Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 71/KH-UBND 2022 giải quyết việc làm cho người lao động Lào Cai

Số hiệu: 71/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Giàng Thị Dung
Ngày ban hành: 23/02/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/KH-UBND

Lào Cai, ngày 23 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2022

Thực hiện Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 05/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030; Quyết định số 1405/QĐ-LĐTBXH ngày 13/12/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động. Để triển khai hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp, các đơn vị có liên quan và người lao động tích cực tham gia thị trường lao động; UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Lào Cai năm 2022, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tập trung nguồn lực thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch bệnh, vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều làm việc mới để giải quyết việc làm cho người lao động, tạo thu nhập, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường làm việc. Đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp bị thiếu hụt lao động do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và nhu cầu tìm việc làm của người lao động, đặc biệt là những lao động bị mất việc làm hoặc thiếu việc làm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

- Xây dựng, phát triển các mô hình; thu hút các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh tại địa phương nhằm tạo việc làm hiệu quả, tạo thu nhập ổn định cho người lao động.

- Cung cấp, phổ biến thông tin thị trường lao động đến các tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình thức như cung cấp tài liệu tuyên truyền, tập huấn, diễn đàn, phiên giao dịch việc làm, ứng dụng trên thiết bị di động thông minh để các tổ chức, cá nhân cung cấp và được tiếp nhận thông tin thị trường lao động đầy đủ, kịp thời, chính xác.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Chỉ tiêu thực hiện

- Giải quyết việc làm cho trên 13.000 lao động, trong đó khoảng 6.150 lao động nữ; 1.800 lao động được giải quyết việc làm thông qua vay vốn Quỹ Quốc gia việc làm; phấn đấu đưa ít nhất 6.000 lao động đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, khu công nghiệp trong nước; 200 lao động đi xuất khẩu lao động; tỷ lệ thất nghiệp chung ≤ 1,2%.

- Tập trung giải quyết việc làm bền vững cho người lao động, trọng tâm là lao động khu vực nông thôn và các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã biên giới; chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao năng suất lao động và thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đảm bảo 100% lao động có nhu cầu tìm việc làm đều được tiếp cận các thông tin tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, các dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm.

2. Nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động kết nối cung - cầu lao động; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động gặp gỡ, trao đổi thô ng tin về lao động, việc làm; tổ chức kết nối với các tỉnh trong cả nước hỗ trợ và tạo điều kiện để người lao động quay trở lại thị trường làm việc.

- Tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm cấp tỉnh, đối thoại với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nắm bắt, thống nhất nhu cầu đào tạo, tuyển dụng lao động cung ứng cho các doanh nghiệp giai đoạn 2022 - 2023, đồng thời thực hiện đặt hàng đào tạo lao động địa phương gắn hiệu quả với giải quyết việc làm sau đào tạo. Tư vấn đưa lao động quay trở lại thị trường làm việc.

- Tổ chức 40 - 50 phiên giao dịch việc làm, sàn giao dịch việc làm để kết nối với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, doanh nghiệp nước ngoài, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bị thiếu hụt lao động do ảnh hưởng của dịch COVID-19; tuyên truyền, tư vấn đưa lao động địa phương đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đặc biệt quan tâm lao động bị mất việc làm hoặc thiếu việc làm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

- Tổ chức chức 08 hội nghị truyền thông, định hướng nghề nghiệp - việc làm cho học sinh khối lớp 12 tại xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thị xã, thành phố, thu hút khoảng 2.000 học sinh tham gia.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia tuyển dụng và gửi thông tin tuyển dụng lao động qua Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh để đảm bảo các thông tin về thị trường lao động được truyền tải đến người lao động được biết; được kết nối việc làm hiệu quả.

- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp bằng nhiều hình thức: đưa tin trên truyền hình, loa phát thanh, cổng thông tin điện tử, các hình thức quảng cáo nơi công cộng; zalo, Facebook,... để người lao động biết thông tin chính xác đăng ký quay lại thị trường lao động làm việc. Đồng thời, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tuyển dụng lao động để phòng tránh thiệt hại cho người lao động.

