|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị định 96/2006/NĐ-CP ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp hướng dẫn bộ luật lao động
Số hiệu:
|
96/2006/NĐ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị định
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
14/09/2006
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH
PHỦ
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
96/2006/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2006
|
NGHỊ ĐỊNH
HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 153 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ BAN CHẤP
HÀNH CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI TẠI DOANH NGHIỆP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công đoàn ngày 30 tháng 6 năm 1990;
Căn cứ Điều 153 Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH :
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Nghị định quy định việc chỉ định
Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời, quyền và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công
đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức
công đoàn và người sử dụng lao động.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Tổ chức công đoàn, doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế nơi chưa thành lập được tổ chức công đoàn.
Điều 3. Chỉ định
Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được thành lập,
chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, công đoàn địa phương hoặc
công đoàn ngành (bao gồm Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng
Liên đoàn; công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng
Liên đoàn; Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công
đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công
nghệ cao; công đoàn tổng công ty và công đoàn cấp trên trực tiếp của cơ sở
khác… sau đây gọi là công đoàn cấp trên) có trách nhiệm thành lập tổ chức công
đoàn cơ sở theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công
đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động và tập thể lao động.
2. Sau thời gian quy định tại khoản
1 Điều này, nếu doanh nghiệp chưa thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở, công
đoàn cấp trên chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời để đại diện, bảo vệ quyền
lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tập thể lao động.
3. Ban Chấp hành Công đoàn lâm
thời được chỉ định tại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở
tài khoản, có quyền và trách nhiệm theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
4. Thời gian
hoạt động và việc kéo dài thời gian hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn lâm
thời thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 4. Điều
kiện, thẩm quyền và trình tự chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời
1. Doanh nghiệp sau sáu tháng đi
vào hoạt động nhưng chưa thành lập được tổ chức công đoàn thì được chỉ định
thành lập Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời.
2. Công đoàn cấp trên theo quy định
tại khoản 1, Điều 3 Nghị định này có thẩm quyền chỉ định Ban Chấp hành Công
đoàn lâm thời.
3. Công đoàn
cấp trên tổ chức tuyên truyền, vận động người lao động trong doanh nghiệp gia
nhập tổ chức công đoàn; ra quyết định kết nạp đoàn viên và chỉ định Ban Chấp
hành Công đoàn lâm thời trong số những đoàn viên được kết nạp.
Chương 2:
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA
BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI TẠI DOANH NGHIỆP
Điều 5. Quyền
hạn và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời
1. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật.
2. Tuyên truyền, phổ biến Luật
Công đoàn, pháp luật về lao động, các chế độ, chính sách liên quan đến người
lao động và nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Tuyên truyền về tổ chức công
đoàn, vận động người lao động gia nhập tổ chức công đoàn và kết nạp đoàn viên,
đề nghị thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam
khi đủ điều kiện.
3. Tham gia với người sử dụng
lao động đề ra các biện pháp nhằm phát triển sản xuất, phát triển doanh nghiệp;
đảm bảo việc làm, chăm lo lợi ích vật chất, tinh thần cho người lao động.
4. Thực hiện thu, chi và quản lý
tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định của nhà nước và Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 6. Ủy
viên Ban Chấp hành công đoàn lâm thời
1. Ủy viên
Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời là người lao động làm việc tại doanh nghiệp.
Trong trường hợp cần thiết công đoàn cấp trên cử và chỉ định cán bộ công đoàn
chuyên trách làm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại
doanh nghiệp.
2. Chủ tịch Ban Chấp hành Công
đoàn lâm thời hoặc người được Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời ủy quyền
được dự và tham gia ý kiến trong các cuộc họp của doanh nghiệp bàn về những nội
dung liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Có
quyền bảo lưu ý kiến trong các trường hợp không nhất trí với quyết định của người
sử dụng lao động, kiến nghị với công đoàn cấp trên và các cơ quan có thẩm quyền
giải quyết.
3. Trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ
tịch hoặc ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời là cán bộ do công đoàn cấp
trên cử làm chuyên trách thì được hưởng lương và các khoản phụ cấp do quỹ công
đoàn trả; được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọi người lao động
trong doanh nghiệp theo quy chế doanh nghiệp hoặc thoả ước tập thể; được đảm bảo
các điều kiện hoạt động công đoàn theo quy định tại Điều 155 Bộ
luật Lao động.
Chương 3:
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN
NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Điều 7.
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước
Chính quyền các cấp, cơ quan quản
lý nhà nước về lao động và các ngành liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để
Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời được chỉ định và hoạt động theo đúng quy định
của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
Điều 8.
Trách nhiệm của tổ chức công đoàn
1. Công đoàn cấp trên trực tiếp
có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của Ban chấp hành Công đoàn lâm
thời.
2. Thực hiện kiểm tra, giám sát
đối với các doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền công đoàn của người lao động và
điều kiện hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời theo quy định của pháp
luật.
Điều 9.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Cộng tác và tạo điều kiện thuận
lợi để công đoàn cấp trên tổ chức tuyên truyền phát triển đoàn viên và chỉ định
Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.
2. Bảo đảm
các điều kiện theo quy định của pháp luật để Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời
hoạt động. Phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời giải quyết các vấn đề
trong quan hệ lao động. Mời đại diện Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tham dự
các cuộc họp có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động tại doanh nghiệp.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở
hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu
lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có
trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này sau khi thống nhất với Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan.
Điều 11.
Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, công đoàn các cấp, các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các
đoàn thể;
- Học viện Hành chính Quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, Vụ III (5b).
|
TM CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Nghị định 96/2006/NĐ-CP hướng dẫn Điều 153 Bộ luật lao động về ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp
THE
GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No:
96/2006/ND-CP
|
Hanoi,
September 14, 2006
|
DECREE GUIDING THE
IMPLEMENTATION OF ARTICLE 153 OF THE LABOR CODE REGARDING PROVISIONAL TRADE
UNION EXECUTIVE BOARDS IN ENTERPRISES THE GOVERNMENT Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
Pursuant to the June 30, 1990 Trade Union Law;
Pursuant to Article 153 of the June 23, 1994 Labor Code, and the April 2, 2002
Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code;
After consulting the Vietnam Labor Confederation, DECREES: Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1.- Scope of regulation ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 2.- Subjects of
application Trade union organizations and enterprises of all
economic sectors in which trade union organizations have not been set up. Article 3.- Designation of
provisional trade union executive boards in enterprises 1. Within six months after newly established
enterprises commence operation, local trade unions or trade unions of branches
(including provincial/municipal Labor Federations under the Vietnam Labor
Confederation; trade unions of central branches and corporations trade unions
under the Vietnam Labor Confederation; Labor Federations of rural/urban
districts and provincial towns and cities, trade unions of local branches and
trade unions of export-processing zones, industrial parks and hi-tech parks;
corporations trade unions and immediate superior trade unions of other
establishments, etc., which shall hereinafter be referred to as superior trade
unions) shall establish grassroots trade union organizations according to the
provisions of the Labor Code, the Trade Union Law and the Vietnam Trade Union
Charter, which shall represent and protect lawful and legitimate rights and
interests of laborers and labor collectives. 2. At the expiration of the time limit specified
in Clause 1 of this Article, if enterprises cannot yet establish grassroots
trade union organizations, superior trade unions shall designate provisional
trade union executive boards to represent and protect lawful and legitimate
rights and interests of laborers and labor collectives in the enterprises. 3. The designated provisional trade union
executive boards in enterprises shall have the legal person status, their own
seals and accounts, as well as rights and responsibilities as provided for in
Article 5 of this Decree. 4. The operation duration and the prolongation
