Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 05/QĐ-TTg Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động 2016

Số hiệu: 05/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 05/01/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát

Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của Quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

a) Trung bình hằng năm, giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người;

b) Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động;

c) Trung bình hằng năm tăng thêm 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bước đầu xây dựng văn hóa an toàn trong lao động;

d) Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động người làm công tác y tế; 90% số an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;

e) Trên 80% sngười thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về sơ cứu, cấp cứu;

g) Trên 80% số làng nghề, 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động;

h) 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;

i) 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời gian: Thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.

2. Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm:

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Tiếp tục nghiên cứu việc gia nhập các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao động;

d) Điều tra thống kê, tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; kiện toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc, bao gồm:

a) Triển khai các biện pháp phòng, chống các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp;

b) Tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động, đánh giá các yếu tố có hại;

c) Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; hun luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;

d) Các hoạt động nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là nhiễm TNT trong lĩnh vực quốc phòng.

3. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn vệ sinh lao động, bao gồm:

a) Nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm huấn luyện, tư vấn về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Kiện toàn chương trình, tài liệu huấn luyện, truyền thông; bồi dưỡng nghiệp vụ, hỗ trợ mở rộng mạng lưới huấn luyện viên, truyền thông viên về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Triển khai huấn luyện, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc cho người sử dụng lao động và người lao động thuộc mục tiêu của Chương trình;

d) Nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Về chính sách, cơ chế

a) Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động chủ động thực hiện các biện pháp bảo đm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động;

b) Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các quốc gia tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm đtriển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;

c) Thực hiện chính sách hỗ trợ thông tin, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;

d) Nghiên cứu đề xuất chính sách bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghnghiệp linh hoạt;

đ) Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt là các hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động;

e) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình;

g) Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động của Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động với các Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan khác;

h) Phát huy đồng bộ các hệ thống giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện Chương trình.

2. Về thông tin, tuyên truyền

a) Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền để người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan tham gia triển khai và hưởng ứng các hoạt động của Chương trình;

b) Tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

3. Về hợp tác quốc tế

a) Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm vận động nguồn lực trong khu vực quốc tế đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động;

b) Mở rộng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động với quốc tế, đặc biệt là các quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN);

c) Tiếp tục thực hiện các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động mà Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập.

4. Về khoa học và công nghệ

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, xây dựng và một số ngành, nghề khác).

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Ngân sách nhà nước (vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp) bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020 theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

2. Kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia.

3. Tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

4. Các nguồn kinh phí hp pháp khác.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp vi các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

c) Điều phối, đôn đốc kiểm tra, hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương thực hiện Chương trình;

d) Chủ trì xây dựng “Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020”, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm lập kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động phòng, chng bệnh nghnghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.

3. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan trung ương và các địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình;

b) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

a) Tổng hợp, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

b) Phối hợp với các Bộ, ngành khác có liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện Chương trình.

5. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức triển khai hoạt động cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề trong lĩnh vực quốc phòng.

6. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Chủ động lập kế hoạch, xây dựng dự toán kinh phí và tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;

b) Phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình;

c) Kiểm tra, đánh giá và định kỳ hằng năm và đột xuất báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Chương trình,

7. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động; ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

8. Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tham gia và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn nâng cao nhận thức các doanh nghiệp, hợp tác xã và các đơn vị thành viên khác.

9. Đề nghị Hội Nông dân Việt Nam tham gia và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người nông dân theo phương pháp giáo dục hành động; các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao kiến thức an toàn, vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp.

