Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 77/KH-UBND 2020 thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW tăng cường quan hệ lao động Đồng Tháp

Số hiệu: 77/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Đoàn Tấn Bửu
Ngày ban hành: 25/03/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 25 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 37-CT/TW NGÀY 03/9/2019 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Căn cứ Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới;

Căn cứ Kế hoạch số 189-KH/TU ngày 30/12/2019 của Tỉnh ủy Đồng Tháp về việc thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới. Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới; xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh trong công tác xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về quan hệ lao động, các chính sách hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn các cấp; thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể và giải quyết tốt tranh chấp lao động.

2. Yêu cầu

- Phát huy vai trò của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong đôn đốc, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh cụ thể hóa thành nhiệm vụ và các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình mới.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền trong Tỉnh để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ

- Chính quyền các cấp trong Tỉnh tham mưu các cấp ủy đảng tăngcường chỉ đạo để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; đưa nội dung, nhiệm vụ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, tạo sự đồng thuận trong tổ chức triển khai thực hiện.

- Phát huy các phương tiện truyền thông để định hướng, vận động, tập hợp người lao động, người sử dụng lao động để xây dựng quan hệ lao động hài hòa; kịp thời ngăn chặn, phản bác các thông tin sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ lao động và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật nhằm củng cố và nâng cao năng lực của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc thực hiện tốt các chính sách pháp luật về lao động; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa và tiến bộ.

- Xây dựng các chính sách, định hướng, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia vào các chương trình, dự án kêu gọi đầu tư của Tỉnh; lồng ghép đưa nội dung, chương trình xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ vào các chương trình, dự án kêu gọi đầu tư; nhằm giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm thực hiện tốt việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và phát triển.

2. Tăng cường phổ biến, thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lao động, quan hệ lao động cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn Tỉnh theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; trọng tâm là tuyên truyền, phố biến, giáo dục các chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, việc làm, tiền lương, tiền công và các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức triển khai thực hiện.

- Đổi mới mô hình, cách thức tuyên truyên, phổ biến chính sách pháp luật cho các doanh nghiệp, thu hút đông đảo người lao động, người sử dụng lao động quan tâm, thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về quan hệ lao động. Chú trọng phát huy hiệu quả của các phương tiện truyền thông trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động, định hướng cho các phương tiện truyền thông phản ánh những việc làm tích cực trong quan hệ lao động; lên án những hành vi tiêu cực, nhằm vận động, tập hợp người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt trong quan hệ lao động; kịp thời ngăn chặn, phản bác, xử lý các thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ lao động và làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

- Quan tâm hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp; biểu dương, khen thưởng doanh nghiệp thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động

- Phát huy trách nhiệm của các cơ quan trong việc tiếp thu, triển khai đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật về quan hệ lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người quản lý lao động, đại diện người lao động ở doanh nghiệp nắm bắt, thực hiện đúng các quy định về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, điều kiện làm việc, nhằm góp phần thực hiện tốt xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý lao động ở các loại hình doanh nghiệp, quản lý các thỏa thuận, cam kết giữa các chủ thể trong quan hệ lao động về việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc, thỏa ước lao động tập thể và các phúc lợi khác; kịp thời đôn đốc, nhắc nhở các chủ thể trong quan hệ lao động thực hiện tốt các thỏa thuận, cam kết. Tích hợp thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý về lao động, cấp phép kinh doanh, quản lý thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để phục vụ tốt công tác quản lý quan hệ lao động.

- Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai thực hiện xây dựng quan hệ lao động; kịp thời giải quyết về tranh chấp lao động, đình công, lãng công.

- Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động, chấn chỉnh những thiếu sót, kịp thời xử lý vi phạm trong quan hệ lao động, bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động theo đúng quy định của pháp luật.

4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động

- Các cấp công đoàn phải thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền của đoàn viên, người lao động một cách thiết thực tùy theo tình hình, đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp và phù hợp với năng lực của tổ chức công đoàn; thực hiện tốt chức năng là đại diện cho người lao động trong đối thoại, thương lượng, thỏa ước lao động, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

- Tuyên truyền, vận động công đoàn viên, người lao động chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong quan hệ lao động, chấp hành các quy định đã thỏa thuận, cam kết, thương lượng với doanh nghiệp, người sử dụng lao động.

