Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 46/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động tranh chấp lao động

Số hiệu: 46/2013/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/05/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy định mới về hòa giải viên lao động

Từ ngày 1/7/2013, ngoài các tiêu chuẩn phải đạt như quy định cũ, hòa giải viên lao động bắt buộc phải có 3 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động và phải do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm (trước chỉ là cấp huyện).

Đây là nội dung mới về hòa giải viên lao động được quy định tại Nghị định 46/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động.

Ngoài ra, sẽ miễn nhiệm Hòa giải viên lao động nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có đơn xin thôi tham gia hòa giải viên;

- Không hoàn thành nhiệm vụ hòa giải;

- Có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng uy tín, thẩm quyền làm phương hại đến lợi ích của các bên hoặc lợi ích của Nhà nước trong quá trình hòa giải hoặc từ chối nhiệm vụ hòa giải từ 02 lần trở lên mà không có lý do chính đáng.

Nghị định 46 thay thế Nghị định 133/2007/NĐ-CP và Nghị định 12/2008/NĐ-CP.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định tiêu chuẩn, thẩm quyền bổ nhiệm hòa giải viên lao động; việc hoãn, ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động trong trường hợp hoãn, ngừng đình công.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm.

2. Người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Bộ luật lao động.

3. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật lao động.

4. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Bộ luật lao động.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện tiêu chuẩn, thẩm quyền bổ nhiệm hòa giải viên lao động, hoãn, ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động trong trường hợp hoãn, ngừng đình công.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hòa giải viên lao động là người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm để hòa giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề theo quy định của pháp luật.

2. Hoãn đình công là việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định chuyển thời điểm bắt đầu thực hiện cuộc đình công mà Ban chấp hành công đoàn ấn định trong quyết định đình công gửi người sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh và công đoàn cấp tỉnh sang một thời điểm khác.

3. Ngừng đình công là việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định chấm dứt cuộc đình công đang diễn ra cho đến khi không còn nguy cơ xâm hại nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân và lợi ích công cộng.

Chương 2.

HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG

Điều 4. Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động

1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và phẩm chất đạo đức tốt.

2. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án.

3. Am hiểu pháp luật lao động và pháp luật có liên quan.

4. Có 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động, có kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động.

Điều 5. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động.

2. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động:

a) Tự đăng ký hoặc được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, công đoàn cấp huyện, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên lao động;

b) Hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động bao gồm:

- Đơn dự tuyển hòa giải viên lao động;

- Sơ yếu lý lịch;

- Giấy chứng nhận sức khỏe;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ (nếu có);

- Văn bản giới thiệu tham gia dự tuyển của cơ quan, tổ chức quy định tại Điểm a Khoản này.

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách người đạt tiêu chuẩn báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm hòa giải viên lao động, đồng thời gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị bổ nhiệm hòa giải viên lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, đồng thời gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã đề nghị bổ nhiệm hòa giải viên lao động;

e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động;

g) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công khai danh sách hòa giải viên lao động để người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và người lao động biết.

3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động:

a) Trong thời hạn 03 tháng, trước khi kết thúc nhiệm kỳ của hòa giải viên lao động, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của hòa giải viên lao động, nhu cầu hòa giải trên địa bàn báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động;

b) Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động thực hiện theo quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e và Điểm g Khoản 2 Điều này.

Điều 6. Miễn nhiệm hòa giải viên lao động

1. Hòa giải viên lao động miễn nhiệm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có đơn xin thôi tham gia hòa giải viên;

b) Không hoàn thành nhiệm vụ hòa giải;

c) Có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng uy tín, thẩm quyền, trách nhiệm của mình làm phương hại đến lợi ích của các bên hoặc lợi ích của Nhà nước trong quá trình hòa giải hoặc từ chối nhiệm vụ hòa giải từ 02 lần trở lên khi được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề mà không có lý do chính đáng.

2. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục miễn nhiệm hòa giải viên lao động:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ đơn xin thôi tham gia hòa giải viên hoặc mức độ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hành vi vi phạm pháp luật của hòa giải viên lao động báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc miễn nhiệm hòa giải viên lao động;

c) Trình tự, thủ tục miễn nhiệm hòa giải viên lao động thực hiện theo quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e và Điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

Điều 7. Bảo đảm điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động

1. Hòa giải viên lao động trong những ngày được cử để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp hợp đồng đào tạo nghề được hưởng chế độ bồi dưỡng như đối với Hội thẩm theo quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết dân sự; được thanh toán công tác phí trong những ngày thực hiện công tác hòa giải theo chế độ công tác phí hiện hành và được bảo đảm các điều kiện cần thiết về phòng họp, tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ hòa giải tranh chấp lao động.

2. Kinh phí hoạt động của hòa giải viên lao động do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định phân cấp quản lý ngân sách hiện hành. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của hòa giải viên lao động thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chương 3.

HOÃN, NGỪNG ĐÌNH CÔNG

Điều 8. Các trường hợp hoãn, ngừng đình công

1. Đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp dịch vụ về điện, nước, vận tải công cộng và các dịch vụ khác trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Chiến thắng, ngày Quốc tế lao động và ngày Quốc khánh.

2. Đình công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

3. Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

4. Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh.

5. Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, làm mất an ninh, trật tự công cộng ảnh hưởng đến các hoạt động của cộng đồng dân cư tại nơi xảy ra đình công.

Điều 9. Thủ tục hoãn đình công

1. Thủ tục hoãn đình công được quy định như sau:

a) Khi nhận được quyết định đình công của Ban chấp hành công đoàn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, nếu thấy cuộc đình công thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 Nghị định này thì trao đổi với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn cuộc đình công.

Đề nghị hoãn đình công gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm: tên doanh nghiệp nơi tập thể lao động đình công; địa điểm dự kiến diễn ra đình công; thời điểm dự kiến bắt đầu đình công; yêu cầu của tập thể lao động; lý do cần thiết phải hoãn cuộc đình công; kiến nghị hoãn đình công, thời hạn hoãn đình công và các biện pháp để thực hiện quyết định hoãn đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Căn cứ đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hoãn đình công và thông báo ngay đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động nơi dự kiến diễn ra đình công.

2. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ khi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được quyết định đình công của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định hoãn đình công.

3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định hoãn đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan phải thực hiện hoãn đình công.

Điều 10. Thủ tục ngừng đình công

1. Thủ tục ngừng đình công thực hiện theo quy định sau đây:

a) Khi xét thấy cuộc đình công đang diễn ra thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 8 Nghị định này, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc ngừng đình công;

b) Ngay sau khi nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ngừng đình công, đồng thời gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đề nghị ngừng đình công gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm: tên doanh nghiệp đang diễn ra đình công; địa điểm đình công; thời điểm bắt đầu đình công; phạm vi diễn ra đình công; số lượng người lao động đang tham gia đình công; yêu cầu của tập thể lao động; lý do ngừng đình công; kiến nghị về việc ngừng đình công và các biện pháp để thực hiện quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Khi nhận được đề nghị ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải có ý kiến để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định;

d) Căn cứ đề nghị ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, ý kiến của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định ngừng đình công.

Quyết định về việc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được thông báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động nơi đình công đang diễn ra biết và thực hiện.

2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định ngừng đình công.

3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải thực hiện ngừng đình công.

4. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ khi nhận được quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả thực hiện ngừng đình công.

Điều 11. Giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi hoãn, ngừng đình công

Trong thời hạn thực hiện quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng trọng tài lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp hòa giải không thành và hết thời hạn hoãn hoặc ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ban chấp hành công đoàn được, tổ chức tiếp tục đình công nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh và công đoàn cấp tỉnh biết ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tiếp tục đình công.

Điều 12. Quyền và trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công

1. Sau khi Ban chấp hành công đoàn yêu cầu ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người lao động phải trở lại làm việc và được trả lương.

