ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
64/KH-UBND
|
Gia
Lai, ngày 19 tháng 01
năm 2021
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2021 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2025
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Thực hiện Công văn số 42/BNN-KTHT
ngày 05/01/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Gia Lai
xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 và
giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG
NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2021 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2025.
1. Xác định mục tiêu
- Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động
nông thôn từ theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn
đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Đổi mới và phát triển đào tạo
nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và
tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với
trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề.
- Đổi mới phương thức đào tạo gắn lý
thuyết với thực hành, đào tạo tại các cơ sở sản xuất; ứng dụng công nghệ thông
tin đào tạo từ xa, áp dụng giáo cụ trực quan sinh động. Tập
trung cho đào tạo cấp chứng chỉ đảm bảo chất lượng và hiệu
quả, đạt tối thiểu khoảng 70% số lượng lao động qua đào tạo; sau khi học xong
ít nhất có 80% lao động có việc làm ổn định và tăng thu nhập.
- Đẩy mạnh xã hội hóa theo hướng huy
động tham gia của các doanh nghiệp, Hợp tác xã, trang trại, các tổ chức khác
tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
2. Xây dựng kế hoạch
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 và giai đoạn
2021-2025.
2.1. Nhu cầu đào tạo
Tổng số lao động có nhu cầu đào tạo
nghề nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 là 12.000 người; số nghề
được đào tạo khoảng 28 nghề nông nghiệp; mỗi lớp khoảng 25-35 người và thời
gian đào tạo dưới 3 tháng/khóa học. Cụ thể từng năm như sau:
- Năm 2021: tổng số lao động có nhu cầu
đào tạo nghề là 2.400 người.
- Năm 2022: tổng số lao động có nhu cầu
đào tạo nghề là 2.400 người.
- Năm 2023: tổng số lao động có nhu cầu
đào tạo nghề là 2.400 người.
- Năm 2024: tổng số lao động có nhu cầu
đào tạo nghề là 2.400 người.
- Năm 2025: tổng số lao động có nhu cầu
đào tạo nghề là 2.400 người.
2.2. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 là 161,950 triệu đồng, trong
đó:
- Năm 2021: 32.390 triệu đồng, trong
đó:
+ Tuyên truyền, tư vấn học nghề nông
nghiệp và việc làm đối với LĐNT: 1.400 triệu đồng.
+ Nhu cầu đào tạo nghề: 680 triệu đồng.
+ Xây dựng chương trình, giáo trình học
liệu và xây dựng danh mục nghề: 100 triệu đồng.
+ Hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn: 8.640 triệu đồng.
+ Giám sát đánh giá tình hình thực hiện
nhiệm vụ ĐTN nông nghiệp: 570 triệu đồng.
- Giai đoạn 2021-2025: 161.950 triệu
đồng, trong đó:
+ Tuyên truyền, tư vấn học nghề nông
nghiệp và việc làm đối với LĐNT: 7.000 triệu đồng.
+ Nhu cầu đào tạo nghề: 3.400 triệu đồng.
+ Xây dựng chương trình, giáo trình học
liệu và xây dựng danh mục nghề: 500 triệu đồng.
+ Hỗ trợ đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn: 43.200 triệu đồng.
+ Giám sát đánh giá tình hình thực hiện
nhiệm vụ ĐTN nông nghiệp: 2.850 triệu đồng.
(Chi
tiết có phụ lục kèm theo)
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN
NGHỊ
1. Về chính
sách
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn tham gia học nghề, tập trung đào tạo
nghề theo vị trí làm việc trong doanh nghiệp, các khu công nghiệp, làng nghề,
thu hút doanh nghiệp đầu tư về nông thôn, nông nghiệp; đào tạo nghề phát triển
hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, gắn với thực hiện
Chương trình mỗi xã một sản phẩm - Chương trình OCOP.
Trong đó tập trung Đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, vùng dân
tộc thiểu số và các đối tượng chính
sách thực hiện giảm nghèo bền vững.
