ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 56/KH-UBND
|
Cần Thơ, ngày
23 tháng 3 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM
2018
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng
11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3205/QĐ-UBND ngày 24 tháng
11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28
tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo
trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2015/NQ-HĐND ngày 04
tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về hỗ trợ đào tạo nghề
cho lao động nông thôn và các đối tượng chính sách xã hội;
Căn cứ Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng
10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ
trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;
Căn cứ Quyết định số 3213/QĐ-UBND ngày 08 tháng
12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc giao dự toán thu, chi
ngân sách năm 2018 cho các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố Cần Thơ.
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch
Dạy nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ năm 2018, với các nội dung
cụ thể như sau:
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác
đào tạo nghề cho lao động nông thôn và chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội được
giao năm 2018.
2. Đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông
nghiệp cho các đối tượng chính sách xã hội và người lao động trên địa bàn thành
phố Cần Thơ chưa có việc làm, việc làm chưa ổn định có nhu cầu học nghề để giải
quyết việc làm, ổn định cuộc sống; trong đó, tập trung đào tạo
nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở
các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, các
khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, dự án đầu tư lớn và đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng để chuyển đổi nghề; đào tạo nghề
nông nghiệp cho một bộ phận lao động nông thôn để thực hành sản xuất nông nghiệp
tiên tiến, hiện đại; nâng cao chất lượng lao động, nâng cao tỷ lệ giảm
nghèo và giảm nghèo bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố
nhằm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
3. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến
thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế cho công chức các xã, phường,
thị trấn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và thực thi công vụ.
4. Tạo điều kiện để các tổ chức, đơn vị
tham gia đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
III. CHỈ TIÊU
1. Dạy nghề cho 5.200 người, trong đó:
a) Dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03
tháng: 5.200 (3.905) người.
b) Dạy nghề trình độ trung cấp theo nhu cầu đề
xuất của địa phương.
2. Giải quyết việc làm: 3.085 người, chiếm
tỷ lệ 79% trong tổng số lao động được hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy
nghề dưới 03 tháng.
IV. NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG
1. Tuyên
truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn
a) Nội dung hoạt động:
- Tiếp tục tăng cường quán triệt
tinh thần Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ và Quyết định số 3205/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban
nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020 để nâng cao nhận thức cho các cấp, các
ngành, cán bộ, công chức nhằm tổ chức đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đạt hiệu quả.
- Tuyên truyền sâu rộng các chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dạy nghề cho lao động
nông thôn, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ đối với lao động nông thôn tham
gia học nghề, để người dân hiểu rõ lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm để tích cực
tham gia học nghề, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.
Cụ thể:
+ Xây dựng chuyên mục đào tạo nghề
cho lao động nông thôn phát sóng trên Đài Phát thanh và
Truyền hình thành phố Cần Thơ với hình thức: chuyên đề,
phóng sự và bản tin.
+ Xây dựng chuyên trang đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trên Nhật báo Cần Thơ với định kỳ 01 lần/tuần.
+ Xây dựng chuyên đề trên Báo Đại
đoàn kết, mỗi tháng phát hành 01 kỳ.
+ Xây dựng chuyên đề trên Báo Lao
động và Xã hội, mỗi tháng phát hành 01 kỳ.
+ Chuyên đề về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên Đài Truyền thanh 09 quận, huyện với định kỳ mỗi tuần/01
lần với nội dung do Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn thành phố và Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo nghề
cho lao động nông thôn quận, huyện cung cấp (tùy theo yêu cầu cụ thể của từng địa
phương).
+ Xây dựng sổ tay tuyên truyền về
chính sách Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các thông tin hướng nghiệp, nhu
cầu tuyển dụng... cho cán bộ cơ sở, nhân dân lao động trên địa bàn thành phố.
- Tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động
nông thôn
- Tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối
với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ cơ sở.
b) Kinh phí thực hiện dự kiến: 405.000.000 đồng, gồm:
- Thông tin trên Nhật Báo Cần Thơ:
6.333.000 đồng/tháng x 12 tháng = 76.000.000 đồng.
