Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 19/NQ-CP 2022 Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động

Số hiệu: 19/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 16/02/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Đến 2025, trung bình hằng năm giảm 4% tần suất TNLĐ chết người

Đây là nội dung tại Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 16/02/2022 ban hành Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 đơn cử như:

- Trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động (TNLĐ) chết người.

- Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động (NLĐ) được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.

- Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ cấp huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp,…được tập huấn nâng cao năng lực về ATVSLĐ.

- Trên 80% số NLĐ làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ;…

- Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ.

- Trên 80% người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định.

- 100% số vụ TNLĐ chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định.

Xem nội dung chi tiết tại Nghị quyết 19/NQ-CP có hiệu lực từ ngày 16/02/2022.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/NQ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2022

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và ý kiến thống nhất của các Thành viên Chính phủ.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, KGVX(2).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA

VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2022 của Chính phủ)

Trên cơ sở kế thừa và phát huy hiệu quả của Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về mục tiêu bảo đảm an toàn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, Chính phủ ban hành Nghị quyết về Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung chính sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

a) Mục tiêu 1: Trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người.

b) Mục tiêu 2: Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.

c) Mục tiêu 3: Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.

d) Mục tiêu 4: Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

đ) Mục tiêu 5: Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

e) Mục tiêu 6: Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.

g) Mục tiêu 7: Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.

h) Mục tiêu 8: 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

Chương trình được triển khai trên toàn quốc đến tất cả ngành nghề, người làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, người sử dụng lao động và người lao động; ưu tiên các ngành, nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và làng nghề.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động lao động

a) Rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật An toàn, vệ sinh lao động; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn, vệ sinh lao động; tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp và hướng dẫn điều trị các bệnh nghề nghiệp.

b) Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xây dựng bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp trong tình hình mới (tiêu chuẩn chẩn đoán và giám định); quản lý về an toàn lao động trong sử dụng thang máy.

c) Xây dựng và hoàn thiện phương pháp xác định nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, gắn với các chỉ tiêu đánh giá điều kiện lao động trong xu thế hội nhập quốc tế.

d) Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực cho các hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác an toàn, vệ sinh lao động; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù an toàn lao động; quan trắc môi trường lao động; chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

đ) Tiếp tục kiện toàn cơ sở dữ liệu về an toàn, vệ sinh lao động (ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý; điều tra, thu thập số liệu thống kê), ưu tiên vào các dữ liệu về điều kiện lao động của người làm nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, môi trường lao động.

e) Triển khai tin học hóa trong hoạt động quản lý, bảo đảm đồng bộ và kết nối hệ thống thông tin trong công tác khai báo tai nạn lao động, triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.

2. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động

a) Tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động.

b) Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền; các hoạt động nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

c) Tiếp tục hoàn thiện chương trình, tài liệu huấn luyện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;

d) Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động, ưu tiên người làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

đ) Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người nông dân theo phương pháp giáo dục hành động; vận động nông dân đăng ký cam kết đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.

e) Tăng cường tuyên truyền, huấn luyện đảm bảo an toàn sử dụng khí gas trong các hộ tiêu thụ, đặc biệt đối với hộ gia đình; bảo đảm an toàn trong sử dụng điện tại khu vực nông thôn, khu dân cư, trường học.

3. Đẩy mạnh nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

a) Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ triển khai mô hình các giải pháp kỹ thuật an toàn để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, xây dựng và một số ngành, nghề khác).

b) Từng bước nghiên cứu, đề xuất triển khai xây dựng phòng thử nghiệm trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, máy, thiết bị, công cụ, dụng cụ an toàn lao động đạt chuẩn quốc gia.

c) Tăng cường tư vấn các biện pháp và mô hình cải thiện điều kiện làm việc đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, hợp tác xã, hộ nông dân làm các nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

d) Hỗ trợ kiểm định và triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn lao động khi sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong khu vực doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể.

đ) Hỗ trợ triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa an toàn trong lao động, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động (ISO 45001 - 2018).

4. Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế

a) Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm vận động nguồn lực hỗ trợ đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động.

b) Mở rộng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động với quốc tế, đặc biệt là các quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam A (ASEAN).

c) Tiếp tục thực hiện các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động mà Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập.

5. Quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

b) Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các quốc gia tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để thực hiện Chương trình; chủ động triển khai các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, quản lý và đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

c) Xây dựng và triển khai các chương trình hành động để triển khai chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; lồng ghép các hoạt động của Chương trình với các dự án, chương trình khác trong lĩnh vực lao động.

d) Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện Chương trình; phối hợp, lồng ghép nguồn lực của Chương trình với các nguồn lực hiện có (nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,...) và nguồn xã hội hóa.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương; các chương trình, đề án liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

b) Tài trợ, viện trợ quốc tế và huy động từ xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác;

2. Các bộ, ngành và địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Chương trình và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình;

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các nội dung chính sách, pháp luật liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Triển khai áp dụng mẫu việc xây dựng hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp cho 150 doanh nghiệp đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trong đó có ít nhất 50 doanh nghiệp đạt chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động (ISO 45001 -2018);

d) Triển khai các lớp huấn luyện mẫu về an toàn, vệ sinh lao động; tư vấn mẫu các biện pháp và mô hình cải thiện điều kiện lao động;

đ) Triển khai mẫu mô hình ứng dụng giải pháp kỹ thuật an toàn phòng chống các yếu tố nguy hiểm, có hại tại ít nhất 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ thí điểm các biện pháp kiểm định và phòng, chống tai nạn lao động khi sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động cho ít nhất 200 doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể;

e) Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

g) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi và báo cáo kết quả triển khai mục tiêu 1, 3, 4, 6, 7 và 8.

2. Bộ Y tế:

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các nội dung chính sách, pháp luật liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động;

b) Hỗ trợ triển khai mẫu các biện pháp chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp thuộc các nhóm bệnh: bệnh bụi phổi nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc nghề nghiệp; bệnh do yếu tố vật lý nghề nghiệp; bệnh da nghề nghiệp và bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp;

c) Hỗ trợ áp dụng mẫu các giải pháp nâng cao năng lực quan trắc môi trường lao động đối với yếu tố bụi và hóa chất cho ít nhất 1.000 cán bộ y tế lao động;

d) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi và báo cáo kết quả triển khai mục tiêu 2 và 5.

3. Bộ Tài chính:

a) Bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan trung ương và các địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

b) Hướng dẫn bổ sung việc quản lý và sử dụng kinh phí cho các hoạt động đặc thù của Chương trình; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vận động, huy động các nguồn tài trợ ngoài nước để thực hiện Chương trình.

5. Bộ Quốc phòng triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là nhiễm TNT, nhiễm chất độc da cam trong lĩnh vực quốc phòng.

6. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Căn cứ vào Chương trình, chủ động lập kế hoạch, dự toán kinh phí, xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình cùng với các hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị.

b) Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình.

c) Kiểm tra, đánh giá và định kỳ hằng năm và đột xuất báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Chương trình.

7. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ tham gia và phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn nâng cao nhận thức các doanh nghiệp, đoàn viên, người lao động, an toàn vệ sinh viên; triển khai các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong các doanh nghiệp.

8. Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan thực hiện hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn nhằm nâng cao chất lượng công tác an toàn - vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã và các đơn vị thành viên khác.

9. Đề nghị Hội Nông dân Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người nông dân theo phương pháp giáo dục hành động; triển khai các mô hình cải thiện điều kiện làm việc trong khu vực nông nghiệp, nông thôn; phong trào nông dân sản xuất kinh doanh bảo đảm an toàn vệ sinh lao động; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng an toàn lao động, vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ Hội cơ sở.