- Tuyên truyền và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động. Chủ động nắm bắt tình hình quan hệ lao động trong doanh nghiệp, kịp thời có phương án ngăn ngừa, giải quyết khi tranh chấp lao động, đình công xảy ra.

2.2. Phát triển kinh tế xã hội thu hút tạo thêm việc làm mới

- Tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phục hồi kinh tế tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp; giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn quản lý thực hiện duy trì việc làm, giữ chân người lao động, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 để người lao động yên tâm làm việc, ổn định sản xuất, kinh doanh. Đảm bảo nguồn lao động, ngăn ngừa thiếu hụt lao động cho phục hồi sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả, sản xuất an toàn phù hợp với từng địa phương nhằm tạo việc làm tốt, thu nhập ổn định cho người lao động, qua đó đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo. Phấn đấu mỗi địa phương có ít nhất 02 - 04 mô hình, dự án/huyện/năm thu hút giải quyết việc tạo việc làm mới cho người lao động.

- Khuyến khích các hình thức phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm mới cho người lao động; đảm bảo phát triển thị trường lành mạnh, ổn định, tạo ra nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động của tỉnh.

- Xây dựng, ban hành chính sách đặc thù của tỉnh thu hút doanh nghiệp ngoài tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn vào đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Lào Cai, nhằm thu hút tạo thêm nhiều việc làm cho lao động tỉnh Lào Cai. Chủ động kêu gọi hợp tác, gắn kết công tác đào tạo, lao động - việc làm cho người lao động của địa phương với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

2.3. Tăng cường triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo việc làm

- Ưu tiên, bổ sung nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm và các văn bản có liên quan. Phấn đấu có trên 1.800 lao động được giải quyết việc làm thông qua vay vốn Quỹ Quốc gia việc làm.

- Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm; hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch bệnh quay trở lại thị trường lao động theo Nghị quyết số 11/NQ- CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH 15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

- Xây dựng chính sách khuyến khích lao động đi làm việc ngoài huyện, ngoài tỉnh, đi xuất khẩu lao động hoặc qua biên giới làm việc theo hợp đồng,…

2.4. Đầu tư phát triển thị trường lao động đảm bảo việc làm bền vững

- Chủ động liên hệ, kết nối phối hợp 10 - 20 doanh nghiệp ngoài tỉnh tuyển dụng lao động với số lượng lớn, môi trường làm việc tốt, lương và các chế độ phúc lợi ổn định vào tỉnh tuyển lao động địa phương đi làm việc .

- Thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động; Thông báo nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp hằng quý đến người dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tăng hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành hệ thống Sàn giao dịch việc làm; xây dựng và phát triển cổng thông tin điện tử về lao động, việc làm.

- Khuyến khích, vận động doanh nghiệp tham gia tuyển dụng và gửi thông tin tuyển dụng lao động qua Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đảm bảo các thông tin về thị trường lao động được truyền tải đến người dân; kết nối việc làm hiệu quả cho người lao động thất nghiệp và thiếu việc làm.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động làm cơ sở cho kết nối cung cầu lao động bảo đảm cung ứng lao động phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, kịp thời cung cấp các thông tin về thị trường lao động để hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm cho công nhân lao động theo yêu cầu, đồng thời giúp định hướng đào tạo nhân lực có tay nghề cao trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị trường lao động trong tỉnh, khu vực, cả nước và xuất khẩu lao động.

- Rà soát chức năng nhiệm vụ của Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện (trừ Trung tâm GDNN - GDTX huyện Si Ma Cai), nghiên cứu đề xuất với tỉnh bổ sung thêm chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho Trung tâm (hoặc theo hướng là vệ tinh của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh) nhằm đẩy mạnh công tác giới thiệu việc làm cho lao động tại các địa phương với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Triển khai diện rộng cơ chế phối hợp 3 Nhà (Nhà doanh nghiệp - Nhà nước - Nhà trường) trong đào tạo nghề gắn với thực hành, tuyển dụng lao động.

(Có biểu giao chỉ tiêu và tiến độ thực hiện số 01 , 02 đính kèm)

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương được giao trong năm 2022 và huy động từ các nguồn lực khác trong các Đề án, Kế hoạch được phê duyệt.

