Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 81/2000/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích

Số hiệu: 81/2000/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 29/12/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 81/2000/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2000

 

NGHỊ ĐINH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 81/2000/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2000 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LỆNH NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích ngày 03 tháng 9 năm 1999 ;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH HẰNG NĂM

Điều 1. Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm theo Điều 7 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:

Công dân Việt Nam, nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm tại nơi người đó thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú, hoặc có đăng ký tạm trú liên tục từ 6 tháng trở lên.

Điều 2. Ngày công thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm theo Điều 8 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:

1. Số ngày công nghĩa vụ lao động công ích hằng năm của mỗi công dân là 10 ngày. Trường hợp công trình ở xa nơi thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 1 Nghị đinh này, không có điều kiện đi về hằng ngày, thì được trừ thời gian một lần cả đi và về vào số ngày công nghĩa vụ lao động công ích hằng năm;

2. Ngày công nghĩa vụ lao động công ích của năm nào chỉ được huy động để sử dụng trong năm đó. Riêng quỹ lao động công ích bằng tiền, nếu trong năm chưa sử dụng hết, thì được chuyển sang năm sau.

Điều 3. Các công việc được sử dụng lao động công ích hằng năm quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích bao gồm:

1. Xây dựng, tu bổ đường trong thôn, xóm, đường ra đồng ruộng, đường đi lại trong khu dân cư, đường do cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh quản lý;

2. Xây dựng, tu bổ hệ thống thuỷ lợi nội đồng, các công trình thuỷ lợi do cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh quản lý (trừ đê, kè);

3. Xây dựng, tu bổ trạm y tế, nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo, trường phổ thông;

4. Xây dựng, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ:

5. Xây dựng, tu bổ các công rinh công ích có tính chất xã hội khác như di tích lịch sử, di tích văn hoá, các công trình vui chơi giải trí, thể dục thể thao không vì mục đích kinh doanh.

Điều 4. Những công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích bao gồm:

1. Cán bộ, chiến sĩ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân;

2. Công nhân, công chức quốc phòng và công nhân, công chức công an nhân dân làm việc ở xã biên giới, huyện biên giới, vàng sâu, hải đảo; ở các xã huyện, tỉnh được công nhận là miền núi, vùng cao; công nhân, công chức quốc phòng thuộc các đội sửa chữa lưu động chuyên nghiệp;

3. Quân nhân xuất ngũ đang đăng ký ở ngạch dự bị hạng một;

4. Thương binh, bệnh binh và người được hưởng chính sách như thương binh;

5. Cha, mẹ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ;

6. Người giữ chức sắc tôn giáo chuyên nghiệp theo quy định của Ban Tôn giáo của Chính phủ;

7. Người mắc bệnh tâm thần, động kinh hoặc có nhược điểm về thể chất được bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), bệnh viện Trung ương hoặc bệnh viện ngành kết luận không còn khả năng lao động;

8 . Người bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.

Điều 5. Những người thuộc diện được tạm miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích bao gồm:

1. Người đang điều trị tại trạm y tế, bệnh viện, cơ sở y tế được cấp giấy phép hoạt động hoặc điều trị ngoại trú theo đơn của thầy thuốc; đang điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng; người duy nhất trong gia đình đang trực tiếp chăm sóc thân nhân bị ốm nặng;

2. Cha, mẹ, vợ hoặc chồng quân nhân tại ngũ có hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) chứng nhận;

3. Phụ nữ có thai, phụ nữ trong thời gian nghỉ do sẩy thai, do thai chết lưu, do con chết sau khi sinh, hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng;

4. Người chồng mà vợ chết hoặc đã ly hôn đang trực tiếp nuôi con nhỏ dưới 36 tháng;

5. Người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc phục vụ thương binh nặng, bệnh binh nặng và người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên ở các cơ sở nuôi dưỡng tập trung. Trường hợp các đối tượng nói tại khoản này sống ở gia đình, thì một người trong gia đình được tạm miễn;

6. Người đang tham gia lực lượng dân quân, tự vệ nòng cốt quy định tại pháp lệnh về dân quân tự vệ;

7. Cán bộ, công chức nhà nước được điều động đến làm việc có thời hạn các xã, huyện, tỉnh được công nhận là miền núi, vùng cao; ở xã biên giới, huyện biên giới; hải đảo; vùng sâu;

8. Thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện đang làm nhiệm vụ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao;

9. Người là lao động duy nhất trong gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng người khác không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;

10. Người trong hộ gia đình được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận thuộc diện hộ đói theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

