ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 58/KH-UBND
|
Đồng Tháp, ngày
21 tháng 02 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
ĐIỀU TRA, THU THẬP THÔNG TIN NGƯỜI LAO ĐỘNG TỈNH ĐỒNG THÁP
ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI TRỞ VỀ
Thực hiện Thông tư số
11/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân
dân (UBND) Tỉnh xây dựng Kế hoạch điều tra, thu thập thông tin về người lao động
tỉnh Đồng Tháp đi làm việc ở nước ngoài trở về, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Việc điều tra, thu thập thông
tin nhằm tập hợp đầy đủ thông tin, thực trạng số người lao động tỉnh Đồng Tháp
đi làm việc ở nước ngoài trở về làm ăn, sinh sống tại địa phương và các tỉnh,
thành khác; qua đó, tập hợp đầy đủ thông tin, số liệu để kịp thời hỗ trợ, định
hướng việc làm phù hợp.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo tính khách quan,
trung thực, đầy đủ, kịp thời, chính xác; được thu thập thông qua Phiếu thông
tin về người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên đã đi làm việc ở nước ngoài đã trở
về địa phương.
- Quá trình thu thập thông tin,
cập nhật vào cơ sở dữ liệu về người lao động phải được quản lý, lưu trữ, bảo mật
theo các quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước.
- Điều tra, thu thập thông tin
về người lao động, phải được thực hiện đúng tiến độ cả về thời gian, không
gian, bảo đảm cung cấp kịp thời số liệu về người lao động đã đi làm việc ở nước
ngoài trở về địa phương.
- Quản lý, sử dụng kinh phí điều
tra, thu thập thông tin đúng chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.
II. PHẠM VI,
ĐỐI TƯỢNG, SỐ LƯỢNG ĐIỀU TRA, THU THẬP
1. Phạm vi điều tra, thu thập
Điều tra, thu thập thông tin
người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về địa phương được tiến hành trên
phạm vi toàn Tỉnh.
2. Đối tượng, số lượng điều
tra, thu thập
Đối tượng điều tra, thu thập là
người lao động của Tỉnh đã đi làm việc ở nước ngoài từ năm 2014 đến nay trở về
địa phương đang làm ăn, sinh sống hoặc đang làm việc cho các công ty, doanh
nghiệp trong và ngoài Tỉnh (dự kiến 8.000 người - theo Phụ lục đính
kèm).
III. THỜI ĐIỂM,
THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
1. Thời điểm điều tra, thu
thập thông tin
Thời điểm để xác định người lao
động đã đi làm việc ở nước ngoài trở về là 0 giờ ngày 01 của tháng điều tra,
thu thập thông tin.
2. Thời gian điều tra
Thời gian điều tra, thu thập
thông tin tại địa bàn là 07 ngày (kể cả thời gian di chuyển), bắt đầu từ ngày
điều tra thu thập.
3. Phương pháp điều tra, thu
thập thông tin
Sử dụng bao gồm các phương pháp
sau:
- Điều tra viên hỏi trực tiếp
người lao động để ghi vào Phiếu.
- Điều tra viên hỏi trực tiếp
thân nhân chủ yếu của người lao động để ghi vào Phiếu.
- Điều tra viên gửi Phiếu cho
người lao động cung cấp các thông tin điền vào Phiếu.
- Người cung cấp thông tin là
người lao động hoặc thân nhân của người lao động đã đi làm việc ở nước ngoài trở
về.
IV. NỘI
DUNG, PHIẾU ĐIỀU TRA, THU THẬP
1. Nội dung điều tra, thu thập
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; số định danh cá nhân; nơi đăng ký
thường trú hoặc nơi ở hiện tại (nếu khác nơi đăng ký thường trú); đối tượng
ưu tiên (nếu có).
- Trình độ giáo dục phổ thông
cao nhất; trình độ chuyên môn kỹ thuật và chuyên ngành đào tạo.
- Đã đi làm việc ở nước ngoài,
thời gian làm việc, tên nước đến làm việc, công việc làm, mức lương, trở về
ngày tháng năm.
- Tình trạng tham gia hoạt động
kinh tế hiện tại, mở cơ sở sản xuất kinh doanh, làm công ăn lương, tự làm, tham
gia hợp tác xã, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, mức lương, thời hạn hợp
đồng.
Tình trạng thất nghiệp (công
việc chính trước khi thất nghiệp,thời gian thất nghiệp); không tham gia hoạt
động kinh tế (lý do đi học, hưu trí, nội trợ, tàn tật, lý do khác).
- Nguyện vọng, đề xuất, kiến
nghị v.v..
2. Phiếu thông tin người lao
động
Điều tra viên sử dụng Phiếu điều
tra, thu thập người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về địa phương theo Mẫu
số 03 ban hành kèm theo Kế hoạch này.
V. PHÂN LOẠI
THỐNG KÊ SỬ DỤNG TRONG PHIẾU ĐIỀU TRA
- Danh mục giáo dục, đào tạo của
hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày
17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Danh mục nghề nghiệp ban hành
theo Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Danh mục hệ thống ngành kinh
tế Việt Nam ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ
tướng Chính phủ.
VI. TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN
Cơ quan được giao chủ trì, cơ
quan có liên quan và điều tra viên thực hiện theo kế hoạch thời gian sau:
- Rà soát, thống kê, lập danh
sách đối tượng điều tra, thu thập thông tin: Trong tháng 02/2023, cơ quan chủ
trì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Hoàn chỉnh và gửi danh sách,
số lượng đối tượng điều tra, thu thập thông tin: Trong tháng 02/2023, cơ quan
chủ trì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Rà soát, nắm bắt đối tượng điều
tra ở địa bàn cư trú: Trong tháng 28/02-15/3/2023, cơ quan chủ trì UBND các huyện,
thành phố và điều tra viên.