2. Giải pháp
triển khai thực hiện
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức đối với các cấp, các ngành và toàn xã hội, đồng thời
tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy
đảng, tập trung chỉ đạo các địa phương vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục
tổ chức các hoạt động tuyên truyền các chính sách của Đề án bằng nhiều hình thức
phù hợp đến người lao động, nhất là đội ngũ thanh niên trong độ tuổi lao động
nhằm giúp cho họ hiểu được lợi ích từ việc học nghề, qua
đó sẽ đăng ký tham gia ngày càng hiệu quả.
- Có chiến lược khảo sát, điều tra
nhu cầu học nghề để từ đó thực hiện công tác đào tạo nghề mỗi năm đạt được hiệu
quả cao hơn.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, phân
công gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, nhất là chính quyền cấp
huyện, cấp xã. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện
Đề án.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của
các cơ sở dạy nghề lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với
nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và đào tạo theo nhu cầu của người lao động học
nghề xong phải có việc làm (phấn đấu đạt từ 80% trở lên).
- Quan tâm đầu tư tập trung nguồn lực
tài chính đối với các cơ sở đào tạo nghề, đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất
và thiết bị dạy nghề đáp ứng theo nhu cầu dạy nghề và học
nghề của lao động nông thôn.
- Thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý dạy nghề để nâng cao kỹ năng tay nghề, chất lượng đào tạo
đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
- Liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp
gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm tại doanh nghiệp nhằm thu hút lao động tham gia học nghề, dạy nghề gắn liền với việc làm.
- Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm
của Ban chỉ đạo (BCĐ) các cấp, phân công và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành
viên trong BCĐ, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án với sự tham gia đầy đủ của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các hội đoàn thể và
các doanh nghiệp, nhất là công tác vận động và tạo điều kiện
thuận lợi để người lao động tham gia học nghề và tìm được
việc làm phù hợp sau khi học nghề.
UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa
bàn tỉnh để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
- Văn phòng Điều phối NTMTƯ;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Lao động-TB và XH;
- Hội Nông dân tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP; Các phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, KGVX, KTTH, NL.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Kpă Thuyên
|
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH CHỈ TIÊU, KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ
NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh Gia
Lai)
ĐVT: Triệu đồng
STT
|
Năm thực hiện
|
Tổng kinh phí thực hiện
|
Tuyên truyền tư vấn học nghề nông nghiệp và việc làm
đối với LĐNT
|
Khảo sát nhu cầu đào tạo nghề
|
Xây dựng chương trình, giáo trình
học liệu và xây dựng danh mục nghề
|
Hỗ trợ đào tạo nghề nông
nghiệp cho lao động nông thôn
|
Giám sát đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo
nghề nông nghiệp
|
Tăng cường cơ sở
vật chất, trang thiết
bị dạy nghề đối với CSDN công lập
|
Tổng số
|
Trung ương
|
Địa phương
|
Trung ương
|
Địa phương
|
Trung ương
|
Địa phương
|
Trung ương
|
Địa phương
|
Kinh phí
|
Tổng số học viên (người)
|
Trung ương
|
Địa phương
|
Trung ương
|
Địa phương
|
Trung ương
|
Địa phương
|
1
|
Năm 2021
|
32.390
|
32.390
|
|
1.400
|
|
680
|
|
100
|
|
8.640
|
|
2.400
|
570
|
|
21.000
|
|
2
|
Năm 2022
|
32.390
|
32.390
|
|
1.400
|
|
680
|
|
100
|
|
8.640
|
|
2.400
|
570
|
|
21.000
|
|
3
|
Năm 2023
|
32.390
|
32.390
|
|
1.400
|
|
680
|
|
100
|
|
8.640
|
|
2.400
|
570
|
|
21.000
|
|
4
|
Năm 2024
|
32.390
|
32.390
|
|
1.400
|
|
680
|
|
100
|
|
8.640
|
|
2.400
|
570
|
|
21.000
|
|
5
|
Năm 2025
|
32.390
|
32.390
|
|
1.400
|
|
680
|
|
100
|
|
8.640
|
|
2.400
|
570
|
|
21.000
|
|
Tổng cộng
|
161.950
|
161.950
|
|
7.000
|
|
3.400
|
|
500
|
|
43.200
|
-
|
12.000
|
2.850
|
|
105.000
|
|