ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 72/KH-UBND
|
Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 03 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 107/NQ-CP NGÀY 16/8/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH
ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 27-NQ/TW NGÀY 21/5/2018 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
KHÓA XII VỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày
21/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức,
lực lượng vũ trang và người lao động trong
doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 27-NQ/TW), Nghị quyết số
107/NQ-CP ngày 16/8/2018 của Chính phủ về Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW (sau đây gọi tắt là
Nghị quyết số 107/NQ-CP), Chương trình hành động số
1301-CTr/TU ngày 05/12/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực
hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động số
1301-CTr/TU); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tổ chức quán triệt và thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 107/NQ-CP và
Chương trình hành động số 1301- CTr/TU nhằm tạo chuyển
biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, lực
lượng vũ trang, của các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ
chức, đơn vị trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến
xã, người sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp
và toàn xã hội trong việc cải cách chính sách tiền lương.
2. Xác định các nội dung, nhiệm vụ
chủ yếu, cụ thể để UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các đơn vị sự nghiệp
cấp tỉnh, Hội cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã,
UBND các xã, phường, thị trấn tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mục
tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số
27-NQ/TW, Nghị quyết số 107/NQ-CP và Chương trình hành
động số 1301-CTr/TU.
3. Chuẩn bị tốt
các tiền đề để thực hiện chế độ tiền lương mới theo các mục tiêu cụ thể từng
giai đoạn: Đến năm 2021; đến năm 2025; đến năm 2030 khi
Trung ương ban hành các chính sách về tiền lương.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền
Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp
cấp tỉnh, địa phương tổ chức tuyên truyền mục tiêu, ý
nghĩa, yêu cầu, nội dung cải cách, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cải cách chính sách tiền lương, đến cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ
trang và người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước thuộc
phạm vi quản lý, hoàn thành trong Quý IV năm 2020. Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Khẩn trương xây dựng và hoàn
thiện hệ thống vị trí việc làm để làm cơ sở thực hiện cải cách chính sách tiền lương
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án vị trí việc làm tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở
các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã có hiệu lực thi hành theo hướng sắp xếp,
bố trí lại cơ cấu viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ lệ
ít nhất 65%. Thực hiện từ năm 2019, hoàn thành trong Quý
IV năm 2020.
- Đẩy mạnh tinh giản
biên chế theo Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của
HĐND tỉnh về việc thông qua kế hoạch tinh giản biên chế công chức, viên chức
cấp tỉnh và cấp huyện giai đoạn 2016-2021, Nghị quyết số 127/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018
của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động, người hoạt động không chuyên trách cấp xã trong
quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, Kế hoạch số 35/KH-UBND
ngày 20/02/2019 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số
127/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh giai đoạn 2019-2021; Kế hoạch số 308/KH-UBND
ngày 19/9/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND ngày
18/7/2018 của HĐND tỉnh về một số chính sách thực hiện sắp
xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ngành Y tế Hà Tĩnh đến năm 2025 và những
năm tiếp theo; Văn bản số 6151/UBND-KGVX ngày 05/10/2018 của UBND tỉnh về việc
triển khai thực hiện Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh
về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những
năm tiếp theo.
Cơ quan chủ trì và thực hiện: Sở Nội
vụ và các cơ quan có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3. Đẩy mạnh sắp xếp bộ máy
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có
hiệu quả các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị, tinh giản biên chế, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi
mới hệ thống tổ chức và quản lý; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của
Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
19-NQ/TW ngày 25/10/2017 và Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính
phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII;
Chương trình hành động số 920-CTr/TU ngày 31/01/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW; Chương trình hành động số 1011-Ctr/TU
ngày 03/5/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị
quyết số 19-NQ/TW; Kế hoạch số 178/KH-UBND ngày 04/6/2018 của UBND tỉnh triển
khai Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW
Cơ quan chủ trì và thực hiện: Sở Nội
vụ và các cơ quan có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4. Quyết liệt thực hiện các giải
pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột
phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền
lương
- Thực hiện quyết liệt và có hiệu quả
các Nghị quyết của Trung ương về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng; về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; về phát triển kinh tế tư nhân; về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách
nhà nước, quản lý nợ công nhằm phát triển nguồn thu bền vững, tăng cường vai
trò chủ đạo của ngân sách Trung ương.
