Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Nguyễn Ngọc Toa
Ngày ban hành: 04/01/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 04 tháng 01 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ CÁN BỘ CẤP XÃ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cứ Quyết định số 384/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 960/TTr-LĐTBXH ngày 10 tháng 10 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và cán bộ cấp xã tỉnh Sơn La đến năm 2020” (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Công thương; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La, các tổ chức chính trị - xã hội và nghề nghiệp của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và Uỷ ban nhân dân cấp xã có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- TT Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh (b/c);
- TT UBND tỉnh;
- PCVP UBND tỉnh PTVHXH;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, VX (01),SN50b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Toa

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ CÁN BỘ CẤP XÃ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh Sơn La)

I. THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA TỈNH SƠN LA

1. Về phát triển kinh tế - xã hội

1.1. Thực trạng

Năm 2010, mặc dù bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước, song kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá GDP tăng bình quân 5 năm (2006 - 2010) đạt 14,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với thị trường và tiềm năng và lợi thế của tỉnh trong đó:

- Nông lâm nghiệp, thuỷ sản giảm từ 50,81% xuống còn 40,1%

- Công nghiệp xây dựng tăng từ 15,78% lên 23,4%,

- Thương mại dịch vụ tăng 33,41% lên 36,6%.

Là một tỉnh miền núi có hơn 84% dân số sống ở khu vực nông thôn nên sản xuất nông, lâm nghiệp luôn được coi là ngành sản xuất chính, có vai trò hết sức quan trọng trong việc ổn định xã hội, đồng thời tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Song, trong những năm qua do quá trình đô thị hoá, đầu tư đất để phát triển công nghiệp và cho các nhu cầu khác không ngừng tăng nên đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người đã giảm mạnh. Được sự quan tâm đầucủa các Bộ, Ngành, Trung ương ... Tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách mới, đầu tư tập trung vào các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi cho năng xuất và chất lượng cao áp dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, do đa số lao động nông thôn sản xuất nông lâm nghiệp chưa qua đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng công nghiệp, hiện đại còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao.

1.2. Dự báo: Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020, phấn đấu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 là 14 - 14,5%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 8 - 9%/năm. GDP bình quân đầu người của tỉnh so với trung bình cả nước từ khoảng 45% năm 2008 lên 60 - 65% năm 2010 và 70 - 75% vào năm 2020.

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm giá trị nông lâm nghiệp. Trong đó, công nghiệp có mức tăng trưởng mạnh nhất. Cơ cấu kinh tế công nghiệp: Nông nghiệp, dịch vụ đến 2015 là 39% (Nông nghiệp 26%, công nghiệp 35%) và đến 2020 là 45% (Nông nghiệp 21%, công nghiệp 33,5%), đưa Sơn La trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp, xây dựng - dịch vụ và nông lâm nghiệp hợp lý.

2. Về lao động việc làm

2.1. Thực trạng: Số lao động trong độ tuổi của tỉnh tại thời điểm năm 2010 là 613.740 người. Trong đó, lao động nông thôn là 533.953 người chiếm 87% so với tổng số lao động. Tốc độ tăng lao động bình quân chung hàng năm khoảng 2,79%, trong đó lao động nông thôn tăng bình quân khoảng 2,18% / năm.

Chất lượng lao động nông thôn được cải thiện từng bước qua các năm. Năm 2006 tỷ lệ lao động qua đào tạo là: 15,5% so với tổng số lao động, đến năm 2010 lao động qua đào tạo đã tăng đạt 25%, trong đó lao động nông thôn qua đào tạo nghề chiếm 10%.

Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tăng tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

2.2. Dự báo: Cùng với sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm giá trị nông, lâm nghiệp thì cơ cấu lao động của tỉnh cũng có sự dịch chuyển sang theo hướng một bộ phận lao động nông thôn chuyển sang tham gia lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp và chuyển sang làm việc ở khu vực đô thị, khu công nghiệp, xuất khẩu lao động ... Đến năm 2015, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ sẽ là 73,7%, trong đó: Nông nghiệp 13,1%, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ 13,2%, và đến năm 2020 là 66,84%, trong đó: Nông nghiệp 15,27%, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ 17,89%. Thể hiện trong biểu sau:

Năm

Tổng số

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

2011

542.568

433.620

43.731

52.121

79,92

8,06

12,02

2012

554.017

434.183

51.856

53.274

78,37

9,36

12,27

2013

565.818

434.661

60.033

54.637

76,82

10,61

12,57

2014

578.039

435.090

68.555

55.996

75,27

11,86

12,87

2015

590.639

435.419

77.078

78.142

73,72

13,05

13,23

2016

603.691

435.986

84.215

83.490

72,22

13,95

13,83

2017

617.031

436.858

89.161

91.012

70,80

14,45

14,75

2018

630.664

437.996

93.023

99.645

69,45

14,75

15,80

2019

644.598

439.294

97.012

108.292

68,15

15,05

16,80

2020

658.839

440.368

100.605

117.866

66,84

15,27

17,89

Nguồn: Tính toán dựa trên trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2020

II. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

1. Về dạy nghề cho lao động nông thôn

1.1. Kết quả đạt được

- Về phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề:

Mạng lưới cơ sở dạy nghề đã có bước phát triển. Năm 2005 trở về trước trên địa bàn tỉnh chỉ có đào tạo nghề tại trường dạy nghề tỉnh (Nay là trường Trung cấp nghề Sơn La), đến nay đã có nhiều cơ sở khác tham gia dạy nghề như: Trường Cao đẳng Sơn La, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật, Trung tâm Giới thiệu việc làm, Trung tâm Giáo dục - Lao động tỉnh, Trung tâm Dạy nghề thuộc Công ty Cổ phần Cơ khí và một số doanh nghiệp có tham gia hoạt động dạy nghề như: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Sơn La, Công ty Cổ phần Thành Môn ....với nhiều hình thức đào tạo như dạy nghề chính quy tại cơ sở dạy nghề, dạy nghề lưu động (Tại xã, bản..) dạy nghề tại doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ ....

- Cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề được tăng cường đầu tư từ nhiều nguồn: Từ hỗ trợ của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương (NSTW, NSĐP), đầu tư của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở dạy nghề .... Đến nay, các cơ sở dạy nghề đã bước đầu đáp ứng được cho thực hành nghề cơ bản. Trong đó, có một số cơ sở dạy nghề công lập được hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu Quốc gia thực hiện "Dự án tăng cường năng lực dạy nghề" giai đoạn 2006 - 2010; Chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" như Trường Trung cấp nghề Sơn La, Trung tâm Giáo dục - Lao động tỉnh, Trung tâm Giới thiệu việc làm, Trung tâm Dạy nghề các huyện: Mường La, Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Sông Mã với kinh phí đã đầu tư để xây dựng và trang bị cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề các trung tâm với mức hỗ trợ tối đa là 12,5 tỉ đồng/01 Trung tâm.

- Quy mô tuyển sinh đào tạo tăng dần lên hàng năm. Năm 2005, đào tạo được 5.835 người, năm 2010 thực hiện đào tạo nghề cho trên 8.500 người. Trong đó lao động nông thôn được tham gia học nghề theo Chính sách hỗ trợ từ "Dự án Tăng cường năng lực dạy nghề" thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục và Đào tạo; Dự án Dạy nghề cho người nghèo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 và Chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chiếm trên 80% số lao động được đào tạo hàng năm với trung bình mỗi năm đào tạo được 3.500 - 4.000 người ở trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng.

- Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề đã được tăng cường cả về số lượng, chất lượng, tại thời điểm năm 2010 toàn tỉnh có trên 283 giáo viên dạy nghề, trong đó giáo viên cơ hữu chiếm 70%, ngoài ra có nhiều giáo viên là cán bộ khoa học, kỹ thuật, người có tay nghề cao tham gia dạy nghề cho nông dân.

- Về Chương trình, giáo trình: Đã xây dựng 02 bộ Chương trình Cao đẳng nghề về kế toán doanh nghiệp, sửa chữa lắp ráp máy vi tính và 12 bộ Chương trình Trung cấp nghề, gồm các nghề cơ bản như: Xây dựng - cấp thoát nước, gò hàn, công nghệ ô tô, điện công nghiệp, may công nghiệp, tin học và quản lý văn phòng, kế toán doanh nghiệp, sửa chữa lắp ráp máy vi tính ... và 17 Chương trình dạy nghề ở trình độ sơ cấp nghề, chương trình dạy nghề thường xuyên được đưa vào giảng dạy gắn với nhu cầu xã hội và của người học nghề.

- Ngành nghề đào tạo:

+ Thực hiện đào tạo trình độ Cao đẳng nghề với 02 nghề: Kế toán doanh nghiệp, sửa chữa lắp ráp máy tính; trình độ Trung cấp nghề gồm 12 nghề: Điện dân dụng, điện công nghiệp, vận hành điện, công nghệ ô tô, tin học văn phòng, công nghệ tin học, quản trị mạng, sửa chữa lắp ráp máy tính, kế toán doanh nghiệp, kỹ thuật xây dựng .... quy mô tuyển sinh đào tạo được 500 - 700 người/năm.

+ Đào tạo trình độ Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên tại các cơ sở dạy nghề và dạy nghề lưu động tại xã, bản gồm các nghề: Vận hành máy xúc - ủi, hàn, lái xe cơ giới đường bộ, điện dân dụng, sửa chữa máy móc thiết bị, lắp đặt điện - nước sinh hoạt, xây dựng dân dụng, tin học văn phòng, cắt may dân dụng, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng trọt ... được trên 5.000 - 6.000 người/năm.

- Về chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề: Sau khi tham gia các khoá đào tạo, người học đã có thể tiếp cận và áp dụng những kiến thức, kỹ năng vào quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, làm chủ được máy móc, thiết bị; kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, do đó đã có khoảng 60 - 70% người học sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay tại địa phương.

1.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tồn tại

- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần các ngành nông - lâm nghiệp, tăng dần ở các ngành công nghiệp - xây dựng; thương mại - dịch vụ còn chậm, chưa vững chắc;

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động; đội ngũ giáo viên dạy nghề tuổi nghề còn ít, chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao để đào tạo công nhân có tay nghề cao;

- Kinh phí đầu tư cho đào tạo nghề hàng năm còn hạn chế, chủ yếu từ sự hỗ trợ của Trung ương qua các Chương trình mục tiêu Quốc gia;

- Công tác xã hội hoá trong hoạt động đào tạo nghề còn hạn chế, chưa huy động được các nguồn lực xã hội tham gia cho công tác đào tạo nghề.

b) Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Sơn La là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, kinh tế xã hội chậm phát triển; nguồn vốn đầu tư cho dạy nghề chủ yếu dựa vào ngân sách TW chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương;

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh chủ yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhu cầu sử dụng lao động thấp, từ đó cũng làm ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh đào tạo và bố trí tạo việc làm sau đào tạo;

- Người học nghề phần lớn là người dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao, biên giới, trình độ học vấn không đồng đều, kinh tế còn nhiều khó khăn nên ít có khả năng tham gia đóng góp cho học nghề.

* Nguyên nhân chủ quan

- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo nghề, việc cụ thể hóa tổ chức thực hiện và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các cơ sở dạy nghề còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh, cũng như chất lượng đào tạo;

- Chưa có Chính sách cụ thể khuyến khích xã hội hoá đào tạo nghề, một bộ phận người lao động chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc học nghề để tạo việc làm và lập nghiệp, chưa xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp cho đào tạo nghề, còn ỷ lại trông chờ Nhà nước;

- Trình độ giáo viên dạy nghề còn hạn chế, chương trình, giáo trình, trang thiết bị dạy nghề tuy đã được đầu tư, bổ sung, song còn chậm và chưa theo kịp với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật;

- Chưa có những Chính sách ưu đãi để thu hút được cán bộ, giáo viên giỏi về công tác tại các cơ sở dạy nghề.

1.3. Dự báo nhu cầu

Từ những thông tin về dự báo phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đào tạo nghề được xác định và sẽ được phân bổ vào các ngành và cấp trình độ đào tạo. Trong ngành nông nghiệp, phấn đấu giảm tỷ lệ không có trình độ CMKT từ 79,3% năm 2010 xuống khoảng 72% năm 2015 và 58% năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành công nghiệp đạt khoảng 75% vào năm 2015 và 87% năm 2020, dịch vụ 78% năm 2015 và 89% vào năm 2020.

