyên truyền vận động, đấu tranh phòng, chống
và ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
6.4. Hướng dẫn, quản lý về nghiệp
vụ đối với các cơ sở chữa bệnh trong việc chữa trị, cai nghiện, dạy nghề và tạo
việc làm phù hợp cho các đối tượng mại dâm, ma tuý theo đúng quy trình, hướng dẫn
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và của Ủyban nhân dân thành phố.
6.5. Tiếp nhận đối tượng sử dụng
ma túy do các quận - huyện tập trung, chuyển giao và đưa đối tượng đến các
Trung tâm chữa bệnh, cai nghiện ma túy của thành phố khi có quyết định của Ủyban
nhân dân thành phố.
7. Về công tác xóa
đói giảm nghèo:
7.1. Phối hợp với các sở-ngành
chức năng và các tổ chức Đoàn thể xây dựng nội dung chương trình mục tiêu xóa
đói giảm nghèo và việc làm hàng năm của thành phố trình Ủyban nhân dân thành phố
phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện.
7.2. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
việc tổ chức thực hiện các mục tiêu Chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm
của thành phố ở các cấp, các ngành; việc sử dụng vốn vay của các tổ chức, cá
nhân từ Quỹ Xóa đói giảm nghèo, Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.
7.3. Tổ chức điều tra, xác định
và đề nghị Ủyban nhân dân thành phố phê duyệt chuẩn mực hộ nghèo và xã - phường
nghèo trong từng giai đoạn ; quản lý số lượng, danh sách hộ nghèo trong chuẩn mực
nghèo của thành phố.
7.4. Xây dựng và hướng dẫn chỉ
tiêu vận động, huy động tạo Quỹ xóa đói giảm nghèo các cấp.
7.5. Tổ chức phối hợp và quản lý
có hiệu quả các nguồn vốn phục vụ cho người nghèo, hộ nghèo trên địa bàn thành
phố.
8. Về y tế :
8.1. Thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm y tế cho người nghèo, công tác y tế
ở các cơ sở xã hội và các cơ sở chữa bệnh.
8.2. Phối hợp, tuyên truyền phổ
biến thông tin về lĩnh vực y tế cho cán bộ, công chức của ngành lao động -
thương binh và xã hội và các đối tượng được nuôi dưỡng, chữa trị tại các cơ sở
xã hội, cơ sở chữa bệnh thuộc ngành.
8.3. Xây dựng kế hoạch, phối hợp
tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ y, bác sĩ, hộ lý, điều dưỡng.... chung cho
toàn ngành.
9. Về công tác kiểm tra,
thanh tra :
9.1. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc
và kiểm tra việc thực hiện đúng Bộ Luật lao động, các văn bản quy phạm pháp luật
và các quy định của cấp có thẩm quyền có liên quan đến lĩnh vực lao động và
chính sách xã hội của các sở - ngành thành phố, Ủyban nhân dân các quận - huyện,
các tổ chức kinh tế, các tổ chức Đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các văn
phòng đại diện và người lao động (trong nước và người nước ngoài hoạt động)
trên địa bàn thành phố.
9.2. Tổ chức thanh tra và giải
quyết các khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực lao động việc làm, an toàn vệ sinh
lao động, dạy nghề, chính sách có công, chính sách xã hội và phòng chống tệ nạn
xã hội theo đúng quy định của Bộ Luật lao động, Pháp lệnh người có công, Luật
khiếu nại, tố cáo và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Ủyban nhân
dân thành phố.
9.3. Hướng dẫn, thanh
tra và kiểm tra việc chấp hành các luật, chế độ bảo hộ lao động của Nhà nước.
Thanh tra, kiểm tra và cấp giấy phép đăng ký sử dụng những máy móc, thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo phân cấp của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội. Quyết định xử lý các vi phạm về an toàn lao động theo luật định.
10. Về bộ máy và cán bộ, công
chức :
10.1. Về tổ chức bộ máy
:
Nghiên cứu, đề xuất với Ủyban
nhân dân thành phố, kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở và các đơn vị trực thuộc
trên nguyên tắc tinh gọn, hoạt động có hiệu quả.
