HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 20/2018/NQ-HĐND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 07 tháng 12 năm 2018
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ MỨC THU NHẬP CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, NGƯỜI CÓ TÀI NĂNG ĐẶC BIỆT ĐỐI
VỚI LĨNH VỰC THÀNH PHỐ CÓ NHU CẦU THU HÚT GIAI ĐOẠN 2018 - 2022
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ MƯỜI
HAI
(Từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2018)
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 54/2017/QH14
ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét Tờ trình số 5371/TTr-UBND ngày
03 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về chính sách thu hút người
có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu giai đoạn 2018 - 2022; Báo cáo thẩm tra số 787/BC-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Ban Văn hóa - Xã hội
Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân
thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thực hiện mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học,
người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực thành phố có nhu cầu thu hút giai
đoạn 2018 - 2022 như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố (trừ các cơ quan, đơn vị trực
thuộc trung ương đóng trên địa bàn thành phố, các cơ quan, đơn vị ngành dọc và
lực lượng vũ trang).
b) Các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công lập trực thuộc các cơ quan, đơn vị nêu tại điểm a khoản 1 Điều 1.
2. Lĩnh vực thu hút:
- Công nghệ thông tin, xây dựng đô thị
thông minh.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng
- hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu (logistics).
- Nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ
sinh học, tế bào gốc.
- Xây dựng trung tâm tài chính.
- Xây dựng và quản lý hạ tầng hiện đại,
gồm: xây dựng và vận hành hệ thống vận tải công cộng sức tải lớn, không gian ngầm,
công trình phòng chống thiên tai, xử lý sự cố môi trường, quy hoạch và phát triển
đô thị, ứng phó biến đổi khí hậu.
- Vật liệu mới, công nghệ nano, năng
lượng tái tạo, sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, công nghiệp vi mạch, công
nghệ số.
- Các ngành nghiên cứu khoa học cơ bản:
kinh tế số, khoa học tính toán và dữ liệu lớn, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo...
- Lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục
thể thao, khoa học xã hội.
- Xây dựng, hoạch định chính sách
công và quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: kế hoạch và đầu tư; giáo dục và đào
tạo; văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao; du lịch; xây dựng và quản lý đô thị...
- Dịch vụ công chất lượng cao: giáo dục
đại học, sau đại học và y tế kỹ thuật cao.
- Các lĩnh vực khác có nhu cầu thu
hút, Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố quyết định.
3. Đối tượng áp dụng:
a) Chuyên gia, nhà khoa học: Là người
có trình độ và chuyên ngành đào tạo phù hợp với hoạt động khoa học và công nghệ
theo quy định pháp luật Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể về
trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và thành tích nghiên cứu khoa học;
có công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có
uy tín trên thế giới, có công trình nghiên cứu xuất sắc đã được nghiệm thu, hoặc
sáng chế được công nhận đem lại hiệu quả cao, được ứng dụng trong sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp và các ngành, lĩnh vực khác. Chuyên gia, nhà khoa học phải
có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ, quản lý hoạt
động khoa học, vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất, thiết kế chế tạo sản
phẩm liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.
b) Người có tài năng đặc biệt: Là những
người có đủ năng lực, sức khỏe và tinh thần phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp; có
phẩm chất đạo đức và khát vọng cống hiến; có tri thức và năng lực đặc biệt xuất
sắc trong một hoặc một số ngành, lĩnh vực; có khả năng lao động sáng tạo rất
cao; đã đạt nhiều thành tích hoặc khả năng hoàn thành công việc, nhiệm vụ cụ thể
với mức độ tốt vượt trội mà rất ít người có thể thực hiện được; có uy tín cao
được công nhận.
4. Mức thu nhập, chính sách đãi ngộ:
a) Trợ cấp ban đầu (chỉ áp dụng 01 lần
và cho lần ký hợp đồng đầu tiên):
Áp dụng mức trợ cấp ban đầu tối đa
100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) đối với các chuyên gia, nhà khoa học,
người có tài năng đặc biệt được thu hút, tuyển chọn theo đề án cụ thể phù hợp với
từng nhóm đối tượng chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt theo
trình độ, năng lực và uy tín cá nhân.
b) Tiền lương hàng tháng:
- Chuyên gia, nhà khoa học được ký kết
hợp đồng lao động với mức lương tính theo hệ số của Bảng lương Chuyên gia cao cấp
ban hành theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ
trang. Việc áp dụng mức lương cụ thể cho từng nhóm đối tượng chuyên gia, nhà
khoa học tương xứng với trình độ, năng lực và uy tín cá nhân.