Do lao động hiện chủ yếu tập trung trong ngành nông nghiệp nên vẫn phải tập trung nâng cao trình độ cho lao động lĩnh vực nông nghiệp. Tuy vậy, trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ, giai đoạn 2011 - 2015 sẽ chú trọng đào tạo lao động phục vụ ngành công nghiệp, dịch vụ để tăng tỷ lệ lao động và lao động có trình độ trong ngành này. Giai đoạn 2016 - 2020, lao động được đào tạo phân bố đều cho các ngành kinh tế, cố gắng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các ngành cũng như nhu cầu tìm việc làm của người lao động.

Các nghề đào tạo có nhu cầu cao trong giai đoạn tới :

+ Nhóm nghề phục vụ nông lâm ngư nghiệp và phát triển nông thôn như trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày (cao su, cà phê, chè), bảo vệ thực vật, chăn nuôi gia súc ăn cỏ, trồng cỏ nuôi bò sữa, thú y, nuôi cá nước ngọt vùng hồ và sông, lâm sinh, khuyến nông, ...

+ Nhóm nghề phục vụ công nghiệp và xây dựng: kỹ thuật điện, cơ khí, nề, vận hành máy súc ủi, lái xe, sửa chữa xe - máy, ... chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp, may mặc, dệt thổ cẩm, mây tre đan, mộc mỹ nghệ,...

+ Nhóm nghề dịch vụ: sửa chữa máy móc, thiết bị, tin học, nghiệp vụ du lịch,..

- Nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề của một số ngành mũi nhọn và tập đoàn, tổng công ty có nhu cầu lao động qua đào tạo nghề ở các cấp trình độ như: Dệt, May, Điện lực, du lịch, vận hành máy thuỷ điện, các cụm công nghiệp, Khai thác khoáng sản; Luyện thép, đồng trình độ trung cấp trở lên. Đối với xuất khẩu lao động, dự báo giai đoạn 2011 - 2020 bảo đảm 70% lao động xuất khẩu phải qua đào tạo nghề trong đó 40% có trình độ trung cấp trở lên.

(Chi tiết theo Phụ lục số III)

2. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

2.1. Kết quả đạt được:

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, góp phần vào việc nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức. Việc bố trí cán bộ tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng được quan tâm theo hướng thực hiện đúng đối tượng và nội dung đào tạo, đồng thời gắn với quy hoạch sử dụng cán bộ. Qua đó chất lượng cán bộ cơ sở đã từng bước được củng cố, số cán bộ chuyên môn được đào tạo bồi dưỡng trở về công tác cơ bản đã phát huy được năng lực nghiệp vụ, tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ cán bộ cơ sở như công tác quản lý đất đai, thống kê tổng hợp, Tư pháp - hộ tịch, Văn hoá - xã hội.... Cán bộ đoàn thể nêu cao vai trò trách nhiệm trong công tác tuyên tuyền giáo dục, phát huy truyền thống đoàn kết trong cộng đồng dân tộc, vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, phát triển kinh tế xoá đói, giảm nghèo xây dựng đời sống văn hoá mới tại cơ sở, đội ngũ cán bộ thôn bản, tổ dân phố đã có nhiều đổi mới hoạt động phù hợp với tình hình đặc điểm thực tế của địa phương.

Tổng số cán bộ chủ chốt xã được đào tạo từ năm 2006 - 2010

Nội dung đào tạo

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Đào tạo bồi dưỡng Lý luận chính trị, quân sự

70

630

 

60

 

Đào tạo bồi dưỡng quản lý Nhà nước,

400

400

 

770

650

Đào tạo xoá mù chữ, phổ cập Tiểu học, đào tạo văn hoá

 

1.044

 

 

 

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng

120

 

 

206

 

Bồi dưỡng nghiệp vụ Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thể

 

 

420

 

 

Bồi dưỡng các chức danh công chức cấp xã

400

420

 

300

350

Bồi dưỡng tin học

 

 

380

 

81

Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng quản lý, điều hành cho Chủ tịch HĐND, UBND

 

 

 

250

100

Đào tạo Trung cấp lý luận, chuyên môn

50

 

880

 

214

Đào tạo khác

660

1.060

2.400

 

80

Tổng cộng

1.700

3.554

4.080

1.586

1.475

2.2. Đánh giá tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tồn tại, hạn chế

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã tham gia đào tạo về chuyên môn và lý luận chính trị chưa đáp ứng được yêu cầu về chuẩn hóa cán bộ, công chức, nhất là việc tham gia đào tạo trình độ chuyên môn đối với cán bộ giữ các chức danh bầu cử.

Phần lớn cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng thông qua hình thức đào tạo tại chức, vừa học vừa làm và các lớp bồi dưỡng tập trung ngắn hạn, khi học xong các chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng đã nắm được những vấn đề cơ bản về lý luận, nhưng việc áp dụng những kiến thức đã đào tạo vào giải quyết những công việc cụ thể thì còn nhiều hạn chế.

b) Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

- Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã còn thấp, trong khi mức thu nhập hàng tháng của cán bộ, công chức cấp xã còn thấp, ít có khả năng tham gia đóng góp chi phí cho việc đào tạo nên số lượng được đào tạo thấp;

- Phần lớn cán bộ cấp xã có trình độ học vấn thấp, độ tuổi bình quân cao, rất khó khăn cho việc đào tạo chuẩn hóa về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cũng như điều kiện tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức khác;

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách thường xuyên biến động, cán bộ hoạt động không chuyên trách liên tục có sự thay đổi. Do đó, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh cao, song trên thực tế phải đảm bảo hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở nên số lượng cán bộ chủ chốt được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế.

2.3. Dự báo nhu cầu:

Để xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công tác thì cần tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng về trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở; cán bộ nguồn thay thế cho cán bộ công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học đảm bảo phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.

- Giai đoạn 2011 - 2015:

+ Dự kiến đào tạo trình độ Cử nhân Luật, Hành chính, Kinh tế Nông nghiệp cho 200 người (Hệ vừa học vừa làm).

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Đại biểu Hội đồng nhân dân: 5.000 người.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ không chuyên trách cấp xã: 4.000 người.