- Đối với các sở, ban, ngành của tỉnh: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, đề xuất phân bổ kinh phí triển khai công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; kinh phí triển khai công tác giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch của các sở, ban, ngành từ các nguồn kinh phí do ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh cấp năm 2022; kêu gọi nguồn lực thực hiện xã hội hóa từ các doanh nghiệp.

- Đối với các huyện, thành phố, thị xã: Cân đối, bố trí ngân sách được cấp và các nguồn lực huy động khác triển khai các nhiệm vụ, giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn đảm bảo thiết thực, hiệu quả; kêu gọi nguồn lực thực hiện xã hội hóa từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

(Có biểu nhu cầu kinh phí số 03 gửi kèm)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch này.

- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh chia sẻ cung cấp dữ liệu, thông tin thị trường lao động đến các địa phương, đặc biệt thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động, người tìm việc để các địa phương chủ động rà soát lại và có kế hoạch kết nối cung - cầu lao động.

- Chủ động tham mưu, đề xuất với tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối đưa lao động đi làm việc liên vùng trên toàn quốc nhằm đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người dân, đặc biệt là những lao động thuộc các xã nghèo, lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì xây dựng, đề xuất với UBND tỉnh các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế xã hội nhằm thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư tại tỉnh, tạo điều kiện cho lao động của tỉnh Lào Cai có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định.

- Chủ trì, phối hợp với tổ chức, đơn vị có liên quan huy động các nguồn lực đầu tư (vốn tổ chức phi chính phủ, vốn ODA, vốn doanh nghiệp đóng góp,...) cho các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lao động việc làm theo Kế hoạch đã được phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định phương án sử dụng lao động đối với các doanh nghiệp xin cấp phép đầu tư.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch phù hợp với khả năng ngân sách.

4. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - TBXH, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan tham mưu kiện toàn chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự của các trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đảm bảo đúng quy định.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút, phát triển các doanh nghiệp vào tỉnh đầu tư, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra thị trường thu hút việc làm cho người lao động của tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản; phối hợp xây dựng các cơ chế, chính sách đào tạo nghề cho người lao động gắn với giải quyết việc làm hiệu quả.

6. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Phối hợp với Sở Lao động - TBXH; Sở Thông tin và truyền thông xây dựng, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp triển khai việc kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu về bảo hiểm xã hội nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an sinh xã hội.

7. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông; Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền Thông các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về việc làm, công tác giải quyết việc làm cho người lao động, thị trường lao động, thông tin tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh,…đến Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

8. Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh: Tăng cường thực hiện các chuyên mục truyền thông về đào tạo nghề, lao động việc làm đến các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh để đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người dân.

9. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Lào Cai

- Chủ trì và phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội đề nghị bổ sung nguồn vốn, quản lý và giải ngân vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, nhất là đối với những lao động sau đào tạo có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay giải quyết việc làm và các nguồn vốn chương trình khác có liên quan.

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng phương án cụ thể phục hồi kinh tế, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo nguồn lao động, ngăn ngừa thiếu hụt lao động cho phục hồi sản xuất kinh doanh. Xây dựng kế hoạch và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, chính sách về đào tạo nghề, lao động, việc làm trên địa bàn, đặc biệt chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức khảo sát, nắm bắt số lao động vào độ tuổi có nhu cầu học nghề; lao động thất nghiệp, thiếu việc làm cần tư vấn giải quyết việc làm; lao động đi làm việc ngoài địa phương để theo dõi, cập nhật, quản lý và đề xuất xây dựng phương án kịp thời đảm bảo cho người lao động có việc làm ổn định.

- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đến người lao động, đặc biệt người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chủ động kết nối, kêu gọi hợp tác, gắn kết công tác đào tạo, lao động - việc làm cho người lao động của địa phương với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

- Chủ động rà soát, đề xuất bổ sung chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện (hoặc theo hướng là vệ tinh của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh) để đẩy mạnh công tác giới thiệu việc làm cho lao động tại các địa phương.

11. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh

- Phối hợp với Sở Lao động - TBXH và các sở, ban, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị trường lao động.

- Chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, lao động, việc làm và thị trường lao động; rà soát, cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động qua đào tạo theo cơ cấu, ngành nghề, trình độ, tổng hợp gửi Sở Lao động - TBXH tham mưu trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động thực tế của doanh nghiệp, thị trường và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Khuyến khích, vận động doanh nghiệp tham gia tuyển dụng và gửi thông tin tuyển dụng lao động qua Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh nhằm kết nối việc làm hiệu quả cho người lao động thất nghiệp và thiếu việc làm.

12. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng dạy nghề, nhằm hướng đến đào tạo được nguồn lao động có chất lượng, không ngừng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

- Làm tốt công tác phân luồng, định hướng cho học sinh tốt nghiệp THCS và THPT trong nhà trường. Phối hợp với UBND cấp xã, các đoàn thể, các doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức tuyên truyền, tư vấn, tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động bảo đảm đúng đối tượng theo quy định; Tổ chức hướng dẫn tạo việc làm, giải quyết việc làm, bao tiêu sản phẩm cho lao động sau khi học nghề; theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động do cơ sở đào tạo sau học nghề.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; triển khai Chương trình chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng cơ chế để người học và người sử dụng lao động tham gia chủ động vào đánh giá chất lượng đào tạo. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trung tâm dịch vụ việc làm, hội chợ việc làm nhằm hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp. Chú trọng phát triển tinh thần khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp.

13. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh

- Chủ động liên hệ với Trung tâm dịch vụ Việc làm các tỉnh trong cả nước để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động (về đối tượng tuyển, danh mục ngành nghề tuyển và các chế độ, điều kiện kèm theo), đặc biệt là các khu công nghiệp; các doanh nghiệp thiếu hụt lao động do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tham mưu cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành văn bản thông báo kịp thời về nhu cầu tuyển dụng lao động gửi các huyện, thị xã, thành phố trước ngày 10 của tháng đầu mỗi quý để thông tin đến người dân.

- Thường xuyên phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố rà soát, nắm bắt thông tin lao động có nhu cầu tìm việc làm; phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các hiệu quả các phiên giao dịch việc làm, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền thông tin về việc làm nhằm kết nối đưa lao động có nhu cầu tìm việc làm trở lại thị trường trong thời gian tới.

- Chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối đưa lao động đi làm việc liên vùng trên toàn quốc nhằm đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người dân, đặc biệt là những lao động thuộc các xã nghèo, lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Trên đây là Kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh; yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TBXH;
- TT. TU, UBND tỉnh;
- Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH);
- UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các sở: Lao động - TBXH, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Báo Lào Cai; Đài PT-TH tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, PCVP2;
- Lưu : VT, VX3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Thị Dung

 

Biểu số: 01

KẾ HOẠCH GIAO CHỈ TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2022

(Kèm theo Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2022 của UBND tỉnh Lào Cai)

STT

Huyện, thành phố

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 5 năm 2021-2025

TH năm 2020

Năm 2021

Kế hoạch năm 2022

So sánh (%)

KH tỉnh giao 2021

Kết quả thực hiện năm 2021

ƯTH2021/ TH 2020

ƯTH2021/ KH 2021

ƯTH2021/ KH 5 năm

KH2022/ ƯTH2021

 

Toàn tỉnh

Người

61.000

11.050

13.500

13.284

13.000

120.2

98.4

21.8

97.9

1

Thành phố Lào Cai

Người

10.200

2.100

2.650

2.815

2.170

134.0

106.2

27.6

77.1

2

Huyện Bát Xát

Người

6.700

1.120

1.410

1.500

1.350

133.9

106.4

22.4

90.0

3

Huyện Bảo Thắng

Người

9.000

1.630

1.800

1.873

1.800

114.9

104.1

20.8

96.1

4

Thị xã Sa Pa

Người

5.650

1.150

1.350

1.050

1.230

91.3

77.8

18.6

117.1

5

Huyện Văn Bàn

Người

6.500

1.250

1.400

1.414

1.450

113.1

101.0

21.8

102.5

6

Huyện Bảo Yên

Người

8.750

1.450

1.750

1.568

1.750

108.1

89.6

17.9

111.6

7

Huyện Mường Khương

Người

5.500

650

1.150

1.050

1.250

161.5

91.3

19.1

119.0

8

Huyện Bắc Hà

Người

5.500

1.050

1.290

1.294

1.350

123.2

100.3

23.5

104.3

9

Huyện Si Ma Cai

Người

3.200

650

700

720

650

110.8

102.9

22.5

90.3

Biểu số: 02

NHIỆM VỤ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM NĂM 2022

(Kèm theo Kế hoạch số: 71/KH-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2022 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Chỉ tiêu - Nhiệm vụ

