Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương

Số hiệu: 49/2013/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 14/05/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia

Sắp tới Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ được Thủ tướng thành lập nhằm tư vấn cho Chính phủ về việc điều chỉnh và công bố mức lương tối thiểu vùng.

Thành viên của Hội đồng sẽ gồm 15 người đến từ Bộ LĐTBXH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và thành viên của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương.

Dựa trên tình hình kinh tế - xã hội, mức sống cư dân, tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp... cùng với việc tham khảo từ nước ngoài, Hội đồng sẽ phải phân tích đánh giá và đưa ra mức lương tối thiểu vùng phù hợp.

Cơ cấu cụ thể của Hội đồng được quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/7/2013; Cũng từ ngày này, Nghị định 114/2002/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP hết hiệu lực.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2013

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TIỀN LƯƠNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia theo quy định tại Khoản 2 Điều 92; nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 93 của Bộ luật Lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 92 của Bộ luật Lao động.

2. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Bộ luật Lao động.

3. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 của Bộ luật Lao động (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).

4. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quy định và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia và xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động theo quy định tại Nghị định này.

Chương 2.

HỘI ĐỒNG TIỀN LƯƠNG QUỐC GIA

Điều 3. Chức năng của Hội đồng tiền lương quốc gia

1. Hội đồng tiền lương quốc gia thực hiện chức năng tư vấn cho Chính phủ về điều chỉnh, công bố mức lương tối thiểu vùng.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia.

Điều 4. Nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia

1. Phân tích tình hình kinh tế - xã hội, mức sống dân cư để xác định, dự báo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; đánh giá tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng, mức tiền lương trên thị trường lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp để xây dựng và khuyến nghị với Chính phủ phương án tiền lương tối thiểu vùng hàng năm và từng thời kỳ.

2. Nghiên cứu, khuyến nghị với Chính phủ mức lương tối thiểu theo giờ áp dụng đối với một số nghề, công việc không thường xuyên hoặc làm việc không trọn thời gian.

3. Tổ chức rà soát, đánh giá việc phân vùng địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng để khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh, bổ sung phân vùng địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.

4. Khảo sát thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài để nâng cao năng lực và hiệu quả tư vấn, khuyến nghị về tiền lương tối thiểu.

5. Nghiên cứu, tư vấn các vấn đề khác liên quan đến chính sách tiền lương theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia

1. Hội đồng tiền lương quốc gia có 15 thành viên, bao gồm: 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và 05 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương, trong đó:

a) Chủ tịch Hội đồng là một Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Ba Phó Chủ tịch Hội đồng, gồm: Một Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;

c) Các ủy viên Hội đồng, bao gồm: Bốn ủy viên Hội đồng là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; bốn ủy viên Hội đồng là đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; một ủy viên Hội đồng là đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; hai ủy viên Hội đồng là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở Trung ương có sử dụng nhiều lao động.

2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm các ủy viên Hội đồng tiền lương quốc gia.

3. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng tiền lương quốc gia là người có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động, tiền lương; có trình độ, năng lực để xem xét, đề xuất những kiến nghị yêu cầu của cơ quan do mình đại diện và có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và ủy viên Hội đồng tiền lương quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nhiệm kỳ là 05 năm.

4. Hội đồng tiền lương quốc gia có bộ phận kỹ thuật và bộ phận thường trực giúp Hội đồng nghiên cứu, khảo sát, tổng hợp, xây dựng phương án tiền lương tối thiểu vùng, phân vùng áp dụng mức lương tối thiểu để đưa ra thảo luận tại Hội đồng và thực hiện công tác hành chính của Hội đồng.

5. Kinh phí hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Quy chế làm việc của Hội đồng tiền lương quốc gia

1. Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia quy định quy chế làm việc của Hội đồng tiền lương quốc gia, bộ phận kỹ thuật và bộ phận thường trực.

2. Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia được mời các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học để tham vấn ý kiến hoặc tham gia các cuộc họp của Hội đồng.

