Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 121/2014/NĐ-CP hướng dẫn Công ước Lao động hàng hải 2006 chế độ lao động thuyền viên làm việc trên tàu biển

Số hiệu: 121/2014/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 24/12/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên

Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán các khoản chi phí trong những trường hợp sau:

- Hợp đồng lao động thuyền viên hết hạn;

- Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động cần phải hồi hương;

- Tàu bị chìm đắm;

- Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;

- Tàu hoạt động tại nơi có chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;

- Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

Theo đó, chi phí hồi hương bao gồm: chi phí ăn, ở; tiền lương và trợ cấp đi lại; chăm sóc y tế cần thiết cho thuyền viên từ thời điểm rời tàu cho đến địa điểm hồi hương…

Nội dung này được quy định tại Nghị định 121/2014/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 01/03/2015.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 121/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI NĂM 2006 VỀ CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU BIỂN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Công ước Lao động hàng hi năm 2006 của T chức Lao động quốc tế;

Theo đ nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

Chính ph ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về điều kiện lao động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của thuyền viên, ch tàu, các tổ chức, cá nhân có liên quan; hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam.

2. Điều kiện lao động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm khác của thuyền viên, chủ tàu và các tổ chức, cá nhân không quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ngh đnh này áp dụng đối vi:

a) Tàu biển Việt Nam, chủ tàu, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam;

b) Tàu biển nước ngoài, chủ tàu, thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam;

c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan.

2. Nghị định này không áp dụng đối với chủ tàu và thuyền viên làm việc trên các loại tàu dưới đây:

a) Tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá;

b) Tàu biển Việt Nam không hoạt động tuyến quốc tế.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tàu biển Việt Nam là tàu biển được đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.

2. Tàu biển nước ngoài là tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài.

3. Chủ tàu là chủ sở hữu tàu hoặc tổ chức, cá nhân khác đồng ý chịu trách nhiệm về hoạt động của tàu thay cho chủ s hữu và đảm nhận các nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu tàu, bất kể việc có hay không các tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện một số nghĩa vụ hoặc trách nhiệm thay cho chủ s hữu tàu.

4. Thuyền viên là người được tuyển dụng hoặc thuê làm việc trên tàu biển đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn và đảm nhiệm chức danh theo quy định của pháp luật.

5. Thời gian đi tàu là thời gian kể từ ngày thuyền viên bắt đầu nhận nhiệm vụ đến ngày hồi hương.

6. Tai nạn lao động hàng hải là tai nạn xảy ra trong thời gian đi tàu gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho thuyền viên trong khi thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo phân công của chủ tàu hoặc của người được chủ tàu ủy quyền.

7. Tuyến quốc tế là tuyến hành trình của tàu biển Việt Nam giữa cảng biển Việt Nam và cảng biển nước ngoài hoặc giữa các cảng biển nước ngoài.

8. Công ước STCW là Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên.

Chương II

CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM

Điều 4. Hợp đồng lao động thuyền viên

1. Trước khi làm việc trên tàu biển, chủ tàu và thuyền viên phải ký kết hợp đồng lao động thuyền viên. Trường hợp chủ tàu không trực tiếp ký kết hợp đồng lao động thuyền viên thì ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện thực hiện. Việc ký kết, ủy quyền, thực hiện hợp đồng lao động thuyền viên theo quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định này và văn bản có liên quan.

2. Ngoài những nội dung cơ bản được quy định tại Bộ luật Lao động, hợp đồng lao động thuyền viên phải có thêm các nội dung sau:

a) Việc hồi hương của thuyền viên;

b) Bảo hiểm tai nạn;

c) Tiền thanh toán nghỉ hằng năm;

d) Điều kiện chấm dứt hp đồng lao động thuyền viên.

3. Hợp đồng lao động thuyền viên, các phụ lục, tài liệu liên quan được làm bằng tiếng Việt và tiếng Anh, có giá trị pháp lý như nhau.

Điều 5. Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác

1. Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán tiền lương, phụ cấp hằng tháng trực tiếp cho thuyền viên hoặc cho người được thuyền viên ủy quyền hợp pháp.

2. Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của thuyền viên được trả bằng tiền mặt hoặc trả vào tài khoản cá nhân của thuyền viên hoặc của người được thuyền viên ủy quyền. Trường hợp tr qua tài khoản ngân hàng, chủ tàu phải tha thuận với thuyền viên về các loại chi phí liên quan đến việc m, chuyển tiền và duy trì tài khoản theo quy định.

