Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 29/2012/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu Người ký: Võ Văn Dũng
Ngày ban hành: 09/12/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2012/NQ-HĐND

Bạc Liêu, ngày 09 tháng 12 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 221/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội của Hội đồng nhân dân và ý kiến Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011 - 2020 như sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

Phát triển nhân lực Bạc Liêu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phát triển nhân lực một cách toàn diện, từ nâng cao chất lượng dân số đến bảo đảm sức khỏe, giáo dục, đào tạo nghề, đến tạo việc làm, nhằm thực hiện thành công mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển kinh tế cho từng giai đoạn; phù hợp với cơ cấu và nhu cầu nhân lực theo từng ngành, từng lĩnh vực.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2015, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% (trong đó, 9,1% lao động có trình độ đại học, 0,31% lao động có trình độ từ thạc sỹ trở lên).

 Đến năm 2020, bảo đảm đào tạo đủ nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó, có 65% lao động được đào tạo, 9,17% có trình độ cao đẳng và đại học, 0,3% có trình độ từ thạc sỹ trở lên. Hầu hết, các ngành có từ 02 - 03 chuyên gia có trình độ cao. Đội ngũ giáo viên của các trường cao đẳng và đại học phải đạt 80% là thạc sỹ trở lên, các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ phải có 93% lao động qua đào tạo.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Theo bậc đào tạo

Tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo với cơ cấu hợp lý, dự kiến tổng số lao động qua đào tạo như sau:

Năm 2015, có khoảng 241.619 người qua đào tạo, chiếm 50% so tổng số lao động đang làm việc, trong đó, sơ cấp nghề trở xuống chiếm 63,3%, trung cấp trở lên chiếm 36,70%.

Năm 2020, có khoảng 327.665 người qua đào tạo, chiếm 65% so tổng số lao động đang làm việc, trong đó, sơ cấp nghề trở xuống chiếm 59,65%, trung cấp trở lên chiếm 40,35%.

2. Theo lĩnh vực

a) Khu vực công nghiệp và xây dựng:

Hướng tới đào tạo đội ngũ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, phấn đấu:

Đến năm 2015, tiến sỹ và thạc sỹ chiếm 0,05%, cao đẳng và đại học chiếm 8,11%, trung học chiếm 35,9%, sơ cấp và công nhân kỹ thuật chiếm 55,94% lao động được đào tạo trong khu vực.

Đến năm 2020, tiến sỹ và thạc sỹ chiếm khoảng 0,06%, đại học và cao đẳng chiếm 8,25%, trung cấp chiếm 37,58% và sơ cấp và công nhân kỹ thuật chiếm 54,11% lao động được đào tạo trong khu vực.

b) Khu vực dịch vụ:

Đến năm 2015, lao động có trình độ trên đại học chiếm 0,86% so tổng số lao động được đào tạo trong khu vực, cao đẳng và đại học chiếm 23,19%, trung học chuyên nghiệp chiếm 32,05%, sơ cấp và công nhân kỹ thuật chiếm 43,90% lao động được đào tạo trong khu vực.

Đến năm 2020, tiến sỹ và thạc sỹ chiếm 0,92% so tổng số lao động được đào tạo trong khu vực, cao đẳng và đại học chiếm 23,05% và trung cấp chiếm 34,58%, sơ cấp và công nhân kỹ thuật chiếm 41,43 lao động được đào tạo trong khu vực.

c) Khu vực nông nghiệp và thủy sản:

Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt chăn nuôi và thủy sản, phục vụ cho yêu cầu phát triển nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch dần lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, phấn đấu:

Đến năm 2015, tăng nhanh đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trực tiếp làm việc tại các cơ sở sản xuất nông lâm và thủy sản, có 0,01% trình độ trên đại học, 2,78% trình độ cao đẳng và đại học, 11,85% trung học, sơ cấp và kỹ thuật viên là 85,36%.

Đến năm 2020, tiếp tục tăng nhanh lao động kỹ thuật ở khu vực này với 0,03% thạc sỹ và tiến sỹ, 2,76% cao đẳng và đại học, 15,76% trung cấp và 81,45% sơ cấp nghề và kỹ thuật viên trong các ngành nghề nông lâm, thủy sản.

3. Theo ngành và lĩnh vực kinh tế đặc thù

a) Ngành giáo dục và đào tạo:

Đến năm 2015, có 15.642 lao động đạt trình độ đại học, 60 - 70% giáo viên các trường cao đẳng và đại học có trình độ thạc sỹ trở lên. Đến năm 2020, có 18.400 người có trình độ đại học, đối với các trường cao đẳng, đại học phải có 80% số giáo viên đạt trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.

b) Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Chú trọng đào tạo nhiều lao động có tay nghề đạt bậc 6, bậc 7 theo phương châm có nhiều “Bàn tay vàng” trong các doanh nghiệp công nghiệp. Phấn đấu đến 2015, lao động qua đào thuộc công nghiệp chế biến có khoảng 75.072 người, trong đó, trên đại học 27 người, đại học và cao đẳng 4.090 người, còn lại là trung cấp và sơ cấp nghề. Năm 2020, trên đại học là 33 người, đại học và cao đẳng 6.528 người, trung cấp trở xuống là 47.167 người.

c) Ngành nông nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản:

Đến năm 2015, lao động được đào tạo trong nông nghiệp và thủy sản có khoảng 94.822 người, trong đó, 08 người trên đại học, 2.644 người có trình độ đại học, 1.084 người có trình độ cao đẳng, số còn lại là trung cấp và sơ cấp nghề.