- Định hướng, hướng dẫn, tạo điều kiện cho công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động thiết thực, phù hợp với các loại hình doanh nghiệp; chú trọng, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động để thu hút đông đảo người lao động tham gia tổ chức công đoàn; qua đó xây dựng tổ chức công đoàn thực sự là tổ chức đại diện của người lao động, do người lao động, vì người lao động.

- Kịp thời phối hợp với các cấp chính quyền, địa phương để thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ công đoàn viên, cán bộ công đoàn và tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

5. Tổ chức các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể

- Tổ chức thực hiện tốt các cuộc đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động, trên tinh thần tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi bên, giảm thiểu những tranh chấp về lao động xảy ra, tạo điều kiện cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp, cống hiến cho doanh nghiệp, nhằm hướng tới mục đích giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn.

- Các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn các cấp phải thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn, giúp cho các doanh nghiệp thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, xây dựng, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể bảo đảm có chất lượng, phản ánh đúng thực chất mối quan hệ giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động, nhằm cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện tiền lương, thu nhập, xây dựng sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức của họ, phù hợp với xu thế hội nhập, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

6. Thực hiện tốt việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công

Các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn các cấp kịp thời nắm bắt, tìm hiểu, phối hợp giải quyết nhanh chóng các cuộc, vụ việc về tranh chấp lao động và đình công; kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng kích động, lợi dụng tranh chấp lao động để xúi giục, bạo động làm mất an ninh, trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Thực hiện có hiệu quả và thiết thực công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, nhất là doanh nghiệp dân doanh bằng nhiều hình thức phong phú, trực tiếp đến người lao động, người sử dụng lao động; có kế hoạch bố trí kinh phí từ ngân sách địa

phương và các nguồn kinh phí khác phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 và Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày 24/11/2017 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Triển khai thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, trong đó tập trung vào các nội dung như: tuyển dụng, sử dụng lao động, chính sách tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ ốm đau, thai sản; an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động và thường xuyên xảy ra tranh chấp lao động; củng cố lực lượng thanh tra lao động phù hợp với số lượng doanh nghiệp thực tế tại địa phương; thường xuyên theo dõi và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp xảy ra hoặc tranh chấp kéo dài dẫn đến đình công, lãng công.

3. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết đình công không đúng trình tự pháp luật quy định; tăng cường vai trò trung gian hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động thông qua thương lượng.

4. Đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển đoàn viên và thành lập tổ chức công đoàn ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, nhất là doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; kiện toàn, củng cố và đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn các cấp, nhất là công đoàn trong doanh nghiệp.

5. Hỗ trợ, tư vấn cho người lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lao động, luật bảo hiểm xã hội, luật công đoàn; triển khai các hoạt động nâng cao trình độ học vấn, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động hiện hành, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014; Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và các văn bản mới ban hành hướng dẫn thi hành các Luật; tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động; đổi mới hình thức tuyên truyền, làm chuyển biến ý thức chấp hành pháp luật của người lao động, người sử dụng lao động.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật liên quan đến đời sống, việc làm, thu nhập của công nhân, người lao động, quy chế dân chủ trong doanh nghiệp; xử lý nghiêm minh các vi phạm liên quan đến lao động và quyền, lợi hợp pháp của người lao động; không để những đối tượng lợi dụng, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động gây rối an ninh, trật tự.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động; đẩy mạnh đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, phối hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu thị trường lao động, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

- Tham mưu với Uỷ ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, quan hệ lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các cá nhân, Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh; phối hợp các ngành, đơn vị liên quan kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của Doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật khác liên quan.

- Phối hợp các ngành, đơn vị liên quan đề xuất các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực mà Tỉnh có tiềm năng, thế mạnh để sử dụng hợp lý nguồn lực lao động tại chỗ.

3. Sở Tài chính

Tham mưu đề xuất bố trí ngân sách Tỉnh cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp. Hướng dẫn các sở, ban, ngành; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Tư pháp

Phối hợp cùng Sở Lao động – Thương binh và xã hội tư vấn phương pháp, hình thức, nội dung thực hiện để các sở, ban, ngành Tỉnh tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật theo Kế hoạch số 298/KH-UBND ngày 24/11/2017 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, tạo sự đồng thuận trong tổ chức triển khai thực hiện; tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội; bảo đảm thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để người sử dụng lao động và người lao động nắm bắt và thực hiện đúng quy định.