10.2. Về cán bộ, công
chức :
10.2.1. Thực hiện việc bổ nhiệm,
điều động, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, thực hiện chính sách, chế độ Nhà nước....
đối với cán bộ, công chức thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý cán
bộ, công chức theo quy định phân cấp quản lý của Ủyban nhân dân thành phố.
10.2.2. Thực hiện pháp lệnh công
chức và các quy định của pháp luật liên quan đến công tác cán bộ, công chức.
11. Về đối ngoại :
11.1. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội thành phố có tên gọi bằng tiếng Anh là THE DEPARTMENT OF LABOR,
INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS (gọi tắt là DELISA).
11.2. Xây dựng kế hoạch hợp tác
quốc tế, các dự án viện trợ, đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực lao động -
thương binh và xã hội.
11.3. Thực hiện và chỉ đạo thực
hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ cho thành phố, kể cả viện trợ
Chính phủ và phi Chính phủ có liên quan đến ngành lao động - thương binh và xã
hội theo quy định của Nhà nước và Ủyban nhân dân thành phố.
11.4. Được tổ chức, tham gia các
hội nghị, hội thảo quốc tế về các lĩnh vực thuộc ngành do các tổ chức nước
ngoài hoặc tổ chức trong nước mời khi được Ủyban nhân dân thành phố cho phép hoặc
ủy quyền.
Điều 4. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội thành phố có quyền hạn sau :
1. Ban hành các văn bản về biện
pháp quản lý Nhà nước của Sở đối với các lĩnh vực lao động - thương binh và xã
hội theo sự phân công của Ủyban nhân dân thành phố và quy định của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội.
2. Xây dựng và ban hành các văn
bản, hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước về lĩnh vực
lao động - thương binh và xã hội.
3. Kiểm tra, thanh tra Nhà nước
đối với các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở các tổ chức xã hội và công dân
trên địa bàn thành phố trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, chính
sách của Nhà nước thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội.
4. Đề xuất Ủyban nhân dân thành
phố xem xét xử lý các đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm chính sách và
chủ trương của Nhà nước trong các lĩnh vực thuộc ngành lao động - thương binh
và xã hội.
5. Thẩm định các đề án, hồ sơ
liên quan đến việc thành lập hoặc giải thể các cơ sở hoạt động xã hội, hoạt động
từ thiện, cơ sở dạy nghề dịch vụ việc làm trình Ủyban nhân dân thành phố xem
xét quyết định.
6. Thẩm định các đề án, hồ sơ xếp
hạng doanh nghiệp, nâng bậc lương, định mức lao động, đơn giá tiền lương tại
các doanh nghiệp.
7. Tham gia các Đoàn kiểm tra
liên ngành theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủyban nhân
dân thành phố.
Chương 3:
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ
LÀM VIỆC
Điều 5.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do một Giám đốc
phụ trách, có các Phó Giám đốc phụ trách từng lĩnh vực công tác của Sở theo sự
phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân
công.
Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủyban
nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủyban nhân
dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở.
Các chức danh khác của Sở thực
hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Ủyban nhân dân
thành phố.