10. Đề nghị Hội Khoa học kỹ thuật An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia và phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Xây dựng và triển khai Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động của địa phương mình cho giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau: phải phù hợp và gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; có mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể gắn với việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình quốc gia; bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện.

b) Chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan triển khai thực hiện các hoạt động trong Chương trình quốc gia.

c) Quản lý việc thực hiện Chương trình của địa phương; định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Chương trình.

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 19/NQ-CP

Hanoi, February 16, 2022

 

RESOLUTION

PROMULGATING NATIONAL PROGRAM FOR OCCUPATIONAL SAFETY AND HEALTH IN 2021 - 2025 PERIOD

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Labour Code dated November 20, 2019;

Pursuant to the Law on occupational safety and health dated June 25, 2015;

Pursuant to the Government’s Decree No. 138/2016/ND-CP dated October 01, 2016 promulgating Working Regulation of the Government;

At the request of the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs and unanimous consent of the Government’s Members,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. The national program for occupational safety and health in 2021 - 2025 period is enclosed with this Resolution.

Article 2. This Resolution comes into force from the date on which it is signed.

Article 3. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of provincial People’s Committees and relevant authorities, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Resolution.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

 

NATIONAL PROGRAM

FOR OCCUPATIONAL SAFETY AND HEALTH IN 2021 - 2025 PERIOD
(Enclosed with the Government’s Resolution No. 19/NQ-CP dated February 16, 2022)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. OBJECTIVES

1. General objectives

Improve working conditions; prevent occupational accidents and diseases, tend to workers’ health; safeguard workers’ life, Government’s properties and organizations’ assets towards sustainable development of the country.

2. Specific objectives by 2025

a) Objective 1: Reduce the frequency of fatal occupational accidents by 4% averagely on annual basis.

b) Objective 2: Increase the number of workers to be examined for occupational diseases by 5% averagely on annual basis; increase the number of enterprises undergoing workplace environmental monitoring by 5% averagely on annual basis.

c) Objective 3: Provide training in occupational safety and health to over 90% of managerial individuals in charge of occupational safety and health tasks working in district-level authorities and in management boards of economic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks.

d) Objective 4: Provide training in occupational safety and health to over 80% of workers performing tasks or jobs bound by strict requirements for occupational safety and health, and to 80% of individuals in charge occupational safety and health tasks.

dd) Objective 5: Provide training in occupational safety and health to over 80% of individuals in charge of grassroots healthcare tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Objective 7: Pay compensations and benefits to over 80% of victims of occupational accidents or diseases in accordance with regulations of law.

h) Objective 8: Report, investigate and settle 100% of fatal occupational accidents in accordance with regulations of law.

II. SCOPE AND REGULATED ENTITIES

The Program shall be initiated nationwide, and apply to all industries and sectors, individuals performing state management of occupational safety and health tasks, employers and workers; industries, jobs or tasks at high risk of occupational accidents and diseases, small and medium-sized enterprises, cooperatives and craft villages shall be given priority.

III. KEY TASKS AND SOLUTIONS 

1. Improve the system of regulations and policies, and enhance capabilities of inspection, monitoring and provision of occupational safety and health-related public services

a) Review and propose amendments to the Law on occupational safety and health, national technical regulations on occupational safety and health, standards for diagnosis and assessment of occupational diseases, and clinical guidelines for treatment of occupational diseases.

b) Do research and propose policies on participants in social insurance against occupational accidents and diseases; compile the additional list of occupational diseases in the new context (diagnosis and assessment standards); regulations on occupational safety for use of lifts.

c) Formulate and revise methods for determination of arduous, hazardous and dangerous occupations which should be combined with criteria for assessment of working conditions in the context of international integration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Continue completing the database on occupational safety and health (apply information technologies to management, investigation and collection of statistical data), especially data on working conditions of workers doing arduous, hazardous and dangerous occupations, occupational accidents, occupational diseases and workplace.

e) Initiate computerization of management activities, synchronize and connect information systems for reporting on occupational accidents, implement policies on social insurance against occupational accidents and diseases, and provide occupational safety and health-related public services.