- Thông tin trên Báo Đại đoàn kết:
5.000.000 đồng/kỳ x 12 kỳ = 60.000.000 đồng.
- Thông tin trên Báo Lao động
và Xã hội:
5.000.000 đồng/kỳ x 12 kỳ = 60.000.000 đồng.
- Chuyên mục trên Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ:
4.000.000 đồng/tháng x 12 tháng = 48.000.000 đồng.
- Thông tin trên Đài Truyền thanh
các quận, huyện:
1.000.000 đồng/tháng x 09 tháng x 09 đài = 81.000.000 đồng.
- In sổ tay, tờ rơi tuyên truyền: 30.000.000 đồng.
+ Sổ tay tuyên truyền:
400 quyển x 50.000 đồng = 20.000.000 đồng.
+ Tờ rơi:
4.000 tờ x 2.500 đồng = 10.000.000 đồng.
- Tham dự, tổ chức, bồi dưỡng, hội
nghị tập huấn tuyên truyền: 50.000.000 đồng.
c) Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương.
2. Khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho
lao động nông thôn
a) Nội dung hoạt động:
Tổ chức khảo sát, rà soát, cập nhật
thông tin nhu cầu học nghề của người lao động; nhu cầu sử dụng lao động qua đào
tạo nghề của các doanh nghiệp; năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa
bàn; xây dựng danh mục nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng quận, huyện và của người
lao động; tập trung xây dựng mô hình điểm để chỉ đạo, rút
kinh nghiệm trong xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đặc
biệt nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả.
b) Kinh phí thực hiện dự kiến:
54.000.000 đồng, gồm:
Dự kiến bình quân: 6.000.000 đồng/quận, huyện x 9 = 54.000.000 đồng.
c) Nguồn kinh phí: Ngân
sách địa phương.
3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực
hiện Đề án
a) Nội dung hoạt động:
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng và cuối
năm tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện công tác đào
tạo nghề cho lao động thôn thôn tại các quận, huyện.
- Báo cáo, tổng hợp, phân tích,
đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án; tình hình
quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện kế hoạch.
b) Kinh phí thực hiện: Tổng kinh
phí dự kiến là 213.931.475 đồng.
- Hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố về thực hiện
Đề án (kiểm tra, giám sát, hội họp, công tác, hội nghị sơ kết, tổng kết...).
Trong đó:
+ Kiểm tra, giám sát các lớp dạy
nghề nông nghiệp: 39.000.000 đồng.
+ Kiểm tra, giám sát các lớp dạy
nghề phi nông nghiệp: 110.000.000 đồng
+ Đánh giá tình hình thực hiện Đề
án: 50.931.475 đồng.
+ Đánh giá tình hình thực hiện Kế
hoạch dạy nghề nông nghiệp (tổ chức Hội nghị tổng kết dạy nghề nông
nghiệp): 14.000.000 đồng.
c) Nguồn kinh phí:
Ngân sách địa phương dự kiến:
213.931.475 đồng.
4. Hỗ trợ dạy nghề cho người lao động
Tổng số: 3.905 người.
Tổng kinh phí dự kiến: 11.327.068.525 đồng.
Hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp và
dưới 03 tháng cho 5.200 (3905) người.
a) Dạy nghề nông nghiệp:
Trình độ đào tạo sơ cấp và dạy nghề
dưới 03 tháng cho: 990 người.
Kinh phí tạm tính: 2.795.500.000 đồng. Cụ
thể:
- Đối tượng 1: Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị
thu hồi đất canh tác: 125 người, kinh
phí hỗ trợ là 408.250.000 đồng. Trong đó:
+ Chi phí hỗ trợ dạy nghề: 125 người x 1.600.000 đồng/người/khóa = 200.000.000 đồng.
+ Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học
nghề: 125 x 30.000 đồng/ngày x 55 ngày = 206.250.000 đồng.