Thời gian và Chỉ tiêu giao tiến độ thực hiện

Cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện

Cơ quan phối hợp thực hiện và đánh giá

1

Tỷ lệ thất nghiệp chung dưới

≤ 1,2%

Trong năm

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Lao động - TBXH;các sở ngành có liên quan; các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; các cơ sở GDNN

2

100% lao động có nhu cầu tìm việc làm đều được tiếp cận các thông tin tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, các dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm.

100%

100%

UBND các huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm DVVL tỉnh.

Các sở ngành; các cơ sở GDNN, Trung tâm DVVL tỉnh; doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh

3

Tổ chức kết nối với các tỉnh trong cả nước hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động làm việc. Cho phép, phối hợp 5 -10 doanh nghiệp ngoài tỉnh tuyển dụng lao động với số lượng lớn vào tỉnh tuyển lao động địa phương đi làm việc.

 

Hằng tháng

Sở Lao động - TBXH; Trung tâm DVVL tỉnh; các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh

Sở Lao động - TBXH, Trung tâm DVVL các tỉnh, các sở ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố

4

Thực hiện tuyên truyền (Tin bài, phóng sự,…) về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đến người lao động

Tối thiểu 01 tin, bài/tháng

Hằng tháng

UBND các xã phường, thị trấn

UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các sở ngành, đơn vị có liên quan; các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh

5

Hội nghị làm việc, kết nối với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đối thoại, nắm bắt nhu cầu đào tạo, tuyển dụng lao động cung ứng cho các doanh nghiệp giai đoạn 2022 - 2023 để đặt hàng đào tạo lao động địa phương gắn hiệu quả với giải quyết việc làm sau đào tạo.

01 Hội nghị/huyện/năm

Trước tháng 12/2022

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Lao động - TBXH, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải và Xây dựng, các sở ngành có liên quan; các cơ sở GDNN

6

Tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm cấp tỉnh, đối thoại với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nắm bắt, thống nhất nhu cầu đào tạo, tuyển dụng lao động cung ứng cho các doanh nghiệp giai đoạn 2022 - 2023,

 

Quý II

Trung tâm DVVL tỉnh; Trường Cao đẳng Lào Cai, các cơ sở GDNN; các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh

Sở Lao động - TBXH, Trung tâm DVVL các tỉnh, các sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

7

Tổ chức các phiên giao việc làm tại trung tâm DVVL tỉnh và lưu động tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao

30 phiên/năm

02 - 03 phiên/tháng

Trung tâm DVVL tỉnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; các cơ sở GDNN

8

Tổ chức các phiên giao việc làm cấp huyện tuyên truyền, tư vấn đưa lao động trên địa phương đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

04 phiên /huyện/năm

01 phiên/quý

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Trung tâm DVVL tỉnh; các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; các cơ sở GDNN

9

Tổ chức chức 08 hội nghị truyền thông, định hướng nghề nghiệp - việc làm cho học sinh khối lớp 12 tại các huyện, xã phường, thị trấn, thu hút khoảng 2.000 học sinh tham gia.

 

Quý III

Sở Lao động - TBXH

Trường Cao đẳng Lào Cai, các cơ sở GDNN.

10

Thu thập, bổ sung cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tăng hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành hệ thống Sàn giao dịch việc làm; xây dựng và phát triển cổng thông tin điện tử về lao động, việc làm.

 

 

Trung tâm DVVL tỉnh, Sở Lao động - TBXH

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; các cơ sở GDNN; Sở Thông tin và truyền thông.