2. Intensify communication, information dissemination and training activities to raise people’s awareness about occupational safety and health

a) Innovate contents and diversify methods of communication and information dissemination activities to heighten the efficiency of "Occupational safety and health action month” programs.

b) Continue intensifying communication and information dissemination activities, and other activities to increase the efficiency of public movements for occupational safety and health during industrialization and modernization.

c) Continue complementing training programs and materials; strengthen application of information technology to training in occupational safety and health;

d) Assist in providing training in occupational safety and health for employers and workers, especially non-contract workers who perform jobs or tasks bound by strict requirements for occupational safety and health.

dd) Assist in providing training in occupational safety and health for farmers through action-based education; mobilize farmers to make commitments to ensure occupational safety and health.

e) Intensify communication, information dissemination and training activities to ensure safe use of gases by users, especially family households, and ensure safe use of electricity in rural areas, residential areas and schools.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Promote research and application of science and technology in occupational safety and health; assist in developing the models of technical solutions for preventing hazardous and dangerous elements in sectors and industries at high risk of occupational accidents and diseases (e.g. mineral extraction and processing, metallurgy, chemicals, constructions and some other sectors and industries).

b) Gradually do research and make proposal for construction of testing labouratories for personal protective equipment, and occupational safety machinery, equipment, tools and devices meeting national standards.

c) Intensify provision of advice about measures and models for improving working conditions for small and medium-sized enterprises, craft villages, cooperatives and farmer households engaged in occupations or jobs at high risk of occupational accidents and diseases.

d) Assist in inspection and implementation of measures to prevent occupational accidents when using machinery and equipment bound by strict requirements for occupational safety in small enterprises and individual businesses.

dd) Apply occupational safety and health management systems in enterprises, business and manufacturing establishments and craft villages at high risk of occupational accidents and diseases, gradually establish a culture of occupational safety, and meet international standards for occupational safety and health management systems (ISO 45001 - 2018).

4. Promote international cooperation activities

a) Strengthen international cooperation to mobilize resources for occupational safety and health activities.

b) Extend the exchange of information and experience in occupational safety and health with countries in the world, particularly with ASEAN countries.

c) Continue adopting the International Labour Organization’s standards for occupational safety and health which Vietnam has ratified and acceded to.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Strength the leadership, direction and cooperation of authorities of all levels from central to local-level governments, between relevant authorities, political and social organizations, professional associations, enterprises and non-governmental organizations in the realization of the Program's objectives.

b) Encourage and facilitate domestic and foreign enterprises, organizations and individuals, and other countries’ participation in and contribution of resources and experience to the implementation of the Program; proactively implement measures for improving working conditions, management and assessment of risks of occupational safety and health.

c) Formulate and implement action programs for implementation of the national program for occupational safety and health; combine activities of the Program with other projects and programs in the field of labour.

d) Effectively use resources for implementing the Program; cooperate and combine the Program’s resources with existing resources (Health Insurance Fund, Insurance Fund for Occupational Accidents and Diseases, etc.) and private sector involvement sources.

IV. FUNDING FOR THE PROGRAM

1. Funding for the Program includes:

a) Funding from state budget allocated in annual budget estimates of ministries, central authorities, and local governments, and relevant programs and schemes in accordance with regulations of the Law on state budget;

b) Sponsorships and aid from international organizations, contributions by communities, and other lawful funding sources;