+ Hỗ trợ tiền đi lại trong thời
gian học nghề cho người phải đi học xa nơi cư trú trên 15km, dự kiến khoảng 10 người: 10 người x 200.000 đồng/người/khóa học = 2.000.000 đồng.
- Đối tượng 2: Lao động thuộc hộ cận nghèo: 85 người, kinh phí thực hiện là:
277.250.000 đồng
+ Chi phí hỗ trợ dạy nghề: 85
người x 1.600.000 đồng/người/khóa = 136.000.000
đồng.
+ Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học
nghề: 85 x 30.000 đồng/ngày x 55 ngày
= 140.250.000 đồng.
+ Hỗ trợ tiền đi lại trong thời
gian học nghề cho người phải đi học xa nơi cư trú trên 15km, dự kiến khoảng 5
người: 5 người x 200.000 đồng/người/khóa học
= 1.000.000 đồng.
- Đối
tượng 3: Lao động nông thôn khác: 780 người, kinh phí
hỗ trợ là 2.110.000.000 đồng, trong đó:
+ Chi phí hỗ trợ dạy nghề: 780
người x 1.600.000 đồng/người/khóa = 1.248.000.000 đồng.
+ Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học
nghề: 780 người x 20.000 đồng/ngày x 55 ngày = 858.000.000 đồng.
+ Hỗ trợ tiền đi lại trong thời
gian học nghề cho người phải đi học xa nơi cư trú trên 15km, dự kiến: 20 người x 200.000 đồng/người/khóa học = 4.000.000
đồng.
b) Dạy nghề phi nông nghiệp
Hỗ trợ dạy nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho 2.915 người.
Kinh phí tạm tính: 8.531.568.525 đồng.
Cụ thể:
- Đối tượng 1: Lao động
nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công cách mạng, hộ
nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác:
470 người, kinh phí hỗ trợ 1.664.698.000 đồng. Trong đó:
+ Chi phí hỗ trợ dạy nghề: 470
người x 1.553.400 đồng/người/khóa = 730.098.000 đồng.
+ Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học
nghề: 470 người x 30.000 đồng/ngày x 22 ngày/tháng x 3 tháng = 930.600.000 đồng.
+ Hỗ trợ tiền đi lại trong thời
gian học nghề cho người phải đi học xa nơi cư trú trên 15km, dự kiến: 20 người
x 200.000 đồng/người/khóa học = 4.000.000 đồng.
- Đối tượng 2: Lao động thuộc
hộ cận nghèo: 120 người, kinh phí thực hiện 426.008.000 đồng.
+ Chi phí hỗ trợ dạy nghề: 120
người x 1.553.400 đồng/người/khóa = 186.408.000 đồng.
+ Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học
nghề: 120 người x 30.000 đồng/ngày x 22 ngày/tháng x 3 tháng = 237.600.000 đồng.
+ Hỗ trợ tiền đi lại trong thời
gian học nghề cho người phải đi học xa nơi cư trú trên 15km, dự kiến: 10 người
x 200.000 đồng/người/khóa học = 2.000.000 đồng.
- Đối tượng 3: Lao động
nông thôn khác chưa có việc làm, có việc làm chưa ổn định có nhu cầu học nghề ổn
định cuộc sống: 2.325 người, kinh phí hỗ trợ 6.440.862.525 đồng, trong đó:
+ Chi phí hỗ trợ dạy nghề: 2.325
người x 1.448.457 đồng/người/khóa = 3.367.662.525 đồng.
+ Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học
nghề: 2.325 người x 20.000 đồng/ngày x 22 ngày/tháng x 3 tháng = 3.069.200.000
đồng.
+ Hỗ trợ tiền đi lại trong thời
gian học nghề cho người phải đi học xa nơi cư trú trên 15km, dự kiến: 20 người
x 200.000 đồng/người/khóa học = 4.000.000 đồng.
c) Dạy nghề trình độ trung cấp
Hỗ trợ dạy nghề trình độ trung cấp.
Kinh phí hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học nghề (thuộc đối tượng nghèo, cận
nghèo, người dân tộc, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công):
190.000 đồng/người/tháng.