Chương 3.

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

4. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.

Điều 8. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động

1. Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý.

2. Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.

3. Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

4. Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.

Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.

5. Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Các quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.

2. Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia:

a) Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này cử đại diện tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia và gửi danh sách để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp;

b) Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lựa chọn và đề nghị người đứng đầu hai hiệp hội ngành nghề ở Trung ương sử dụng nhiều lao động cử đại diện tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia;

c) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia; quyết định bổ nhiệm các ủy viên Hội đồng tiền lương quốc gia.

2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

a) Doanh nghiệp tổ chức xây dựng hoặc rà soát sửa đổi bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị, chi nhánh hoạt động ở các địa bàn khác nhau thì sau khi xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương và định mức lao động, doanh nghiệp gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp nhận thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động; Khoản 6 Điều 7 và Khoản 5 Điều 8 của Nghị định này để rà soát, kiểm tra. Trường hợp phát hiện nội dung không đúng quy định thì phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định của pháp luật lao động;

c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn lao động và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động đối với các doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Nghị định này;

d) Các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu tiếp nhận, kiểm tra, giám sát việc xây dựng thang lương, bảng lương đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình làm chủ sở hữu.

đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các tổ chức, đơn vị của Nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hiện đang xếp lương theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định này, bảo đảm quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các loại lao động trong công ty và các ngành nghề; chuyển xếp lương đối với người lao động từ thang lương, bảng lương do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 sang thang lương, bảng lương do công ty ban hành.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP; Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No: 49/2013/ND-CP

Hanoi, May 14, 2013

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE ON WAGES

Pursuant to the Law on Government organization,of December 25, 2001;

Pursuant to the Labor Code, of June 18, 2012;

At the proposal of Minister of Labor, Invalids and Social Affairs;

The Government promulgates the Decree detailing the implementation of a number of articles of the Labor Code on wages,

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree provides the functions, tasks and organizational structure of the National wage Council as prescribed in clause 2 Article 92; principles for formulation of wage scales, payroll and labor productivity norms as prescribed in clause 1 Article 93 of the Labor Code.

Article 2. Subjects of application

1. Members of the National Wage Council as prescribed in clause 1 Article 92 of the Labor Code.

2. The employees working under the regime of labor contract specified in clause 1 Article 3 of the Labor Code.

3. The employers as prescribed in clause 2 Article 3 of the Labor Code (hereinafter referred to as enterprises).

4. Agencies, organizations and individuals relating to regulation and implementation of the functions, tasks and organizational structure of the National wage Council and formulation of wage scales, payroll and labor productivity norms as prescribed in this Decree.

Chapter 2.

THE NATIONAL WAGE COUNCIL

Article 3. The functions of the National Wage Council

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Prime Minister shall decide establishment of the National Wage Council.

Article 4. The tasks of the National Wage Council

1. Analyzing socio-economic situation, the residential living level to define, forecast the minimum living demand of employees and their family; assessing the implementation of the region-based minimum wages, the wage levels on the labor market and the payment capacity of enterprises in order to formulate and advise the Government about the annual plans on region-based minimum wages and plans in each period.

2. Researching, advising the Government about minimum wages based on hour applicable to some irregular careers, jobs or part-time affairs.

3. Reviewing, assessing about the regional division in applying the region-based minimum wages in order to advise the Government in adjustment, supplementation of the regional division when applying the region-based minimum wages.

4. Surveying actuality, studying foreign experiences in order to enhance capability and efficiency of advisory on the minimum wages.

5. Studying, advising other matters relating to the wage regimes at the request of the Government, the Prime Minister.

Article 5. The organizational structure of the National Wage Council

1. The National Wage Council includes 15 members: 05 members representing for the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, 05 members representing for the Vietnam General Confederation of Labour and 05 members representing for organizations representing for the employers at the central level, in which:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b. Three deputy chairpersons include: A deputy chairperson is deputy chairperson of the Vietnam General Confederation of Labour, a deputy chairperson is deputy chairperson of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry and a deputy chairperson is deputy chairperson of the Vietnam cooperative Union;

c. Members of the Council include: Four members of the Council are representatives of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs; four members of the Council are representatives of the Vietnam General Confederation of Labour; a members of the Council is representative of the Vietnam Association of medium and small enterprises; two members of the Council are representatives of two Trade Associations employing many laborers at central level.