2. Sau khi Ban chấp hành công đoàn yêu cầu ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người lao động không trở lại làm việc thì không được trả lương và tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy lao động và các quy định của pháp luật.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

2. Nghị định số 133/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động, Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, Vụ KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 46/2013/ND-CP

Hanoi, May 10, 2013

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE REGARDING LABOR DISPUTE

Pursuant to the Law on Government organization, of December 25, 2001;

Pursuant to the Labor Code, of June 18, 2012;

At the proposal of Minister of Labor, Invalids and Social Affairs;

The Government promulgates the Decree detailing the implementation of a number of articles of the Labor Code regarding labor dispute,

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree provides standards, competences to appoint labor conciliators; postponement, suspension of strike and resolving rights and benefits of labor collectives in cases of postponement, suspension of strike.

Article 2. Subjects of application

1. Labor conciliators who are appointed by competent agencies.

2. Employees as prescribed in clause 1 Article 3 of the Labor Code.

3. Employers as prescribed in clause 2 Article 3 of the Labor Code.

4. Organizations as representatives of labor collectives at grassroots as prescribed in clause 4 Article 3 of the Labor Code.

5. Agencies, organizations and individuals relating to implementation of standards, competences to appoint labor conciliators; postponement, suspension of strike and resolving rights and benefits of labor collectives in cases of postponement, suspension of strike.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the following terms are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Strike postponement means the issuance of decision of the President of the provincial People’s Committee in order to change the beginning time of strike already defined by the Trade Union Executive Committee in the strike decision sent to employers, the provincial-level labor state management agencies and the provincial-level trade union into another time. 

3. Suspension of strike means the issuance of decision of the President of the provincial People’s Committee in order to suspend a strike that is happening until there is no more risk of trespassing seriously the national economy and public benefits.

Chapter 2.

LABOR CONCILIATORS

Article 4. Standards of labor conciliators

1. Being Vietnamese citizens, having full capacity for civil acts, good health and ethics.

2. Not being persons who are being examined for penal liability or serving sentence.

3. Being well-informed about labor law and related laws.

4. Having 03 years working in areas relating to labor relation, having skills in conciliation of labor disputes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The President of the provincial People’s Committee shall appoint, re-appoint labor conciliators.

2. The orders of and procedures for appointment of labor conciliators:

a. Self-registering or the distric Divisions of Labor - Invalids and Social Affairs, the district-level Trade Unions, Trade Unions of industrial zones, processing and exporting zones introduce labor conciliators for participation in recruitment; 

b. A recruiting dossier for labor conciliators includes:

- Application for labor conciliators;

- Resumes;

- Certificate of health;

- Copies of diplomas, certificates (if any);

- Written introduction for participation in recruitment of agencies, organizations specified in point a this clause.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d. Within 05 working days, after receiving report of the district division of Labor-Invalids and Social affairs, the President of the district-level People’s Committee shall have written proposal the President of the provincial People’s Committee for appointment of labor conciliators, and send Director of the provincial Department of Labor-Invalids and Social affairs for verification and submission to the President of the provincial People’s Committee;

dd. Within 10 working days, after receiving written proposal for appointment of labor conciliators of the President of the district-level People’s Committee, the Director of the provincial Department of Labor-Invalids and Social affairs shall verify and submit it to the President of the provincial People’s Committee for consideration and decision, and send to the President of the district-level People’s Committee, who proposed for appointment of labor conciliators;

e. Within 05 working days, after receiving written proposal of the Director of the provincial Department of Labor-Invalids and Social affairs, the President of the provincial People’s Committee shall issue decision on appointment of labor conciliators;

g. Within 05 working days, after receiving decision on appointment of labor conciliators of the President of the provincial People’s Committee, the Director of the provincial Department of Labor-Invalids and Social affairs and to the President of the district-level People’s Committee shall publicize the list of labor conciliators to inform for employers, organizations representing for labor collectives at grassroots and employees.