11. Trưởng, Phó Công an xã, Công an viên; trưởng thôn, Trưởng xóm hoặc tương đương;

12. Nghiên cứu sinh, học viên cao học, thực tập sinh, sinh viên, học sinh học tập trung dài hạn tại các trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường đào tạo của các tôn giáo; học sinh phổ thông, người đang dạy và người đang học để xoá mù chữ;

13. Người đang công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

Điều 6. Hình thức thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm theo Điều 15 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:

Người được huy động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm, nếu không trực tiếp đi lao động, thì phải có người khác đi làm thay hoặc đóng tiền. Trường hợp thực hiện nghĩa vụ bằng hình thức đóng tiền hoặc người khác làm thay, người có nghĩa vụ lao động phải báo với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi công dân thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 1 Nghị định này ít nhất ba ngày trước ngày thực hiện nghĩa vụ.

Những ngày thực hiện nghĩa vụ lao động công ích bằng hình thức đóng tiền hoặc người khác làm thay, người có nghĩa vụ thuộc diện làm công hưởng lương được nghỉ việc không hưởng lương, nhưng thời điểm nghỉ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người sử dụng lao động quyết định.

Mức đóng tiền thay cho mỗi ngày công và những điều kiện đối với người đi làm thay nghĩa vụ của người khác thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích.

Điều 7. Quỹ ngày công lao động công ích hằng năm quy định tại Điều 17 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được sử dụng cụ thể như sau:

1. Chính quyền cấp tỉnh được sử dụng tối đa 10% quỹ ngày công lao động công ích. Mức cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để:

a) Hỗ trợ việc xây dựng, tư bổ công trình công ích trọng điểm của tỉnh nhưng do cấp huyện quản lý;

b) Hỗ trợ việc xây dựng, tu bổ công trình công ích của huyện, quận có nhiều khó khăn;

c) Góp phần xây dựng, tu bổ công trình công ích do cấp tỉnh quản lý.

2. Chính quyền cấp huyện được .sử dụng tối đa 20% quỹ ngày công lao động công ích. Mức cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định để:

a) Hỗ trợ việc xây dựng, tu bổ công trình công ích trọng điểm của huyện nhưng do cấp xã quản lý;

b) Hỗ trợ việc xây dựng, tu bổ công trình công ích của xã có nhiều khó khăn;

c) Góp phần xây dựng, tư bổ công trình công ích do cấp huyện quản lý;

Trường hợp đặc biệt cần bổ sung quỹ ngày công lao động công ích, thì phải lập kế hoạch đề nghị chính quyền cấp tỉnh xem xét, quyết định.

3. Chính quyền cấp xã được sử dụng quỹ ngày công lao động công ích còn lại, sau khi trừ phần quỹ dành cho cấp tỉnh và cấp huyện để:

a) Xây dựng, tu bổ công trình công ích của thôn, xóm, tổ dân phố hoặc đơn vị tương đương;

b) Góp phần xây dựng, tu bổ công trình công ích do cấp xã quản lý. Trường hợp đặc biệt cần bổ sung quỹ ngày công lao động công ích thì phải lập kế hoạch đề nghị chính quyền cấp huyện xem xét, quyết định.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp được sử dụng quỹ ngày công lao động công ích bằng tiền của cấp mình để chi trả các chế độ đối với người đi lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm quy định tại Chương IV Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích và chế độ đối với người bị tai nạn lao động quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Điều 8. Quản lý, sử dụng quỹ ngày công lao động công ích theo Điều 18 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:

Việc quản lý quỹ ngày công lao động công ích thực hiện theo Quy chế quản lý sử dụng quỹ ngày công lao động công ích do Bộ Tài chính ban hành.

Kinh phí phục vụ việc tổ chức huy động và quản lý quỹ ngày công lao động công ích hằng năm bao gồm chi phí quản lý, tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, khen thưởng và các chi phí có liên quan trực tiếp khác do ngân sách địa phương cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Chương 2:

NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH TRONG TRƯỜNG HỢP CẤP THIẾT

Điều 9. Trường hợp cấp thiết được huy động lao động công ích theo Điều 23 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:

Những trường hợp cấp thiết được huy động lao động công ích là những trường hợp đột xuất cần giải quyết kịp thời, phục vụ việc phòng, chống hoặc khắc phục hậu quả do bão, lụt, động đất, dịch bệnh, hoả hoạn và các trường hợp cấp thiết khác do thiên tai gây ra.