+ Bồi dưỡng quản lý Nhà nước, văn bản chính sách mới cho 4.000 người.

+ Bồi dưỡng các chức danh công chức cấp xã cho 500 người.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Dự kiến đào tạo trình độ Cử nhân Luật, Hành chính, Kinh tế nông nghiệp, Y , Quân sự cho 300 người (Hệ vừa học vừa làm);

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Đại biểu Hội đồng nhân dân: 3.000 người;

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ cho chuyên môn cho cán bộ không chuyên trách cấp xã: 5.000 người;

+ Bồi dưỡng quản lý Nhà nước, văn bản chính sách mới cho 3.000 người;

+ Bồi dưỡng các chức danh công chức cấp xã cho 500 người.

III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Quan điểm

1.1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, tổ chức đoàn thể và của toàn xã hội; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

1.2. Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động nhằm tự tạo việc làm và có nhiều cơ hội tìm việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

1.3. Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề, phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

1.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở cơ sở phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;

- Trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại;

- Bình quân mỗi năm đào tạo nghề từ 10.000 - 12.000 người, trong đó đào tạo lao động nông thôn khoảng 7.000 - 8.000 người; đào tạo, bồi dưỡng từ 3.000 - 5.000 lượt cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ dự nguồn cấp xã;

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 25% năm 2010 lên 40% năm 2015 và đến năm 2020 đạt 50%. Trong đó, nâng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đạt từ 10% năm 2010 lên 20% năm 2015 và đạt 45% vào năm 2020;

- Giai đoạn 2011 - 2015 tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt 70%; giai đoạn 2016 - 2020 tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề đạt 80%.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Giai đoạn 2011 - 2015

2.2.1.1. Đào tạo nghề: 71.052 người; trong đó:

- Trình độ đào tạo:

+ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề: 10.780 người, chiếm 15,2%;

+ Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 60.272 người, chiếm 84,8%.

- Nhóm nghề đào tạo:

+ Nhóm nghề Nông - Lâm - Thủy sản: 29.772 người, chiếm 42%;

+ Nhóm nghề Công nghiệp - Xây dựng: 26.880 người, chiếm 37.8%;

+ Nhóm nghề dịch vụ: 14.400 người, chiếm 20,2%.

2.2.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cho 13.700 lượt người, trong đó:

+ Dự kiến đào tạo trình độ Cử nhân Luật, Quản lý Hành chính, Kinh tế nông nghiệp cho 200 người (Hệ vừa học vừa làm).

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Đại biểu Hội đồng nhân dân: 5.000 người.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ không chuyên trách cấp xã: 4.000 người;

+ Bồi dưỡng quản lý Nhà nước, văn bản chính sách mới cho 4.000 người;

+ Bồi dưỡng các chức danh công chức cấp xã cho 500 người.

2.3. Giai đoạn 2016 - 2020

2.3.1. Đào tạo nghề: 74.200 người, trong đó:

- Trình độ đào tạo

+ Cao đẳng nghề: Trung cấp nghề:           16.300 người, chiếm 22%;

+ Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 57.900 người, chiếm 78%;

- Nhóm nghề đào tạo

+ Nhóm nghề Nông - Lâm - Thủy sản: 26.100 người, chiếm 35,2%;

+ Nhóm nghề Công nghiệp - Xây dựng: 31.500 người, chiếm 42,4%;

+ Nhóm nghề dịch vụ:  16.600 người, chiếm 22,4%;

2.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cho 11.500 lượt người, bao gồm:

+ Dự kiến đào tạo trình độ Cử nhân Luật, Hành chính, Kinh tế Nông nghiệp, Y, Dược, Quân sự cho 300 người (Hệ vừa học vừa làm).

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Đại biểu Hội đồng nhân dân: 3.000 người.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ không chuyên trách cấp xã: 5.000 người;

+ Bồi dưỡng quản lý Nhà nước, văn bản chính sách mới cho 3.000 người;

+ Bồi dưỡng các chức danh công chức cấp xã cho 500 người.

IV. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Dạy nghề Nông nghiệp

Dự kiến đào tạo nghề cho 55.872 lao động nông thôn chiếm 38,47% số lao động nông thôn được đào tạo.

1.1. Lĩnh vực dạy nghề

Chia theo nhóm nghề đào tạo:

+ Nhóm nghề Lâm nghiệp, trồng trọt dự kiến đào tạo 33.800 người, chiếm 60,5%;

+ Nhóm nghề Chăn nuôi, thú y đào tạo khoảng 5.350 người, chiếm 9,57%;

+ Nhóm nghề Thuỷ sản 1.800 người, chiếm 3,3%;

+ Trồng, chăm sóc cây Cao su 4.252 người, chiếm 7,6%;

+ Nhóm nghề bảo quản, chế biến Nông, Lâm sản 5.150 người, chiếm 9,2 %;

+ Nhóm nghề dịch vụ phát triển nông thôn 5.520 người, chiếm 9,9%.

1.2. Trình độ đào tạo

Cao Đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên.

1.3. Đối tượng

- Lao động khu vực nông thôn trong độ tuổi lao động (Nữ từ đủ 15 - 55 tuổi, nam từ đủ 15 - 60 tuổi), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Những người không biết đọc, biết viết thì có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề;

- Lao động khu vực thành thị hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp.

Ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

1.4. Phương thức dạy nghề

- Dạy nghề tập trung tại các cơ sở dạy nghề: Đối với những nghề đòi hỏi phải có hệ thống Nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị dạy nghề trình độ kỹ thuật cao;

- Dạy nghề lưu động tại các cụm xã, thôn, bản: Đối với các lớp đào tạo trình độ Sơ cấp, ngành nghề thuộc lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt;

- Truyền nghề "Cầm tay chỉ việc": Đối với các lớp dành cho đối tượng khuyết tật;

- Liên kết đào tạo: Thực hiện với những nghề, trình độ đào tạo mà các cơ sở dạy nghề tại địa phương chưa có đủ điều kiện để thực hiện.

1.5. Cơ sở dạy nghề

Huy động các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh: Trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề cấp huyện và các đơn vị khác có năng lực dạy nghề.

Liên kết, đặt hàng dạy nghề với một số trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề ngoại tỉnh đối với những nghề chưa có năng lực đào tạo tại chỗ.

