Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 195-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 31/12/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 195-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1994

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 195/CP NGÀY 31-12-1994 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

Điều 1.- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được áp dụng đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau đây:

- Các doanh nghiệp Nhà nước;

- Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các tổ chức, cá nhân có thuê mướn lao động;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp; các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê mướn lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;

- Các đơn vị sự nghiệp, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị, xã hội khác, lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

- Nghị định này cũng được áp dụng đối với công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, người giữ các chức vụ được bầu, cử hoặc bổ nhiệm, thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, trừ trường hợp các văn bản pháp luật riêng cho từng đối tượng có quy định khác.

Điều 2.- Nghị định này không áp dụng đối với người làm việc trong doanh nghiệp đặc thù thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

Chương 2:

THỜI GIỜ LÀM VIỆC

Điều 3.- Thời giờ làm việc theo Điều 68 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

1- Thời giờ làm việc trong điều kiện lao động, môi trường lao động bình thường là:

- Không quá tám giờ trong một ngày;

- Không quá 48 giờ trong một tuần.

2. Thời giờ làm việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được rút ngắn từ một đến hai giờ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

3- Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm:

- Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc;

- Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc;

- Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người;

- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người lao động nữ trong thời gian hành kinh;

- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động;

- Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép.

Điều 4.- Căn cứ Điều 68 của Bộ Luật lao động, người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần và ngày nghỉ hàng tuần phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không được trái với quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định này và phải được thể hiện trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động của doanh nghiệp.

Điều 5.- Thời giờ làm thêm theo Điều 69 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

1- Thời giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc. Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần thì tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày không vượt quá 12 giờ. Tổng số thời giờ làm thêm trong một năm không vượt quá 200 giờ.

2- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ trong các trường hợp sau đây:

- Xử lý sự cố trong sản xuất;

- Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;

- Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ không thể bỏ dở được.

3- Trong trường hợp phải đối phó hoặc khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh lan tràn thì người sử dụng lao động có quyền huy động làm thêm giờ vượt quá quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phải được sự thoả thuận của người lao động.

Điều 6.- Thời giờ làm việc ban đêm theo Điều 70 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

- Từ Thừa Thiên - Huế trở ra phía Bắc được tính từ 22 giờ đến 6 giờ.

- Từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào phía Nam được tính từ 21 giờ đến 5 giờ.

Chương 3:

THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 

Điều 7.- Thời giờ nghỉ theo Điều 71 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:

- 30 phút nếu làm việc 8 giờ liên tục trong điều kiện bình thường; hoặc làm việc 7 giờ, 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc.

- 45 phút nếu làm việc liên tục vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ.

Điều 8.- Ngoài những ngày nghỉ lễ được hưởng lương theo Điều 73 của Bộ Luật lao động, người lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức của người Việt Nam được nghỉ thêm một ngày tế cổ truyền dân tộc và một ngày Quốc khánh của nước họ (nếu có) và được hưởng nguyên lương.

Điều 9.-

1- Theo Điều 74 của Bộ Luật lao động, thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm:

- Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề;

- Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động để làm việc tại doanh nghiệp;

- Thời gian nghỉ về việc riêng;

- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý;

- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng;

- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 3 tháng;

- Thời gian nghỉ theo chế độ quy định đối với lao động nữ;

- Thời gian nghỉ để làm các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật;

- Thời gian nghỉ để hoạt động Công đoàn theo quy định của pháp luật;

- Thời gian hội họp, học tập theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép;

- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;

- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc;

- Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do bị oan hoặc được miễn tố.

2. Người lao động được nghỉ hàng năm 14 ngày hoặc 16 ngày quy định tại các điểm b, c Khoản 1 Điều 34 của Bộ Luật lao động theo danh mục các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các vùng có điều kiện sinh sống khắc nghiệt do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

3. Khi nghỉ hàng năm nếu đi bằng phương tiện ô-tô, tàu thuỷ, tàu hoả mà số ngày đi đường (cả đi và về) trên hai ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm.

4- Tiền tàu xe và tiền lương trong những ngày đi đường do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận; đối với người lao động làm việc ở vùng xa xôi hẻo lánh (vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo) khi đi nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương cho những ngày đi đường.