6. Công an Tỉnh

Phối hợp với các ngành chức năng làm tốt công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động lợi dụng đình công, lãn công để kích động công nhân, người lao động tập trung đông người biểu tình, gây rối an ninh, trật tự. Quản lý chặt về cư trú, hoạt động của lao động là người nước ngoài theo đúng quy định; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp.

7. Ban Quản lý Khu Kinh tế Tỉnh

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, đảm bảo an ninh trật tự trong khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.

- Tổ chức, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; phối hợp giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động, đình công tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.

- Phối hợp với Liên đoàn Lao động Tỉnh, các ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh về quy hoạch xây dựng nhà ở, nơi sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; phối hợp với Liên đoàn Lao động Tỉnh trong việc phát triển đoàn viên và thành lập tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.

8. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đến người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân,... có sử dụng lao động tại địa bàn.

- Chủ động nắm chắc tình hình và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp lao động dẫn đến đình công; chủ động giải quyết tranh chấp lao động tập thể xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Phối hợp với công đoàn cùng cấp vận động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp; quản lý chặt chẽ việc thành lập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động để bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, mục đích theo quy định của pháp luật.

9. Bảo hiểm xã hội Tỉnh

- Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; nhất là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham gia, đảm bảo cho người lao động tiếp cận được đầy đủ thông tin về chính sách bảo hiểm. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu, lộ trình thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động, bảo hiểm y tế toàn dân.

- Triển khai thực hiện và chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định các pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội của người lao động.

- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội; phát hiện và đề nghị xử lý kịp thời các hành vi nợ, gian lận, trốn đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.

10. Đề nghị Liên đoàn Lao động Tỉnh

- Phổi hơp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

- Triển khai thực hiện chương trình phát triển đoàn viên công đoàn và thành lập tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, nhất là doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp sử dụng có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tỉnh; kiện toàn, củng cố và đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn các cấp, nhất là công đoàn trong doanh nghiệp.

- Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, nhất là thực hiện chức năng đại diện công đoàn trong đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; xây dựng công đoàn thực sự là tổ chức của người lao động; lấy sự hài lòng của người lao động là thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn. Kịp thời phối hợp với các ngành chức năng giải quyết tranh chấp lao động, đình công nhằm bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Thực hiện quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc khởi kiện ra tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội của người sừ dụng lao động, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định tại Khoản 8 Điều 10 của Luật Công đoàn.

11. Đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp Tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ Tỉnh, Liên minh Hợp tác xã Tỉnh

- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các quy định liên quan đến quan hệ lao động; chủ động nắm bắt tình hình phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã có liên quan đến vấn đề quan hệ lao động; đề xuất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, những tồn tại, khó khăn trong thực hiện chính sách lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội; thực hiện quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

- Thúc đẩy các hoạt động đối thoại tại nơi làm việc, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc và chất lượng bữa ăn ca cho người lao động. Triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực, nâng cao năng lực cho Hiệp hội doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng đại diện người sử dụng lao động, để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển quan hệ lao động.

12. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh

- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tuyển lao động, hợp đồng lao động, trả lương, thưởng, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; trích nộp kinh phí công đoàn và thực hiện các chế độ, nghĩa vụ khác theo quy định; thực hiện nghiêm túc các quy định về xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ; phối hợp với các tổ chức đoàn thể và các cơ quan chức năng liên quan chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, giải quyết các tranh chấp lao động ngay tại doanh nghiệp khi mới phát sinh theo đúng quy định.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí hàng năm từ ngân sách cho các sở, ban, ngành Tỉnh và huy động nguồn kinh phí từ các Chương trình, Dự án, Đề án liên quan; sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân (nếu có).

2. Kinh phí thực hiện tại các địa phương, do Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố cân đối, bố trí từ ngân sách địa phương.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu Kinh tế, Liên đoàn Lao động Tỉnh, Bảo hiểm xã hội Tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ngành, đoàn thể có liên quan và các doanh nghiệp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chuyên môn và tình hình thực tế tại đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện; định kỳ trước ngày 20/11 hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh kết quả triển khai thực hiện thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện của các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp về các nội dung của Kế hoạch này; tham mưu tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 30/11.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND Tỉnh;
- Chủ tịch, Các Phó CT UBND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành Tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, PTX-VX (QM).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Tấn Bửu

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 77/KH-UBND ngày 25/03/2020 thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


757

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.12.212
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!