2. Ministries, regulatory authorities and local governments shall prepare their annual budget estimates for implementing the Program, and manage and use allocated funding in accordance with regulations of the Law on state budget.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs shall:

a) Take charge and cooperate with relevant authorities in organizing the implementation of the Program;

b) Review and revise, within its competence, policies and laws on occupational safety and health; apply information technology to management and development of the national database on occupational safety and health;

c) Make model application of occupational safety and health management systems to 150 enterprises at high risk of occupational accidents and occupational diseases, including at least 50 enterprises possessing certificate of compliance with international standards for occupational safety and health management systems (ISO 45001 -2018);

d) Provide model training classes in occupational safety and health; provide advice about model measures and models to improve working conditions;

dd) Develop the models of technical solutions for preventing hazardous and dangerous elements in at least 10 small and medium-sized enterprises; assist in piloting measures for inspection and prevention of occupational accidents when using machinery and equipment bound by strict requirements for occupational safety to at least 200 small enterprises and individual businesses;

e) Instruct, inspect and submit consolidated reports on implementation results of the Program to the Government and the Prime Minister;

g) Assume responsibility to organize implementation, monitoring and reporting on the realization of the objectives 1, 3, 4, 6, 7 and 8.

2. The Ministry of Health shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Make model application of measures for diagnosis, assessment, treatment and functional rehabilitation for workers suffering from the occupational diseases in the following groups of diseases, including: pneumoconiosis, occupational poisoning, diseases caused by physical agents, occupational dermatoses, and occupational infections;

c) Assist in applying model solutions for improving capacity of workplace environmental monitoring regarding dust and chemical factors for at least 1.000 health workers;

d) Assume responsibility to organize implementation, monitoring and reporting on the realization of the objectives 2 and 5.

3. The Ministry of Finance shall:

a) Allocate funding for implementing the Program included in annual budget estimates of central authorities and local governments in accordance with regulations of the Law on state budget;

b) Provide additional guidelines for management and use of funding for specific activities of the Program; cooperate with the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs in inspecting the Program’s implementation.

4. The Ministry of Planning and Investment shall mobilize foreign sponsorships for implementing the Program.

5. The Ministry of National Defence shall perform activities to improve working conditions, and prevent occupational diseases, especially TNT or agent orange poisoning, in the field of national defense.

6. Within the ambit of their assigned tasks and powers, ministries and ministerial agencies shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Cooperate with relevant ministries, regulatory authorities and local governments in performing activities of the Program.

c) Inspect, assess and submit annual and ad hoc reports on the implementation of the Program to the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs.

7.  Vietnam General Confederation of Labour is requested to, within the ambit of its assigned tasks and functions, participate and cooperate with relevant ministries and regulatory authorities in organizing information dissemination, training and counseling activities to increase awareness of enterprises, trade-unionists, workers and occupational safety and health officers; perform activities to increase the efficiency of public movements for occupational safety and health; apply science and technologies in the field of occupational safety and health to improve working conditions and minimize occupational accidents and diseases in enterprises.

8. Vietnam Chamber of Commerce and Industry and Vietnam Cooperative Alliance are requested to, within the ambit of their assigned functions and tasks, cooperate with the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health and relevant ministries and regulatory authorities in organizing information dissemination, training and counseling activities to improve performance quality of occupational safety and health tasks in enterprises, cooperatives and their other members.

9. Vietnam Farmer’s Union is requested to, within the ambit of its assigned tasks and functions, cooperate with the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries and regulatory authorities in organizing information dissemination and training in occupational safety and health for farmers through action-based education; deploy models to improve working conditions in the field of agriculture and rural development, and farmers’ movements for production and trading in line with occupational safety and health; provide training and drilling to improve knowledge and skills in occupational safety and health for the Union’s personnel.

10. Vietnam National Institute of Occupational Safety and Health, and Vietnam Association of Small and Medium Enterprises are requested to take part in and cooperate in implementing the Program.

11. Provincial people’s committees shall:

a) Formulate and implement their local programs for occupational safety and health in 2021 - 2025 period according to the following rules: they are conformable and associated with local socio-economic development objectives; they have specific objectives, tasks and solutions associated with those of the National Program; funding from local government budget shall be allocated for implementing their programs.

b) Proactively cooperate with relevant ministries and regulatory authorities in performing activities of the National Program.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 16/02/2022 Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.857

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.59.121
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!