2. Dạy nghề phi nông nghiệp

Dự kiến đào tạo nghề cho 89.380 người, chiếm 61,53%/số lao động nông thôn được đào tạo.

2.1. Lĩnh vực dạy nghề

+ Công nghiệp - Xây dựng 58.380 người, chiếm 65,32%.

+ Dịch vụ và du lịch 31.000 người, chiếm 34,68%.

2.2. Trình độ đào tạo

- Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề: 20.780 người, chiếm 23,25%.

- Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 68.600 người, chiếm 76,75%.

2.3. Đối tượng

- Học nghề để tham gia sản xuất phi nông nghiệp ngay tại địa phương: Lao động nông thôn (Từ 16 - 55 tuổi đối với nữ; từ 16 - 60 tuổi đối với nam), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

- Học nghề để đi làm công ăn lương, tham gia chương trình xuất khẩu lao động: Lao động nông thôn có độ tuổi từ 16 - 35 tuổi, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

Ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

2.4. Phương thức dạy nghề

- Dạy nghề tập trung tại các cơ sở dạy nghề: Đối với các nghề đòi hỏi phải có hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị dạy nghề đòi hỏi kỹ thuật cao.

- Dạy nghề lưu động tại các cụm xã, thôn, bản: Đối với các nghề mang tính truyền thống, đặc thù địa phương và theo nhu cầu của người lao động tham gia học nghề.

- Liên kết đào tạo: Thực hiện với những nghề, trình độ đào tạo mà các cơ sở dạy nghề tại địa phương chưa có đủ điều kiện để thực hiện.

- Truyền nghề, "Cầm tay chỉ việc".

2.5. Cơ sở dạy nghề

Huy động các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh: Trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề huyện và các đơn vị khác có năng lực dạy nghề.

Liên kết, đặt hàng dạy nghề với một số trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề ngoại tỉnh đối với những nghề chưa có năng lực đào tạo tại chỗ.

3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

3.1. Lĩnh vực đào tạo

- Đào tạo trình độ từ trung cấp trở lên tập trung vào các ngành: Hành chính công, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Kinh tế, Luật;

- Đào tạo trình độ Trung cấp Chính trị trở lên phù hợp với vị trí việc làm;

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước và kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm phù hợp với từng ngành nghề, với chức danh chuyên môn và vị trí việc làm;

- Bồi dưỡng văn hóa công sở, tin học, ngoại ngữ chuyên ngành, tiếng dân tộc;

- Bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động cho Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo Chương trình quy định.

3.2. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Cán bộ chuyên trách Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn cấp xã, cán bộ dự nguồn để bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức cấp xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.

3.3. Phương thức đào tạo

- Đào tạo theo hình thức đào tạo tại chức, đào tạo từ xa, đào tạo liên thông và đào tạo chính quy;

- Bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

3.4. Cơ sở đào tạo

Các nhà trường, cơ sở đào tạo có đủ điều kiện trong và ngoài tỉnh.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ công chức cấp xã và lao động nông thôn

1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng về các Chủ trương của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước, của địa phương về đào tạo nghề, về vai trò của dạy nghề, học nghề đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội … nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức cấp xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.

1.2. Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng Kế hoạch, quy hoạch hoặc Chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện Nghị quyết về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của cấp uỷ Đảng cấp trên và cấp uỷ Đảng cùng cấp;

Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên của tổ chức mình tích cực tham gia học nghề và tham gia tuyên truyền về đào tạo nghề.

1.3. Đối với cán bộ đảng, đoàn thể, chính quyền cấp xã cần được kết hợp đào tạo trình độ học vấn với bồi dưỡng Lý luận Chính trị, Chương trình quản lý Nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ.

1.4. Đổi mới Chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.

2. Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của địa phương

2.1. Xây dựng Chính sách khuyến khích học nghề cho những người có bằng nghề, chứng chỉ được ưu tiên vay vốn từ quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm để tự tạo việc làm; ban hành các quy định tuyển dụng lao động có bằng nghề, chứng chỉ nghề vào làm việc trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh.

2.2. Ngoài các Chế độ chung của Nhà nước, có một số Chế độ Chính sách khuyến khích người lao động nhất là thanh niên và người dân tộc thiểu số vào học ở các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề công lập như miễn giảm học phí, cấp học bổng cho học sinh giỏi…

2.3. Đối với học sinh thuộc diện chính sách xã hội (Con em gia đình chính sách, hộ đói nghèo, các khu vực nông thôn, người dân tộc); tỉnh có cơ chế sử dụng quỹ xoá đói giảm nghèo, các nguồn ngân sách hỗ trợ khác giúp đỡ học sinh khó khăn được học nghề miễn phí, được vay với cơ chế lãi suất ưu đãi bằng hình thức tín chấp để học nghề tại các trường Dạy nghề, Trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

2.4. Tiến hành đào tạo nghề cho nông dân với các hình thức phù hợp như đào tạo lưu động, đào tạo ngắn hạn…Có chính sách ưu đãi trong đào tạo nghề với một số đối tượng đặc biệt trong xã hội như các nhóm yếu thế, người nghèo.

Đào tạo nghề cho dân tộc thiểu số: Có các Chính sách phù hợp như đào tạo lưu động, ngắn hạn, hình thức đào tạo có thể là cầm tay chỉ việc; sử dụng giáo viên người dân tộc và sử dụng tiếng địa phương, cùng với các giáo trình, tài liệu đã được dịch sang tiếng địa phương để dễ dàng tiếp thu và vận dụng; sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ và có các Chính sách ưu đãi cho người tham gia như miễn giảm học phí, cấp phát miễn phí tài liệu, giáo trình và phương tiện học tập.

3. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề

3.1. Trong năm 2011, tiếp tục đầu tư cho các Trung tâm dạy nghề đã được thành lập sớm đi vào hoạt động như Trung tâm dạy nghề (TTDN) huyện Mường La, TTDN huyện Mộc Châu, thành lập mới các Trung tâm dạy nghề thuộc các huyện chưa có Trung tâm dạy nghề trong năm 2011 - 2012 như TTDN thuộc các huyện (Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Sốp Cộp, Phù Yên). Phấn đấu đến năm 2013, 100% Trung tâm dạy nghề cấp huyện đi vào hoạt động.

