HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 29/NQ-HĐND
|
Bình
Phước, ngày 30 tháng 9 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
QUY
ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (LAO
ĐỘNG TỰ DO) VÀ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐẶC THÙ GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 2 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 26 tháng 5 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày
01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch
COVID-19;
Xét Tờ trình số 103/TTr-UBND ngày
14 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số
33/BC-HĐND-VHXH ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Ban văn hóa - xã hội Hội đồng nhân
dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, nguyên tắc hỗ trợ, đối tượng, điều kiện hỗ trợ và mức hỗ trợ
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định chính sách hỗ
trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một
số đối tượng đặc thù gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình
Phước.
2. Nguyên tắc hỗ trợ
a) Đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng,
công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính
sách;
b) Thành phần hồ sơ, thủ tục và quy
trình thực hiện đơn giản, ngắn gọn dễ thực hiện;
c) Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một
chính sách hỗ trợ (nếu đủ điều kiện hưởng hơn một chính sách thì chỉ giải quyết
hỗ trợ theo chính sách cao nhất);
d) Phát huy tính chủ động, trách
nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện và
kiểm tra giám sát, đánh giá phản biện thông tin, dư luận xã
hội từ khâu đầu tiên của quy trình thực hiện đến khi kết thúc chi hỗ trợ cho từng
cá nhân, đảm bảo việc chi hỗ trợ đúng người, đúng điều kiện, đúng nguyên tắc và
đúng chính sách được hỗ trợ.
3. Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
a) Người lao động không có giao kết
hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do bị mất việc làm, không có
thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức 2.000.000 đồng/tháng, khi phải thực hiện
giãn cách, cách ly xã hội theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phòng,
chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31
tháng 12 năm 2021, có hộ khẩu thường trú hoặc cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh
Bình Phước;
b) Người lao động làm việc tại các
doanh nghiệp, hợp tác xã bị tạm hoãn công việc, nghỉ việc không hưởng lương,
ngừng việc, bị mất việc làm do doanh nghiệp, hợp tác xã tạm dừng hoạt động theo
yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong
thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có hộ khẩu
thường trú hoặc cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Bình
Phước nhưng không đủ điều kiện được hưởng chính sách theo quy định tại điểm 4,
5, 6 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ.
4. Mức hỗ trợ
a) Đối với người lao động quy định
tại điểm a khoản 3 Điều này, mức hỗ trợ là 1.500.000 đồng/người;
b) Đối với người lao động quy định
tại điểm b khoản 3 Điều này, hỗ trợ một lần như sau:
- Người lao động bị tạm hoãn công
việc, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày trở lên hoặc mất việc làm:
1.500.000 đồng/người;
- Người lao động bị ngừng việc từ 14
ngày trở lên: 1.000.000 đồng/người.
Điều 2. Kinh
phí thực hiện
1. Tổng kinh phí dự kiến:
125.303.718.000 đồng
2. Nguồn kinh phí hỗ trợ và chi phí
cho đơn vị tổ chức chi hỗ trợ
a) Đối với người bán lẻ xổ số lưu
động được bảo đảm từ nguồn tài chính hợp pháp của Công ty Trách nhiệm hữu hạn
một thành viên xổ số kiến thiết và Dịch vụ tổng hợp Bình Phước;
b) Các đối tượng còn lại được đảm bảo
từ nguồn dự phòng và cải cách tiền lương còn dư các cấp ngân sách.
Điều 3. Tổ
chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh có kế
hoạch tổ chức triển khai cụ thể, phân công rõ ràng, chặt chẽ,
thực hiện thống nhất, đúng quy định theo Luật Ngân sách. Trong quá trình thực
hiện nếu có vướng mắc phát sinh và những nội dung quy định chưa phù hợp, Ủy ban
nhân dân tỉnh báo cáo, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
2. Đề nghị Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên phối hợp tuyên truyền,
phổ biến, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này; kịp thời phát hiện, phản ánh
những vấn đề cần điều chỉnh bổ sung với các cơ quan có thẩm quyền.
3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Bình Phước khóa X, kỳ họp thứ 2 (chuyên đề) thông qua ngày 28 tháng 9
năm 2021 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động -Thương binh
và Xã hội;
- TTTU, TTHĐND, UBND, BTTUBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- TTHĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, các phòng chức năng;
- Lưu: VT.
|
CHỦ
TỊCH
Huỳnh Thị Hằng
|