10. Đề nghị Hội Khoa học kỹ thuật An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia và phi hợp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Xây dựng và triển khai Chương trình an toàn, vệ sinh lao động của địa phương mình cho giai đoạn 2016 - 2020, phù hợp với mục tiêu, nội dung hoạt động của Chương trình và điều kiện thực tế của địa phương;

b) Chủ động phối hợp vi các Bộ, cơ quan liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình;

c) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Chương trình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KTN, TH;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independent - Freedom – Happiness
---------------

No. 05/QD-TTg

Hanoi, January 05, 2016

 

DECISION

ON APPORVAL OF THE NATIONAL PROGRAM FOR OCCUPATIONAL SAFETY AND HEALTH FROM 2016 TO 2020

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012;

At the request of the Minister of Labor - Invalids and Social affairs,

HEREBY DECIDES:

Article 1. National program for occupational safety and health from 2016 to 2020 (referred to as the Program) is approved. The primary content of the Program includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. General objectives

Improve working conditions, reduce pollution in the working environment; prevent occupational accidents and occupational diseases, tend to workers’ health; heighten awareness and adherence to the law on work protection and safeguarding of workers’ life, government’s properties and organizations’ assets towards the sustainable growth of the country.

2. Specific objectives towards 2020

a) Reduce the frequency of fatal occupational accidents by 5% averagely on annual basis;

b) Examine over 50% of workers susceptible to common occupational diseases at work and detect such occupational diseases; monitor the working environment in over 70% of major enterprises and 30% of small and medium enterprises at high risk of occupational diseases; <0}

c) Increase the number of small and medium enterprises applying successful certain fundamentals of the system for management of occupational safety and health and initiating an occupational safety culture by 2000 on annual basis;

d) Provide further training in occupational safety and health to over 90% of managerial individuals who administer and steer activities regarding occupational safety and health in districts and in management boards, economic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks;

dd) Provide training in occupational safety and health to over 80% of workers performing tasks bound by strict requirements for occupational safety and health, to 80% of individuals in charge occupational safety and health and health and to 90% of health and safety guides in enterprises;

e) Provide refresher training in first aid and emergency care to over 80% of individuals in charge of workplace first aid and emergency care;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Provide treatment and vocational rehabilitation to 100% of workers, whose occupational accidents or diseases have been verified, as per the law;

i) Report, investigate and settle 100% of fatal occupational accidents as per the law.

II. TIME AND SCALE

1. Time: From 2016 to 2020.

2. Scale: On nation-wide scale.

III. PRIMARY CONTENT

1. Activities that augment the capacity and efficacy of state management of occupational safety and health:

a) Review and revise legislative documents, technical standards and regulations on occupational safety and health;

b) Continue studies on adopting the standards of International Labor Organization (ILO) on occupational safety and health.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Investigate, summarize, compile and evaluate occupational accidents, occupational diseases and technical issues in serious violation of occupational safety and health; complete the national database on occupational safety and health;

dd) Deploy systems for management of occupational safety and health in enterprises, workshops and craft villages at high risk of occupational accidents and diseases.

2. Activities that augment the capacity of occupational health care at the workplace:

a) Adopt measures to prevent common occupational diseases in organizations, enterprises and workshops at high risk of occupational diseases;

b) Provide training to improve the abilities of diagnosis, assessment, treatment and rehabilitation for victims of occupational accidents and diseases; monitor the working environment and evaluate hazardous factors;

c) Provide training and guidance to health care workers in enterprises and workshops; provide training to givers of first aid and emergency care at the workplace;

d) Other activities that prevent, reduce and remedy occupational diseases, particular TNT poisoning in the sector of national defense.

3. Propaganda, training and counseling on occupational safety and health:

a) Enhance the capacity of training and counseling centers for occupational safety and health;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Increase the efficiency of public movements in occupational safety and health during industrialization and modernization.

IV. SOLUTIONS

1. Policies and regulations

a) Support employers and employees to carry out occupational safety and health measures in active manner, improve the working conditions and deploy an advanced system for management of occupational safety and health, and establish a culture of occupational safety;

b) Encourage domestic and foreign entities and countries to provide resources and experience, and participate in the augmentation of working conditions and provision of health care to employees;

c) Provide information and training in occupational safety and health to non-contract workers;

d) Research and propose flexible policies on social insurance against occupational accidents and diseases;

dd) Expedite the involvement of private entities in occupational safety and health services, particularly the verification of occupational safety techniques, provision of training in occupational safety and health and monitoring of the working environment;

e) Strengthen the cooperation between government authorities tasked and enterprises and entities engaging in the Program;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Synchronize systems for supervising and assessing the performance of the Program.

