ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
85/KH-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 6
năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện Quyết định số 176/QĐ-TTg
ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế
hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ
phát triển thị trường lao động trong năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát
triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động, góp phần huy động, phân
bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, bảo đảm kết nối thị trường lao động của tỉnh
Quảng Ngãi với thị trường lao động các tỉnh, thành phố trong nước và thị trường
lao động ngoài nước. Hỗ trợ lao động là người dân tộc thiểu số tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường
lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm,
kết nối việc làm.
2. Mục tiêu cụ thể năm 2021
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 43,76%.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành
thị khoảng 2,91%.
- Giải quyết cho số lao động có việc
làm tăng thêm khoảng 7.000-10.000
lao động, trong đó vận động lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khoảng 1.000 người.
- Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 59,91%.
- Tỷ lệ bao phủ người tham gia bảo hiểm xã hội so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt trên 18%.
- Tỷ lệ bao phủ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 1%.
- Tỷ lệ bao phủ người tham gia bảo hiểm thất nghiệp so với lực lượng lao động trong
độ tuổi đạt 15%.
- Đầu tư, phát triển giao dịch việc
làm, hệ thống thông tin thị trường lao động của tỉnh hiện đại, đồng bộ, thống
nhất và có sự liên thông giữa các hệ thống thông tin, cụ thể: có 50% lao động
được hệ thống Trung tâm dịch vụ việc
làm tư vấn, giới thiệu có việc làm.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển
thị trường lao động, hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động cho các
nhóm lao động đặc thù (người khuyết tật; người lao động dân tộc thiểu số; lao động khu vực nông thôn; học sinh,
sinh viên mới tốt nghiệp các trường
đại học và hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
2. Hỗ trợ phát triển cung - cầu lao động
- Triển khai các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng kỹ năng nghề trước khi đi
làm cho sinh viên mới tốt nghiệp; các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng cho
lao động trong quá trình làm việc phù hợp với tính chất đặc thù của từng đối tượng lao động. Khuyến
khích doanh nghiệp, đơn vị sử dụng
lao động tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.
- Triển khai các chương trình
đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lao động
dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề, ứng dụng khoa học công nghệ số. Khuyến khích tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng
số ngắn hạn theo hình thức thường xuyên, linh hoạt cho người lao động.
- Khuyến khích doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tham gia vào quá trình
đổi mới, nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đồng thời
doanh nghiệp sẽ tham gia vào chương
trình đào tạo, nội dung đào tạo gắn liền với thực tiễn, đào tạo theo vị trí làm
việc.
- Rà soát, đơn giản hóa thủ tục về chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
trong thu, nộp và hoàn thuế để nâng
cao hiệu quả công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
3. Hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết
nối cung - cầu lao động
- Tổ chức thực hiện thu thập, cập nhật, lưu trữ, tổng hợp dữ liệu về thị trường
lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Tập trung xây dựng
cơ sở dữ liệu có sự kết nối, chia
sẻ với cơ sở dữ liệu dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ việc thu thập, lưu trữ số liệu, phân tích và dự báo về cung - cầu lao động phục vụ yêu cầu quản lý, phân tích, chia sẻ, công bố thông tin về thị trường lao động; kết nối, truyền tải, chia sở cơ sở dữ liệu về lao động, việc
làm của tỉnh với bộ, ngành, các địa phương.
- Triển khai chương trình hướng nghiệp đa dạng về đối tượng, nội dung và hình
thức, linh hoạt địa điểm, đào tạo
đội ngũ nhân sự tham gia tổ chức
hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên.
- Đầu tư phát triển Trung tâm dịch vụ việc làm để thực hiện các phiên giao dịch việc làm, kết nối thông tin thị trường lao động của tỉnh,
kết nối với các địa phương ngoài tỉnh.
- Triển khai cung cấp, phổ biến thông tin thị trường lao động đến các tổ chức,
cá nhân bằng nhiều hình thức như
cung cấp tài liệu tuyên truyền, phiên giao dịch việc làm, ứng dụng trên thiết bị
di động thông minh để các tổ chức,
cá nhân được tiếp nhận thông tin
thị trường lao động đầy đủ, kịp thời, chính xác.
- Tổ chức các chương trình hướng nghiệp
đa dạng đối tượng, nội dung và
hình thức, linh hoạt địa điểm, đào
tạo đội ngũ nhân sự tham gia tổ chức
hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên.
4. Hỗ trợ phát triển lưới an sinh và bảo hiểm
- Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...cho người lao động nhằm bảo đảm đời sống của người dân và duy trì sản xuất.
- Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin
và dịch vụ tư vấn pháp lý cho người lao động tham vấn khi cần thiết.
- Tăng cường công tác thông tin,
tuyên truyền, từng bước tiếp cận để người dân thấy rõ lợi ích của việc tham gia
bảo hiểm xã hội.
5. Hỗ trợ kết nối thị trường lao động
trong và ngoài nước, phát triển các thị trường lao động đặc thù
- Phổ biến các hệ thống chứng nhận nghề, kỹ năng nghề theo tiêu
chuẩn quốc tế hỗ trợ người lao động tham gia các thị trường lao động trong và
ngoài nước.
- Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ
phát triển các thị trường lao động đặc thù, nhất là phát triển thị trường lao động khu vực nông thôn, đồng
bào dân tộc thiểu số, thị trường lao động trình độ cao.
6. Nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động
- Sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm dịch vụ
việc làm gắn với thị trường lao động.
- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về pháp luật lao động,
quan hệ lao động và trách nhiệm, lợi ích của các đối tác xã hội trong việc
nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định pháp luật về lao động,
đặc biệt về ký kết hợp đồng lao động,
đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ an sinh xã hội khác cho người
lao động.