- Triển khai các nhiệm vụ cơ cấu lại
thu ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm tổng nguồn thu và cơ cấu thu bền
vững. Tăng cường quản lý thu, tạo chuyển biến căn bản trong việc chống thất thu,
xử lý và ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh
doanh hàng giả, chuyển giá, trốn thuế. Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng,
lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Quyết liệt
thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
- Hàng năm, dành khoảng 50% tăng thu
dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương cho cải cách chính
sách tiền lương.
- Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu
quả chi ngân sách nhà nước; tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường
xuyên tăng thêm hàng năm cho đến khi thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở
biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
- Nguồn thực hiện cải cách chính sách
tiền lương còn dư sau khi bảo đảm điều chỉnh mức lương cơ sở hàng năm và bảo
đảm các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành (đối với ngân sách địa
phương), các dự án đầu tư theo quy định (đối với các địa phương có tỉ lệ điều tiết) theo Nghị quyết của Quốc hội phải tiếp tục sử dụng để
thực hiện cải cách chính sách tiền lương sau năm 2020, không sử dụng vào mục
đích khác khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương
của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước sau khi có
văn bản hướng dẫn của Trung ương: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi
dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; chế độ đặc thù, hội thảo... Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản
biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả
thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với
việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có
tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô,
điện thoại...). Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối
được nguồn lực thực hiện.
- Thực hiện chuyển đổi từ phí sang
thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công khi được Trung ương hướng dẫn, từng bước
tính đúng, tính đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu, đồng
thời gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách.
Thay đổi phương thức cấp phát kinh phí cho đơn vị sự
nghiệp công lập theo định mức đơn giá dịch vụ. Đối với giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giao
quyền tự chủ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tắc bảo
đảm bù đắp chi phí và có tích lũy.
Đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính phải tự bảo đảm nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên,
tiếp tục sử dụng tối thiểu 40% số thu được để
lại theo chế độ (riêng ngành Y tế sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí
đã kết cấu vào giá dịch vụ), tiết kiệm 10% chi thường
xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hàng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách
nhà nước được giao để bảo đảm nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Đơn vị sự nghiệp công lập không có
nguồn thu do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên, thực hiện
tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hàng năm và sắp xếp từ
nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để thực hiện cải cách chính sách
tiền lương.
Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tài
chính và các cơ quan có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
5. Đẩy mạnh cải cách hành chính
- Tập trung thực
hiện toàn diện, có hiệu quả trên cả 06 lĩnh vực của cải cách hành chính, trọng
tâm là cải cách tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ và hiện đại hóa nền
hành chính theo tinh thần các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6, lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương đảng Khóa XII và Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020; Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày
29/7/2016 của UBND tỉnh về cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn
tỉnh.
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch
thanh tra công vụ, kiểm tra, giám sát cải cách hành chính gắn với xiết chặt kỷ
luật, kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ. Triển khai Quyết định số 1847/QĐ-TTg
ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án văn hóa công vụ, đồng thời ban hành Quyết định thay thế Quyết định số
45/2007/QĐ-UBND ngày 24/10/2007 của UBND tỉnh ban hành Quy chế văn hóa công sở
tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Hà Tĩnh.
- Chú trọng đổi mới công tác chỉ
đạo, điều hành, sửa đổi quy định về trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh
về thực hiện cải cách hành chính quy định tại Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND
ngày 25/3/2014 của UBND tỉnh.
- Xây dựng đề án đẩy mạnh cải cách
hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ
máy nhà nước, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Cơ quan chủ trì, thực hiện: Sở Nội vụ và các cơ quan có
liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2019.
6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước
- Sửa đổi, bổ sung Quyết định số
44/2013/QĐ-UBND ngày 17/10/2013 của UBND tỉnh quy định quản lý tổ chức bộ máy
biên chế và cán bộ, công chức, viên chức theo hướng đẩy mạnh phân cấp, giao
quyền tự chủ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, kỷ luật, trả lương và quản lý đối với cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và tăng
cường sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo thực hiện theo
đúng quy định. Thời gian thực hiện: Quý I năm 2019. Cơ
quan chủ trì: Sở Nội vụ.