2. The Prime Minister shall appoint the chairperson and deputy chairpersons of the National Wage Council at the proposal of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs and authorize for the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs in appointing members of the National Wage Council.

3. Chairperson, Deputy Chairpersons and Members of the National Wage Council are persons specialized and having experiences in the field of labor, wages; having qualification and capacity to consider, propose requirements of agencies that are represented by them and having conditions to participate in activities of the National Wage Council. Chairperson, Deputy Chairpersons and Members of the National Wage Council work under the part-time regime, with 05-year term.

4. The National Wage Council has a technical division and a permanent division assisting the Council in studying, surveying, summing, formulation the plan on region-based minimum wages, regional division in applying the minimum wages in order to give out for discussion at the Council and implement the administrative mission of the Council.

5. Operational fund of the National Wage Council is ensured by the State budget, included in the annual budget estimates of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and other legally-mobilized sources in accordance with law.

Article 6. The working regulation of the National Wage Council

1. The Chairperson of the National Wage Council shall provide the working regulation of the National Wage Council, the technical division and permanent division.

2. The Chairperson of the National Wage Council may invite experts, scientists, researchers of Ministries, sectors, Study Institutions, universities for consulting or participating in meetings of the Council.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PRINCIPLES FOR FORMULATION OF WAGE SCALES, PAYROLL AND LABOR PRODUCTIVITY NORMS

Article 7. Principles for formulation of wage scales, payroll

1. Based on the production organization, labor organization, enterprises may formulate and decide the wage scale, payroll for laborers involved in managerial, professional or technical work and workers directly involved in production, business and service activities.

2. The multiple of the wage scale is the different coefficient of the wage level for work or title requiring the highest technical qualifications as compared to the work or title requiring the lowest technical qualifications, the number of grades of the wage scale and payroll depends on the complexity of the management and work or title requirements. The gap between two conse-cutive wage grades must ensure encouragement to laborers to raise the technical and professional qualifications as well as experience accumulation and talent development but at least equal to 5%.

3. Companies shall define the lowest wage level (the start level) of work or title in the wage scale and payroll on the basis of the complexity of work or title corresponding to the qualifications, skills, duties, experiences to implement work or title, of which:

a. The lowest wage level of the simplest work or title in normal labor conditions shall be not lower than the region-based minimum wage level prescribed by the Government;

b. The lowest wage level of the work or title requiring laborers to have to be received vocational training (including laborers trained by enterprises themselves) must be at least 7% higher than the region-based minimum wage levels prescribed by the Government;

c. The wage level of work or title with the heavy, hazardous and dangerous labor conditions must be at least 5% higher; work or title with the special heavy, hazardous and dangerous labor conditions must be at least 7% higher than the wage level of work or title having the equivalent complexity but working in normal labor conditions.

4. When formulating and applying the wage scale, payroll must ensure equality, non-discrimination on gender, ethnicity, skin color, social class, marriage status, credence, religion, HIV infection, disability or due to reason of establishment, acceding and operation of the Trade Union for laborers, and must formulate standards to rank wage, conditions to raise the wage grade.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. When formulating or amending and supplementing wage scales, payroll, enterprises must consult organizations representing for labor collectives at enterprises and publicly at the working places of laborers before implementation, and send to the labor state management agencies at district level where enterprises located their production facilities. For State-owned one-member limited liability companies, when formulating or amending and supplementing wage scales, payroll, they must report owners to be consulted before implementation; for mother companies – State-owned economy Group, mother companies of special-rank corporations, they shall send to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for monitoring and supervision.

Article 8. Principles for establishment of labor productivity norms

1. The labor productivity norms are implemented for each step of work, each stage and entire process of producing products and providing services on the basis of organizing scientific labor and reasonable production.