3. Chủ tàu có trách nhiệm lập và cung cấp cho thuyền viên bản kê thu nhập hằng tháng bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác.

Điều 6. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1. Thời giờ làm việc được bố trí theo ca và duy trì 24 giờ liên tục trong ngày, kể cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết.

2. Thời giờ ngh ngơi được quy định như sau:

a) Thi giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;

b) Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thi gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất phải kéo dài 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp không được quá 14 giờ;

c) Khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ được tính từ thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc của một giai đoạn nghỉ ngơi.

3. Trường hp khẩn cấp đối với an ninh, an toàn của tàu và người, hàng hóa trên tàu, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cu thuyn viên làm bt kỳ vào thi điểm nào. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, thuyền trưởng bố trí cho thuyền viên nghỉ ngơi đủ thời gian theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được lập thành Bảng phân công công việc trên tàu bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu tại Phụ lục I của Nghị định này và được công bố tại vị trí dễ thấy trên tàu.

5. Trường hợp tập trung, thực tập cứu hỏa, cứu sinh hoặc thực tập khác theo quy định, thuyền trưởng có thể bố trí thời giờ nghỉ ngơi khác quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này nhưng phải hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến thi giờ nghỉ ngơi, không gây ra mệt mỏi cho thuyền viên và phải được quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong hợp đồng lao động thuyền viên theo nguyên tắc sau đây:

a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ và 70 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày. Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được thực hiện nhiu hơn hai tun liên tiếp. Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn áp dụng ngoại lệ không được ít hơn hai ln khoảng thời gian của giai đoạn đã áp dụng ngoại lệ trước đó;

b) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này có thể được, chia tối đa thành ba giai đoạn, một trong số ba giai đoạn đó không được dưới 06 giờ và hai giai đoạn còn lại không được dưới 01 giờ;

c) Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ ngơi liên tiếp không được vượt quá 14 giờ;

d) Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được vượt quá hai giai đoạn 24 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày.

6. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền có trách nhiệm lập Bản ghi thời giờ nghỉ ngơi theo mẫu tại Phụ lục II của Nghị định này và cung cấp cho thuyền viên.

Điều 7. Nghỉ hằng năm, nghi lễ, tết

1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương.

2. Số ngày nghỉ hằng năm được tính tối thiểu 2,5 ngày cho mỗi tháng làm việc. Ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật không tính vào số ngày nghỉ hằng năm.

3. Cấm mọi thỏa thuận để thuyền viên không nghỉ hằng năm.

Điều 8. Hồi hương

1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán các khoản chi phí trong các trường hợp sau đây:

a) Hợp đồng lao động thuyền viên hết hạn;

b) Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương;

c) Tàu bị chìm đắm;

d) Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;

đ) Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;

e) Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

2. Chủ tàu không phải thanh toán các khoản chi phí cho thuyền viên khi hồi hương trong trường hợp thuyền viên bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

3. Chi phí liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên do chủ tàu thanh toán gồm:

a) Chi phí đi đến địa điểm lựa chọn để thuyền viên hồi hương;

b) Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu cho đến địa điểm hồi hương;

c) Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu cho đến địa điểm hồi hương;

d) Chi phí vận chuyển tối đa 30 kg hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương;

đ) Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương.

4. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí việc hồi hương cho thuyền viên bằng các phương tiện phù hợp và thuận lợi. Thuyền viên được bố trí hồi hương tới địa điểm được quy định trong hợp đồng lao động thuyên viên hoặc địa điểm nơi thuyền viên cư trú.

5. Thời hiệu khiếu nại liên quan đến hồi hương của thuyền viên là 01 năm, kể từ ngày hồi hương.

6. Chủ tàu có trách nhiệm lưu giữ trên tàu bản sao và cung cấp cho thuyền viên các văn bản pháp luật quy định về hồi hương.

7. Chủ tàu có trách nhiệm bảo đảm tài chính để chi trả cho thuyền viên khi hồi hương theo quy định tại Nghị định này.

8. Trường hp chủ tàu không thực hiện hoặc không trả các chi phí hồi hương cho thuyền viên, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thu xếp cho thuyền viên hồi hương và yêu cầu chủ tàu hoàn trả các chi phí đó.

9. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quy định tại Khoản 8 Điều này.

Điều 9. Thực phẩm và nước uống

1. Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp miễn phí thực phẩm và nước uống bảo đảm về số lượng, giá trị dinh dưỡng, chất lượng, đa dạng về chủng loại và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho thuyền viên trên tàu biển; phù hợp về tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của thuyền viên.

2. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng chỉ định phải thường xuyên thực hiện kiểm tra và lập hồ sơ về các nội dung sau đây:

a) Việc cung cấp thực phẩm và nước uống;

b) Tất cả kho, két và thiết bị được sử dụng để bảo quản, dự trữ thực phẩm và nước uống;

c) Nhà bếp và thiết bị khác để chuẩn bị và phục vụ bữa ăn.

3. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí bếp trưởng và cấp dưỡng phục v thuyền viên trên tàu biển. Trường hợp trên tàu bố trí dưới 10 thuyền viên thì không bắt buộc có bếp trưởng nhưng phải bố trí cấp dưỡng.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đối với thực phẩm và nước uống, định lượng bữa ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển.

Điều 10. Chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên trên tàu và trên bờ

1. Thuyền viên được chăm sóc sức khỏe thường xuyên, kịp thời và miễn phí trong thời gian làm việc trên tàu biển và tại cảng nước ngoài khi tàu ghé vào.

2. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển theo quy định sau đây:

a) Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thuyền viên trên tàu như người lao động làm việc trên bờ về thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế, thông tin y tế và tham vấn chuyên môn về y tế;

b) Bảo đảm cho thuyền viên được khám, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở nha khoa tại cảng mà tàu ghé vào;

c) Có các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải, bệnh tật thông qua tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho thuyền viên.

3. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện quy định về bố trí bác sĩ trên tàu như sau:

a) Đối với tàu biển có từ 100 người trở lên và thực hiện chuyến đi quốc tế dài hơn ba ngày phải bố trí ít nhất 01 bác sĩ;

b) Đối với tàu biển có dưới 100 người và không có bác sĩ trên tàu, phải bố trí ít nhất 01 thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế và quản lý thuốc hoặc 01 thuyền viên có khả năng sơ cứu y tế.

Thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế phải bảo đảm đã hoàn thành khóa đào tạo về chăm sóc y tế theo quy định của Công ước STCW. Thuyền viên chịu trách nhiệm sơ cứu y tế phải bảo đảm đã hoàn thành khóa đào tạo về sơ cứu y tế theo quy định của Công ước STCW.

4. Thuyền trưởng hoặc người có nhiệm vụ chăm sóc y tế trên tàu có trách nhiệm lập biểu mẫu báo cáo y tế theo quy định. Biểu mẫu báo cáo y tế dùng để trao đổi thông tin với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên bờ. Thông tin trong biểu mẫu báo cáo y tế phải được bảo mật và chỉ sử dụng cho việc chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho thuyền viên.

5. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Công bố các cơ sở khám sức khỏe cho thuyền viên;

b) Quy định về tủ thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế trên tàu biển, biểu mẫu báo cáo y tế.

Điều 11. Trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền viên bị tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả gồm điều trị y tế, phẫu thuật, nằm viện, các loại thuốc, trang thiết bị điều trị cần thiết, chi phí ăn, ở của thuyền viên từ khi sơ cứu đến khi thuyền viên bình phục hoặc đến khi xác định là mãn tính.

2. Trả đủ tiền lương ghi trong hợp đồng lao động thuyền viên trong thời gian điều trị.

3. Thanh toán chi phí mai táng trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu hoặc trên bờ trong thi gian đi tàu.

4. Chủ tàu không phải thanh toán chi phí cho thuyền viên trong trường hợp sau đây:

a) Bị thương xảy ra ngoài thời gian đi tàu;

b) Bị thương, ốm do hành vi cố ý của thuyền viên.

5. Bảo vệ và trả lại tài sản của thuyền viên để lại trên tàu cho thuyền viên hoặc thân nhân của họ trong trường hợp thuyền viên rời tàu khi bị bệnh, bị thương hoặc tử vong.

Điều 12. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp

1. Khi xảy ra tai nạn lao động hàng hải, chủ tàu hoặc thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động và khai báo với Cảng vụ hàng hải gn nht nếu tàu đang hoạt động trong cảng biển Việt Nam hoặc Cục Hàng hải Việt Nam nếu tàu đang hoạt động trên biển hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam nếu tàu đang hoạt động ở nước ngoài.

2. Việc điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, an toàn lao động.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải.

