BỘ
LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
******
|
Số:
01/2006/QĐ-BLĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
THEO PHƯƠNG THỨC THANH TRA VIÊN PHỤ TRÁCH VÙNG
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Lao động
ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động
ngày 12 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy
chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ
trách vùng”.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau
15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Điều
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ,
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để bc);
- Văn phòng Quốc hội;
- Viện KSNDTC, Tòa án NDTC;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Lưu VT, TTr
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hằng
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNGTHEO
PHƯƠNG THỨC THANH TRA VIÊN PHỤ TRÁCH VÙNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Chương
1:
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của thanh tra viên lao động phụ trách vùng; tổ chức và cơ chế hoạt
động thanh tra viên lao động phụ trách vùng; mối quan hệ công tác của thanh tra
viên lao động phụ trách vùng, các cơ quan thanh tra lao động thuộc Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan, tổ chức
khác có liên quan đến hoạt động thanh tra lao động.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này được áp dụng
đối với các tổ chức, cá nhân sau:
1. Thanh tra Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắc là Thanh tra Bộ), Chánh Thanh tra Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Chánh Thanh tra Bô;
2. Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Giám đốc Sở), Thanh tra Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là thanh tra Sở), Chánh Thanh tra Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Chánh thanh tra Sở);
3. Thanh tra viên được
phân công phụ trách vùng:
4. Các đối tượng quy định
tại Điều 2, Điều 3 của Bộ Luật Lao động.
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ
ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng bao gồm một số tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Hoạt động thanh tra
nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng là hoạt động
của thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ được phân công theo dõi, thực hiện thanh
tra lao động và thanh tra khác có liên quan đến thanh tra lao động trên địa bàn
vùng được giao phụ trách.
Chương
2:
NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THANH TRA VIÊN PHỤ TRÁCH VÙNG
Điều
4. Nhiệm vụ, quyền hạn
Thanh tra viên phụ trách
vùng, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 186
và Điều 187 của Bộ luật Lao động; Điều 49 và Điều 50 của Luật
Thanh tra còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Theo dõi tình hình thực
hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân (gọi
chung là doanh nghiệp) sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc vùng được
giao phụ trách, đặc biệt là các doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động,
ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm để đề xuất kế hoạch thanh tra, phương pháp thanh tra thích hợp trình Chánh
thanh tra Bộ quyết định.
2. Theo dõi, nắm tình
hình về tai nạn lao động tại vùng được giao phụ trách và báo cáo về Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật lao động.
3. Hướng dẫn các doanh
nghiệp tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động; tập hợp, phân tích, đánh giá
phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động và yêu cầu các doanh nghiệp có
biện pháp khắc phụ những thiếu sót, tồn tại hoặc xử lý, kiến nghị xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật.
4. Tư vấn, giúp đỡ các
doanh nghiệp các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật lao động, giảm thiểu
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Điều
5. Trách nhiệm
Thanh tra viên lao động
phụ trách vùng chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra Bộ về việc thanh tra thực
hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp thuộc vùng được giao phụ trách.
Chương
3:
TỔ CHỨC VÀ CƠ
CHẾ HOẠT ĐỘNG THANH TRA VIÊN PHỤ TRÁCH VÙNG
Điều
6. Tổ chức thanh tra viên phụ trách vùng
Thanh tra viên thuộc
Thanh tra Bộ phụ trách vùng do Chánh Thanh tra Bộ cử; mỗi vùng gồm có trưởng
vùng và một số thanh tra viên.
Chánh thanh tra Bộ căn cứ
nhu cầu thanh tra để bố trí trưởng vùng và thanh tra viên tham gia phụ trách
vùng. Số lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong một vùng do Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định.
Thanh tra viên phụ trách
vùng được luân chuyển sau 3 năm. Trường hợp đặc biệt do chánh Thanh tra Bộ quyết
định.
Điều
7. Trách nhiệm của Trưởng vùng
1. Xây dựng kế hoạch
thanh tra vùng trình Chánh thanh tra Bộ. Tổ chức thực hiện kế hoạch đã được
Chánh thanh tra Bộ phê duyệt.
2. Phối hợp với Thanh
tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thuộc vùng về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động.
3. Thanh tra đột xuất hoặc
tham gia đoàn thanh tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn
vùng được giao phụ trách theo phân công của Chánh thanh tra Bộ. Xử lý theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị người, cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về
lao động.
4. Tổng hợp, báo cáo đột
xuất, định kỳ tình hình thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp thuộc
vùng.
5. Giải quyết khiếu nại,
tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật.
6. Kiến nghị với Giám đốc
Sở thuộc vùng về các biện pháp phòng ngừa và chấp hành pháp luật lao động.
7. Thực hiện các nhiệm vụ
khác do Chánh thanh tra Bộ giao.
Điều
8. Trách nhiệm của Thanh tra viên phụ trách vùng
1. Thực hiện nhiệm vụ
quyền hạn theo quy định tại các khoản 2, 3, 5, 6, 7 Điều 7 Quy chế này.
2. Hướng dẫn, tư vấn các
doanh nghiệp thực hiện pháp luật lao động, xây dựng các biên pháp an toàn nhằm
giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Chịu sự quản lý và
phân công nhiệm vụ của Trưởng vùng.
4. Kiến nghị Trưởng vùng
áp dụng các biện pháp theo quy định tại Điều 7 Quy chế này.
Chương
4:
MỐI QUAN HỆ
CÔNG TÁC
Điều
9. Chánh thanh tra Bộ
Phối hợp với Giám đốc Sở
để thống nhất nội dung, kế hoạch thanh tra; tổ chức và giám sát việc thực hiện
kế hoạch thanh tra theo vùng; thống nhất đánh giá tình hình thực hiện pháp luật
lao động, các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật lao động và nguy cơ tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều
10. Giám đốc Sở
Phối hợp với Chánh Thanh
tra Bộ để thống nhất nội dung, kế hoạch thanh tra; tổ chức và giám sát việc thực
hiện kế hoạch hàng năm của Thanh tra Sở.
Báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội về hoạt động thanh tra tại địa phương.
Chỉ đạo Chánh Thanh tra
Sở thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.
Điều
11. Chánh Thanh tra Sở
Phối hợp với Trưởng vùng
về xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, tổ chức thực hiện và giám sát việc
thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo và tổ chức thực
hiện thanh tra tại địa phương theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Chịu trách nhiệm và báo
cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Bộ (qua trưởng vùng) về tình hình thực hiện
công tác thanh tra tại địa phương thuộc thẩm quyền.
Điều
12. Các cơ quan liên quan
Các cơ quan liên quan có
trách nhiệm phối hợp hoặc cử người tham gia thanh tra lao động khi có yêu cầu của
thanh tra theo quy định của pháp luật.
Giám đốc Sở, Chánh thanh
tra Sở và Thanh tra viên phụ trách vùng phối hợp với Liên đoàn lao động địa
phương trong việc tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp.
Khi tiến hành thanh tra
tại doanh nghiệp, Trưởng vùng, Thanh tra viên phụ trách vùng phải cộng tác chặt
chẽ với ban hành công đoàn theo quy định tại Điều 189 Bộ Luật
Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002.
Chương
5:
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều
13. Phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện
Chánh Thanh tra Bộ, Giám
đốc Sở, Trưởng vùng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, triển khai và tổ chức
thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề
mới phát sinh, bổ sung Quy chế này cho phù hợp với thực tế và quy định của pháp
luật hiện hành./.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hằng
|