Nội dung chi và mức chi đối với
các nghề nông nghiệp thực hiện theo Công văn số 4491/UBND-KT ngày 18 tháng 9
năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc định mức chi dạy nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2013 và nghề phi nông nghiệp thực hiện
theo Công văn số 3271/UBND-KT ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân
thành phố Cần Thơ về việc định mức chi dạy nghề cho lao động nông thôn và Công
văn số 5275/UBND-VX ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần
Thơ về việc định mức hỗ trợ học phí đào tạo trung cấp nghề theo mô hình vừa học
văn hóa vừa học nghề... Trường hợp các nghề không có trong danh mục các văn bản
nêu trên hoặc có trong danh mục nhưng chưa phù họp với thời điểm thực tế, lập dự
toán gửi Sở Tài chính xem xét, tham mưu, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê
duyệt.
d) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức cấp xã:
Thực hiện theo Kế hoạch số
191/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã năm 2018.
V. NGUỒN KINH
PHÍ THỰC HIỆN:
Ngân sách địa phương dự kiến: 12.000.000.000 đồng. Trong
đó:
1. Tuyên truyền, tư vấn
học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn
Kinh phí dự kiến: 405.000.000 đồng.
a) Thông tin trên Nhật Báo Cần
Thơ:
6.333.000 đồng/tháng x 12 tháng = 76.000.000 đồng.
b) Thông tin trên Báo Đại đoàn kết:
5.000.000 đồng/kỳ x 12 kỳ = 60.000.000 đồng.
c) Thông tin trên Báo Lao động
và Xã hội:
5.000.000 đồng/kỳ x 12 kỳ = 60.000.000 đồng.
d) Chuyên mục trên Đài Phát thành
và Truyền hình thành phố Cần Thơ:
4.000.000 đồng/tháng x 12 tháng = 48.000.000 đồng.
đ) Thông tin trên Đài Truyền thanh
quận, huyện:
1.000.000 đồng/tháng x 09 tháng x 09 đài = 81.000.000 đồng.
e) In sổ tay, tờ rơi tuyên truyền: 30.000.00 đồng.
- Sổ tay tuyên truyền:
400 quyển x 50.000 đồng = 20.000.000 đồng.
- Tờ rơi:
4.000 tờ x 2.500 đồng = 10.000.000 đồng.
- Tham dự, tổ chức, bồi dưỡng, hội
nghị tập huấn tuyên truyền: 50.000.000 đồng.
2. Điều tra khảo sát và
dự báo nhu cầu dạy nghề
Kinh phí dự kiến: 54.000.000 đồng.
Hỗ trợ điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy
nghề cho 09 quận, huyện. Trong đó mỗi quận, huyện 6.000.000 đồng.
3. Hỗ trợ dạy nghề cho
người lao động
Kinh phí dự kiến: 11.327.068.525
đồng. Trong đó:
a) Dạy nghề nông nghiệp:
2.795.500.000 đồng.
b) Dạy nghề phi nông nghiệp:
8.531.568.525 đồng.
4. Giám sát đánh giá
tình hình thực hiện Đề án
Kinh phí dự kiến: 213.931.475
đồng. Trong đó:
a) Kiểm tra, giám sát các lớp dạy
nghề nông nghiệp: 39.000.000 đồng.
b) Kiểm tra, giám sát các lớp dạy
nghề phi nông nghiệp: 110.000.000 đồng.
c) Đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch dạy nghề nông nghiệp: 14.000.000 đồng.
d) Đánh giá tình hình thực hiện Đề
án: 50.931.475 đồng.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tham mưu Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo nghề
cho lao động nông thôn thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này đến
các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và các địa phương
có liên quan; chịu trách nhiệm quản lý về dạy nghề phi
nông nghiệp.
2. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chịu trách nhiệm quản
lý kinh phí và triển khai công tác dạy nghề nông nghiệp.
3. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm
quản lý kinh phí và triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
xã.