Điều 10.- Người lao động được trả lương những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc ngày chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo Khoản 3 Điều 76 của Bộ Luật lao động trong các trường hợp sau đây:

1- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để làm nghĩa vụ quân sự;

2. Hết hạn hợp đồng lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ; bị sa thải; nghỉ hưu; chết.

Điều 11.- Thời gian nghỉ hàng năm theo Khoản 3 Điều 76 và Khoản 2 Điều 77 của Bộ Luật lao động được tính như sau:

Lấy số ngày nghỉ hàng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên tại doanh nghiệp (nếu có), chia cho 12 tháng (không lấy số thập phân) nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hàng năm có lương.

Chương 4:

THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÁC CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT

Điều 12.- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm các công việc theo Điều 80 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt như: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ; người lái, tiếp viên, kiểm soát viên không lưu ngành hàng không; thăm dò khai thác dầu khí trên biển; trong các lĩnh vực nghệ thuật, áp dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần, thợ lặn; thợ mỏ hầm lò thì các Bộ trực tiếp quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi sau khi thoả thuận với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 13.- Không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Bộ Luật Lao động. Trong trường hợp đang sử dụng mà chưa chuyển được họ sang làm công việc khác thì người lao động nữ được giảm bớt ít nhất hai giờ làm việc hàng ngày so với số giờ làm việc đã quy định mà vẫn được trả đủ lương.

Điều 14.- Đối với người lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi, vẫn còn làm việc thì năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu được giảm bốn giờ làm việc trong một ngày và vẫn được trả đủ lương.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Những quy định trước đây về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 16.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 195-CP

Hanoi, December 31, 1994

 

DECREE

ON DETAILED PROVISIONS AND GUIDANCE FOR THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE ON WORK AND REST TIME

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
Proceeding from the Labor Code on the 23rd of June 1994;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

SUBJECTS AND SCOPE OF APPLICATION

Article 1.- The work and rest time is applicable to laborers in the following types of enterprises, offices and organizations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Enterprises of the other economic sectors; organizations and individuals employing laborers;

- Enterprises with foreign investment, enterprises in export-processing and industrial zones; foreign offices and organizations or international organizations in Vietnam that employ Vietnamese laborers, unless otherwise stipulated by international conventions that Vietnam has signed or acceded to.

- Public-service, business and servicing units at administrative and public-service offices, people's organizations and other political and social organizations, and of the People's Army and People's Public Security Force;

- This Decree is also applicable to government officials and servants in administrative and public-service offices, elected or appointed officials of the people's organizations and other political and social organizations, and to those serving in the People's Army and People's Public Security Force, unless otherwise provided for by specific laws and regulations.

Article 2.- This Decree shall not apply to those working in specialized enterprises of the People's Army and People's Public Security Force, and to the commissioned and non-commissioned officers and soldiers of the People's Army and People's Public Security Force.

Chapter II

WORK TIME

Article 3.- The work time stipulated in Article 68 of the Labor Code is provided for as follows:

1. The work time in normal labor conditions and environment is:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Not more than 48 hours per week.

2. The work time in especially heavy, hazardous and dangerous jobs is shortened by from one to two hours, in accordance with the list jointly issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Health.

3. The other time to be counted into the paid work time includes:

- The rest time in between a workshift;

- The break time required by the nature of the work;

- The necessary break time allocated in the work process for natural physical demands;

- The 60-minute rest per day for women laborers nursing children under 12 months of age;

- The 30-minute rest per day for women laborers on menstruation;

- The work stoppages not due to the fault of the laborers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The time for meeting and study requested or allowed by the employer.

Article 4.- Proceeding from Article 86 of the Labor Code, the employer has the right to set the work time during the workdays or workweeks and the rest day(s) during the week to suit the production and business of the enterprise, which are not against the provisions of Items 1 and 2 of Article 3 of this Decree, and which must be recorded in the labor contract, the collective bargain and the labor regulation of the enterprise.

Article 5.- The overtime work stipulated in Article 69 of the Labor Code is provided as follows:

1. The overtime work must not exceed 50% of the worktime provided for each kind of work in each day. In the event the overtime work is provided for on the basis of workweeks, the total of the regular worktime and the overtime must not exceed 12 hours a day. The total overtime work must not exceed 200 hours a year.

2. The employer and the laborers may arrange overtime work in the following cases:

- To work on production incidents;

- To solve urgent problems which cannot be delayed;

- To handle in a timely manner fresh materials or construction projects or products which, due to strict technological requirements, cannot be left undone.