11

Xây dựng, phát triển các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, sản xuất an toàn hoặc thu hút các dự án đầu tư vào địa phương tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động

02 - 04 mô hình, dự án/huyện/năm

Trong năm

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các sở ngành, đơn vị có liên quan; các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh

12

Rà soát, nghiên cứu bổ chức năng chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện (Trừ Trung tâm GDNN - GDTX huyện Si Ma Cai).

 

Trong năm

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - TBXH, các sở ngành, đơn vị có liên quan; Trung tâm GDNN - GDTX các huyện, thành phố.

 

Biểu số: 03

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA TỈNH NĂM 2022

( Kèm theo Kế hoạch số: 71/KH-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2022 của UBND tỉnh Lào Cai)

ĐV tính: triệu đồng

TT

Nội dung

Số lượng

Định mức (Tr. đồng)

Tổng kinh phí

Trong đó

Đơn vị thực hiện

Ghi chú

NSTW

NSĐP

 

TỔNG SỐ

 

 

2247

1121

1126

 

 

1

Điều tra cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động

Cuộc

 

823

561

262

Sở Lao động - TBXH

Nguồn NSĐP đã cấp 262 triệu/TS 732 triệu tại QĐ 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021

 

Điều tra Cung lao động

 

 

638

376

262

 

 

Điều tra Cầu lao động

 

 

185

185

0

 

2

Tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm cấp tỉnh

Ngày hội

 

353

100

253

Có kế hoạch riêng

3

Tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm DVVL tỉnh và lưu động tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao

Phiên

 

240

80

160

Trung tâm DVVL tỉnh

Kinh phí đã được giao tại QĐ 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021

 

Tổ chức 12 Phiên GDVL tại Trung tâm DVVL

12

5

60

0

60

Tổ chức 10 Phiên GDVL tại các xã nghèo

10

10

100

0

100

 

Tổ chức 08 Phiên GDVL lưu động tại các huyện

8

10

80

80

0

Nguồn Bảo hiểm thất nghiệp và nguồn huy động xã hội hóa từ doanh nghiệp phố hợp tổ chức

4

Tổ chức phiên giao dịch việc làm tại cấp huyện (UBND các huyện, TX, TP tổ chức)

36

5

180

 

180

UBND các huyện, TX, TP

UBND các huyện, TX, TP cân đối, bố trí ngân sách được cấp và các nguồn lực huy động khác

5

Chi xuất bản các ấn phẩm phân tích, dự báo thị trường lao động; Pa nô, áp phích, băng zôn, tờ rơi thông tin về nhu cầu về việc đến người lao động; biên tập, In ấn sổ tay các chính sách hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho người lao động

 

 

125

80

45

Trung tâm DVVL tỉnh; Sở Lao động - TBXH

Kinh phí NS ĐP đã được giao tại QĐ 4399/QĐ- UBND ngày 10/12/2021

6

Tổ chức 8 hội nghị truyền thông, định hướng nghề nghiệp-việc làm cho học sinh THCS; THPT (Tổ chức tại các huyện, xã phường thị trấn, dự kiến 300 học sinh/ HN

8

 

303

200

103

Sở Lao động - TBXH

7

Hội nghị làm việc, kết nối với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh rà soát, nắm bắt nhu cầu đào tạo, tuyển dụng lao động cung ứng cho các doanh nghiệp

9

10

90

 

90

UBND các huyện, TX, TP

UBND các huyện, TX, TP cân đối, bố trí ngân sách được cấp và các nguồn lực huy động khác

8

Khảo sát nhu cầu về việc làm tại 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao

1

33

133

100

33

Trung tâm DVVL tỉnh

Kinh phí NS ĐP đã được giao tại QĐ 4399/QĐ- UBND ngày 10/12/2021

Ghi chú :1. Tổng kinh phí đã được cấp 443 triệu tại QĐ 4399/QĐ-UBND ngày 10/12/2021

             2. Đề nghị nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp - Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - TBXH 80 triệu

             3. Nhu cầu kinh phí cấp bổ sung, bố trí từ ngân sách TW, ngân sách huyện, nguồn khác 1.724 triệu đồng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 71/KH-UBND ngày 23/02/2022 về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2022

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.735

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.125.2
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!