VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm
2007của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng
áp dụng
Bản quy định này áp dụng cho việc quản lý tổ chức,
bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan chuyên môn, tổ
chức hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã quản lý; các Công ty nhà
nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, người quản lý hoặc người đại diện chủ sở hữu vốn
nhà nước tại công ty nhà nước hoặc công ty cổ phần có vốn của nhà nước do Ủy
ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu.
Quy định này được áp dụng trong phạm vi toàn tỉnh.
Điều 2. Công tác quản
lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, người quản lý hoặc người đại diện
sở hữu vốn tại công ty nhà nước hoặc công ty cổ phần có vốn của nhà nước do Ủy
ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu được thực hiện trên cơ sở quy định của
pháp luật nhà nước và bản quy Quy định này.
Điều 3. Nguyên tắc phân cấp
quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà
nước về tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức. Bảo đảm nguyên tắc tập
trung dân chủ, phát huy tính năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, đơn vị về thực hiện công tác tổ chức, sử dụng quản lý biên chế,
cán bộ, công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ các khâu trong quá trình đào tạo,
bồi dưỡng, bố trí, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Việc quản lý các chức danh về người phụ
trách, quyền cấp trưởng được thực hiện như đối với cấp trưởng. Việc bổ nhiệm
Chánh, Phó thanh tra Sở, Chánh, Phó thanh tra huyện và thanh tra viên; Trưởng
Phòng, Phó trưởng Phòng công chứng, công chứng viên thực hiện theo quy định hiện
hành.
3. Việc điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo do nhu cầu
công tác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và quy định của Tỉnh uỷ.
4. Việc phê chuẩn kết quả bầu cử và miễn nhiệm, bãi
nhiệm các thành viên của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; điều động, đình
chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
dưới trực tiếp thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Hồ sơ của
cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành, cấp nào do người đứng đầu ngành, cấp
đó quản lý, hàng năm phải cập nhật kịp
thời những thay đổi liên quan đến cá nhân cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý
vào hồ sơ.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Giám
đốc Sở Nội vụ quản lý hồ sơ cán bộ thuộc thẩm
quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý.
7. Phân cấp phải
gắn với công tác kiểm tra, báo cáo; các quyết định có liên quan đến quản
lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản
lý, các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã phải được báo
cáo kịp thời (kèm theo danh sách và quyết định) về Sở Nội vụ để theo dõi, tổng
hợp chung.
Chương II
QUẢN
LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ
Mục 1. NỘI DUNG QUẢN LÝ
Điều 4. Nội dung phân cấp
1. Về tổ chức bộ máy:
a) Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp:
Thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, đổi tên, chuyển đổi trụ sở,
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế hoạt động, mối quan hệ, xếp hạng
tổ chức và các nội dung liên quan khác.
b) Đối với doanh nghiệp nhà nước: Thành lập, sáp
nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chuyển giao, chuyển đổi, cổ phần hoá, đổi
tên, bổ sung và thay đổi ngành nghề kinh doanh, xếp hạng, thành lập các đơn vị
trực thuộc, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại các địa phương khác trong nước.
c) Đối với Hội và tổ chức phi Chính phủ (sau đây
gọi chung là Hội): Cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể,
phê duyệt điều lệ.
d) Đối với các tổ chức thuộc Bộ, ngành Trung
ương và địa phương khác: Cho phép đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện;
xác nhận việc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Quản lý sử dụng biên chế:
a) Lập kế hoạch xây dựng cơ cấu ngạch đội ngũ
công chức, viên chức.
b) Quản lý biên chế quỹ tiền lương.
c) Xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm.
Mục 2. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM,
QUYỀN HẠN
Điều 5. Trách nhiệm quyền hạn của Ủy
ban nhân dân tỉnh
1. Trình Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định
theo thẩm quyền việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của
Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
2. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định
của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
3. Trình Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc quyết định
theo thẩm quyền việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ quan hành
chính và cho phép thành lập các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
4. Quyết định thành lập các tổ chức hành chính
và đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng thuộc
các sở, ban, ngành tỉnh.
5. Quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải
thể, xếp hạng, chuyển đổi hình thức hoạt động và hình thực sở hữu các công ty
nhà nước do tỉnh quản lý.
7. Trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt biên
chế hành chính và quyết định biên chế sự nghiệp hàng năm của tỉnh để thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội trên cơ sở định mức biên
chế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và khả năng ngân sách của địa
phương.
8. Trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định số lượng
cán bộ không chuyên trách, quyết định cụ thể số lượng cán bộ, công chức ở xã,
phường, thị trấn.
Điều 6. Trách nhiệm, quyền hạn
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Quyết định cho phép các tổ chức trong nước đặt
văn phòng đại diện và chi nhánh tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định cho phép thành lập, hợp nhất, chia
tách, giải thể các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các hội và tổ chức phi
Chính phủ theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định thành lập các Ban chỉ đạo, Hội đồng,
Ban tổ chức, Tổ công tác có tính chất liên ngành.
4. Phê duyệt kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế
hành chính, sự nghiệp thuộc tỉnh quản lý.
Điều 7. Trách nhiệm, quyền hạn của
Giám đốc Sở và cơ quan ngang Sở (gọi chung là Sở)
1. Xây dựng phương án tổ chức (thành lập, sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, giải thể…) các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở
trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Phê duyệt đề án thành lập các tổ chức bên
trong của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; Quyết định thành lập, sáp nhập, giải
thể các tổ chức, đơn vị bên trong của đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
3. Chỉ đạo lập phương án thành lập, sáp nhập, hợp
nhất chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
sở để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, đồng thời đôn đốc, kiểm tra việc
thực hiện các quyết định đó.
4. Chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, thẩm định, tổng
hợp kế hoạch biên chế hàng năm của các tổ chức trực thuộc báo cáo Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).
5. Được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
biên chế theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử
dụng cán bộ, công chức, viên chức biên chế, quỹ tiền lương của các tổ chức trực
thuộc.
7. Hủy bỏ hoặc yêu cầu người đứng đầu các cơ
quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trực thuộc huỷ bỏ các quyết định của cơ quan
đơn vị về quản lý, sử dụng biên chế, quỹ tiền lương và thu nhập của cán bộ,
công chức, viên chức trái với quy định của pháp luật.
Điều 8. Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã (gọi chung là Ủy ban nhân dân huyện).
1. Xây dựng phương án tổ chức (thành lập, sát nhập,
chia tách, giải thể… ) các phòng, ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban
nhân dân huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất,
chia tách, giải thể: Các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở
thuộc huyện trên cơ sở quy hoạch mạng lưới ngành giáo dục đã được Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt và có thỏa thuận bằng văn
bản với Sở Giáo dục và Đào tạo.
3. Phê duyệt đề án thành lập các tổ chức bên
trong của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc huyện; Quyết định thành lập, sáp nhập,
giải thể các tổ chức bên trong của đơn vị trực thuộc theo hướng dẫn của cơ quan
chuyên môn cấp trên.
4. Chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, thẩm định, tổng
hợp kế hoạch biên chế hàng năm của các tổ chức trực thuộc báo cáo Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ).
5. Được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng
biên chế theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử
dụng cán bộ, công chức, viên chức biên chế, quỹ tiền lương của các tổ chức trực
thuộc.
Điều 9: Trách nhiệm, quyền hạn
của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên
quan xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể các cơ
quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân
huyện theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc quyết định việc: Thành lập, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, giải thể, đổi tên các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp;
các công ty nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; cho phép thành lập, chia,
tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đối với tổ chức Hội có phạm vi hoạt động
trong tỉnh; cho phép các tổ chức thuộc Bộ, ngành Trung ương và địa phương khác
đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh.
3. Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
thành lập các Ban chỉ đạo, Hội đồng, Ban tổ chức, Tổ công tác có tính chất tư vấn
liên ngành.
4. Phê duyệt điều lệ hội đối với các hội có phạm
vi hoạt động trong tỉnh đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập.
5. Xây dựng kế hoạch biên chế hành chính, sự
nghiệp trong toàn tỉnh.
6. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch biên chế hành chính và quyết định
biên chế sự nghiệp hàng năm của tỉnh.
7. Quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các
sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh phê duyệt;
8. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, thanh
tra việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức, sử dụng biên chế quỹ tiền lương ở
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện và
xã, phường, thị trấn.
