Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 70/2009/NĐ-CP trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề

Số hiệu: 70/2009/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 21/08/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ 
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 70/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2009

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DẠY NGHỀ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 84 của Luật Dạy nghề về trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).

Điều 3. Nguyên tắc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề

1. Bảo đảm tính thống nhất và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dạy nghề.

2. Phân cấp quản lý nhà nước về dạy nghề phải bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết để thực hiện được các nhiệm vụ được giao.

3. Xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các Bộ, của Ủy ban nhân dân các cấp đối với lĩnh vực dạy nghề, đồng thời bảo đảm tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý dạy nghề các cấp trong việc quyết định và thực hiện nhiệm vụ được phân công, phân cấp.

Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương, chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề theo quy định của Luật Dạy nghề, có trách nhiệm cụ thể sau đây:

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng trình Chính phủ xem xét, quyết định:

a) Trình Quốc hội dự án luật, nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo pháp lệnh, nghị quyết;

b) Ban hành nghị định của Chính phủ.

2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định;

a) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về dạy nghề theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm đã được phê duyệt;

b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án phát triển dạy nghề.

3. Ban hành các thông tư quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực dạy nghề.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án, dự án về dạy nghề sau khi được phê duyệt.

5. Tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trình độ trung cấp nghề cho từng nghề đào tạo; danh mục nghề đào tạo ở các trình độ.

6. Quy định điều kiện cụ thể thành lập; thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể cơ sở dạy nghề; đăng ký hoạt động dạy nghề. Tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ cao đẳng.

7. Ban hành Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; quy chế mẫu trung tâm dạy nghề; quy chế tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp; quy chế cấp bằng, chứng chỉ nghề.

8. Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên dạy nghề; tiêu chuẩn người đứng đầu cơ sở dạy nghề; quy chế đánh giá viên chức dạy nghề; quy định về nội dung, hình thức tuyển dụng viên chức dạy nghề. Hướng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

9. Ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên học nghề; quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên học nghề. Hướng dẫn và kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong cơ sở dạy nghề; công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa, thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên học nghề; công tác giáo dục thể chất, công tác y tế trong các cơ sở dạy nghề; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của học sinh, sinh viên học nghề.

10. Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và tiêu chuẩn thiết bị dạy nghề theo từng nghề.

11. Quy định tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề; công nhận, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề; quản lý và tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề.

12. Quy định nguyên tắc, quy trình và tổ chức chỉ đạo việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; thỏa thuận với các Bộ về việc ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề; chủ trì, phối hợp với các Bộ tổ chức chỉ đạo việc thực hiện đánh giá kỹ năng nghề của người lao động; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

13. Quy định xếp hạng cơ sở dạy nghề công lập; thủ tục bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và giám đốc trung tâm dạy nghề.

14. Quyết định thành lập trường cao đẳng nghề công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng nghề tư thục; phê duyệt điều lệ, công nhận Hội đồng quản trị, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục.

15. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật.

16. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về dạy nghề.

17. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực dạy nghề.

18. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về dạy nghề.

19. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

1. Các Bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước quy định tại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ; đồng thời, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về dạy nghề.

2. Các Bộ có cơ sở dạy nghề trực thuộc có trách nhiệm:

a) Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề của Bộ mình phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề quốc gia;

b) Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trình độ trung cấp nghề cho từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ;

c) Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề công lập trực thuộc theo quy định của pháp luật về dạy nghề và văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

d) Quyết định phê duyệt Điều lệ trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