4. Các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương có liên quan chịu trách nhiệm triển
khai thực hiện kế hoạch theo nhiệm vụ được phân công theo Quy chế hoạt động của
Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
thành phố Cần Thơ và Thông tư liên tịch số
30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNN&PTNT-BNV-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực
hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Nội dung thông tin, tuyên truyền trên các cơ
quan báo, đài: Nhật Báo Cần Thơ, Báo Đại Đoàn kết, Báo Lao động và Xã hội, Đài Phát thành và Truyền hình thành phố Cần Thơ, triển khai thực
hiện từ tháng 01 năm 2017 theo Quyết định số 3205/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm
2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề
cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020.
Đối với danh mục các lớp nghề và
đơn vị tham gia đào tạo nghề đã đăng ký đính kèm theo Kế hoạch, nếu có sự thay
đổi, tùy theo tình hình thực tế, giao Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm
định, xem xét và điều chỉnh kịp thời các lớp nghề thuộc đơn vị phụ trách nhằm
đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại địa phương.
VII. CÔNG TÁC
THÔNG TIN, BÁO CÁO
Các sở, ban,
ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm báo cáo kết quả,
tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động thôn thôn, các
ý kiến đề xuất và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu
cho Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố
theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và năm (vào ngày 10 của tháng cuối quý)./.
(Đính kèm Phụ lục: I, II, III, IV)
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Tâm
|
PHỤ LỤC I
KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2018 của Ủy
ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
ĐVT: ngàn đồng (1.000)
STT
|
Nội dung
|
Số tiền
|
1
|
Tuyên truyền, tư
vấn học nghề, việc làm
|
405.000
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
405.000
|
2
|
Điều tra, khảo
sát và dự báo nhu cầu học nghề, sử dụng lao động qua đào tạo nghề
|
54.000
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
54.000
|
3
|
Hỗ trợ dạy nghề
cho lao động nông thôn và các đối tượng chính sách xã hội khác
|
11.327.068.525
|
a
|
Dạy nghề nông nghiệp
|
2.795.500
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
2.795.500
|
b
|
Dạy nghề phi nông nghiệp
|
8.531.568.525
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
8.531.568.525
|
4
|
Kiểm tra, giám
sát, đánh giá Đề án
|
213.931.475
|
a
|
Kiểm tra, giám sát
các lớp dạy nghề nông nghiệp
|
39.000
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
39.000
|
b
|
Kiểm tra, giám sát
các lớp dạy nghề phi nông nghiệp
|
110.000
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
110.000
|
c
|
Đánh giá thực hiện Kế
hoạch dạy nghề nông nghiệp
|
14.000
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
14.000
|
d
|
Đánh giá tình hình
thực hiện Đề án
|
50.931.475
|
-
|
Ngân sách địa phương
|
50.931.475
|
Tổng số (1+2+3+4)
|
12.000.000
|
Ngân sách địa phương
|
12.000.000
|
PHỤ LỤC II
DANH SÁCH CÁC LỚP NGHỀ NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày
23 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
STT
|
Địa phương
|
Số lớp dưới 03 tháng và sơ cấp nghề
|
Số lớp Trung cấp nghề
|
Tổng số
|
I
|
Quận Bình Thủy
|
02
|
|
02
|
1
|
Nghề Trồng hoa, tạo dáng cây cảnh
|
2
|
|
1
|
II
|
Quận Ô Môn
|
03
|
|
03
|
1
|
Nghề Trồng hoa, tạo dáng cây cảnh
|
1
|
|
1
|
2
|
Nghề Trồng và chăm sóc cây ăn trái
|
2
|
|
1
|
III
|
Quận Thốt Nốt
|
05
|
|
05
|
1
|
Nghề Nhân giống lúa
|
1
|
|
1
|
2
|
Nghề Trồng rau an toàn
|
2
|
|
1
|
3
|
Nghề Trồng hoa, tạo dáng cây cảnh
|
1
|
|
1
|
4
|
Nghề Trồng và chăm sóc cây ăn trái
|
1
|
|
1
|
IV
|
Huyện Phong Điền
|
07
|
|
07
|
1
|
Nghề Trồng và chăm sóc cây ăn trái
|
7
|
|
1
|
V
|
Huyện Thới Lai
|
05
|
|
05
|
1
|
Nghề Trồng rau an toàn
|
1
|
|
1
|
2
|
Nghề Trồng nấm rơm
|
1
|
|
1
|
3
|
Nghề Trồng và chăm sóc cây ăn trái
|
3
|
|
1
|
VI
|
Huyện Cờ Đỏ
|
03
|
|
03
|
1
|
Nghề Nhân giống lúa
|
1
|
|
1
|
2
|
Nghề Nuôi và phòng trị bệnh gia súc
|
1
|
|
2
|
3
|
Nghề Sửa chữa máy nông nghiệp
|
1
|
|
1
|
VII
|
Huyện Vĩnh Thạnh
|
05
|
|
05
|
1
|
Nghề Nhân giống lúa
|
2
|
|
1
|
2
|
Nghề Trồng lúa chất lượng cao
|
1
|
|
1
|
3
|
Nghề Trồng và chăm sóc cây lương thực, thực phẩm
(cây bắp)
|
1
|
|
1
|
4
|
Nuôi và phòng trị bệnh gia cầm
|
1
|
|
|
Tổng cộng
|
30
|
|
30
|
PHỤ LỤC III
DANH SÁCH CÁC LỚP NGHỀ PHI NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày
23 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
STT
|
Địa phương
|
Số lớp dưới 03 tháng và sơ cấp nghề
|
Số lớp Trung cấp nghề
|
Tổng số
|
I
|
Quận Ninh Kiều
|
12
|
|
12
|
1
|
Nghề Pha chế
|
3
|
|
3
|
2
|
Nghề Chăm sóc da
|
1
|
|
1
|
3
|
Nghề Trang điểm
|
2
|
|
2
|
4
|
Nghề Nails
|
1
|
|
1
|
5
|
Nghề Thiết kế đồ họa quảng cáo
|
1
|
|
1
|
6
|
Nghề May gia dụng
|
1
|
|
1
|
7
|
Nghề Sửa chữa máy tính
|
1
|
|
1
|
8
|
Nghề Nề (kỹ thuật xây dựng)
|
1
|
|
1
|
9
|
Nghề Lái xe ôtô B2
|
1
|
|
1
|
II
|
Quận Bình Thủy
|
10
|
|
10
|
1
|
Nghề Nấu ăn
|
1
|
|
1
|
2
|
Nghề Pha chế
|
1
|
|
1
|
3
|
Nghề Trang điểm
|
1
|
|
1
|
4
|
Nghề Nails
|
1
|
|
1
|
5
|
Nghề May công nghiệp
|
3
|
|
3
|
6
|
Nghề Điện lạnh
|
1
|
|
1
|
7
|
Nghề Nề (kỹ thuật xây dựng)
|
1
|
|
1
|
8
|
Nghề Kỹ thuật Hàn
|
1
|
|
1
|
III
|
Quận Cái Răng
|
10
|
|
10
|
1
|
Nghề Nấu ăn
|
1
|
|
1
|
2
|
Nghề Kỹ thuật may giầy da
|
2
|
|
2
|
3
|
Nghề May gia dụng
|
1
|
|
1
|
4
|
Nghề đan dây nhựa
|
2
|
|
2
|
5
|
Nghề Sửa chữa máy tính
|
1
|
|
1
|
6
|
Nghề Kỹ thuật Hàn
|
1
|
|
1
|
7
|
Nghề Lái xe ôtô B2
|
2
|
|
2
|
IV
|
Quận Ô Môn
|
11
|
|
11
|
1
|
Nghề nghiệp vụ Du lịch
|
1
|
|
1
|
2
|
Nghề Nấu ăn
|
2
|
|
2
|
3
|
Nghề Trang điểm
|
1
|
|
1
|
4
|
Nghề Nails
|
1
|
|
1
|
5
|
Nghề May công nghiệp
|
2
|
|
2
|
6
|
Nghề đan đát
|
2
|
|
2
|
7
|
Nghề Nề (kỹ thuật xây dựng)
|
1
|
|
1
|
8
|
Nghề Lái xe ôtô B2
|
1
|
|
1
|
V
|
Quận Thốt Nốt
|
13
|
|
13
|
1
|
Nghề Nấu ăn
|
2
|
|
2
|
2
|
Nghề Trang điểm
|
2
|
|
2
|
3
|
Nghề Đan dây nhựa
|
4
|
|
4
|
4
|
Nghề Đan đát
|
1
|
|
1
|
5
|
Nghề Điện cơ
|
1
|
|
1
|
6
|
Nghề Điện dân dụng
|
1
|
|
1
|
7
|
Nghề Sữa chữa xe gắn máy
|
1
|
|
1
|
8
|
Nghề Lái xe ôtô B2
|
1
|
|
1
|
VI
|
Huyện Phong Điền
|
07
|
|
07
|
1
|
Nghề May gia dụng
|
1
|
|
1
|
2
|
Nghề Đan dây nhựa
|
3
|
|
3
|
3
|
Nghề Đan đát
|
1
|
|
1
|