- Năm 2012, thành lập Trường Cao đẳng nghề trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp nghề của tỉnh.

3.2. Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng thu hút các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục (Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.

3.3. Huy động các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo hướng xã hội hóa có sự hỗ trợ của Nhà nước (Đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu).

4. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

4.1. Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo.

4.2. Huy động các Nhà Khoa học, Nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các Trung tâm khuyến Nông - Lâm - Ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho các trung tâm dạy nghề chưa đủ giáo viên cơ hữu;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho lao động nông thôn;

- Bổ sung mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện.

4.3. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, Chế độ, Chính sách, Cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức, biên chế của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

- Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của các cơ sở dạy nghề;

- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ sung lực lượng giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đặt ra.

5. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu

5.1. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề

- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới;

- Huy động các Nhà khoa học, Nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến Nông - Lâm - Ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn;

Xây dựng các chương trình đào tạo đa dạng với nhiều hình thức và cấp trình độ, đặc biệt là các chương trình đào tạo thường xuyên để đáp ứng các nhu cầu học nghề.

5.2. Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

- Tổ chức điều tra xác định những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức cấp xã trong giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020;

- Xây dựng chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng cán bộ, công chức cấp xã theo từng giai đoạn phát triển (Đến năm 2015 và đến năm 2020). Từ năm 2011 đến năm 2012, xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức giảng dạy thí điểm, từ năm 2013 đến năm 2020 tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung và tổ chức giảng dạy.

6. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực dạy nghề

- UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố và UBND cấp xã tổ chức triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của UBND các cấp đối với lĩnh vực dạy nghề, đồng thời đảm bảo tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quyết định và thực hiện nhiệm vụ được phân công, phân cấp theo đúng Quy định tại Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về Quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về dạy nghề;

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN

1. Dạy nghề cho lao động nông thôn

1.1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

1.1.1. Nội dung chủ yếu

- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều phương pháp và hình thức để đạt được hiệu quả cao nhất, làm thay đổi cơ bản nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội về việc học nghề là điều kiện để tạo việc làm, giảm nghèo bền vững.

- Thường xuyên quán triệt, phổ biến, tư vấn về pháp luật dạy nghề; tổ chức cho người học nghề đi thăm quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả sau khi được học nghề, giải quyết việc làm; phát hành bản tin, in ấn tờ rơi, các chuyên trang, chuyên mục; tổ chức hội nghị, hội thảo để trao đổi và biểu dương các điển hình tiên tiến...;

- Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ của Hội Nông dân;

- Hàng năm, xây dựng các chuyên đề về tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn và phân công cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo dạy nghề cho lao động nông thôn thực hiện.

1.1.2. Kinh phí dự kiến: 1.000 triệu đồng

1.2. Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn

1.2.1. Nội dung chủ yếu

- Xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn;

- Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng nghề, khu vực và cấp trình độ;

- Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề (Số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động;

- Dự báo nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo đến năm 2020;

- Xác định năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn gồm: Mạng lưới dạy nghề, nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề.

1.2.2. Kinh phí dự kiến: 4.200 triệu đồng

1.3. Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn

1.3.1. Nội dung chủ yếu

Tổ chức các lớp dạy nghề theo các mô hình thí điểm cho khoảng 500 lao động nông thôn gồm 02 nhóm: Nhóm lao động làm nông nghiệp và nhóm lao động làm Phi Nông nghiệp;

Năm 2011 lựa chọn huyện Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Sông Mã làm điểm xây dựng mô hình dạy nghề Nông nghiệp và nghề Phi Nông nghiệp;

Năm 2012 tiếp tục nhân rộng mô hình tại một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Các năm tiếp theo trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

1.3.2. Kinh phí dự kiến: 2.500 triệu đồng.

1.4. Đầu tư phát triển mạng lưới, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề

1.4.1. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề

- Đối với các cơ sở dạy nghề công lập

+ Năm 2011 - 2012 tiếp tục đầu tư thành lập Trung tâm dạy nghề thuộc các huyện (Đảm bảo 100% cấp huyện có Trung tâm dạy nghề); cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, đưa các Trung tâm dạy nghề đi vào hoạt động quý II năm 2013 theo Chính sách hỗ trợ của Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh bền vững đối với các huyện nghèo.

+ Thành lập Trường Cao đẳng nghề trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp nghề của tỉnh vào năm 2012.

Tập trung đầu tư để nâng quy mô tuyển sinh, chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề hỗ trợ đầu tư bằng kinh phí của Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm”.

- Đối với cơ sở dạy nghề ngoài công lập

+ Các cơ sở ngoài công lập nếu đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định thì cho phép thành lập.

+ Khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo khác như: Trung tâm Giới thiệu việc làm; Trung tâm GDTX; Trung tâm Khoa học kỹ thuật nghiên cứu và Sản xuất giống Nông, Lâm nghiệp; Trung tâm Học tập cộng đồng; Trung tâm Khuyến Nông, Lâm, Ngư; trang trại; nông trường; lâm trường; doanh nghiệp; hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ... có đủ điều kiện được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

1.4.2. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở dạy nghề

* Về diện tích đất

- Bổ sung quy hoạch các cơ sở dạy nghề đảm bảo tối thiểu đủ diện tích đất chuẩn theo Quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với các cơ sở dạy nghề;

- Ưu tiên cấp đất, miễn giảm tiền thuê đất đối với việc thành lập mới và nâng cấp cho cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

* Về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

- Về tăng cường cơ sở vật chất

+ Tập trung đầu tư xây dựng mới phòng học lý thuyết và xưởng thực hành nghề cho các cơ sở dạy nghề hiện đang thiếu và các cơ sở dạy nghề mới thành lập để đảm bảo chuẩn theo quy định;

+ Ưu tiên kinh phí, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư về cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình phục vụ dạy và học nghề cơ bản hoàn thành và đạt chuẩn theo Quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Về trang thiết bị dạy nghề

Mỗi cơ sở dạy nghề tập trung đầu tư trọng điểm về trang thiết bị dạy nghề cho 1 đến 3 nghề chủ lực để xây dựng thương hiệu của cơ sở.

1.4.3. Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt

Huy động các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo hướng xã hội hoá có sự hỗ trợ của Nhà nước.

