Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 85/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động chính sách lao động nữ

Số hiệu: 85/2015/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 01/10/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ gồm: quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ;đơn phương chấm dứt hợp đồng của lao động nữ mang thai…được ban hành ngày 01/10/2015

 

  • Cải thiện điều kiện lao động đối với lao động nữ

- Nghị định 85/CP quy định: NSDLĐ bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế.

- Khuyến khích NSDLĐ phối hợp với tổ chức công đoàn lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lao động nữ.

  • Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ như sau:

- Theo Nghị định 85, khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

- Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu 03 ngày trong tháng.

- Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút mỗi ngày để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi.

Nghị định 85/2015 còn quy định NSDLĐ lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng. Khuyến khích NSDLĐ tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

  • Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động

Khoản 2 Điều 11 Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định: NSDLĐ sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế TNDN theo quy định của pháp luật; các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Nghị định 85 còn hướng dẫn quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai; tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ; quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ… Nghị định 85/2015 có hiệu lực từ ngày 15/11/2015

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 85/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ gồm: Đại diện của lao động nữ; quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ; quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai; giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động trong việc xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo; tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ và chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Lao động nữ.

2. Người sử dụng lao động có sử dụng lao động nữ.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Từ ngữ được sử dụng trong Nghị định

1. Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ là người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng từ 10 đến dưới 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 50% trở lên so với tổng số lao động;

b) Sử dụng từ trên 100 đến dưới 1.000 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 30% trở lên so với tổng số lao động;

c) Sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên.

2. Nơi có nhiều lao động nữ được xác định như sau:

a) Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi tắt là khu công nghiệp) có từ 5.000 lao động nữ trở lên đang làm việc trong các doanh nghiệp và có tham gia đóng bảo hiểm xã hội trên địa bàn khu công nghiệp;

b) Xã, phường, thị trấn có từ 3.000 lao động nữ trở lên đăng kí hộ khẩu thường trú hoặc đăng kí tạm trú tại xã, phường, thị trấn đó.

3. Phòng vắt, trữ sữa mẹ: là một không gian riêng biệt rộng tối thiểu 6m2, có nguồn nước sạch, có nguồn điện, bảo đảm vệ sinh, được trang bị tủ lạnh, ghế, bàn; khăn giấy hoặc khăn lau, máy hút sữa, bình tiệt trùng (nếu có thể).

Điều 4. Đại diện của lao động nữ

Đại diện của lao động nữ theo quy định tại Khoản 2 Điều 154 Bộ luật Lao động được xác định như sau:

1. Trường hợp đã thành lập tổ chức công đoàn thì đại diện của lao động nữ là công đoàn cơ sở;

2. Trường hợp chưa thành lập tổ chức công đoàn thì đại diện của lao động nữ là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nếu được tập thể lao động nữ có yêu cầu. Trường hợp không có yêu cầu thì người sử dụng lao động lấy ý kiến của trên 50% lao động nữ tại doanh nghiệp;

3. Công đoàn cơ sở quy định tại Khoản 1 và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều này thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc tổng hợp và phản ánh ý kiến của lao động nữ đối với những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ khi người sử dụng lao động tham khảo ý kiến.

Điều 5. Quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ

1. Quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ theo quy định tại Khoản 1 Điều 153 Bộ luật Lao động như sau:

a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần;

b) Nhà nước bảo đảm bình đẳng về các lĩnh vực quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này trong quan hệ lao động, chính sách ưu đãi, xét giảm thuế.

2. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động:

a) Ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ;

b) Thực hiện các chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Cải thiện điều kiện lao động đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế.

2. Khuyến khích người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức công đoàn lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lao động nữ.

Điều 7. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ

1. Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

2. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;

b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

3. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;

b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

4. Người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.

5. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Điều 8. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

2. Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

3. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Điều 9. Giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động trong việc xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo

1. Căn cứ điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động xây dựng phương án, kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ, xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo đối với lao động nữ có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo bằng tiền mặt hoặc hiện vật. Mức và thời gian hỗ trợ do người sử dụng lao động thỏa thuận với đại diện lao động nữ.

2. Khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức, xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo.

Điều 10. Tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai việc tổ chức, xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ như sau:

1. Quy hoạch xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo khi quy hoạch, thành lập khu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Trường hợp các khu công nghiệp đã hình thành nhưng chưa có quy hoạch nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cần quy hoạch bổ sung để xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo;

2. Xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo phù hợp với nhu cầu gửi trẻ;

3. Thực hiện quản lý hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định của pháp luật;

4. Có chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo.

Điều 11. Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở y tế, công trình văn hóa và các công trình phúc lợi khác, nếu đủ điều kiện về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định hiện hành của Nhà nước về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.

Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật nhà ở.

2. Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được Nhà nước hỗ trợ như sau:

a) Được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

b) Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến các chính sách đối với lao động nữ;

b) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Nghị định này.

2. Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.

4. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn các quy chuẩn về buồng tắm, buồng vệ sinh quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này;

b) Ban hành danh mục khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này;

c) Hướng dẫn các quy chuẩn của phòng vắt, trữ sữa mẹ quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định này.

5. Các Bộ, ngành khác có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ quy định tại Nghị định này;

b) Rà soát, xác định nơi có nhiều lao động nữ và tổ chức thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2015.

2. Nghị định số 23/CP ngày 18 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------------

No.: 85/2015/ND-CP

Hanoi, October 01st, 2015

 

DECREE

DETAILING A NUMBER OF ARTICLES THE LABOR CODE IN TERMS OF POLICIES FOR FEMALE EMPLOYEES

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012;

At the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

The Government promulgates Decree detailing a number of articles of the Labor Code in terms of policies for female employees.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree details a number of articles of the Labor Code in terms of policies for female employees, including representatives of female employees; female employees’ right to work equally; improvement of working conditions and healthcare services for female employees; right to unilaterally terminate/suspend labor contracts of pregnant employees; employers’ assistance in the establishment of kindergartens/nursery schools or subsidies on the costs of kindergartens/nursery schools; establishment of kindergartens/nursery schools in workplaces where there are many female employees, and policies on subsidies for employers.

Article 2. Regulated entities

1. Female employees.

2. Employers hiring female employees.

3. Other relevant agencies, organizations and individuals.

Article 3. Interpretation of terms

1. Employers hiring lots of female employees are any of the following employers:

a) Employers who hire 10 to 99 female employees where the number of female employees makes up at least 50% of total employees;

b) Employers who hire from 101 to 999 female employees where the number of female employees makes up at least 30% of total employees;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Places with lots of female employees:

a) Any industrial zones, industrial complexes, processing and exporting zones, economic zones, hi-tech zones (hereinafter referred to as industrial zones) where at least 5,000 female employees working for enterprises who have social insurance in the industrial zone area;

b) Communes, wards and towns where at least 3,000 female employees register for permanent residence or temporary residence.

3. A room for collection and storage of breast-milk is a separate area of at least 6 square meters that is equipped with electricity, refrigerators, tables, chairs and is kept hygienic; tissues or towels, breast pumps and sterilized bottles (if available).

Article 4. Representatives of female employees

A representative of female employees as prescribed in Clause 2 Article 154 of the Labor Code is determined as follows:

1. If an internal trade union has been established, it shall be the representative of female employees;

2. If the internal trade union has not been established, representative of female employees shall be the superior trade union according to the request of female employees. If female employees do not request the representative, the employer shall collect opinions of more than 50% of female employees in the enterprise;

3. The Trade Union specified in Clause 1 and the directly superior Trade Union specified in Clause 2 of this Article shall comply with rights and responsibilities in the collection and reporting of opinions of female employees on issues relating to their rights and interests when the employer requests.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Rights of female employees to work equally prescribed in Clause 1 Article 153 of the Labor Code is specified as follows:

a) The employer shall ensure  equal rights between male employees and female employees in terms of recruitment, assignment, training, wages, awards, promotion, payment of wage and policies on social insurance, medical insurance, unemployment insurance, working conditions, labor safety, working time, rest time and other welfare pertaining to physical and spiritual conditions;

b) The state shall ensure the equality in the fields specified in Point a Clause 1 of this Article in labor relation and policies on preferential treatment and occasional tax reduction.

2. The State shall encourage employers to:

a) Prioritize females in recruitment and assignment if the job is suitable for both males and females and the applicant is qualified;

b) Establish and carry out better policies for female employees than the ones regulated in the laws.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 6. Improvement of working conditions for female employees

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Employers are encouraged to cooperate with the internal trade union in building up plans and taking measures so that female employees have constant jobs, flexible working schedules including part-time jobs and work-at-home jobs according to reasonable requests of female employees.

Article 7. Healthcare services for female employees

1. When having periodic check-up, female employees will receive maternity-related examination according to the list of maternity-related examination promulgated by the Ministry of Health.