Điều 13. Phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp

1. Chủ tàu có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định hiện hành về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp cho thuyền viên, bao gồm:

a) Hướng dẫn, tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho thuyền viên trước khi giao nhiệm vụ trên tàu biển hoặc khi giao công việc khác hoặc khi giao công việc có mức độ rủi ro cao hơn;

b) Huấn luyện định kỳ về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;

c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên;

d) Phân định trách nhiệm cụ thể cho thuyền viên về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên tàu;

đ) Đối với tàu có từ 05 thuyền viên trở lên, phải thành lập Ban an toàn lao động và chỉ rõ quyền hạn của thuyền viên trên tàu được phân công hoặc được chọn với tư cách là đại diện an toàn tham gia các cuộc họp của Ban an toàn lao động của tàu;

e) Trang bị đầy đủ và hướng dẫn việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị khác để ngăn ngừa tai nạn cho thuyền viên. Trang thiết bị bảo vệ cá nhân phải bảo đảm chất lượng theo quy định;

g) Bảo đảm các loại máy, thiết bị, vật tư trên tàu có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng và phải được kiểm định định kỳ, đột xuất trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật;

h) Bảo đảm người không có nhiệm vụ không được tiếp cận những khu vực trên tàu có ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn;

i) Xây dựng phương án ứng cu khẩn cấp đi với tai nạn lao động hàng hải liên quan đến thuyền viên và tổ chức diễn tập hằng năm.

2. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định cho thuyền viên trong quá trình làm việc trên tàu biển.

3. Thuyền trưởng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra thường xuyên và đnh kỳ việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động của thuyền viên do chủ tàu lập ra; khắc phục các điều kiện mất an toàn trên tàu và báo cáo chủ tàu.

4. Thuyền viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động do chủ tàu lập ra.

5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cu nghiêm ngặt về an toàn lao động để vận hành hệ thống động lực của tàu biển Việt Nam trên cơ sở thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Chương III

KIỂM TRA, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI CHO TÀU BIỂN VIỆT NAM VÀ THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM

Điều 14. Kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải

1. Tàu biển phải được kiểm tra về điều kiện lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước Lao động hàng hải năm 2006.

2. Tàu biển hoạt động tuyến quốc tế có tổng dung tích từ 500 trở lên phải có Giấy chứng nhận Lao động hàng hải.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra điều kiện lao động trên tàu biển; cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải cho tàu biển.

Điều 15. Thanh tra, kiểm tra đối với tàu biển

1. Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam và Cảng vụ hàng hải thực hiện việc thanh tra, kiểm tra điều kiện lao động, sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển theo quy định của Nghị định này và pháp luật Việt Nam có liên quan.

2. Việc thanh tra, kiểm tra quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động của tàu biển.

3. Chủ tàu và thuyền trưởng có trách nhiệm tạo điều kiện để Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam và Cảng vụ hàng hải thanh tra, kiểm tra tàu biển và có trách nhiệm khắc phục vi phạm, khiếm khuyết về điều kiện lao đng, sinh hoạt của thuyền viên.

Điều 16. Giải quyết khiếu nại của thuyền viên làm việc trên tàu biển

1. Chủ tàu có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy trình khiếu ni và giải quyết khiếu nại của thuyền viên.

2. Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại của thuyền viên phải được cung cấp cho tất cả thuyền viên và được lưu giữ trên tàu.

Chương IV

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU BIỂN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Điều 17. Thanh tra, kiểm tra tàu biển nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam

1. Tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại cảng biển Việt Nam chịu sự thanh tra, kiểm tra của Cảng vụ hàng hải về việc thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước Lao động hàng hải năm 2006 liên quan đến điều kiện lao động, sinh hoạt của thuyền viên trên tàu.

2. Việc thanh tra, kiểm tra quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Lao động quốc tế và Tổ chức các quốc gia tham gia thỏa thuận kiểm tra Nhà nước tại cảng biển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

3. Chủ tàu và thuyền trưởng tàu biển nước ngoài có trách nhiệm tạo điều kiện để Cảng vụ hàng hải tiến hành thanh tra, kiểm tra tàu biển và khắc phục vi phạm, khiếm khuyết liên quan đến điều kiện lao động, sinh hoạt của thuyền viên theo yêu cầu của Cảng vụ hàng hải.

Điều 18. Giải quyết khiếu nại của thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam

1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài khi đang hoạt động tại cảng biển Việt Nam có quyền khiếu nại đến Cảng vụ hàng hải khu vực mà tàu đang hoạt động.