đ) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, hội nghề nghiệp có liên quan tổ chức xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

e) Quyết định công nhận xếp hạng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức đối với Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, Giám đốc trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

g) Tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị tự làm, hội thi học sinh giỏi nghề cấp Bộ. Thực hiện quản lý các cơ sở dạy nghề công lập trực thuộc về tổ chức, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản và cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện giảng dạy, học tập và các hoạt động khác của các cơ sở dạy nghề trực thuộc;

h) Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề công lập trực thuộc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề;

i) Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức hoạt động dạy nghề của Bộ và báo cáo định kỳ về dạy nghề với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

k) Thực hiện hợp tác quốc tế về dạy nghề theo thẩm quyền;

l) Thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ về dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập trực thuộc; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở dạy nghề trực thuộc theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan, tổng hợp quy hoạch, kế hoạch năm năm và hàng năm về phát triển dạy nghề của cả nước và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn các Bộ liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, phân bổ và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước về dạy nghề; xây dựng chế độ chi tiêu ngân sách nhà nước cho hoạt động dạy nghề; thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách đối với lĩnh vực dạy nghề theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ sở dạy nghề; cơ chế quản lý và sử dụng nguồn thu học phí và các khoản thu hợp pháp khác của cơ sở dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về phát triển dạy nghề của tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh và có trách nhiệm sau đây:

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình, dự án phát triển dạy nghề của tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, biên chế giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các cơ sở dạy nghề công lập của tỉnh.

2. Quyết định thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và cho phép thành lập trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn; đình chỉ hoạt động dạy nghề, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và tư thục trên địa bàn theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Quyết định phê duyệt Điều lệ trường cao đẳng nghề công lập thuộc tỉnh, Điều lệ trường trung cấp nghề, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và tư thục trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của pháp luật.

4. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; hướng dẫn, chỉ đạo việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề trong tỉnh theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

5. Quyết định công nhận xếp hạng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức đối với Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, Giám đốc trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc và công nhận Hiệu trưởng, Hội đồng quản trị của trường trung cấp nghề, Giám đốc trung tâm dạy nghề tư thục theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

6. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề.

7. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề công lập thuộc tỉnh trong việc lập kế hoạch biên chế và thực hiện định mức biên chế theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức bộ máy và biên chế đối với các cơ sở dạy nghề.

8. Tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hóa sự nghiệp dạy nghề.

9. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức hoạt động dạy nghề và báo cáo định kỳ về dạy nghề với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp.

10. Thực hiện hợp tác quốc tế về dạy nghề theo thẩm quyền.

11. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí dạy nghề theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

12. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về dạy nghề ở địa phương theo quy định của pháp luật.

13. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm sau đây:

1. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn.

3. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành những quy định cụ thể về quản lý dạy nghề, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, học sinh, sinh viên học nghề phù hợp với các quy định của pháp luật. Thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, sơ cấp theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị tự làm, hội thi học sinh giỏi nghề cấp tỉnh.

5. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các giải pháp thực hiện xã hội hóa dạy nghề; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện.

6. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình lập dự toán thu, chi ngân sách; phân bổ dự toán, quản lý và quyết toán ngân sách dạy nghề hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách của địa phương.

7. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về dạy nghề; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về dạy nghề theo quy định.

Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phát triển dạy nghề trên địa bàn huyện:

1. Xây dựng các chương trình, đề án phát triển dạy nghề của huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua; tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án dạy nghề đã được phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách và biên chế cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các cơ sở dạy nghề trực thuộc để thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa dạy nghề, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và tổ chức đối với các cơ sở dạy nghề của huyện theo quy định của pháp luật.

3. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí dạy nghề theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

4. Tổ chức kiểm tra hoạt động dạy nghề và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

5. Báo cáo định kỳ về dạy nghề với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề của Ủy ban nhân dân cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện về phát triển dạy nghề trên địa bàn xã, có trách nhiệm sau đây:

1. Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện kế hoạch dạy nghề của huyện phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2. Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý các cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn.

3. Tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hóa dạy nghề.

4. Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra hoạt động dạy, học nghề theo hình thức cặp nghề trong các hộ gia đình, làng nghề tại địa phương.

5. Thống kê các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác trên địa bàn quản lý đang trong độ tuổi lao động trên địa bàn chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề để xét tuyển vào các khóa học nghề theo quy định.

6. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách dạy nghề cho các đối tượng được hưởng chính sách ở địa phương, bảo đảm chính sách được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng.