9. Hướng dẫn sử dụng biên chế, phê duyệt kế hoạch
biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ, tự bảo đảm một phần
kinh phí hoạt động thường xuyên.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Mục 1. NỘI DUNG QUẢN LÝ
Điều 10. Nội dung quản
lý cán bộ, công chức, viên chức
1. Tuyển chọn, bố trí, quản lý và sử dụng đối với
công chức, viên chức.
2. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên
chức.
3. Nhận xét đánh giá công chức, viên chức.
4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, điều động, biệt
phái, luân chuyển công chức, viên chức.
5. Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ
chính sách đãi ngộ, khen thưởng đối với công chức, viên chức.
6. Quản lý, thống kê, báo cáo về công chức, viên
chức.
7. Kiểm tra thực hiện công tác quản lý công chức,
viên chức, giải quyết khiếu nại tố cáo đối với công chức, viên chức của các cơ
quan đơn vị.
Mục 2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ,
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN
(Kèm theo phụ lục 1)
Điều 11. Trách nhiệm quyền
hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Giúp Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ theo dõi, nhận xét và thực hiện nội dung quản lý cán bộ đối với các chức
danh do Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ trực tiếp quản lý theo quy định.
2. Trực tiếp quản lý các chức danh, ngạch công
chức, viên chức:
a) Giám đốc sở, Phó Giám đốc sở và tương đương;
Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng
nhân dân cấp huyện; Chi cục trưởng thuộc Sở; Giám đốc các bệnh viện tuyến tỉnh;
Hiệu trưởng các trường thuộc loại hình đào tạo cao đẳng, đại học; kế toán trưởng
các cơ quan hành chính nhà nước.
b) Chuyên viên cao cấp và tương đương, Giáo sư,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
c) Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong
các công ty nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Hội đồng thành viên, chủ tịch
và kiểm soát viên Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thuộc tỉnh;
người được cử đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần có vốn góp của nhà
nước.
3. Quyết định điều động, luân chuyển, cử biệt
phái, tiếp nhận, phân bổ, bổ nhiệm chức vụ, bổ nhiệm vào ngạch và xếp bậc
lương, xử lý kỷ luật, nghỉ hưu, thôi việc, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ,
công chức, viên chức được quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 11 chương III.
4. Phê duyệt kế hoạch và kết quả tuyển dụng, thi
nâng ngạch, xét chuyển ngạch công chức.
Điều 12. Trách nhiệm, quyền
hạn của Giám đốc Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh nhận xét, đánh giá,
triển khai thực hiện các chế độ liên quan đối với các cán bộ, công chức, viên
chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý
đang công tác tại các đơn vị thuộc quyền quản lý của đơn vị.
2. Trực tiếp quản lý các chức danh: Trưởng, phó
phòng (tương đương), viên chức đang giữ chức vụ lãnh đạo và các cán bộ, công chức,
viên chức thuộc đơn vị quản lý, trừ các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý.
3. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (tương đương), cấp trưởng đơn vị sự nghiệp trực
thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Quyết định
nâng lương, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung, nâng lương trước thời hạn cho
công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống thuộc quyền quản lý.
5. Quyết
định nghỉ hưu trí, thôi việc, đào tạo, bồi dưỡng, phân công, điều động, thuyên
chuyển cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý. Có thỏa thuận với Sở Nội vụ
khi tiếp nhận, điều động viên chức từ đơn vị sự nghiệp trực thuộc hoặc cán bộ
công chức xã (đối với cấp huyện) về các đơn vị hành chính thuộc thẩm quyền quản
lý.
6. Quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên (và
tương đương) trở xuống đối với công chức đạt yêu cầu sau khi hết thời gian tập
sự, thử việc.