Điều 10. Thẩm quyền ra quyết định huy động nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết thực hiện theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích.

Khi có lệnh huy động của người có thẩm quyền, người được huy động có nghĩa vụ tham gia lao động kịp thời để phòng, chống; hoặc khắc phục hậu quả, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xẩy ra.

Điều 11. Thời gian huy động lao động công ích trong trường hợp cấp thiết theo Điều 25 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:

Thời gian huy động lao động công ích trong trường hợp cấp thiết mỗi đợt không quá 5 ngày công, kể cả thời gian đi, về. Trường hợp đặc biệt, những người phải làm việc trên 8 giờ một ngày, thì số giờ làm thêm được quy đổi ra ngày công để tính vào số công thực hiện nghĩa vụ của những người đó.

Khi hết thời hạn huy động khẩn cấp mỗi đợt mà công việc vẫn chưa hoàn thành, thì phải huy động lực lượng khác thay thế, không được kéo dài thời gian huy động của đợt đó, trừ trường hợp công dân tự nguyện.

Chương 3:

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG KHI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH

Điều 12. Chế độ đối với người bị tai nạn lao động khi thực hiện nghĩa vụ lao động công ích theo Điều 28 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:

1. Người đi lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích, nếu bị tai nạn trong các trường hợp sau đây thì được hưởng chế độ về tai nạn lao động:

a) Bị tai nạn khi đang thực hiện những công việc quy định tại Điều 9 và Điều 23 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích do người có thẩm quyền quản lý, sử dụng lao động công ích giao;

b) Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc để thực hiện nghĩa vụ lao động công ích.

2. Khi xảy ra tai nạn lao động tại công trình, người chủ công trình có trách nhiệm:

a) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu tại chỗ, sau đó phải chuyển ngay đến cơ sở y tế.

b) Phải lập biên bản, ghi đầy đủ diễn biến vụ tai nạn, thương tích nạn nhân, mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra tai nạn, có chữ ký của người đại diện đơn vị thi công công trình hoặc đại diện của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động và đại diện của tập thể những người đi lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích tại công trình. Trường hợp bị tai nạn trên tuyến đường đi về, thì biên bản phải có đấu và chữ ký của công an hoặc người đại diện của chính quyền cấp xã nơi xảy ra tai nạn;

c) Trường hợp xẩy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm nhiều người bị thương nặng, thì phải giữ nguyên hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động và báo ngay với cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động và cơ quan công an địa phương để tiến hành điều tra theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thực hiện điều tra tai nạn lao động.

3. Người bị tai nạn lao động trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động công ích được hưởng các chế độ sau đây:

a) Được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, xuất viện;

b) Sau khi điều trị được cơ quan lao động giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp người chưa tham gia Bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động từ 10% trở lên thì được trợ cấp một lần. Mức trợ cấp đối với người bị suy giảm 10% khả năng lao động bằng 2 tháng lương tối thiểu; nếu bị suy giảm khả năng lao động trên 10%, thì cứ 1% tăng lên được cộng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu. Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, ngoài chế độ trợ cấp một lần, còn được hưởng chế độ cứu trợ thường xuyên quy định tại Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ.

Trường hợp người có tham gia Bảo hiểm xã hội thì được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần hoặc hằng tháng theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ.

c) Người bị tai nạn lao động làm khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với người tàn tật.

d) Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, nếu người bị chết chưa tham gia Bảo hiểm xã hội, thì người trực tiếp lo mai táng được nhận tiền mai táng bằng 8 tháng lương tối thiểu và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 5 tháng lương tối thiểu; nếu người bị chết có tham gia Bảo hiểm xã hội, thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ.

Điều 13. Kinh phí chi trả các chế độ khi bị tai :nạn lao động quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 Nghị định này thực hiện như sau:

1. Trường hợp tai nạn lao động xẩy ra khi thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm, kinh phí được lấy từ nguồn lao động công ích bằng tiền của cấp quản lý công trình, nếu không đủ, được lấy từ ngân sách địa phương cùng cấp;

2. Trường hợp tai nạn lao động xẩy ra khi thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết, kinh phí được lấy từ ngân sách cấp ra quyết định huy động, riêng trường hợp cấp thiết do bão, lụt thì sử dụng quỹ phòng, chống bão, lụt;

3. Đối với người có tham gia Bảo hiểm xã hội thì chế độ tử tuất và chế độ trợ cấp 1 lần hoặc hằng tháng do quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP

Điều 14. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo Điều 33 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản pháp luật về lao động công ích;

b) Hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch sử dụng quỹ ngày công lao động công ích, báo cáo kết quả sử dụng nguồn quỹ đó, báo cáo kết quả sau mỗi lần huy động nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết và báo cáo hằng năm về tình hình thực hiện Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích;

c) Thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lao động công ích.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng quỹ ngày công lao động công ích;

b) Chỉ đạo việc phát hành và quản lý biên lai thu tiền quy định tại Điều 15 Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích;

c) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ ngày công lao động công ích ở các địa phương.

3. Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn lao động ở các công trình được sử dụng lao động công ích.

4. Ban Tôn giáo của Chính phủ có trách nhiệm quy định cụ thể các chức sắc tôn giáo chuyên nghiệp được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm.

Điều 15. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp theo Điều 36 của Pháp lệnh Nghĩa vụ lao động công ích được quy định như sau:.

1. Lập kế hoạch sử dụng quỹ ngày công lao động công ích của cấp mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;

2. Căn cứ kế hoạch đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp trên để ra quyết định huy động nghĩa vụ lao động công ích hằng năm;

3. Lập sổ theo dõi và quản lý chặt chẽ nguồn quỹ ngày công lao động công ích trong phạm vi địa phương và phần quỹ của mỗi cấp được sử dụng;

4. Tuân thủ quy chế quản lý quỹ ngày công lao động công ích hằng năm;

5. Chỉ đạo Chủ dự án, công trình thuộc cấp mình quản lý được sử dụng lao động công ích hằng năm, đảm bảo quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ ngày công lao động công ích và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ đối với người lao động;

6. Ra quyết định huy động nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết xẩy ra ở địa phương theo thẩm quyền, sử dụng đúng mục đích và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ đối với người lao động;

7. Thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong phạm vi địa phương quản lý. Kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt, xử lý nghiêm minh những sai phạm trong quá trình thực hiện;

8. Báo cáo kết quả sau mỗi lần huy động nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết với cơ quan cấp trên trực tiếp. Hằng năm báo cáo kết quả thực hiện nghĩa vụ lao động công ích với Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp đúng thời hạn do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo với Chính phủ qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong tháng 1 năm sau liền kề.

Chương 5:

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH

Điều 16. Xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V của Nghị định này được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về nghĩa vụ lao động công ích nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 17. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về nghĩa vụ lao động công ích bao gồm cảnh cáo và phạt tiền.

Điều 18. Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính các vi phạm hành chính về nghĩa vụ lao động công ích được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 19. Hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt được quy định như sau:

1. Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi không chấp hành đúng quyết định huy động về thời điểm thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm bằng hình thức đóng tiền.

2. Phạt tiền từ 30.000 đồng đến 70.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đủ số ngày công nghĩa vụ lao động công ích hằng năm mà không có lý do chính đáng;

b) Tự ý bỏ nhiệm vụ được giao khi chưa hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết:

c) Khai man để được tạm miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm; .

d) Không chấp hành đúng thời điểm thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm bằng hình thức đóng tiền của lần thông báo thứ hai. Nếu còn tiếp tục vi phạm thì bị xử lý theo quy định về hành vi có tình tiết tăng nặng;

3. Phạt tiền từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm.

4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Khai man để được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm.

b) Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết.

Điều 20. Hành vi đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại người thi hành công vụ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự người thi hành công vụ, được xử lý theo quy định tại điểm a, b khoản 2; điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự

Điều 21. Thẩm quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm hành chính về nghĩa vụ lao động công ích thực hiện như sau:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Thanh tra viên chuyên ngành lao động đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chánh Thanh tra lao động cấp Sở có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

Điều 22. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm hành chính về nghĩa vụ lao động công ích thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 23. Thể thức nộp tiền phạt và biên lai thu tiền nộp phạt được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 24. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm hành chính về nghĩa vụ lao động công ích mà bao che, dung túng cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức; xử phạt quá thẩm quyền quy định; người không có thẩm quyền xử phạt mà tùy tiện xử phạt, thì tùy theo mức độ, tính chất vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại, thủ tục khiếu nại; thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm hành chính về nghĩa vụ lao động công ích thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 27. Nghị định này thay thế Nghị định số 56/HĐBT ngày 30 tháng 5 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

Bãi bỏ các quy định trước đây trái Nghị định này.