Điều 10. Điều Khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2009. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 70/2009/ND-CP

Hanoi, August 21, 2009

 

DECREE

DEFINING RESPONSIBILITIES FOR STATE MANAGEMENT OF VOCATIONAL TRAINING

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Organization of the People's Councils and People's Committees;
Pursuant to the November 29, 2006 Law on Vocational Training;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Article 1. Scope of regulation

This Decree details and guides the implementation of Article 84 of the Law on Vocational Training regarding responsibilities for the state management of vocational training.

Article 2. Subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Principles of defining responsi­bilities for the state management of vocational training

1. To ensure the consistency and raise the effectiveness and efficacy of the state management of vocational training.

2. In decentralizing the state management of vocational training, to ensure compatibility between tasks, powers, responsibilities, financial and human resources, and necessary conditions for the performance of assigned tasks.

3. To specify tasks, powers and responsi­bilities of ministries and People's Committees at all levels regarding each field of vocational training, and at the same time, to ensure proactivity, creativity, autonomy and self-responsibility of vocational training management agencies in deciding and performing assigned and decentralized tasks.

Article 4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs' responsibilities for the state management of vocational training

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs is the central agency exercising and being answerable to the Government for exercising the state management of vocational training under the Law on Vocational Training, having the following responsibilities:

1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, branches and agencies in. formulating and submitting to the Government for consideration and decision:

a/ Draft laws and resolutions for submission to the National Assembly; draft ordinances and resolutions for submission to the National Assembly Standing Committee;

b/ Government decrees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Prime Minister's decisions on vocational training, based on approved annual legislative programs and plans;

b/ Strategies, plannings as well as long-term, five-year and annual plans on vocational training; national target programs, projects and schemes on development of vocational training.

3. To issue circulars on econo-technical standards, regulations and norms, and provide professional and operational guidance on vocational training.

4. To direct, guide, inspect, assess and organize the implementation of legal documents, policies, strategies, plannings, plans, national target programs as well as projects and schemes on vocational training after they are approved.

5. To organize the formulation, evaluation and promulgation of framework programs on collegial and intermediate-level training in each profession; and lists of vocations to be trained at different levels.

6. To specify conditions on the founding; procedures for the founding, merger, division, splitting, termination of operation and dissolution of vocational training institutions; and the registration of vocational training activities. To organize the registration of collegial vocational training.

7. To issue model charters for vocational colleges and intermediate schools; model regulations for vocational training centers; regulations on enrolment, examination, test and graduation recognition; and regulations on the grant of vocational training diplomas and certificates.

8. To provide professional criteria for vocational trainers; criteria for heads of vocational training institutions; regulations on assessment of vocational training employees. To guide, direct the planning, training, retraining and employment of vocational trainers and administrators.

9. To issue regulations on vocational trainees and assessment of their learning results. To guide and inspect the prevention and control of crimes and social evils, and the building of a healthy educational environment in vocational training institutions; political, ideological, moral, cultural and aesthetical education of vocational trainees; physical training and health care in vocational training institutions; and cultural, art performance and sport movements among vocational trainees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. To provide criteria and the process of quality accreditation of vocational training: to recognize, grant, withdraw vocational training-quality certificates; and manage and organize the accreditation of vocational training quality.

12. To provide principles for and process of, and direct, the elaboration of national criteria of vocational skills; to reach agreement with ministries on the promulgation of national criteria of vocational skills for each vocation; to assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries in. directing the assessment of vocational skills of laborers; to manage the assessment and grant of national vocational skill certificates.

13. To provide for the classification of public vocational training institutions: procedures for appointment and recognition of rectors of vocational colleges and intermediate schools as well as directors of vocational training centers.

14. To decide on the establishment of public vocational colleges: to permit the establishment of private vocational colleges; to approve charters and recognize boards of directors and rectors of private vocational colleges.

15. To guide and inspect activities of associations and non-governmental organizations in the field of vocational training according to law.

16. To organize the performance of statistical and information work, and develop a vocational training database.

17. To direct, organize scientific and technological researches, as well as the popularization and application of sciences and technologies in vocational training.