1.4.4. Kinh phí dự kiến: 162.000 triệu đồng.

1.5. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề

- Căn cứ kết quả điều tra khảo sát về nhu cầu học nghề của lao động nông thôn năm 2011 với 17 nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở dạy nghề tập trung rà soát, bổ sung chương trình, giáo trình của 17 nghề theo đúng quy định để tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề chủ động chỉnh sửa chương trình, giáo trình dạy nghề hiện có, bổ sung cập nhật tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới cho phù hợp với nhu cầu thị trường lao động trong những năm tiếp theo và xây dựng chương trình, giáo trình mới với những nghề chưa có chương trình, giáo trình và học liệu dạy nghề chuẩn.

* Kinh phí dự kiến: 1.000 triệu đồng.

1.6. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

1.6.1. Cán bộ quản lý công tác đào tạo nghề ở cấp huyện

Mỗi huyện, thành phố, thị xã có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

1.6.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề

- Bố trí đủ biên chế và sớm xây dựng tiêu chí tuyển chọn để bổ sung đủ đội ngũ giáo viên có chất lượng thực hiện nhiệm vụ cho các cơ sở dạy nghề công lập thuộc tỉnh quản lý theo quy định 20 học sinh/01 giáo viên. Tổ chức lựa chọn cán bộ, giáo viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, đạt chuẩn theo quy định để tuyển chọn làm giáo viên dạy nghề;

- Năm 2011, có kế hoạch và tuyển dụng biên chế cho 02 Trung tâm dạy nghề công lập mới được thành lập thuộc các huyện: Mộc Châu, Mường La. Các Trung tâm còn lại tuyển dụng biên chế theo quy mô được đầu tư bảo đảm cho dạy và học nghề khi hoàn thành đầu tư cơ sở vật chất thiết bị theo Quy định tại Thông tư số 29/2010/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - TB và XH;

- Hàng năm bổ sung chỉ tiêu biên chế về giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề đảm bảo chỉ tiêu định biên so với Quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Lao động - TB và XH;

- Đến năm 2015 các cơ sở dạy nghề có đủ số lượng, đạt yêu cầu chất lượng về giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề theo Quy định.

1.6.3. Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về số lượng, chất lượng giáo viên dạy nghề cho năm 2011 - 2012 và tiếp tục tuyển bổ sung số giáo viên dạy nghề đủ theo Quy định.

- Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

+ Phối hợp với trường đại học, cao đẳng có đủ điều kiện để mở các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng về trình độ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện có tại các cơ sở dạy nghề.

+ Hướng dẫn, giới thiệu số học sinh tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi của Trường đại học sư phạm kỹ thuật, các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề cho các cơ sở dạy nghề lựa chọn, tuyển dụng bổ sung vào đội ngũ giáo viên.

- Các cơ sở dạy nghề chủ động liên hệ với các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, doanh nghiệp.... để mời và ký hợp đồng với những người có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn gồm: Tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư có chuyên môn phù hợp; cán bộ kỹ thuật có trình độ Trung cấp trở lên, người lao động có trình độ tay nghề bậc 3/7, nghệ nhân, thợ giỏi, cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

1.6.4. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

- Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, Chế độ, Chính sách, Cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức, biên chế của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

- Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của hệ thống các trường chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành và các trường Đại học, Cao đẳng đáp ứng với chương trình, nội dung giảng dạy;

- Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ sung lực lượng giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đặt ra, đặc biệt chú trọng đến trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc tỉnh. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đáp ứng được yêu cầu đào tạo.

1.6.5. Kinh phí dự kiến: 950 triệu đồng

1.7. Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

1.7.1. Chính sách đối với người học nghề trình độ Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng

- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (Trình độ Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (Mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;

- Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (Mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

- Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (Mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);

- Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo Quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề;

- Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng Chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;

- Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

1.7.2. Đặt hàng dạy nghề cho lao động nông thôn

- Đối tượng là lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế.

1.7.3. Kinh phí dự kiến: 472.688 triệu đồng

1.8. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án

Kinh phí dự kiến: 1.000 triệu đồng.

2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

2.1. Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng, xác định nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cho từng giai đoạn.

2.2. Xây dựng các Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ theo lĩnh vực, vị trí công tác của cán bộ và yêu cầu thực tế của địa phương.

2.3. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên cả về số lượng và chất lượng đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

2.4. Xây dựng chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng.

2.5. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm của cán bộ, công chức cấp xã và nhu cầu dự nguồn cấp xã.

2.6. Kinh phí dự kiến: 55.110 triệu đồng.

3. Giám sát đánh giá tình hình thực hiện Đề án

3.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá về hiệu quả hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn để các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố phối hợp cùng giám sát, kiểm tra.

3.2. Kiểm tra, giám sát; tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.

3.3. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án và định kỳ 6 tháng, hàng năm và báo cáo tình hình thực hiện gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3.4. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân và các tổ chức thành viên của tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia giám sát quá trình triển khai các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn và đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại các địa phương.

VII. KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN

1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án

Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 kinh phí thực hiện Đề án là 700.448 triệu đồng; trong đó, phân theo tiến độ thực hiện Đề án, tính chất nguồn vốn và nội dung hoạt động như sau:

1. Giai đoạn 2011 - 2015:

Tổng kinh phí là 409.088 triệu đồng, chiếm 58,40%

TT

Nội dung thực hiện

Kinh phí

Trong đó

Ngân sách TW

Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP

Ngân sách địa phương

1

Hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT

241.088

221.088

20.000

 

2

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã

20.100

20.000

 

100

3

Điều tra khảo sát

3.600

3.500

 

100

4

Thiết bị dạy nghề

20.000

10.000

10.000

 

5

Đầu tư xây dựng cơ bản

120.000

60.000

60.000

 

6

Tuyên truyền, tư vấn

500

500

 

 

7

Thí điểm mô hình dạy nghề

2.500

2.500

 

 

8

Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

300

300

 

 

9

Phát triển Chương trình, giáo trình, học liệu ..., thiết bị dạy nghề

500

500

 

 

10

Giám sát đánh giá

500

500

 

 

TỔNG CỘNG

409.088

318.888

90,000

200

2. Giai đoạn 2016 - 2020:

Tổng kinh phí là 291.360 triệu đồng, chiếm 41,60%

STT

Nội dung thực hiện

Kinh phí

Trong đó

Ngân sách TW

Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP

Ngân sách địa phương

1

Hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT

231.600

201.600

30.000

 

2

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã

35.010

35.000

 

10

3

Điều tra khảo sát

600

500

 

100

4

Đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề

22.000

10.000

12.000

 

5

Tuyên truyền, tư vấn học nghề

500

500

 

 

6

Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

650

618

 

32

7

Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu..., mua sắm thiết bị dạy nghề

500

500

 

 

8

Giám sát đánh giá

500

500

 

 

TỔNG CỘNG

291.360

249.218

42.000

142

2. Cơ chế tài chính

2.1. Cơ chế quản lý tài chính, đầu tư đối với các Chính sách, hoạt động về dạy nghề thực hiện theo Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

2.2. Đối với nguồn ngân sách địa phương, hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế để bố trí kinh phí cho thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án.