2. Ngay sau khi nhận được khiếu nại, Cảng vụ hàng hải khu vực phải thực hiện điều tra ban đầu và giải quyết khiếu nại theo hướng dẫn của Tổ chức Lao động quốc tế và Tổ chức các quốc gia tham gia thỏa thuận kiểm tra Nhà nước tại cảng biển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Điều 19. Tạo điều kiện thuận lợi cho thuyền viên làm việc trên tàu biển nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam

Khi nhận được thông tin thuyền viên là người nước ngoài bị bỏ rơi tại Việt Nam, Cảng vụ hàng hải khu vực phải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam để thông báo cho cơ quan ngoại giao hoặc đại diện của quốc gia mà tàu mang cờ hoặc quốc gia mà thuyền viên đó mang quốc tịch hoặc cư trú.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2015.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Hàng hải Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng


PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Nghị định số 121/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ)

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TRÊN TÀU

(TABLE OF SHIPBOARD WORKING ARRANGEMENTS)

Tên tàu: ………………
Name of ship

Quốc tịch: Việt Nam
Flag of Ship

Số IMO: …………………
I
MO Number

Lần cập nhật gần nhất: …………………………
Last Updated

Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu của thuyền viên được áp dụng phù hợp với Công ước Lao động Hàng hải năm 2006 và Công ước quốc tế về tiêu chuẩn hun luyện, cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên năm 1978 và sửa đổi năm 2010 (Công ước STCW).

The minimum hours of rest are applicable in accordance with the ILO Maritime Labour Convention, 2006 and the International Convention and Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers, 1978, as amended 2010 (STCW Convention).

Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu: Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ; và 77 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày bt kỳ.

Minimum Hours of Rest: Minimum Hours of Rest shall not be less than: 10 hours in any 24 hours period; and 77 hours in any 07 days period.

Chức danh
Position/Rank

Thời giờ làm việc hàng ngày khi tàu hành trình trên biển
Scheduled Daily Work Hours at Sea

Thời giờ làm việc hàng ngày khi tàu ở tại cảng
Scheduled Daily Work Hours in Port

Ghi chú
Remarks

Tổng số thi giờ nghỉ ngơi
Total Daily Rest Hours

Trực ca
Watchkeeping (from - to)

Nhiệm vụ khác ngoài trực ca
Non - Watchkeeping duties: (from - to)

Trực ca
Watchkeeping: (from - to)

Nhiệm vụ khác ngoài trực ca
Non - Watchkeeping duties: (from - to)

Trên biển
At Sea

Tại cảng
I
n Port

Ghi chú: …………………………………………………………………………………………………………………………..

Remarks

Thuyền trưởng ký tên:……………………………..
Signature of Master

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Nghị định số: 121/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ)

BẢN GHI THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

(RECORDS OF HOURS OF REST)

Tên tàu: ……………………………………………
Name of Ship

Số IMO: ……………………………………………
I
MO Number:

Quốc tịch: Việt Nam
Flag of Ship

Thuyền viên (họ và tên): ………………………………………
Seafarer (full name)

Chức danh: …………………………………
Position/Rank

Tháng, năm:………………………………………………………
Month and year

Thuyền viên trực ca:
Watchkeeper

Có □
Yes

Không □
No

Đánh dấu “X” vào khoảng thời gian nghỉ ngơi, hoặc dùng đường kẻ liên tục.

Please mark periods of rest with an X”, or using a continuous line.

Giờ
(Hrs)

Ngày
Date

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

Thời giờ nghỉ ngơi trong vòng 24 giờ
Hours of rest in 24 h period

Ghi chú
Remarks

Tôi khẳng định rằng Bản ghi này phản ánh chính xác về thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên có liên quan.

I agree that this record is an accurate reflection of the hours of rest of the seafarer concerned.

Tên/ chữ ký của thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền: ……………………… Chữ ký của thuyền viên ………………………………….

Name/ Signature of Master or Authorized Person                                                   (Signature of seafarer):

Bản sao Bản ghi này được gửi cho thuyền viên có liên quan                                Ngày ……………………

A copy of this record is to be given to the seafarer                                                Date

Decree No. 121/2014/ND-CP dated December 24, 2014 elaborating of the Maritime Labour Convention in 2006 with respect to conditions of employment of seafarers working on board ships
Văn bản này đang cập nhật Nội dung => Bạn vui lòng "Tải về" để xem.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 121/2014/NĐ-CP ngày 24/12/2014 hướng dẫn Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về chế độ lao động của thuyền viên làm việc trên tàu biển

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.492

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.241.253
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!