4
|
Nghề Nề (kỹ thuật xây dựng)
|
1
|
|
1
|
5
|
Nghề Lái tàu thuyền
|
1
|
|
1
|
VII
|
Huyện Cờ Đỏ
|
12
|
|
12
|
1
|
Nghề Nấu ăn
|
1
|
|
1
|
2
|
Nghề Chăm sóc da
|
1
|
|
1
|
3
|
Nghề May Công nghiệp
|
1
|
|
1
|
4
|
Nghề Đan dây nhựa
|
5
|
|
5
|
5
|
Nghề Đan lục bình
|
1
|
|
1
|
6
|
Nghề Sửa chữa máy nổ
|
1
|
|
1
|
7
|
Nghề Lái xe ôtô B2
|
2
|
|
2
|
VIII
|
Huyện Thới Lai
|
12
|
|
12
|
1
|
Nghề nghiệp vụ Du lịch
|
2
|
|
2
|
2
|
Nghề Cắt - Uốn tóc
|
1
|
|
1
|
3
|
Nghề May Công nghiệp
|
2
|
|
2
|
4
|
Nghề Đan dây nhựa
|
1
|
|
1
|
5
|
Nghề Đan đát
|
1
|
|
1
|
6
|
Nghề Sữa chữa xe gắn máy
|
1
|
|
1
|
7
|
Nghề Nề (kỹ thuật xây dựng)
|
2
|
|
2
|
8
|
Nghề Kỹ thuật Hàn
|
1
|
|
1
|
9
|
Nghề Lái xe ôtô B2
|
1
|
|
1
|
IX
|
Huyện Vĩnh Thạnh
|
06
|
|
06
|
1
|
Nghề Đan dây nhựa
|
3
|
|
3
|
2
|
Nghề Đan lục bình
|
1
|
|
1
|
3
|
Nghề Chằm nón
|
1
|
|
1
|
4
|
Sửa chữa máy tính (Lắp ráp cài đặt máy tính)
|
1
|
|
1
|
Tổng cộng
|
93
|
|
93
|
PHỤ LỤC IV
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO THAM GIA DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày
23 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
STT
|
Đơn vị đào tạo
|
Địa chỉ
|
Ghi chú
|
I
|
Lĩnh vực nông nghiệp
|
|
|
1
|
Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo nghề nông thôn
- Viện nghiên cứu Phát triển ĐBSCL
|
Khu II Đại học Cần Thơ, đường 3/2, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ
|
|
2
|
Trung tâm Khuyến nông
|
Số 4 Ngô Hữu Hạnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ
|
|
3
|
Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ
|
Lộ tẻ Base, phường Phước Thới, quận Ô Môn,
thành phố Cần Thơ
|
|
4
|
Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp - Trường Cao đẳng
Kinh tế Kỹ thuật thành phố Cần Thơ
|
Số 9 đường Cách mạng tháng Tám, phường An Hòa,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
|
|
5
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên quận Ô Môn
|
Khu vực 12, Phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn,
thành phố Cần Thơ
|
|
6
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên quận Thốt Nốt
|
Khu vực Thới An 1, Phường Thuận An, quận Thốt
Nốt, thành phố Cần Thơ
|
|
7
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên huyện Phong Điền
|
Ấp Nhơn Lộc 1A , Thị trấn Phong Điền, huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ
|
|
8
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên huyện Thới Lai
|
Thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, thành phố Cần
Thơ
|
|
9
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên huyện Cờ Đỏ
|
Ấp Thới Hòa , Thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ,
thành phố Cần Thơ
|
|
10
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên huyện Vĩnh Thạnh
|
Ấp Vĩnh Tiến , Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh
Thạnh, thành phố Cần Thơ
|
|
II
|
Lĩnh vực phi nông nghiệp
|
|
|
1
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên quận Ninh Kiều
|
Phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ
|
|
2
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên quận Cái Răng
|
Phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần
Thơ
|
|
3