3. The orders of and procedures for re-appointment of labor conciliators:

a. In 03 month, before ending the term of labor conciliators, the district-level Division of Labor-Invalids and Social affairs shall assess the extent of task completion of labor conciliators, demand of conciliation in locality and report on re-appointment of labor conciliators to the President of the district-level People’s Committee. 

b. The orders of and procedures for re-appointment of labor conciliators shall comply with point d, point dd, point e and point g clause 2 of this Article.

Article 6. Removal from office with respect to labor conciliator

1. A labor conciliator may be removed from office if fall in one of following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b. Failing to finish the conciliation task;

c. Committing acts in breach of law, misusing prestige, competence, responsibilities to cause harm to benefits of parties or benefits of State during conciliation or refusing the conciliation task for twice or more when be assigned to participate in solving labor dispute or dispute on contract of vocational training without legitimate reason.

2. The competences, orders of and procedures for removal from office with respect to labor conciliators:

a. The President of the provincial People’s Committee shall decide removal from office with respect to labor conciliators at the request of the President of the district-level People’s Committee and Director of the provincial Department of Labor-Invalids and Social affairs;

b. The district-level Division of Labor-Invalids and Social affairs shall base on application for removal from conciliation participation or extent of failing to complete task or acts of law violations of labor conciliators to report to the President of the district-level People’s Committee about the removal from office with respect to labor conciliators;

c. The orders of and procedures for the removal from office with respect to labor conciliators shall comply with point d, point dd, point e and point d clause 2 article 5 of this Decree.

Article 7. Assurance on operational conditions for labor conciliator

1. Labour conciliators shall be entitled to allowance regime for the days on which they are assigned to conduct conciliation of labour disputes, contracts of vocational training in the manner same as jurors according to regulation on the allowance regime for persons participating in court sessions, sessions of meeting to solve civil cases; be entitled to be paid working-trip allowances for the days on which they conduct conciliation in accordance with the existing regime on working-trip allowances and be ensured necessary conditions on meeting room, documents, stationery servicing conciliation of labor disputes.  

2. Funds for activities of labor conciliators shall be ensured by the State budget in accordance with the existing regulation on decentralization in budget management.  The making of estimation, management and finalization of funds ensuring for activities of labor conciliators shall comply with regulations of law on the State budget.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

POSTPONEMENT, SUSPENSION OF STRIKES

Article 8. Cases of postponed, suspend strike

1. Strikes expected to organize at units providing services of electricity, water, public transport and other services directly serving for demonstrations to celebrate the Victory Day, International Labor Day and National Day.

2. Strikes expected to organize at localities where are happening activities aiming to prevent, remedy consequences of calamities, fires, epidemics or emergency cases in accordance with law.

3. Strikes happen at localities where appear calamities, fires, epidemics or emergency cases in accordance with law.

4. Strikes happen to the third day at units providing services of electricity, water, public sanitation causing affect to the environment, living conditions and health of people in cities of provinces.

5. Strikes happen together with acts of violence, disturbing, affecting to assets, life of investors, causing insecurity, public disorder, affecting to activities of communities at place happening strikes.

Article 9. Procedures for postponing strikes

1. Procedures for postponing strikes are provided as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A request for postponement of strike sent to the President of the provincial People’s Committee includes: Name of enterprise where labor collectives make strike; tentative location for strike; tentative time for beginning strike; requirement of labor collectives; necessary reason for postponement of strike; proposals for postponement of strike, time limit for postponement of strike and measures to implement decision on postponement of strike of the President of the provincial People’s Committee; 

b. Based on proposals of Director of the provincial Department of Labor – Invalids and Social Affairs, the President of the provincial People’s Committee shall issue decision on postponement of strike and immediately report to the President of the district-level People’s Committee, chairperson of the provincial Confederation of Labour, chairperson of Labor arbitration Council and the grassroots Trade Union Executive Committee or the direct superior Trade Union for grassroots where the grassroots Trade Union has not been established and the employer at the place where strike is expected to happen.