18. To organize and manage international cooperation on vocational training.

19. To supervise and inspect the observance of law on vocational training; to settle complaints, denunciations and handle violations of law on vocational training in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Ministries shall perform tasks and exercise powers of state management according to the Government Decree on functions, tasks, powers and organizational structures of ministries; and coordinate with the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs in ensuring the unified state management of vocational training.

2. Ministries with attached vocational training institutions shall:

a/ Formulate and implement their own strategies, plannings as well as long-term, five-year and annual plans on vocational training in line with national strategies, plannings, long-term, five-year and annual plans on vocational training:

b/ Coordinate with the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs in formulating framework programs on collegeial and intermediate-level vocational training for each vocation in the fields under their management;

c/ Decide on the establishment, termination of operation, merger, division, splitting and dissolution of public vocational training centers and intermediate schools under their management according to the law on vocational training and guiding documents of the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs:

d/ Approve charters of vocational colleges and intermediate schools as well as regulations on organization and operation of public vocational training centers under their management under the guidance of the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs:

e/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies and professional associations in. formulating and promulgating national vocational skills for each vocation under the ministerial management, after reaching agreement with the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs:

f/ Decide on recognition of grades of their attached public vocational colleges and intermediate schools; appoint, re-appoint, dismiss and demote rectors of vocational colleges or intermediate schools, and directors of public vocational training centers under regulations of the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs;

g/ Organize ministerial-level teaching contests for vocational trainers, contests of self-made equipment and competitions for outstanding vocational trainees. Manage their attached public vocational training institutions in terms of organization, personnel, finance, property and other material foundations in accordance with law; ensure teaching and learning conditions and other operations of these institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i/ Perform statistical and information work on organization of vocational training activities of their own ministries and send periodical reports thereon to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

j/ Conduct international cooperation on vocational training according to their competence;

k/ Inspect the implementation of vocational training policies, law and tasks by their attached public vocational training institutions; and handle violations and settle complaints and denunciations about these institutions in accordance with law.

3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and concerned agencies in, reviewing plannings. five-year and annual plans on vocational training nationwide and incorporating them into the national socio­economic development plan for submission to the Prime Minister for approval.

4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, guiding concerned ministries and provincial-level People's Committees to make, allocate and organize the implementation of state budget estimates for vocational training; issuing regulations on state budget spending on vocational training; conducting financial and budgetary supervision and inspection of vocational training according to the State Budget Law and sub-law documents; guiding the financial autonomy mechanism applicable to vocational training institutions, and the mechanism for management and use of tuition fees and other lawful revenues of vocational training institutions in accordance with law.

Article 6. Provincial-level People's Committees' responsibilities for the state management of vocational training

Provincial-level People's Committees shall develop vocational training and perform the state management of vocational training in provinces, and shall:

1. Elaborate plannings. long-term, five-year and annual plans on vocational training as well as provincial programs and projects on vocational training development, to be submitted to provincial-level People's Councils for approval; ensure conditions on budget, state payroll of vocational trainers as well as material and technical foundations for provincial public vocational training institutions.

2. Decide on the founding of provincial public vocational intermediate schools and centers and permit the establishment of private vocational intermediate schools and centers in the provincial territory; termination of vocational training activities, and merger, division, splitting and dissolution of provincial public and private vocational intermediate schools and centers under regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Manage and inspect the observance of vocational trainers' and administrators' criteria; guide and direct the planning, retraining and employment of vocational trainers and administrators in provinces under regulations of the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs.

5. Recognize the classification of provincial public vocational colleges, intermediate schools and centers; appoint, re-appoint, dismiss and demote rectors of vocational colleges and intermediate schools, directors of attached public vocational training centers; recognize rectors and boards of directors of vocational intermediate schools, and directors of private vocational training centers under regulations of the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs.

6. Guide and direct their attached vocational training institutions in implementing the law on vocational training.

7. Guide and direct provincial public vocational training institutions in planning state payrolls and implementing state payroll quotas under the guidance of the Ministry of Home Affairs and the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs; inspect the implementation of financial autonomy and self-responsibility mechanisms as well as organizational apparatus and state payrolls of vocational training institutions.