Điều 6.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội thành phố bao gồm :
1. Các Phòng, Ban
chuyên môn nghiệp vụ :
1.1. Văn phòng (hành chính - quản
trị - tổng hợp - thi đua)
1.2. Phòng Lao động - Tiền lương
- Tiền công
1.3. Phòng Quản lý lao động với
nước ngoài
1.4. Phòng Quản lý đào tạo nghề
1.5. Phòng Chính sách có công
1.6. Phòng Bảo trợ xã hội
1.7. Phòng Kế hoạch - Tài chính
1.8. Phòng Y tế
1.9. Phòng Tổ chức cán bộ
1.10. Phòng Thông tin thống kê
lao động xã hội
1.11. Thanh tra Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
1.12. Thanh tra kỹ thuật an toàn
- bảo hộ lao động
2. Các đơn vị sự
nghiệp :
2.1. Trung tâm hỗ trợ xã hội
2.2. Trung tâm bảo trợ xã hội
Tân Hiệp
2.3. Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ
người già và tàn tật
Chánh Phú Hòa
2.4. Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ
người già và tàn tật Thạnh Lộc
2.5. Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ
trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè
2.6. Trung tâm nuôi dưỡng
bảo trợ trẻ em Gò Vấp
2.7. Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ
trẻ em Tam Bình
2.8. Trung tâm bảo trợ dạy nghề
và tạo việc làm cho người tàn tật
2.9. Trung tâm điều dưỡng người
bệnh tâm thần
2.10. Trung tâm giáo dục và phát
triển kinh tế mới Đakru
2.11. Làng thiếu niên Thủ Đức
2.12. Làng SOS Gò Vấp
2.13. Chi cục phòng chống tệ nạn
xã hội
2.14. Trung tâm giáo dục dạy nghề
Bình Triệu
2.15. Trung tâm giáo dục dạy nghề
Phụ nữ
2.16. Trung tâm chữa bệnh Phú
Văn
2.17. Trung tâm chữa bệnh Đức Hạnh
2.18. Trung tâm giáo dục dạy nghề
Thiếu niên thành phố
2.19. Trung tâm giáo dục dạy nghề
Thanh thiếu niên 2
2.20. Trung tâm cai nghiện ma
túy Bố Lá
2.21. Trung tâm cai nghiện ma
túy Bình Đức
2.22. Trung tâm trọng điểm cai
nghiện ma túy thành phố
2.23. Trung tâm tư vấn và cai
nghiện ma túy
2.24. Bệnh viện Bình Triệu
2.25. Ban Quản trang
2.26. Nhà tang lễ thành phố
2.27. Trung tâm dưỡng lão Thị
Nghè
2.28. Trường Công nhân kỹ thuật
thành phố
2.29. Trường Hermann Gmeiner
2.30. Văn phòng Ban Chỉ đạo xóa
đói giảm nghèo và việc làm thành phố
2.31. Trung tâm dịch vụ việc làm
thành phố
2.32. Trung tâm Kiểm định và huấn
luyện kỹ thuật an toàn lao động
2.33. Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình Sở
3. Doanh nghiệp Nhà nước :
3.1. Công ty 27/7.
3.2. Công ty Sagimex.
3.3. Công ty dịch vụ xuất khẩu
lao động và chuyên gia (Suleco).
4. Khi cần thiết theo yêu
cầu của công việc, Ủyban nhân dân thành phố sẽ xem xét việc thành lập mới hoặc
sáp nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chương 4:
CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 7.
Đối với Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân thành phố.
7.1. Giám đốc Sở có trách nhiệm
báo cáo, trình bày và cung cấp tài liệu cho Hội đồng nhân dân thành phố, trả lời
chất vấn hoặc kiến nghị của Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố về những vấn đề
của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
7.2. Giám đốc Sở báo cáo Ủyban
nhân dân thành phố tình hình và kết quả tổ chức hoạt động của ngành; dự các cuộc
họp do Ủyban nhân dân thành phố triệu tập; thực hiện và kiểm tra việc thực hiện
các quyết định và chỉ đạo của Ủyban nhân dân thành phố đối với các lĩnh vực Sở
được phân công phụ trách.
Trường hợp chỉ đạo của Ủyban
nhân dân thành phố có những điểm không con phù hợp hoặc trái với quy định hiện
hành của Nhà nước thì Sở đề xuất, kiến nghị Ủyban nhân dân thành phố tạm ngưng
thực hiện hoặc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
3. Giám đốc Sở báo cáo, xin chỉ
thị của Ủyban nhân dân thành phố để giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền;
không được chuyển các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở lên Ủyban nhân
dân thành phố.
Đối với những vấn đề đang bàn giữa
Sở với các sở - ngành khác và Ủyban nhân dân quận - huyện nhưng chưa có sự nhất
trí thì Sở phải báo cáo đầy đủ các ý kiến đóng góp cùng với kiến nghị của Sở để
Ủyban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Điều 8.
Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
8.1. Sở tiếp nhận sự chỉ
đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội. Tham dự đầy đủ các cuộc họp và tập huấn nghiệp vụ
do Bộ và các cơ quan thuộc Bộ triệu tập.
8.2. Khi chỉ đạo hoặc hướng dẫn
về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa thống nhất
với chỉ đạo của Ủyban nhân dân thành phố hoặc các chỉ đạo và hướng dẫn của cấp
trên mà Sở xét thấy chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố, Sở phải
kịp thời báo cáo và đề xuất để Ủyban nhân dân thành phố làm việc với Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
8.3. Các kiến nghị của Sở với Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội có liên quan đến chủ trương, chính sách lớn của
thành phố, Giám đốc Sở phải xin ý kiến Ủyban nhân dân thành phố trước khi báo
cáo Bộ.
Điều 9.
Đối với các sở, ngành thành phố
9.1. Các văn bản quy phạm
pháp luật do Sở dự thảo trình Ủyban nhân dân thành phố ban hành liên quan đến
chủ trương, chính sách về lao động - thương binh và xã hội đều phải thông qua Sở
Tư pháp và các sở-ngành chức năng liên quan thống nhất ý kiến đề xuất trình Ủyban
nhân dân thành phố.
9.2. Các vấn đề liên quan đến sở-ngành
khác khi Sở báo cáo Ủyban nhân dân thành phố phải có ý kiến của các sở-ngành đó
bằng văn bản.
Điều 10.
Đối với Ủyban nhân dân quận-huyện và tổ chức ngành của
địa phương :
10.1. Phối hợp, đôn đốc
Ủyban nhân dân các quận-huyện trong việc thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước
do Sở phụ trách nhằm giúp Ủyban nhân dân quận - huyện thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong việc quản lý ngành.
10.2. Sở thực tiếp chỉ
đạo và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý lĩnh vực lao động
- thương binh và xã hội của quận-huyện. Giúp Ủyban nhân dân quận - huyện tăng
cường củng cố bộ máy quản lý lao động - thương binh và xã hội địa phương.
10.3. Phối hợp, đánh
giá, xét duyệt và khen thưởng đối với tập thể, cá nhân trong hoạt động lao động
- thương binh và xã hội theo phân cấp quản lý và quy chế thi đua khen thưởng.
Điều 11.
Đối với các tổ chức Đảng, Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các Đoàn thể thành phố :
11.2. Đối với các Ban của
Thành ủy, Sở có mối quan hệ trực tiếp để thông qua đó tiếp nhận những định hướng
lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy.
11.2. Phối hợp với Ủyban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể thành phố trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ của Sở nhằm tạo điều kiện để Ủyban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
tham gia ý kiến với Sở trong việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách có liên
quan đến ngành.
11.3. Đối với những vấn
đề lớn, có liên quan đến Đoàn thể nào thì Giám đốc Sở mời làm việc hoặc hỏi ý
kiến (bằng văn bản) lãnh đạo của đoàn thể đó trước khi trình Thành ủy, Ủyban
nhân dân thành phố.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12.
Căn cứ Quy chế này, Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội thành phố có trách nhiệm cụ thể hóa thành chương trình công tác,
các mặt hoạt động của Sở, ban hành Quy chế làm việc của Sở, tổ chức sắp xếp các
phòng ban, bố trí cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của ngành, bảo
đảm phát huy tốt hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về lao động - thương
binh và xã hội trên địa bàn thành phố.
Thủ trưởng các sở -
ngành thành phố, Chủ tịch Ủyban nhân dân các quận - huyện theo chức năng, nhiệm
vụ của ngành, của địa phương có trách nhiệm phối hợp thực hiện đúng nội dung
Quy chế này.
Bản Quy chế này được Ủyban
nhân dân thành phố bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh khi cần thiết, theo đề nghị của
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở - ngành có liên quan./.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