- Tăng cường học tập, chia sẻ kinh
nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật về xây dựng chính sách và tổ chức vận hành, quản trị thị
trường lao động.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí là 639 triệu đồng, đã được bố trí tại Quyết định số 856/QĐ-UBND ngày 14/12/2020 của UBND tỉnh về việc
giao dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn và chi ngân sách địa phương năm 2021 đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan Thường trực tham mưu triển khai thực hiện kế hoạch, chủ trì phối hợp với
các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương triển khai thực hiện kế hoạch.
- Hướng dẫn Trung tâm Dịch vụ việc
làm tỉnh Quảng Ngãi sử dụng hệ thống chỉ số đánh giá phát triển thị trường
lao động, việc làm, thu nhập và dự báo thông tin thị trường lao động, kết nối
cung - cầu lao động; tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm; tổ chức thực hiện đúng các quy định của pháp luật
có liên quan đến tổ chức và hoạt động
của Trung tâm; quản lý và sử dụng tài sản, nguồn kinh phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:
Triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng và hướng nghiệp cho người lao động.
- Kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện Chương trình, báo cáo UBND tỉnh
và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương để có biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo
dục nhằm phát triển nguồn lực trên địa bàn tỉnh.
3. Sở
Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với các sở, ngành, địa
phương có liên quan để triển khai các hoạt động nhằm khuyến khích các hộ
kinh doanh chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở ngành, địa phương có liên quan để xây dựng, phát triển hệ thống thông tin thị
trường lao động.
4. Sở Tài chính
Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và
thanh, quyết toán kinh phí theo quy định.
5. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và
các sở, ngành, địa phương có liên quan để nghiên cứu mở rộng đối tượng, phạm vi và cải cách thủ tục hành chính
thu hút sự tham gia bảo hiểm y tế
của Nhân dân.
6. Các sở, ban, ngành liên quan
- Tham gia thực hiện Chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao,
tích cực phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ
quan đơn vị liên quan triển khai kế hoạch.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh trong phạm vi quản lý chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ, kết
nối với dữ liệu về lao động, việc làm.
- Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất
và các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi dự báo nhu cầu sử dụng lao động trong khu
công nghiệp, khu kinh tế, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền cung ứng lao động cho các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
- Công an tỉnh: Chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, phối hợp xử lý những
hành vi vi phạm quy định pháp luật
về lao động, việc làm, đặc biệt là
trong ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm và các chế độ về an sinh
xã hội khác cho người lao động. Chủ trì quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên lĩnh vực lao động, việc làm; thông tin, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với dữ liệu về lao động, việc làm khi có yêu cầu. Phối hợp tuyên truyền nâng
cao nhận thức về pháp luật lao động,
quan hệ lao động và trách nhiệm, lợi ích của các đối tác xã hội trong việc nâng
cao chất lượng, hiệu quả, năng suất
và tính cạnh tranh của nền kinh tế.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
- Chủ động, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác thu
thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động; tư vấn,
giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng; khai thác, sử dụng
có hiệu quả cơ sở dữ liệu thị trường lao động.
- Chủ động bố trí ngân sách địa
phương và nhân lực để bảo đảm thực hiện Chương trình.
8. Liên đoàn lao động tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành, địa phương có liên quan để phát triển các dịch vụ thiết yếu cho người lao động, đặc biệt người lao động làm trong khu công nghiệp,
khu kinh tế.
- Tuyên truyền, hướng dẫn các cấp
công đoàn phối hợp, tham gia với
người sử dụng lao động, thủ trưởng cơ quan, đơn vị xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng
thương lượng, đối thoại cho cán bộ
công đoàn cơ sở góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định
và tiến bộ trong doanh nghiệp.
9. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh,
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động và thị trường lao động đến các thành viên của tổ
chức.
- Phối hợp theo dõi, quản lý và hỗ trợ thành viên, đoàn viên, hội viên
của tổ chức khi tham gia thị trường
lao động, tham gia đào tạo và nâng
cao trình độ, tay nghề.
10. Các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
và các doanh nghiệp
- Triển khai, tổ chức thực hiện
hệ thống chứng nhận nghề, kỹ năng
nghề và tổ chức đánh giá kỹ năng của
người lao động phù hợp với yêu cầu
của thị trường lao động, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Cung cấp thông tin về số học sinh,
sinh viên tốt nghiệp ra trường, tổ chức đăng ký nhu cầu tìm việc làm, nhu cầu
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; phối hợp với các ngành, địa phương,
doanh nghiệp xúc tiến các hoạt động
đào tạo, tìm việc làm cho sinh viên, học sinh khi tốt nghiệp ra trường;
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham
gia công tác tuyển sinh học nghề ở các sàn giao dịch việc làm để cung cấp thông tin, tư vấn về đào tạo nghề cho người lao động.
- Phối hợp với các Trung tâm dịch vụ
việc làm về nhu cầu tuyển dụng và học nghề, chuyển đổi ngành nghề của doanh nghiệp để có giải pháp hỗ trợ phù hợp. Các doanh nghiệp chủ động cung cấp thông
tin về nhu cầu tuyển dụng lao động.
12. Chế độ báo cáo, kiểm tra và
giám sát
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, giám sát,
đánh giá; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước
ngày 15 tháng 12./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và
các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các sở, ban ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Các Trường Đại học, Cao đẳng;
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- VPUB: CVP, PCVP(VX), CBTH;
- Lưu: VT, KGVXbthm313
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Phiên
|