8. Socialize vocational training activities.

9. Perform statistical and information work regarding vocational training activities and make periodical reports on vocational training to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the People's Councils of the same level.

10. Conduct international cooperation on vocational training according to their competence.

11. Submit to the People's Councils of the same level for decision vocational training budget estimation, allocation and settlement in accordance with the State Budget Law and sub-law documents.

12. Examine and inspect the implementation of the law on vocational training in their localities in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments' responsibilities for the state management of vocational training

Provincial-level Labor, War Invalids and Social Affairs Departments shall assist provincial-level People's Committees in performing the state management of vocational training in the provincial territory, having the following responsibilities:

1. To elaborate and submit to provincial-level People's Committees strategies, plannings as well as long-term, five-year and annual plans on vocational training; local vocational training development programs and projects; and organize their implementation after they are approved.

2. To guide, direct and inspect professional performance by Labor, War Invalids and Social Affairs agencies and vocational training institutions in the provincial territory.

3. To submit to provincial-level People's Committees for promulgation specific regulations on management of vocational training; mechanisms and policies for vocational administrators and trainers as well as trainees under law. To register intermediate and primary vocational training according to regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

4. To organize teaching contests for vocational trainers, contests of self-made instruments and competitions for outstanding vocational trainees.

5. To work out and submit to provincial-level People's Councils and People's Committees solutions to socializing vocational training activities; direct, guide and inspect their implementation.

6. To coordinate with provincial-level Finance Departments and Planning and Investment Departments in preparing budget revenue and expenditure estimates; allocating budget estimates, managing and deciding on annual budget for vocational training in accordance with the State Budget Law and the decentralization of local budget management.

7. To examine and inspect the implementa­tion of the law on vocational training; handle violations and complaints and denunciations in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. District-level People's Committees' responsibilities for the state management of vocational training

District-level People's Committees shall perform the state management of vocational training in districts; and take responsibility before provincial-level People's Committees for vocational training development in districts:

1. To elaborate district programs and projects on vocational training development to be submitted to the People's Councils of the same level for approval; organize, direct and inspect the implementation of approved vocational training programs and projects; ensure budget and state payroll conditions for vocational administrators and trainers, and material and technical foundations for attached vocational training institutions in accordance with law.

2. To direct and implement socialization of vocational training, implement the mechanism of financial and organizational autonomy and self-responsibility with regard to district vocational training institutions in accordance with law.

3. To submit to the People's Councils of the same level for decision vocational training budget estimation, allocation and settlement in accordance with the State Budget Law.

4. To organize the inspection of vocational training activities and settle complaints and denunciations in accordance with law.

5. To make periodical reports on vocational training to provincial-level People's Committees and People's Councils of the same level.

Article 9. Commune-level People's Committees' responsibilities for the state management of vocational training

Commune-level People's Committees shall assist district-level People's Committees in developing vocational training in communes, having the following responsibilities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To coordinate with Labor, War Invalids and Social Affairs agencies in managing locally based vocational training institutions.

3. To organize socialization of vocational training.

4. To coordinate with concerned agencies and units in managing, inspecting vocational training and learning activities in the form of coaching in local households and craft villages.

5. To make statistics on policy beneficiaries who are people with meritorious services, demobilized armymen, ethnic minority people, poor people, people with disabilities, orphans with no one to rely on, working people from agricultural production households whose fanning land is recovered, and other social policy beneficiaries in localities who are of working age but have not yet attended any vocational training and who wish to learn jobs, so as to enroll them in vocational training courses according to regulations.

6. To coordinate with related agencies and units in guiding and inspecting the implementation of vocational training policies for social policy beneficiaries in localities, ensuring that the policies are implemented for proper purposes and proper beneficiaries.

Article 10. Implementation provision

1. This Decree takes effect on October 15, 2009. To annul earlier regulations which are contrary to this Decree.

2. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and ministers of relevant ministries shall guide the implementation of this Decree.

3. Ministers, heads of ministerial level agencies, heads of government-attached agencies, chairmen of provincial-level People's Committees and relevant agencies shall implement this Decree.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 70/2009/NĐ-CP ngày 21/08/2009 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.508

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.90.57
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!