Điều 28. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng các Bộ có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 29. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 81/2000/ND-CP

Hanoi, December 29, 2000

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON PUBLIC-LABOR OBLIGATION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the September 3, 1999 Ordinance on Public-Labor Obligation;
Pursuant to the July 6, 1995 Ordinance on the Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

ANNUAL PUBLIC-LABOR OBLIGATION

Article 1.- The duty to perform the annual public-labor obligation under Article 7 of the Ordinance on Public-Labor Obligation is prescribed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- The number of annual public-labor obligation workdays under Article 8 of the Ordinance on Public-Labor Obligation is prescribed as follows:

1. The number of the annual public-labor obligation workdays is 10 days for every citizen. Where the work site is far away from the obligation- performing place prescribed in Article 1 of this Decree and conditions do not permit daily traveling, the time for one round trip may be included in the number of the annual public-labor obligation workdays;

2. The public-labor obligation workdays of a year shall be only mobilized and used in such year. Particularly for the public-labor fund in cash, if it is not used up in the year, it may be carried forward to the subsequent year.

Article 3.- The jobs to be performed with the annual public labor under Article 9 of the Ordinance on Public-Labor Obligation shall include:

1. Building and renovation of roads in villages or hamlets, roads leading to rice fields, paths in residential quarters, and roads under the management of the commune, district and provincial levels;

2. Building and renovation of inter-rice field irrigation networks and irrigation works under the management of the commune, district and provincial levels (except dykes and embankments);

3. Building and renovation of health stations, crèches, kindergarten schools and classes, general education schools;

4. Building and renovation of fallen heroes’ cemeteries and monuments, steles for inscription of fallen heroes’ names;

5. Building and renovation of public-utility facilities of social nature such as historical relics, cultural relics, and recreation and entertainment, sport and physical training works not for commercial purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Officers and men of the people’s army and the people’s police.

2. Defense workers and employees, workers and employees of the people’s police working in border communes and districts, deep-lying areas and islands; in communes, districts and provinces recognized as mountainous and highland ones; defense workers and employees of itinerant professional repair teams;

3. Demobilized armymen who are currently registered as first-grade reserves;

4. War invalids, sick soldiers and those who are enjoying preferential policies like war invalids;

5. Parents and spouses of fallen heroes, those who had brought up fallen heroes;

6. Career religious dignitaries as prescribed by the Government’s Religion Committee;

7. Persons who suffer from mental illnesses, epilepsy or physical defects who are certified as having lost their working capacity by specialized doctors of hospitals of rural or urban districts, provincial cities (hereinafter collectively called district level), hospitals of provinces and centrally-run cities (hereinafter collectively called provincial level), central hospitals or branches’ hospitals;

8. Those who suffer a loss of 21% or higher of their working capacity.

Article 5.- Those who are temporarily exempt from the annual public-labor obligation under Article 11 of the Ordinance on Public-Labor Obligation shall include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Parents and spouses of armymen in active service, whose families are actually facing difficulties as certified by the People’s Committees of communes, wards or townships (hereinafter collectively called commune level);

3. Pregnant women, women being on leaves due to miscarriages, stillbirths, post-natal death of newborns, or women who are nursing their under-36 month children;

4. Widowed or divorced husbands who are personally nursing their under-36 month children;

5. Those who are personally rearing or serving seriously wounded or sick soldiers or disabled persons who suffer a loss of 81% or higher of their working capacity, at infirmaries. Where the subjects specified in this Clause are living with their families, one of their families’ members shall enjoy temporary exemption;

6. Persons who are participating in the key militia or self-dense forces prescribed in the Ordinance on Militia and Self-defense Force;

7. State officials and employees mobilized to work for a definite term in communes, districts or provinces recognized as mountainous or highland ones; in border communes or districts; islands or deep-lying areas;

8. Young volunteers who are performing tasks assigned by competent State bodies;

9. Persons who are the only bread earners in their families and personally rearing other persons who have lost their working capacity or not yet reached the working age;

10. Members of households certified by the commune-level People’s Committees as hungry households according to the standards set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12. Doctoral students, master’s students, practicing students, students and trainees enrolled in full-time long-term courses at universities, academies, colleges, professional intermediate schools and vocational schools belonging to the national education system, training schools of different religious sects, general education pupils, literacy teachers and learners;

13. Those who are working, studying or laboring abroad.

Article 6.- Forms of annual public-labor obligation performance under Article 15 of the Ordinance on Public-Labor Obligation are prescribed as follows:

Any person who is mobilized to perform the annual public-labor obligation but does not personally render his/her labor must get his/her obligation performed by another person or pay a sum of money therefor. Where a person with the labor obligation wishes to perform his/her obligation by paying money or getting it performed by another person, he/she shall have to report such to the People’s Committee of the commune where he/she is expected to perform the obligation as prescribed in Article 1 of this Decree at least 3 days before the date of performing the obligation.