3. In the urgency of a serious natural calamity, enemy sabotage, fire or a spreading epidemic, the employer has the right to mobilize overtime work in excess of the stipulations in Item 1 of this Article, given the agreement of the laborers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- From Thua Thien-Hue northward: from 22:00 hours to 6:00 hours of the next day.

- From Quang Nam-Danang southward: from 21:00 hours to 5:00 hours of the next day.

Chapter III

REST TIME

Article 7.- The rest time stipulated in Article 71 of the Labor Code is provided for as follows:

- 30 minutes for 8 hours of continuous work in normal conditions; or for 7 hours or 6 hours of continuous work in condition of shortened worktime.

- 45 minutes for continuous night work from 22:00 hours to 6:00 hours, or from 21:00 hours to 5:00 hours.

Article 8.- In addition to the paid holidays stipulated in Article 73 of the Labor Code, the laborers who are foreigners working in enterprises and organizations of Vietnamese are allowed one day for their traditional new-year holiday and one day for their National Days (if any), all with full payment.

Article 9.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The time for professional training and practice to work for the enterprise as stipulated in the contract for professional training and practice;

- The time for probation as stipulated in the labor contract for work at the enterprise;

- Leave for personal affairs;

- Unpaid leave allowed by the employer;

- Leave due to a labor accident or occupational disease, which shall not exceed 6 months in total.

- Sick leave, which shall not exceed 3 months in total;

- The time to exercise citizen's duties as required by law;

- The time for meeting and studies as requested or allowed by the employer;

- Work stoppage or suspension not due to the fault of the laborer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The time of temporary arrest or detention which is followed by the laborer's return to work due to his/her innocence or exemption from prosecution.

2. The laborer is entitled to an annual leave of 14 days or 16 days as stipulated in Points (b) and (c), Item 1, of Article 74 of the Labor Code in accordance with the lists of heavy, harzardous and dangerous jobs, and jobs in areas of difficult living conditions issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Health.

3. During the annual leave, if the laborer travels by car, boat or train and if the time he/she spends on the road (return) exceed two days, the third or more days on the road shall then be added into the annual leave.

4. The transport fares and salary for the time the laborer spends on the road shall be agreed upon by the laborer and the employer; for the laborer who works in remote areas (high mountainous, remote and island areas), the employer shall pay him/her transport fares and salary for the days he/she spends on the road during his/her annual leave.

Article 10.- The laborer shall receive his/her salary for the unspent days of his/her annual leave according to Item 3 of Article 76 of the Labor Code in the following cases:

1. A temporary postponement of the implementation of the labor contract to perform his/her military service duty;

2. The labor contract expires; unilateral termination of the labor contract; a loss of employment due to a change in technology; dismissal; retirement; death.

Article 11.- The time for annual leave as stipulated in Item 3 of Article 76, and Item 2 of Article 77 of the Labor Code is calculated as follows:

Divide the total of the statutory days for annual leave and the additional days of leave due to seniority at the enterprise (if any) by 12 months (leaving out the decimal) and multiplying the result with the number of months of actual work to have the number of days of paid annual leave.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



THE WORK AND REST TIME FOR LABORERS IN WORKS OF SPECIAL NATURE

Article 12.- The work and rest time for laborers in jobs stipulated in Article 80 of the Labor Code is provided for as follows:

With regard to jobs of special nature, such as land, rail and water transport; navigating, airhosting and air controlling; offshore oil prospecting; arts; applying radiation and nuclear technologies, high-frequency waves; diving; and underground mining, the ministries in charge shall define the specific work and rest time after consulting the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 13.- It is not allowed to employ women laborers in heavy or dangerous duties or in jobs which require direct contact with harzardous chemicals which may affect their reproduction and child-rearing functions as stipulated in Item 1, Article 113, of the Labor Code. If the women laborers already work on those jobs and their replacements are not yet available, they are entitled to a reduction of at least two hours of work time a day from the required work time while still receiving full pay.

Article 14.- With regard to men laborers over 60 years of age and women laborers over 55 years of age who continue to work, in the last year before their retirement, they are entitled to a reduction of 4 hours a day from the normal work day and still receiving full pay.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 15.- This Decree takes effect from the 1st of January 1995. The previous provisions on work time and rest time which are contrary to this Decree are now annulled.

Article 16.- The Ministers, the Heads of the agencies at ministerial level, the Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government are responsible for the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 hướng dẫn Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


78.675

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.207.115
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!