- Người có tài năng đặc biệt được hưởng
chính sách hỗ trợ về sinh hoạt phí từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến
50.000.000 đồng/người/tháng (năm mươi triệu đồng). Mức thu nhập này đã bao gồm
tiền lương hàng tháng và các khoản phụ cấp kèm theo lương (nếu có) mà người có
tài năng đặc biệt được hưởng theo quy định pháp luật.
c) Chính sách khuyến khích nghiên cứu
khoa học, phát huy năng lực trí tuệ, phát triển công nghệ:
- Mỗi một công trình, đề án, đề tài
nghiên cứu khoa học, giải pháp, sáng kiến đổi mới kỹ thuật, công nghệ hoặc tác
phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao (gọi tắt là “công
trình”) từ cấp thành phố và tương đương trở lên được cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền phê duyệt, công nhận bằng văn bản thì được hưởng phụ cấp khuyến khích bằng
1% tổng kinh phí ngân sách thành phố chi trả cho công trình nghiên cứu đó. Tổng
mức hỗ trợ khuyến khích không thấp hơn 50.000.000 đồng/người/công trình nghiên
cứu (năm mươi triệu đồng). Trường hợp tổng mức ngân sách thành phố đầu tư cho
công trình nghiên cứu đã được phê duyệt hoặc cấp phép, công nhận chính thức vượt
quá 100.000.000.000 đồng/công trình nghiên cứu (một trăm tỷ đồng) thì mức hỗ trợ
tối đa là 1.000.000.000 đồng/người/công trình nghiên cứu (một tỷ đồng).
- Trường hợp có nhiều chuyên gia, nhà
khoa học hoặc người có tài năng đặc biệt cùng tham gia 01 công trình thì thực
hiện mức hỗ trợ cho nhóm thực hiện công trình bằng 1% tổng kinh phí ngân sách
Thành phố chi trả cho công trình đó. Mức khuyến khích cho
mỗi thành viên không thấp hơn 30.000.000 đồng/người/công trình (ba mươi triệu đồng)
và tổng số tiền khuyến khích cho cả nhóm thực hiện công trình tối đa
1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng).
- Các vị trí còn lại (chỉ áp dụng đối với người có tài năng đặc biệt): Căn cứ kết quả thực
hiện nhiệm vụ, mức độ đóng góp và giá trị, tầm cỡ của
thành tích, giải thưởng đạt được, người có tài năng đặc biệt được hưởng mức
khuyến khích tương xứng với công trạng cá nhân với mức tối đa là 1.000.000.000
đồng/người (một tỷ đồng).
d) Chính sách nhà ở, phương tiện đi lại:
Chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt gặp khó khăn về nhà ở thì
được xem xét bố trí nhà ở công vụ. Trường hợp không bố trí được nhà ở công vụ
thì được hỗ trợ tối đa 50% kinh phí thuê nhà ở và số tiền không vượt quá
7.000.000 đồng/tháng (bảy triệu đồng). Đồng thời, bố trí phương tiện đi lại phục
vụ công việc cho các chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt.
5. Quy trình thu hút, tuyển chọn: Giao
Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ
thể, quy trình thu hút, tuyển chọn các chuyên gia, nhà khoa học, người có tài
năng đặc biệt phù hợp với điều kiện thực tiễn của thành phố.
Điều 2. Kinh phí thực hiện do ngân sách thành phố chi trả.
Điều 3. Tổ chức thực hiện:
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Thành lập Hội đồng thu hút, tuyển
chọn; quy định mức tiền lương, hỗ trợ cụ thể hàng tháng, mức khuyến khích cụ thể
đối với chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt.
b) Phối hợp với các trường đại học, học
viện trên địa bàn thành phố xây dựng và triển khai các đề tài, đề án, chương
trình, có cơ chế tài chính để xây dựng các phòng thí nghiệm chuyên ngành dùng
chung.
c) Kịp thời đề xuất Hội đồng nhân dân
thành phố thay đổi các lĩnh vực cần thu hút và mức thu nhập thu hút chuyên gia,
nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt; báo cáo kết quả tổ chức thực hiện
trình Hội đồng nhân dân thành phố vào kỳ họp cuối năm 2020 để làm cơ sở điều chỉnh, hoàn thiện chính sách cho những năm tiếp theo.
d) Triển khai và tổ chức thực hiện có
hiệu quả Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân
thành phố, các Ban, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố
giám sát chặt chẽ quá trình triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số
04/2018/NQ-HĐND ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh về mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học đối với lĩnh vực thành phố có nhu
cầu thu hút giai đoạn 2018 - 2022.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX, kỳ họp thứ mười hai thông qua ngày 07 tháng
12 năm 2018./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Văn phòng Quốc hội; Ban Công tác đại biểu QH;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố;
- TT UBND thành phố: CT, các Phó CT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố;
- Đại biểu HĐND Thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- Văn phòng UBND thành phố;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- Trung tâm Công báo thành phố;
- HĐND, UBND quận, huyện;
- HĐND, UBND phường, xã, thị trấn;
- Văn phòng HĐND thành phố;
- Lưu: VT, (P.TH-Phụng).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Quyết Tâm
|