7. Đối với các đơn vị sự nghiệp:
a) Tổ chức thi tuyển (hoặc xét tuyển) viên chức
theo quy định của Pháp luật khi được cấp trên phê duyệt kế hoạch thi tuyển (hoặc
xét tuyển); tổng hợp trình cấp có thẩm quyền Quyết định công nhận kết quả tuyển
dụng.
b) Quyết định việc tuyển dụng viên chức theo
hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển.
c) Quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức (đối
với chức danh tương đương chuyên viên chính trở xuống thuộc thẩm quyền quản
lý), ký hợp đồng làm việc với những người đã được tuyển dụng, trên cơ sở bảo đảm
đủ tiêu chuẩn của ngạch cần tuyển và phù hợp với cơ cấu chức danh nghiệp vụ
chuyên môn theo quy định của pháp luật.
d) Sắp xếp, bố trí và sử dụng cán bộ, viên chức
phải phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch viên chức và quy định của nhà nước
về trách nhiệm thi hành nhiệm vụ, công vụ.
e) Quyết định việc điều động, biệt phái, nghỉ
hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên
chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
f) Quyết định việc nâng bậc lương đúng thời hạn,
trước thời hạn trong cùng ngạch; tiếp nhận, chuyển ngạch các chức danh tương
đương chuyên viên trở xuống theo điều kiện và tiêu chuẩn do pháp luật quy định.
8. Lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải
quyết việc cử, thôi cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia quản lý phần vốn
nhà nước tại các công ty cổ phần được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh; Riêng việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng, cấp phó các đơn
vị trực thuộc công ty nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
9. Lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết
định xử lý các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức không thuộc
thẩm quyền quản lý.
10. Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp có
thu không giao chỉ tiêu biên chế, tổ chức tuyển dụng, bổ nhiệm, ký kết hợp đồng
làm việc, quyết định nâng bậc lương hàng năm, quyết định xử lý kỷ luật, nghỉ
hưu, thôi việc đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo đúng quy định của
nhà nước.
11. Ký hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao
động đối với các trường hợp làm việc trong các cơ quan nhà nước theo quy định tại
Nghị định số 68/2000/NĐ- CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.
Điều 13. Trách nhiệm, quyền
hạn của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Thẩm định, đề xuất Ban Cán sự Đảng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nội dung quản lý đối với các chức
danh thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên
quan tổ chức thi (hoặc xét) nâng ngạch công chức trong các cơ quan hành chính
theo kế hoạch đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, báo cáo cơ quan
có thẩm quyền theo quy định và quyết định bổ nhiệm vào ngạch sau khi được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Phê duyệt kết quả nâng ngạch đối với viên chức,
trên cơ sở phối hợp với các đơn vị quản lý viên chức, thẩm định kế hoạch và tổ
chức thi (hoặc xét) nâng ngạch cho cán bộ, viên chức theo từng ngành.
4. Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức và
Quyết định công nhận kết quả tuyển dụng đối với viên chức sự nghiệp.
5. Quyết định bổ nhiệm
vào ngạch, chuyển ngạch, xếp lại ngạch, bậc lương công chức thuộc các chức danh
tương đương chuyên viên chính trở xuống (trừ các chức danh thuộc Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) theo điều kiện và tiêu chuẩn do pháp luật
quy định.
6. Quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái,
tiếp nhận cán bộ, công chức trong tỉnh theo đề nghị của Giám đốc các sở, ngành,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, trừ các trường hợp thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý.
7. Xây dựng kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt.
8. Phối hợp với các đơn vị có liên quan quản lý
kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ trợ cấp cho cán bộ, công chức,
viên chức khi được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định
của Ủy ban nhân dân tỉnh.
9. Quyết định tiếp nhận và phân bổ người vào
công tác tại các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh theo chính sách thu hút
nguồn nhân tài của tỉnh.
10. Tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác quản
lý, sử dụng và việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức,
viên chức tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh.
11. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm yêu cầu
Giám đốc các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã hủy bỏ những quy định
trái với quy định này.
Chương
IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Giám đốc các sở,
Chủ tịch UBND các huyện và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan có trách
nhiệm thực hiện việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên
chức, đồng thời cụ thể hoá việc phân công, phân cấp quản lý cho các đơn vị trực
thuộc theo đúng quy định của Nhà nước và Quy định này.
Điều 15. Giám đốc Sở Nội
vụ, Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan chức năng có liên quan theo dõi, kiểm
tra việc thực hiện Quy định này
Điều 16. Trong quá
trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh, vướng mắc đề nghị các các
ngành, các cấp kịp thời phản ảnh về UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để theo
dõi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định của Nhà nước và tình hình thực
tế của địa phương./.