2. The labor productivity norms are formulated on the basis of the job or title ranks and in compatibility with the grades and trained qualifications of laborers, technological process, and technical standards of machines, equipment and ensuring the labor standards.

3. The labor productivity norms must be the advanced average norm, which ensure that the majority of laborers can attain it without having to excessively prolong the regular working time of enterprises as prescribed by law.

4. The new labor productivity norm must be applied experimentally before being officially promulgated. Enterprises must notify laborers at least 15 days before applying experimentally. Duration of experimentally applying shall depend on nature of work, but not more than 3 months and must assess the implementation of the norm.

In case where during the standard working time, the actual implemented level of calculation under productivity is lower 5% or higher 10% than the assigned norm, or the actual implemented level of calculation under the time is higher 5% or lower 10% than the assigned norm, enterprises must adjust the labor productivity norm.

5. The labor productivity norm must be periodically reviewed, assessed to amend, supplement, and adjust for conformity. When formulating or amending and supplementing, adjusting the labor productivity norms, enterprises must consult organizations representing for labor collectives at enterprises and publicly at the working places of laborers before implementation, and send to the labor state management agencies at district level where enterprises located their production facilities.

Chapter 4.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Effect

1. This Decree takes effect on July 01, 2013. Provisions in this Decree shall be applied from May 01, 2013.

2. The Government’s Decree No. 114/2002/ND-CP, of December 31, 2002, detailing and guiding the implementation of a number of the Labor Code’s articles on wages, the Government’s Decree No. 205/2004/ND-CP, of December 14, 2004, providing the system of wage scales, payroll and allowance regimes in state-owned companies cease to be effective on the effective date of this Decree.

Article 10. Responsibility for implementation organization

1. Responsibility for implementation organization of regulations on functions, tasks and organizational structure of the National Wage Council:

a. Heads of agencies, organizations specified in clause 1 Article 5 of this Decree shall appoint representatives to participate in the National Wage Council and send the list to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for summarization;

b. Chairperson of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall select and suggest heads of two Central Trade Associations that use many laborers to appoint representatives for participation in the National Wage Council;

c. The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs shall sum up and propose the Prime Minister for appointment of Chairperson, Deputy Chairpersons of the National Wage Council; and decide the appointment of members of the National Wage Council.

2. Responsibilities for implementation organization of the formulation of wage scales, payroll and labor productivity norms.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b. The labor state management agencies at district level where enterprises located their production and business facilities shall receive the wage scales, payroll, labor productivity norms of enterprises as prescribed in clause 2 Article 93 of the Labor Code; clause 6 Article 7 and clause 5 Article 8 of this Decree for reviewing and inspection. If detecting content not consistent with regulation, the labor state management agencies must have written request to enterprises for amendment, adjustment, supplementation in accordance with labor law;

c. People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall direct the provincial Departments of Labor, Invalids and Social Affairs in coordinating with Confederation of Labour and relevant agencies to organize propagation, guidance, inspection, examination for the formulation of wage scale, payroll, labor productivity norms of enterprises in their areas as prescribed in this Decree.

d. Agencies, organizations that are assigned, decentralized in implementation of rights and obligations of owners to State-owned one-member limited liability companies shall receive, examine, supervise the formulation of wage scales, payroll of one-member limited liability companies owned by them.

e. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall guide State-owned one-member limited liability companies, organizations, units of State, joint-stock companies and limited liability companies with two or more members owned by State that are arranging wages under the wage scale, payroll promulgated together with the Government’s Decree No. 205/2004/ND-CP, of December 14, 2004, to implement this Decree, ensure the rational relationship on wage among labor types in companies and trades; transferring and ranking wage for laborers from the wage scales, payroll promulgated together with the Decree No. 205/2004/ND-CP, of December 14, 2004, by the Government to the wage scales, payroll promulgated by companies.

3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal Peoples Committees and relevant agencies, organizations, enterprises and individuals shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


604.582

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.4.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!