ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 7813/KH-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 23 tháng 9 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 24/CT-TTG NGÀY 28/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÓ KỸ NĂNG NGHỀ, GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
VÀ TĂNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Triển khai Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày
28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng
nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia
trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, đồng thuận của xã hội về phát triển giáo
dục nghề nghiệp, tăng quy mô tuyển
sinh; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động,
góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Yêu cầu
a) Củng cố mạng lưới cơ sở giáo dục
nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, đa dạng loại hình và trình độ đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục nghề
nghiệp;
b) Chú trọng nội dung phát triển giáo
dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển
trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG
1. Triển khai có hiệu quả các quy định,
cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển
nhân lực có kỹ năng nghề; tăng cường chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến; đẩy mạnh
công tác liên kết đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao để tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu
quả của giáo dục nghề nghiệp. Kết hợp đào tạo các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số,
kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp,
ngoại ngữ,... giúp tăng khả năng
thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động.
2. Thực hiện tốt công tác dự báo nhu
cầu, xây dựng và cập nhật thường xuyên dữ liệu mở về lao động có kỹ năng nghề theo
từng lĩnh vực ngành nghề, trình độ đào tạo, nhất là những ngành nghề, kỹ năng mới.
Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin kết nối cung - cầu để nâng
cao hiệu quả đào tạo và sử dụng lao động, bao gồm cả lao động đi làm việc ở nước
ngoài đã trở về nước để phát huy các thế mạnh trong lao động, sản xuất và nâng
cao thu nhập gắn với việc làm bền vững.
3. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền,
tạo chuyển biến trong nhận thức và đồng thuận của xã hội về phát triển giáo dục
nghề nghiệp, vị trí, vai trò của nhân lực có kỹ năng nghề nhằm huy động sự tham
gia của toàn xã hội, nhất là sự đồng
hành của doanh nghiệp trong phát triển nhân lực có kỹ năng nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
4. Rà soát, tổ chức, sắp xếp lại cơ sở
giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả; ổn định tổ
chức, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi được tổ chức, sắp xếp lại; thúc đẩy phát triển cơ sở giáo dục
nghề nghiệp có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả.
5. Tăng cường gắn kết chặt chẽ 3
“Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề
nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương,
tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo
hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc
gia theo quy định của pháp luật.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế đa
phương, song phương trong giáo dục nghề nghiệp như: Liên kết đào tạo; nghiên cứu
khoa học; trao đổi học thuật; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, quản
trị nhà trường; tạo điều kiện và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào giáo dục nghề nghiệp tại tỉnh.
7. Ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo
dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước của tỉnh dành cho giáo dục,
đào tạo và trong các chương trình, dự án của ngành, địa phương; chủ động thu
hút và ưu tiên sử dụng vốn ODA theo quy định của pháp luật để đầu tư cho các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các trường chất lượng cao
theo quy hoạch và các ngành, nghề trọng điểm, trường trọng điểm đã được phê duyệt.
8. Rà soát, đẩy mạnh triển khai, quản
lý hiệu quả các chương trình, dự án, liên quan đến giáo dục nghề nghiệp. Tăng
cường chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các
sai phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành, đoàn thể liên quan và UBND
các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này;
b) Phối hợp với Sở Thông tin và truyền
thông đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, tạo chuyển biến trong nhận thức và sự đồng thuận của xã hội về phát triển giáo dục
nghề nghiệp;
c) Hàng năm tổ chức hội nghị đối thoại
3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp để tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nghề với thị trường lao động;
d) Triển khai thực hiện hiệu quả
Chương trình Đại sứ Kỹ năng nghề Việt Nam theo quy định tại Quyết định số
826/QĐ-BLĐTBXH ngày 13/7/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Tổng kết, đánh giá các chương
trình, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực có kỹ
năng nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất
các nội dung thực hiện trong giai đoạn tiếp theo;
e) Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn
đốc việc thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, UBND tỉnh kết quả thực hiện đúng thời gian quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Nâng cao năng lực dự báo, thống kê về lao động có kỹ năng,
nhất là những kỹ năng trong tương lai, ngành, nghề mới,... làm cơ sở định hướng
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh; chú trọng nội
dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, kỹ năng nghề trong kế hoạch, chương
trình, dự án phát triển các ngành tại địa phương;
b) Chủ trì tổng hợp phân bổ kế hoạch
vốn ngân sách nhà nước trung hạn, hàng năm và các nguồn vốn khác để phát triển giáo dục nghề nghiệp phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chiến lược phát triển nhân lực
và khả năng cân đối ngân sách nhà nước của tỉnh trong từng thời kỳ.