For the days of performing the annual public-labor obligation by paying money or getting it performed by another person, if the persons with the obligation are salaried employees, they may take an unpaid leave but the leave time shall be decided by the heads of their agencies or units or by the their employers.

The amount of money paid for each workday and the conditions required for persons who perform the obligation on other persons’ behalf shall comply with the provisions in Article 15 of the Ordinance on Public-Labor Obligation.

Article 7.- The annual public-labor workday funds prescribed in Article 17 of the Ordinance on Public-Labor Obligation shall be used concretely as follows:

1. The provincial-level administrations may use a maximum of 10% of their respective public-labor workday fund. The specific levels shall be decided by the provincial-level People’s Councils for use as:

a/ Support for the building and renovation of the provinces’ key public-utility works which are managed by the district level;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Contributions to the building and renovation of public-utility works under the provincial-level management.

2. The district-level administrations may use a maximum of 20% of their respective public-labor workday funds. The specific levels shall be decided by the district-level People’s Councils for use as:

a/ Support for the building and renovation of the districts’ key public-utility works which are managed by the commune level;

b/ Support for the building and renovation of public-utility works of communes facing many difficulties;

c/ Contribution to the building and renovation of public-utility works under the district-level management.

In special cases where a public-labor workday fund needs to be supplemented, they must make a plan thereon and propose it to the provincial-level administrations for consideration and decision.

3. The commune-level administrations may use the remainder of their public-labor workday funds, after subtracting the proportions reserved for the provincial level and the district level, for:

a/ Building and renovating the public-utility works of villages, hamlets, street population groups or equivalent units;

b/ Making contributions to the building and renovation of public-utility works managed by the commune level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The People’s Committees of various levels may use their respective public-labor workday funds in cash to pay for different entitlements enjoyed by those who render their labor to perform the annual public-labor obligation as prescribed in Chapter IV of the Ordinance on Public-Labor Obligation as well as the entitlements enjoyed by labor accident victims as prescribed in Article 12 of this Decree.

Article 8.- The management and use of the public-labor workday funds under Article 18 of the Ordinance on Public-Labor Obligation are prescribed as follows:

The management of the public-labor workday funds shall comply with the Regulation on management and use of the public-labor workday funds issued by the Ministry of Finance.

The funding for the mobilization organization as well as the management of the annual public-labor workday funds, which covers expenses for management, propaganda, professional fostering, preliminary and sum-up reviews, rewards and other directly related expenses, shall be allocated from the local budgets according to the provisions of the State Budget Law.

Chapter II

THE PUBLIC-LABOR OBLIGATION IN EMERGENCY CASES

Article 9.- Emergency cases where public labor may be mobilized under Article 23 of the Ordinance on Public-Labor Obligation are prescribed as follows:

Emergency cases where public labor may be mobilized are unexpected circumstances which need to be promptly dealt with in service of the prevention, fight or overcoming of consequences caused by storms, floods, earthquakes, epidemics, fires and other emergency cases caused by natural calamities.

Article 10.- The competence to issue decisions to mobilize the obligatory public labor in emergency cases shall comply with the provisions in Article 24 of the Ordinance on Public-Labor Obligation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- The duration of public-labor mobilization in emergency cases under Article 25 of the Ordinance on Public-Labor Obligation is prescribed as follows:

The duration of each public-labor mobilization in emergency cases shall not exceed 5 workdays, including the traveling time. In special cases, for those who have to work for more than 8 hours a day, the extra-time hours shall be converted into workdays for incorporation into the work volume such persons have done to perform their obligation.

If, upon the expiry of the duration of each emergency mobilization, the work has not yet finished, another force must be mobilized to replace the current force, it is forbidden to prolong the duration of each mobilization, except cases of citizens’ voluntariness.