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên quận Bình Thủy
|
Khu dân cư Ngân Thuận, phường Bình Thủy, quận
Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
|
|
4
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên quận Ô Môn
|
Khu vực 12, Phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn,
thành phố Cần Thơ
|
|
5
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên quận Thốt Nốt
|
Khu vực Thới An 1, Phường Thuận An, quận Thốt
Nốt, thành phố Cần Thơ
|
|
6
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên huyện Phong Điền
|
Ấp Nhơn Lộc 1A , Thị trấn Phong Điền, huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ
|
|
7
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên huyện Thới Lai
|
Thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, thành phố Cần
Thơ
|
|
8
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên huyện Cờ Đỏ
|
Ấp Thới Hòa, Thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ,
thành phố Cần Thơ
|
|
9
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên huyện Vĩnh Thạnh
|
Ấp Vĩnh Tiến, Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh
Thạnh, thành phố Cần Thơ
|
|
10
|
Trường Trung cấp nghề Thới Lai
|
Thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, thành phố Cần
Thơ
|
|
11
|
Trung tâm Dạy nghề Tây Đô
|
830 Quốc lộ 91, phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt,
thành phố Cần Thơ
|
|
12
|
Trung tâm Dạy nghề Nhã Thành
|
Số 194 đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ
|
|
13
|
Trung tâm Dạy nghề phụ nữ quận Ninh Kiều
|
96/11 Nguyễn Thần Hiến, phường An Cư, quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
|
|
14
|
Trung tâm Dạy nghề lái xe cơ giới đường bộ Cần
Thơ
|
36 Nguyễn Văn Linh, phường Hưng Lợi, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ
|
|
15
|
Trung tâm dạy nghề Phụ nữ thành phố Cần Thơ
|
4 Nguyễn Đình Chiểu, phường An Hội, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ
|
|
16
|
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
Khánh Thịnh
|
Số 264 Nguyễn Văn Linh, phường Hưng Lợi, quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
|
|
17
|
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư xây dựng Nam Á
|
730, Khu vực Tân Phước 1, phường Thuận Hưng,
quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ
|
|
18
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên quận Cái Răng
|
Phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần
Thơ
|
|
19
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thẩm mỹ FOB
|
14/2A-14/4-14/6, Lý Tự Trọng, phường An Cư, quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
|
|
20
|
Hợp tác xã Phú Thọ
|
124/2 Ấp Phú Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới
Lai, thành phố Cần Thơ
|
|
21
|
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Cần Thơ
|
Số 47 đường số 1, khu vực 3 Sông Hậu, phường
Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
|
|
22
|
Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật công đoàn
Cần Thơ
|
30-32 Hùng Vương, phường Thới Bình, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ
|
|
23
|
Trường Trung cấp nghề Đông Dương
|
Phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thành phố Cần
Thơ
|
|