3. Sở Tài chính
Chủ trì tổng hợp, bố trí vốn sự nghiệp
thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy
định về phân cấp ngân sách, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng
phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề
nghiệp theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ và
Kế hoạch số 5206/KH-UBND ngày 20/8/2019 của UBND tỉnh; phối hợp, tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa
bàn tỉnh tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp;
b) Căn cứ quy định khối lượng kiến thức
văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để hướng dẫn
việc dạy học, cấp giấy chứng nhận đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ
thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh;
c) Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên kiêm nhiệm tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học; đổi mới nội
dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp thông qua các môn học và hoạt
động giáo dục trong nhà trường theo quy định.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy
mạnh thông tin và truyền thông, tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã
hội đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các trường
trung cấp, cao đang tổ chức hoạt động khởi nghiệp, hội chợ, hội thảo, tọa đàm
nhằm tăng cường liên kết 3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp
trong nghiên cứu, đặt hàng nghiên cứu khoa học, giải pháp công nghệ, phát triển
phong trào nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi
nhánh tỉnh Lâm Đồng
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan triển khai thực hiện các chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển nhân lực
có kỹ năng nghề, nhất là đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực ưu tiên của tỉnh,
tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng của các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định.
8. UBND các huyện, thành phố
a) Nâng cao năng lực của các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp trực thuộc, đào tạo chất lượng cao theo các chuẩn quốc
gia, quốc tế đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực có kỹ năng nghề phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế
độ chính sách hỗ trợ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trình độ
giáo dục nghề nghiệp theo quy định góp phần thực hiện hiệu quả Kế hoạch số
5206/KH-UBND ngày 20/8/2019 của UBND tỉnh;
c) Khuyến khích các doanh nghiệp trên
địa bàn sử dụng lao động qua đào tạo nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp có gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp; thành lập bộ phận hoạt động kiêm
nhiệm thực hiện kết nối giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp để giúp
doanh nghiệp thuận lợi tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tuyển dụng
lao động qua đào tạo.
9. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh
a) Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo
điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện quyền và trách nhiệm trong hoạt động
giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, việc làm và giáo
dục nghề nghiệp;
b) Xây dựng chương trình phối hợp với
cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm tăng cường gắn kết
giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp;
c) Tích cực tham gia bộ phận gắn kết
giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tuyển dụng
lao động qua đào tạo.
10. Khuyến khích các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh
a) Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
hoặc mở lớp đào tạo nghề tại nơi làm việc để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
cho người lao động; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ
theo quy định của pháp luật;
b) Tham gia đào tạo, xây dựng danh mục
ngành, nghề; tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo;
định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp; tham gia hội đồng trường,
hội đồng quản trị và hội đồng đánh giá kỹ năng ngành hoặc nghề phù hợp;
c) Tổ chức thi kỹ năng nghề, đánh giá
và công nhận kỹ năng nghề, phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động;
d) Thông tin, báo cáo chính xác, kịp
thời về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng
lao động của doanh nghiệp; chỉ sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề nghiệp hoặc
có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
ở một số ngành, nghề theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ LĐTBXH;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như mục III;
- Lưu: VT, VX1.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Văn Đa
|