2.3. Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức, cá nhân và tổ chức Quốc tế.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956/QĐ-TTg của tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo; phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo; chỉ đạo các ngành liên quan, các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Đề án.

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực Đề án, chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Đề án trình UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án;

- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương;

- Dự kiến phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm trình UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Chủ trì các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Đề án.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - TB và XH trong việc xác định ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn;

- Phối hợp với cơ quan thông tin, báo, đài cung cấp thông tin thị trường hàng hoá, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến xã;

- Tổ chức triển khai các chính sách do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông hướng dẫn thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn.

3. Sở Nội vụ

- Chủ trì tổ chức thực hiện, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo mục tiêu Đề án;

- Hàng năm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp nhu cầu kinh phí và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo từng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 và từ năm 2016 đến năm 2020 trên cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã;

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nội vụ.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cân đối kế hoạch vốn hàng năm cho các hoạt động của Đề án;

- Lập chỉ tiêu kế hoạch phát triển và kế hoạch vốn được Trung ương bố trí hàng năm cho Đề án; tổng hợp kết quả thực hiện về nguồn vốn;

- Đề xuất các Chính sách, giải pháp huy động các nguồn lực; tổ chức lồng ghép các Chương trình, Dự án có liên quan đến lĩnh vực đào tạo nghề.

5. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành bố trí, cấp phát đảm bảo ngân sách hàng năm cho Đề án; hướng dẫn, giám sát việc sử dụng kinh phí Đề án;

- Phối hợp với các sở, ngành trong việc tham gia xây dựng, đề xuất các chính sách, giải pháp trong quá trình thực hiện;

6. Sở Công thương

- Phối hợp với cơ quan thông tin, báo, đài cung cấp thông tin thị trường hàng hoá, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn;

- Phối hợp với Sở Nội vụ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đổi mới Chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau THCS và THPT;

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo phối hợp chặt chẽ với cơ sở dạy nghề thực hiện liên kết mở các lớp học theo mô hình văn hoá - nghề;

- Phối hợp với Sở Nội vụ lựa chọn các cơ sở đào tạo trong ngành giáo dục tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

8. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

- Hướng dẫn trình tự, thủ tục cho vay hộ nghèo và hộ chính sách trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện Chính sách tín dụng học nghề với lao động nông thôn; chính sách hỗ trợ lãi suất vay tín dụng đối với lao động nông thôn học nghề làm việc ổn định tại nông thôn; chính sách cho vay từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn.

9. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, các cơ quan có liên quan và các địa phương đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

10. Uỷ ban nhân dân cấp huyện

- Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 cấp huyện gồm: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, các thành viên là đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện, đại diện lãnh đạo các phòng, ban: Lao động - TB và XH (Là cơ quan thường trực Đề án), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội nông dân...; phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo phù hợp tiến độ thực hiện Đề án;

- Xây dựng, phê duyệt kế hoạch triển khai của huyện đến năm 2020 và đề nghị cấp uỷ cùng cấp đưa bổ sung chỉ tiêu đào tạo nghề vào chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2015;

- Triển khai quán triệt Đề án 1956/QĐ-TTg và đẩy mạnh thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cấp huyện về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 1956/QĐ-TTg ở địa phương;

- Hàng năm tổ chức triển khai điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thị trường lao động trên địa bàn huyện và tổng hợp báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Huy động các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn;

- Theo dõi, tổng hợp, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất việc thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án 1956 ở địa bàn huyện, thành phố;

- Kiện toàn và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề lao động nông thôn ở cấp huyện, trong đó bố trí 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg;

- Thường xuyên thực hiện việc phối hợp với các phòng, ban có liên quan của huyện triển khai kế hoạch và phối hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong huyện trong việc tuyên truyền, vận động học nghề theo Kế hoạch của Đề án 1956;

- Thực hiện các hoạt động khác của Đề án do UBND tỉnh giao.

11. Uỷ ban nhân dân cấp xã

- Phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện kế hoạch dạy nghề của huyện phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương;

- Phối hợp tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn của địa phương;

- Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra hoạt động dạy, học nghề theo hình thức kèm cặp nghề trong các hộ gia đình, làng nghề tại địa phương;

- Hàng năm thống kê các đối tượng được hưởng Chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng Chính sách xã hội khác trên địa bàn quản lý trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề để xét tuyển vào các khoá học nghề theo quy định;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách dạy nghề cho các đối tượng được hưởng Chính sách ở địa phương, bảo đảm Chính sách được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng.

12. Các tổ chức chính trị - xã hội và nghề nghiệp của tỉnh

- Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tham gia hoạt động tuyên truyền, vận động để các tổ chức chính trị - xã hội thành viên và đoàn viên, hội viên tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tuyên truyền, giám sát thực hiện Đề án;

- Hội Nông dân tỉnh: Phối hợp tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện;

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh: Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong Đề án này vào các nội dung phù hợp của Đề án "Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015";

- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn và các nội dung khác trong Đề án vào các nội dung phù hợp của Đề án theo Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015".

- Các tổ chức chính trị - xã hội và các Hội Nghề nghiệp khác tham gia vào các hoạt động phù hợp của Đề án./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 03/QĐ-UBND ngày 04/01/2012 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và cán bộ cấp xã tỉnh đến năm 2020” do tỉnh Sơn La ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.178

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.40.151
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!