- Hoàn thiện nội dung Phiếu và
in Phiếu điều tra: Tháng 15/3 - 20/3/2023, cơ quan chủ trì Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội.
- Tập huấn nghiệp vụ công tác
điều tra, thu thập thông tin: Từ ngày 20/3 đến ngày 05/4/2023, cơ quan chủ trì
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức điều tra, thu thập
thông tin: Từ ngày 05/4 đến ngày 05/5/2023, cơ quan chủ trì UBND các huyện,
thành phố và điều tra viên.
- Gửi Phiếu điều tra về cơ quan
chủ trì điều tra: Từ ngày 05/5- ngày 15/5/2023, cơ quan chủ trì UBND các huyện,
thành phố và điều tra viên.
- Kiểm tra, xử lý Phiếu điều
tra, thu thập thông tin, nhập Phiếu điều tra, thu thập thông tin vào phần mềm
quản lý: Từ ngày 15/5-31/5/2023, cơ quan chủ trì Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội.
- Xử lý dữ liệu đã cập nhật vào
phần mềm: Từ ngày 01/6-20/6/2023, cơ quan chủ trì Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội.
- Biên soạn, báo cáo phân tích
kết quả dữ liệu thông tin về người lao động đã đi làm việc ở nước ngoài trở về
địa phương: Từ ngày 20/6-25/6/2023, cơ quan chủ trì Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội.
VII. TỔ CHỨC
ĐIỀU TRA
1. Tuyển chọn điều tra viên
và giám sát viên
- Là công chức văn hoá - xã hội
phụ trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội làm điều tra viên.
- Giám sát viên là công chức
thuộc cơ quan chuyên môn quản lý về lao động cấp Tỉnh, cấp huyện thực hiện giám
sát các hoạt động của điều tra viên và hỗ trợ chuyên môn cho điều tra viên
trong quá trình điều tra, thu thập thông tin.
2. Tập huấn nghiệp vụ điều
tra, thu thập thông tin
Điều tra viên và giám sát viên
cấp huyện được cấp Tỉnh tập huấn nghiệp vụ điều tra, thu thập thông tin trong
thời gian 01 ngày. Tùy theo số lượng, quy mô, địa điểm tập huấn và hệ thống mạng
internet cơ quan chủ trì phân bổ lớp tập huấn phù hợp.
3. Công tác kiểm tra, giám
sát
Hoạt động kiểm tra, giám sát tập
trung vào quá trình điều tra, thu thập thông tin tại địa bàn, kiểm tra trực tiếp
Phiếu điều tra; kiểm tra tiến độ thực hiện hàng ngày của điều tra viên; kiểm
tra chất lượng thông tin và hướng dẫn, thông báo điều tra viên điều tra, thu thập
thông tin những vấn đề lưu ý và thu thập theo đúng yêu cầu.
4. Kiểm tra, xử lý Phiếu điều
tra
Cơ quan được giao chủ trì kiểm
tra, xử lý Phiếu điều tra, thu thập thông tin và duyệt Phiếu điều tra, thu thập
thông tin bảo đảm đáp ứng với yêu cầu về thông tin được thu thập.
VIII. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
Từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 (kinh phí thực hiện
Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 4 - Hỗ trợ việc làm bền vững)1.
IX. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
- Là cơ quan chủ trì, phối hợp
với các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai và
chỉ đạo cuộc điều tra, thu thập thông tin; chịu trách
nhiệm trước UBND Tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tiến độ, chất
lượng cuộc điều tra.
- Dự
trù kinh phí thực hiện, gửi Sở Tài chính thẩm định.
- Phối
hợp với Viễn thông Đồng Tháp hoàn chỉnh phần mềm cập nhật thông tin người lao động
để cập nhật, lưu trữ thông tin trên hệ thống.
-
Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện điều tra, thu thập
thông tin nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra.
- Tổ
chức tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình và kết quả thực hiện thu
thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trên địa bàn Tỉnh.
- Chủ
trì, phối hợp ứng dụng thông tin trong tích hợp dữ liệu, kết nối, liên thông dữ
liệu thị trường lao động với các hệ thống thông tin liên quan khác trên nền tảng
cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2.
Sở Tài chính
Hướng
dẫn các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí và thanh, quyết toán theo đúng quy định.
3.
UBND các huyện, thành phố
- Chỉ
đạo phòng chuyên môn và UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện việc thu thập
thông tin người lao động bảo đảm đầy đủ, chính xác, khách quan, trung thực.
- Chỉ
đạo xã, phường, thị trấn triển khai, quán triệt khóm, ấp, hộ gia đình và người
lao động tích cực phối hợp, hỗ trợ với ngành chức năng, điều tra viên để cung cấp
thông tin, ghi chép thông tin đầy đủ, chính xác, trung thực.
- Chỉ
đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên
quan tham mưu cho UBND huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt công tác điều
tra, thu thập thông tin.
Trong
quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ
quan, đơn vị, địa phương kịp thời thông tin về Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội để được hướng dẫn./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH:
- Cục Thống kê;
- Sở Tài chính;
- Sở KH&ĐT;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, THVX(Tuyen).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đoàn Tấn Bửu
|
1 Dự toán kinh phí
thực hiện theo Công văn số 197/STC-HCSN ngày 30/01/2023 của Sở Tài chính. Trong
quá trình thực hiện, có phát sinh tăng, giảm giữa các nội dung chi, đơn vị cân
đối, điều chỉnh trong phạm vi dự toán được duyệt để thực hiện và chịu trách nhiệm
chi, quyết toán theo đúng chế độ quy định hiện hành.