2. Within 48 hours, after the Director of the provincial Department of Labor – Invalids and Social Affairs receives decision on strike of the grassroots Trade Union Executive Committee, the President of the provincial People’s Committee must issue decision on postponing the strike.

3. Within 24 hours, after receiving decision on postponing the strike of the President of the provincial People’s Committee, relevant agencies and organizations must implement the postponement of strike.

Article 10. Procedures for suspending strikes

1. Procedures for suspending strikes shall comply with the following provisions:

a. When considering that the strike happening falls in one of cases specified in clause 3, clause 4 and clause 5 Article 8 of this Decree, the district Division of Labor – Invalids and Social Affairs shall report the suspension of strike to the President of the district-level People’s Committee;

b. After receiving report of the district Division of Labor-Invalids and Social affairs, the President of the district-level People’s Committee shall consider to propose the President of the provincial People’s Committee for decision on suspending strike, and send to the Director of the provincial Department of Labor-Invalids and Social affairs.

A request for suspension of strike sent to the President of the provincial People’s Committee includes: Name of enterprise happening strike; location of strike; time of beginning strike; scope happening strike; quantity of employee participating in strike; requirement of labor collectives; reason for suspension of strike; proposals for  suspension of strike and measures to implement decision on  suspension of strike of the President of the provincial People’s Committee;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d. Based on proposal for suspension of strike of the President of the district-level People’s Committee, opinion of the Director of the provincial Department of Labor-Invalids and Social affairs, the President of the provincial People’s Committee shall consider and decide on suspension of strike.

Decide on suspension of strike of the President of the provincial People’s Committee must be informed immediately to the President of the district-level People’s Committee, Director of the provincial Department of Labor – Invalids and Social Affairs, chairperson of the provincial Confederation of Labour, chairperson of Labor arbitration Council and the grassroots Trade Union Executive Committee or the direct superior Trade Union for grassroots where the grassroots Trade Union has not been established and the employer at the place where strike is happening for implementation.

2. Within 12 hours, after the President of the district-level People’s Committee receives report of the district Division of Labor-Invalids and Social affairs, the President of the provincial People’s Committee must issue decision on suspending strike.

3. Within 12 hours, after receiving decision on suspending the strike of the President of the provincial People’s Committee, relevant agencies, organizations and individuals must implement the suspension of strike.

4. Within 48 hours, after receiving decision on suspending the strike of the President of the provincial People’s Committee, the President of the district-level People’s Committee must report on result of suspension of strike to the President of the provincial People’s Committee.

Article 11. Resolving requirement of labor collectives when postponing, suspending strike

In time of implementing the decision on postponing or suspending strike of the President of the provincial People’s Committee, Labor arbitration Council implement conciliation of labor disputes in accordance with labor laws. 

If conciliation is not sucessful, and time limit for postponing or suspending strike is expired according to decision of the President of the provincial People’s Committee, the Trade Union Executive Committee may further organize the strike but it must notify in writing for the employer, the provincial labor state management agencies and the provincial Trade Union at least 05 working days before beginning the continuing of strike.

Article 12. Rights and responsibilities of the employees when suspend strike

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. After the Trade Union Executive Committee requests the employees for suspension of strike in accordance with the decision of the President of the provincial People’s Committee, the employees who are fail to return for working shall not be paid salary and depend on seriousness of violations, they may be disciplined in accordance with labor regulations and other regulations of law.

Chapter 4.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 13. Effect

1. This Decree takes effect on July 01, 2013.

2. The Government’s Decree No. 133/2007/ND-CP, of August 08, 2007 detailing regulations and guidelines on the Laws amending the Labour Code regarding labour dispute resolution, the Government’s Decree No. 12/2008/ND-CP, of January 30, 2008, detailing and guiding the implementation of article 176 of the Labor Code on postponement or suspension of strikes and settlement of labor collective interests cease to be effective on the effective date of this Decree.

Article 14. Responsibilities for implementation

1. The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs shall guide inplementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal Peoples Committees shall implement this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 46/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 hướng dẫn Bộ luật lao động về tranh chấp lao động

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


80.461

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.68.115
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!