Chapter III

REGIMES FOR PERSONS WHO GET LABOR ACCIDENTS WHILE PERFORMING THE PUBLIC-LABOR OBLIGATION

Article 12.- Regimes for persons who get labor accidents while performing the public-labor obligation under Article 28 of the Ordinance on the Public-Labor Obligation are prescribed as follows:

1. Persons who perform the public-labor obligation and get labor accidents in the following cases shall be entitled to the labor incident regimes:

a/ Getting accidents while performing jobs specified in Article 9 and Article 23 of the Ordinance on Public-Labor Obligation assigned by the persons competent to manage and use public labor;

b/ Getting accidents en route while traveling between the residential place to the working place to perform the public-labor obligation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Provide first-aid treatment on the spot, then immediately transfer the victim(s) to a medical establishment;

b/ Make a written record fully describing the accident, the victim’s injury, the extent of damage, the accident’s cause, affixed with the signatures of the representative of the work-constructing unit or the local administration of the commune where the accident occurs and the representative of the collective of the public-labor obligation performers at the work site. Where an accident occurs en route, such a record must be affixed with the stamp and signature of the police or the representative of the administration of the commune where the accident occurs;

c/ Where a labor accident causes death to or inflicts serious injuries on many persons, the scene of the labor accident must be kept intact and the accident must be immediately reported to the labor safety State inspectorate and the local police for investigation according to the provisions of the Labor Code and documents guiding the investigation of labor accidents.

3. Those who get labor accidents while performing the public-labor obligation shall enjoy the following regimes:

a/ Receiving payment for medical expenses incurring during the first-aid and emergency treatment till the time when their injuries become stable and they are discharged from hospital;

b/ After being hospitalized, be recommended by the labor agency for evaluation of their working capacity at the Medical Evaluation Council according to the regulations of the Ministry of Health.

For those who have not yet participated in social insurance and suffer from a 10% or higher decrease in their working capacity, they shall enjoy a lump-sum allowance. The allowance amount for persons suffering from a 10% decrease in their working capacity shall be equal to two months’ minimum salary; if they suffer from a decrease of over 10% in their working capacity, for every extra 1% they shall enjoy an additional half of the minimum monthly salary. If they suffer from an 81% or higher decrease in their working capacity, apart from the lump-sum allowance, they shall also enjoy the regular allowance regime as prescribed in the Government’s Decree No. 07/2000/ND-CP of March 9, 2000.

For those who have participated in social insurance, they shall enjoy a lump-sum or monthly allowance as prescribed in the Social Insurance Charter issued together with the Government’s Decree No. 12/CP of January 26, 1995.

c/ Labor accident victims who have lost one or several bodily parts or functions, demonstrated in different forms of disability, thus reducing their mobility and causing difficulties to their labor, daily life and study, shall enjoy preferential treatment regimes as prescribed by law for the disabled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- The funding to cover various regimes for labor accident victims prescribed at Points a, b and d, Clause 3, Article 12 of this Decree shall be effected as follows:

1. Where labor accidents occur while the victims are performing the annual public-labor obligation, the funding shall be allocated from the work-managing level’s public-labor sources in cash, if such sources are not enough, the deficit shall be offset with the local budget of the same level;

2. Where labor accidents occur while the victims are performing the public-labor obligation in emergency cases, the funding shall be allocated from the budget of the level that has issued mobilization decisions; particularly for emergency cases due to storms and floods, the storm and flood prevention and fight fund shall be used.

3. For those victims who have participated in social insurance, the death regime and the lump-sum or monthly allowance regime shall be paid with the social insurance fund.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF THE MINISTRIES AND THE PEOPLE’S COMMITTEES OF DIFFERENT LEVELS

Article 14.- Responsibilities of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government under Article 33 of the Ordinance on Public-Labor Obligation are prescribed as follows:

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to:

a/ Elaborate and submit to the competent bodies for promulgation or promulgate by itself legal documents on public labor;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Inspect, supervise and direct the local administration of different levels to inspect and supervise the observance of the public-labor legislation.

2. The Ministry of Finance shall have to:

a/ Promulgate the Regulation on the management and use of the public-labor workday funds;

b/ Direct the issuance and management of money receipts prescribed in Article 15 of the Ordinance on Public-Labor Obligation;

c/ Guide, supervise and inspect the management and use of the public-labor workday funds in localities.

3. The Ministry of Health shall have to guide, direct, inspect and supervise the organization of medical examination and treatment, and first aid for labor accident victims at works allowed to use public labor.

4. The Government’s Religion Committee shall have to specify career religious dignitaries who are exempt from the annual public-labor obligation.