2. During the menstruation, female employees will have time-off as follows:

a) 30 minutes per day for at least 03 days per month;

b) Employees shall be fully paid for such time-off according to the labor contracts;

c) The length of time off shall be agreed by the employees and the employers according to the actual conditions at working place and the need of the employees.

3. During the time of raising infants, female employees will have time-off as follows:

a) 60 minutes per day to breastfeed children, collect and store milk or to take rest;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Employers shall build rooms for collecting and storing breast-milk according to the actual conditions of working places and the need of the female employees and capacity of the employers.

5. Employers are encouraged to enable female employees raising infants to collect and store breast-milk at working places. Time off duration shall be agreed by the employees and the employers.

Article 8. Right to unilaterally terminate or suspend labor contract of pregnant employees

1. If a pregnant employee has a confirmation given by a competent medical facility that the continuation of working will impact negatively the embryo, she may unilaterally terminate or suspend the labor contract, provided a prior notice enclosed with the recommendation of the medical facility is submitted to the employer.

2. Deadline for prior notice of unilateral termination/suspension of labor contract shall be according to prescription of the competent medical facility.

3. Regarding the suspension of labor contract, duration of suspension shall be agreed between the employees and the employers supposed but not shorter than the duration recommended by the competent medical facility. If there is no prescription of a competent medical facility about the duration of suspension, the two parties shall negotiate the suspension duration themselves.

Article 9. Assistance of employers in the establishment of kindergartens/nursery schools or subsidies to fees for kindergartens/nursery schools

1. Depending on specific conditions, the employer shall build up plans on assistance, establishment of kindergartens/nursery schools, or provision of subsidies on fees for kindergartens/nursery schools with cashes or items. Level and time of provision of subsidies shall be agreed between the employer and the female employee.

2. Employers are encouraged to establish kindergartens and nursery schools.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

People’s Committees of provinces shall preside over the establishment of kindergartens and nursery schools at workplaces where there are many female employees as follows:

1. Build up planning for establishment of kindergartens/nursery schools when planning or establishing industrial zones according to the laws. If an industrial zone has been finished without planning for kindergartens/nursery schools, an additional planning shall be built up;

2. Establish kindergartens and nursery schools according to demand of female employees;

3. Manage the operation of kindergartens and nursery schools according to the laws;

4. Develop policies to encourage individuals/organizations to invest in the establishment of kindergartens/nursery schools.

Article 11. Supportive policies for employers

1. Any employer who invests in the establishment of kindergartens, nursery schools, medical facilities, cultural works or welfare works conformable to regulations of the Prime Minister in terms of scale and standards shall be entitled to incentive policy for private sector involvement according to current regulations on incentive policies for private sector involvement in the fields of education, vocational training, healthcare, culture, sports and environment.

Any employer who invests in the establishment of housing for employees shall be entitled to preferential policies according to regulations in the Law on Housing.

2. Any employers hiring lots of female employees shall be entitled to the incentives as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Additional expenses for female employees will be deductible when determining revenues subject to paying enterprise income tax according to regulations of the Ministry of Finance.

Chapter III

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 12. Organization of implementation

1. Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs:

a) Preside over, cooperate with relevant agencies in propagating and disseminating policies applicable to female employees;

b) Conduct inspection of the implementation of this Decree.

2. The Ministry of Finance shall cooperate with relevant Ministries and authorities in guiding People’s Committees of central-affiliated cities and provinces to implement regulations in Article 10 of this Decree.

3. The Ministry of Finance shall cooperate with relevant Ministries and authorities in guiding People’s Committees of central-affiliated cities and provinces to implement regulations in Article 10 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Provide guidance on standards for bathrooms and restrooms prescribed in Clause 1 Article 6 of this Decree;

b) Issue the list of maternity-related items subject to examination prescribed in Clause 1 Article 7 of this Decree;

c) Provide guidance on standards for rooms for collection and storage of breast-milk prescribed in Clause 4 Article 7 of this Decree.

5. Other relevant Ministries and authorities, within their competence, shall cooperate with The Ministry of Education and Training in guiding People’s Committees of central-affiliated cities and provinces to implement regulations in Article 10 of this Decree.

6. Responsibilities of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces:

a) Propagate, disseminate and inspect the implementation of policies applicable to female employees specified in this Decree;

b) Review, determine places with lots of female employees and comply with regulations in Article 10 of this Decree.

Article 13. Effect

1. This Decree comes into effect from November 15, 2015.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Responsibilities

Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, organizations and individuals that are relevant are responsible for implementing this Decree./.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 85/2015/NĐ-CP ngày 01/10/2015 quy định chi tiết Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


210.489

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.113.135
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!