- Thực hiện giao khoán nhiệm vụ sản
xuất, kinh doanh gắn với kết quả, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước
trong doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi có quy định mới của Chính phủ.
- Rà soát, đánh giá, đề xuất Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội mức lương tối thiểu vùng phù hợp với mức giá tiền
công và nhu cầu sống tối thiểu của người lao động trên địa bàn, đồng thời phối
hợp các ngành tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
điều chỉnh địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
- Kiểm tra, giám sát việc mức lương
tối thiểu vùng trong doanh nghiệp và hỗ trợ cung cấp thông
tin thị trường lao động, không can thiệp trực tiếp vào
chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Hướng dẫn doanh nghiệp và người lao
động thương lượng, thỏa thuận điều chỉnh mức lương, ký hợp đồng lao động và trả
lương gắn với năng suất lao động và kết quả sử dụng lao động.
- Nâng cao năng lực hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về tiền lương, lao động trong doanh nghiệp.
- Đối với kế hoạch thực hiện công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện cải cách chính sách tiền lương:
+ Tham mưu UBND tỉnh xem xét phê
duyệt quỹ tiền lương, tiền thưởng đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp và kế hoạch sử dụng lao động của các
doanh nghiệp sử dụng 100% vốn nhà nước do UBND tỉnh làm chủ sở hữu.
+ Căn cứ mức lương tối thiểu vùng do
Chính phủ quy định, tham mưu và hướng dẫn người sử dụng lao động trên địa bàn
tỉnh thực hiện đảm bảo, kịp thời quy định.
+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc sử dụng lao động, việc thực hiện chính sách tiền lương trong khu
vực doanh nghiệp, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp chính sách, pháp luật
về lao động.
Cơ quan chủ trì, thực hiện: Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan.
Thời gian thực hiện: Sau khi có hướng
dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan.
7. Áp dụng chế độ tiền lương mới khi được Bộ Chính trị
thông qua, Chính phủ ban hành
Thực hiện chuyển xếp lương cũ sang
lương mới sau khi các Luật, Nghị định, thông tư về chính sách lương mới được
ban hành, có hiệu lực.
Cơ quan chủ trì, thực hiện: Sở Nội vụ
và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
Thời gian thực hiện: Từ năm 2021.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị từ
cấp tỉnh đến cấp xã quán triệt thực hiện 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nêu tại
Mục II Kế hoạch này, tạo tiền đề thực hiện chính sách tiền lương mới.
2. Sở Tài chính đôn đốc các đơn vị, địa
phương tích cực thực hiện các giải pháp về tài chính, ngân sách để tạo nguồn
lực cho cải cách tiền lương, đặc biệt là thực hiện các giải pháp tạo nguồn thực
hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành
Trung ương Khóa XII của các đơn vị, địa phương. Hàng năm, trên cơ sở kết quả thực hiện các giải pháp tài chính ngân sách,
Sở Tài chính cân đối, tính toán, đảm bảo nguồn lực thực hiện chính sách cải
cách tiền lương do Trung ương ban hành.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng
dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên
truyền nhằm tạo đồng thuận xã hội trong việc cải cách chính sách tiền lương.
4. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với
các cơ quan có liên quan thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc
việc triển khai Kế hoạch này; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan
thực hiện chuyển xếp tiền lương khi Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội: Chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan để thực hiện
các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước về tiền lương doanh nghiệp.
Yêu cầu các đơn vị, địa phương nghiêm
túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn,
vướng mắc hoặc vượt thẩm quyền, các đơn vị, địa phương chủ động phản ánh về Sở
Nội vụ để tổng hợp, tham mưu, đề xuất
UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức, VP - Tỉnh ủy;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Các đơn vị sự nghiệp cấp
tỉnh;
- Các Hội cấp tỉnh;
- UBND các huyện, TP, thị xã;
- Trung tâm TT-CB-TH;
- Lưu: VT, QTTV, NC1.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đặng Quốc Khánh
|