Article 15.- Responsibilities of the People’s Committees of different levels under Article 36 of the Ordinance on Public-Labor Obligation are prescribed as follows:

1. To work out plans on the use of the public-labor workday funds of their own levels and submit them to the People’s Council of the same level for decision;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To open books for closely monitoring and managing the public-labor workday funds in their respective localities and the fund’s portion that each level is allowed to use;

4. To observe the regulations on the management of the annual public-labor workday funds;

5. To direct project and work owners under their management to use the annual public labor, ensuring the close management and effective use of the public-labor workday funds and the timely materialization of all regimes for laborers;

6. To issue, according to their competence, decisions to mobilize the obligatory public labor if emergency cases occur in their respective localities, use it for the right purposes and materialize in time all regimes for laborers;

7. To inspect and supervise the situation on the performance of the public-labor obligation in their respective localities. To commend and reward in time units and individuals that have well fulfilled the obligation, strictly handle violations in the course of performance;

8. To report the results of each mobilization of the obligatory public labor in emergency cases to the immediate superior bodies. Annually, to report the results of the public-labor obligation performance to the People’s Council of the same level and the immediate superior People’s Committee according to schedule set by the provincial-level People’s Committees; The provincial-level People’s Committees shall make sum-up reports and send them to the Government through the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in January of the subsequent year.

Chapter V

SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF THE PUBLIC-LABOR OBLIGATION

Article 16.- The sanctioning of administrative violations prescribed in Chapter V of this Decree shall apply to individuals and organizations that violate the legislation on public-labor obligation but not so seriously enough to be examined for penal liability.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- The principles of sanctioning, the statute of limitations of sanctioning, extenuating circumstances, aggravating circumstances and the time limit for being considered as not having ever been sanctioned for administrative violations of the public-labor obligation shall comply with the provisions of the legislation on sanctioning of administrative violations.

Article 19.- Acts of violation, the sanctioning forms and fine levels are prescribed as follows:

1. Warning shall apply to acts of failing to correctly abide by mobilization decisions regarding the time to perform the annual public-labor obligation in the form of paying money therefor.

2. A fine of between VND 30,000 and VND 70,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Failing to fulfill the number of the annual obligatory public-labor workdays without plausible reasons;

b/ Abandoning the assigned tasks without permission before the expiry of the time limit for performance of the public-labor obligation in emergency cases.

c/ Making false declarations so as to be temporarily exempt from the annual public-labor obligation;

d/ Failing to keep to the time to perform the annual public-labor obligation in the form of paying money as indicated in the second notice. Repeated violations shall be handled as prescribed for acts committed in aggravating circumstances;

3. A fine of between VND 70,000 and VND 100,000 shall be imposed for acts of shirking the performance of annual public-labor obligation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Making false declarations so as to be exempt from the annual public-labor obligation;

b/ Shirking the performance of annual public-labor obligation in emergency cases.

Article 20.- Acts of threatening or resorting to violence to resist people on official duty, which are not so serious enough to be examined for penal liability, words and acts of reviling and hurting the honor of people on official duty, shall be handled according to the provisions at Points a and b, Clause 2; Point c, Clause 3, Article 5 of Decree No. 49/CP of August 15, 1996 on the sanctioning of administrative violations in the field of security and order.

Article 21.- The competence to sanction administrative violations of the public-labor obligation shall be as follows:

1. The presidents of the commune-level People’s Committees, specialized labor inspectors on official duty shall be entitled to:

a/ Serve warnings;

b/ Impose fines of up to VND 200,000.

2. The presidents of the district-level People’s Committees, labor chief inspectors of the provincial/municipal departmental level shall be entitled to:

a/ Serve warnings;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.- The procedures for sanctioning administrative violations of the public-labor obligation shall comply with the provisions of the Ordinance on Sanctioning Administrative Violations.

Article 23.- The method of fine payment and fine receipts shall comply with the provisions of the legislation on the handling of administrative violations.

Article 24.- Persons who are competent to sanction administrative violations of the publi- labor obligation but cover up, tolerate violating individuals, organizations, fail to impose sanctions or impose untimely or improper sanctions; impose sanctions ultra vires; and persons who have no sanctioning competence but arbitrarily impose sanctions, shall, depending on the seriousness and nature of their violations, be disciplined or examined for penal liability, and, if causing material damage, they shall have to make compensation therefor according to law provisions.

Article 25.- Organizations, individuals that are sanctioned for administrative violations according to the provisions of this Decree or their lawful representatives may lodge complaints about sanctioning decisions with the immediate superior authorities of the issuers of such sanctioning decisions.

The rights and obligations of the complainant and the complained, the complaining procedures, the competence to settle complaints about decisions to sanction administrative violations of the public-labor obligation shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 26.- This Decree takes effect 15 days after its signing.

Article 27.- This Decree replaces Decree No. 56/NDBT of May 30, 1989 of the Council of Ministers (now the Government).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and the concerned ministers shall have to guide the implementation of this Decree.

Article 29.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 81/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 Hướng dẫn Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.345

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.72.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!