Phấn đấu đến năm 2020, toàn ngành có 112.034 lao động qua đào tạo, trong đó, trên đại học 34 người, cao đẳng và đại học 3.093 người, số còn lại là trung cấp và sơ cấp nghề.

d) Ngành xây dựng:

Đến năm 2015, có 16.450 lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, trong đó, sơ cấp nghề 7.176 người, trung cấp và trung cấp nghề 4.781 người, đại học và cao đẳng 1.094 người, trên đại học 11 người.

Đến năm 2020, phấn đấu đào tạo khoảng 23.605 lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong đó, 14 thạc sỹ và tiến sỹ, 1.642 lao động có trình độ cao đẳng và đại học, đáp ứng cho các công trình lớn, phức tạp trong công nghiệp.

đ) Ngành thương mại:

Phấn đấu đến năm 2015, đào tạo khoảng 34.457 lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong đó, có 06 lao động trên đại học, 5.359 lao động có trình độ cao đẳng và đại học.

Phấn đấu đến năm 2020, lao động qua đào tạo đạt khoảng 41.263 người, trong đó, đại học và trên đại học chiếm khoảng 15,6%, số còn lại là trung cấp và sơ cấp nghề.

e) Ngành y tế:

Đến năm 2015, có 1.161 người có chức danh chuyên môn ngành y. Đến năm 2020, có 2.679 người được đào tạo chức danh chuyên môn ngành y (giai đoạn 2011 - 2015 là 1.661 người, giai đoạn 2016 - 2020 là 1.018 người).

g) Ngành văn hóa, thể thao và du lịch:

Đến năm 2015, đào tạo khoảng 2.419 người có trình độ chuyên môn từ các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, trong đó, có 04 người trên đại học, 383 người có trình độ cao đẳng và đại học.

Năm 2020, đào tạo khoảng 3.186 người lao động có trình độ chuyên môn từ các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Trong đó, có 05 người có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ, 534 người có trình độ cao đẳng và đại học.

Chú trọng đào tạo lao động có kỹ năng hội họa, kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, kỹ năng giao tiếp với khách du lịch trong và ngoài nước.

h) Ngành thông tin và truyền thông:

Phấn đấu đến năm 2015, có 50% số cán bộ, công nhân, viên chức của các cấp trong tỉnh biết sử dụng thành thạo vi tính, các ngành, các lĩnh vực quan trọng đều có kỹ sư lập trình tạo phần mềm. Đồng thời, thực hiện xã hội hóa tin học ở hầu hết các ngành, các cấp trong tỉnh. Năm 2020 phấn đấu có 80% số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ B về vi tính, 40% lao động thuộc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được đào tạo và đào tạo lại kỹ năng nâng cao việc lập và sử dụng phần mềm vào sản xuất kinh doanh của đơn vị.

i) Đội ngũ cán bộ quản lý Đảng, nhà nước và đoàn thể:

Mục tiêu là xây dựng đội ngũ công chức nhà nước hiện đại, hội tụ đầy đủ các yếu tố về phẩm chất chính trị, đạo đức và chuyên môn. Phấn đấu giai đoạn 2011 - 2020 lao động của các cơ quan cấp tỉnh có 1.665 người có trình độ trung cấp, 4.920 người đại học, 490 người trên đại học; cấp huyện có 3.050 người trung cấp, 5.750 người đại học, 125 người trên đại học; cấp xã có 1.911 người trung cấp, 1.998 người đại học và có 40 người trên đại học.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa và chính sách phát triển nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Đổi mới quản lý nhà nước và tăng cường xã hội hóa trong thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực.

3. Hình thành Hội đồng đào tạo nhân lực để thúc đẩy thực hiện Quy hoạch.

4. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý khuyến khích đầu tư phát triển nhân lực của tỉnh.

5. Xây dựng chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động.

6. Phát triển mạng lưới đào tạo; phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đi đôi với đổi mới chương trình đào tạo theo yêu cầu.

7. Giải pháp huy động các nguồn lực: Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 6.255 tỷ đồng, bao gồm: Vốn của nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân ngoài xã hội. Dự kiến ngân sách Trung ương hỗ trợ 70%, ngân sách địa phương 20%, xã hội hóa 10%.

8. Mở rộng, tăng cường sự hợp tác trong phát triển nhân lực.

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết theo thẩm quyền

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu khóa VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Võ Văn Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 29/2012/NQ-HĐND ngày 09/12/2012 thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011 - 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.426

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.159.224
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!