2. Propaganda

a) Intensify propagandas for employers, employees and relevant entities to take part in and uphold the activities of the Program;

b) Innovate contents and diversify methods of propaganda to heighten the awareness and sense of responsibility of employers, employees and the public in occupational safety and health.

3. International cooperation

a) Strengthen international cooperation to mobilize regional and international resources for activities regarding occupational safety and health;

b) Extend the exchange of information and experience in occupational safety and health with the world, particularly with ASEAN countries;

c) Adopt standards, which Vietnam has endorsed and engaged in, of the International Labor Organization with regard to occupational safety and health.

4. Science and technology

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

V. EXPENDITURE FOR THE PROGRAM

1. The state budget (i.e. finances for investment, development and administration) shall be allocated in the annual budget estimates of ministries, central and local authorities and the Target Program for Vocational Education - Employment and Occupational Safety in 2016 to 2020 according to the current echelon of state budget.

2. Financial contributions from enterprises and entities involved.

3. Sponsorship by domestic and foreign organizations.

4. Other legitimate financial sources.

VI. IMPLEMENTATION

1. Ministry of Labor - Invalids and Social affairs shall be responsible for:

a) Leading and cooperating with relevant bodies to implement the Program;

b) Guiding, inspecting and summarizing the process of implementation and reporting to the Prime Minister;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Leading the establishment of the “Target Program for Vocational Education - Employment and Occupational Safety in 2016 to 2020” and reporting to the Prime Minister for approval.

2. Ministry of Health shall be responsible for planning, guiding and conducting activities that prevent occupational diseases and provide workplace health care to workers.

3. Ministry of Finance shall be responsible for:

a) Allocating the finances for implementing the Program according to annual budget estimates of central and local authorities as per the law on state budget; inspect the management and spending of finances for the Program;

b) Cooperating the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs to guide, inspect and supervise the implementation of the Program.

4. Ministry of Planning and Investment shall be responsible for:

a) Summarizing and arranging the investment and development funds for implementing the Program as per the law on public investment;

b) Cooperating with relevant ministries and bodies to mobilize official development assistances (ODA) for the implementation of the Program.

5. Ministry of National Defense shall be responsible for conducting activities that improve working conditions and reduce occupational accidents and diseases in the sector of national defense.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Planning and formulating budget estimates in active manner and carrying out the Program according to their functions and missions;

b) Cooperating with relevant ministries and bodies and local authorities to perform the activities of the Program;

c) Inspecting and evaluating the implementation of the Program and reporting to the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs on annual and ad-hoc basis.

7. Request Vietnam General Confederation of Labor to take part and cooperate with relevant ministries and bodies in implementing activities that augment the efficiency of public movements regarding work protection, application of science and technology in occupational safety and health in order to improve working conditions in sectors and fields at high risk of occupational accidents and diseases.

8. Request Vietnam Chamber of Commerce and Industry and Vietnam Cooperative Alliance to take part and cooperate with relevant ministries and bodies in propaganda, training and counseling to height the awareness of enterprises, cooperatives and other subsidiaries.

9. Request Vietnam Farmer’s Union to take part and cooperate with the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs, Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries and bodies in propaganda and training in occupational safety and health for farmers through action-based education; conduct activities that augment the efficiency of farmers' movements for production and trading in line with occupational safety and health; enhance the knowledge of the Union's personnel in occupational safety and health.

10. Request Vietnam Occupational Safety and Health Association and Vietnam Association of Small and Medium Enterprises to take part in and jointly implement the Program.

11. Provincial People’s Committees shall be responsible for:

a) Formulating and implementing their local programs for occupational safety and health in 2016 to 2020 in accordance with the objectives and content of the Program and local conditions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Reporting the implementation of the Program to the Ministry of Labor - Invalids and Social affairs on annual and ad-hoc basis.

Article 2. This Decision comes into force from the date that it is signed.

Article 3. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of government agencies, Chairpersons of provincial People's Committees shall be responsible for implementing this Decision./. 

 

 

 

p.p. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 05/QĐ-TTg ngày 05/01/2016 phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.425

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.52.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!