of the operation duration of provisional trade union executive boards shall
comply with the regulations of the Vietnam Labor Confederation. Article 4.- Conditions,
competence and order of designating provisional trade union executive boards 1. In case enterprises have operated for six
months but not yet set up trade union organizations, provisional trade union
executive boards shall be designated therein. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. Superior trade unions shall mobilize laborers
in enterprises to join trade union organizations; issue decisions on admission
of trade union members and designate members for the provisional trade union
executive boards among the admitted trade union members. Chapter II RIGHTS AND RESPONSIBILITIES
OF PROVISIONAL TRADE UNION EXECUTIVE BOARDS IN ENTERPRISES Article 5.- Powers and responsibilities
of provisional trade union executive boards 1. To represent and protect lawful and
legitimate rights and interests of laborers in enterprises according to the
provisions of law. 2. To disseminate the Trade Union Law, labor
law, regimes and policies related to laborers, as well as regulations and
internal rules of enterprises. To conduct propaganda about trade union
organizations, mobilize laborers to join trade union organizations, admit trade
union members, and propose the setting up of grassroots trade unions when all
prescribed conditions are met according to the provisions of the Vietnam Trade
Union Charter. 3. To join labor users in adopting measures to
develop production and enterprises; to ensure employment and take care of
material and spiritual benefits of laborers. 4. To effect revenues and expenditures and
manage the finance and property of trade unions strictly according to the
regulations of the State and the Vietnam Labor Confederation. Article 6.- Members of
provisional trade union executive boards ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. Chairmen of provisional trade union executive
boards or persons authorized by such chairmen may attend enterprises' meetings
and give their opinions on issues directly related to laborers' rights,
obligations and interests. They may also reserve their opinions if disagreeing
with labor users' decisions and propose superior trade unions and competent
agencies to settle the disagreement. 3. Where chairmen, vice chairmen or members of
provisional trade union executive boards are appointed by superior trade unions
to work on a full-time basis, they shall enjoy wages and allowances paid from
trade union funds, and other benefits like all laborers in enterprises
according to enterprises' regulations or collective accords; and shall be given
conditions for carrying out trade union activities as provided for in Article
155 of the Labor Code. Chapter III RESPONSIBILITIES OF STATE
AGENCIES, TRADE UNION ORGANIZATIONS AND LABOR USERS Article 7.- Responsibilities of state
agencies Administrations at various levels, state
management agencies in charge of labor and concerned branches shall create
conditions for the designation and operation of provisional trade union
executive boards strictly according to the provisions of law; regularly inspect
and urge the implementation of this Decree. Article 8.-
Responsibilities of trade union organizations 1. Immediate superior trade unions shall direct
and guide the operation of provisional trade union executive boards. 2. To inspect and supervise enterprises in
assuring laborers' trade union rights and conditions for the operation of
provisional trade union executive boards according to the provisions of law. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. To collaborate with, and create favorable
conditions for, superior trade unions to develop trade union membership and
designate provisional trade-union executive boards in enterprises. 2. To ensure conditions as provided for by law
for the operation of provisional trade union executive boards. To coordinate
with provisional trade union executive boards in settling matters on labor
relations. To invite representatives of provisional trade union executive
boards to attend meetings concerning the rights, obligations, and lawful and
legitimate interests of laborers in enterprises. 3. To strictly prohibit all acts of obstructing
the operation of trade unions at enterprises. Chapter IV IMPLEMENTATION PROVISIONS Article 10.- Implementation effect This Decree shall take effect 15 days after its
publication in "CONG BAO." The Vietnam Labor Confederation shall
guide the implementation of this Decree after consulting the Ministry of Labor,
War Invalids and Social Affairs and concerned ministries and branches. Article 11.- Implementation
responsibilities Ministers, heads of ministerial-level agencies,
heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal
People's Committees, trade unions at all levels, and concerned agencies,
organizations and enterprises shall have to implement this Decree.
Nghị định 96/2006/NĐ-CP ngày 14/09/2006 hướng dẫn Điều 153 Bộ luật lao động về ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp
23.269
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|