ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 322/KH-UBND
|
Bắc Ninh, ngày
19 tháng 9 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 27-NQ/TW NGÀY 21/5/2018 CỦA HỘI NGHỊ
LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG (KHÓA XII) VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 107/NQ-CP NGÀY
16/8/2018 CỦA CHÍNH PHỦ
Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018
của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), Nghị quyết số 107/NQ-CP
ngày 16/8/2018 của Chính phủ, về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương (khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức,
viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp;
UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch tổ chức thực
hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị
- xã hội, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người
lao động trong doanh nghiệp.
2. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các
quan điểm, mục tiêu và định hướng về cải cách chính sách tiền lương đối với cán
bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp
của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương (khóa XII) và Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16/8/2018 của Chính
phủ và các văn bản chỉ đạo hiện hành của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành Trung
ương.
3. Thực hiện cải cách chính sách tiền lương và
cơ cấu lại ngân sách nhà nước tại địa phương nhất là trong việc chi đầu tư
công, sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; phấn đấu giảm đối tượng
hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước; thực hiện trả lương theo vị trí
việc làm, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công vụ; quản lý chặt chẽ
biên chế gắn với cải cách hành chính, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.
4. Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm
cụ thể đối với từng tổ chức; tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong thực hiện
chính sách tiền lương; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất
lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong
sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng chống tham nhũng, lãng phí;
bảo đảm tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người
lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển
nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của
người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm
bảo ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và
phát triển bền vững.
5. Các cơ quan, đơn vị và người đứng
đầu của các cơ quan, đơn vị phải chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp
và quyết tâm cao, thực hiện có hiệu quả quan điểm chỉ đạo chính sách tiền lương
là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội.
II. NỘI DUNG,
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công
tác thông tin, tuyên truyền
- Các sở, ban ngành tỉnh và UBND
các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan
điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung cải cách, nhiệm vụ, giải pháp thực
hiện cải cách chính sách tiền lương đến cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng
vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan, đơn vị làm
tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận xã hội, các ngành, các
cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người
hưởng lương và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách tiền lương.
2. Khẩn trương rà
soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm để làm cơ sở thực hiện cải
cách chính sách tiền lương
- Các sở, ban ngành tỉnh và UBND
các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xây dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc
làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, bản mô tả công việc, xác định cơ cấu công
chức, viên chức; xác định khung năng lực theo từng vị trí việc làm, chức danh
và chức vụ lãnh đạo, tinh giản biên chế theo chỉ tiêu đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
- Sở Nội vụ tổng hợp, thẩm định và
trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục vị trí việc làm, chức danh và chức
vụ lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị.
3. Thực hiện
nghiêm túc và có hiệu quả các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ sáu của Ban chấp
hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý
nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, bảo đảm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ
chức quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập với việc thể chế hóa, sắp xếp
tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế người hưởng lương, phụ cấp từ ngân
sách nhà nước, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tạo nguồn bền vững
cho cải cách chính sách tiền lương.
4. Triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới
- Từ
năm 2021, sau khi các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương ban hành văn bản chế
độ tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, các cấp,
các ngành triển khai thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ,
công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ tỉnh đến cấp xã theo đúng quy định,
hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
- Xây dựng
đề án đề nghị Trung ương cho tỉnh Bắc Ninh thực hiện cơ chế thí điểm đối với tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực
hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình
quân tăng thêm từ 0,5 - 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức
thuộc phạm vi quản lý, trên cơ sở xác định nguồn lực sau khi thực hiện chế độ
tiền lương mới.
5. Nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu về cải cách chính sách tiền lương
5.1. Triển khai có hiệu quả các
nhiệm vụ, giải pháp về tài chính, ngân sách, về cơ chế tự chủ đối với các cơ
quan, đơn vị trong thời gian tới, cụ thể:
- Triển
khai các nhiệm vụ cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm tổng nguồn
thu và cơ cấu thu bền vững. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách thu
theo hướng mở rộng cơ sở thuế, bao quát nguồn thu mới. Tăng cường quản lý thu,
tạo chuyển biến căn bản trong việc chống thất thu, xử lý và ngăn chặn các hành
vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn
thuế. Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách
nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Quyết liệt thu hồi tài sản trong các vụ án
tham nhũng, kinh tế.
- Hằng
năm, dành 50% tăng thu so dự toán năm đầu thời kỳ ổn định và 50% tăng thu thực
hiện so dự toán đầu năm của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách chính
sách tiền lương.
- Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu
quả chi ngân sách nhà nước; tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường
xuyên tăng thêm hằng năm cho đến khi thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở
biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
- Thực hiện quy định số lượng, chức
danh, mức khoán quỹ phụ cấp hằng tháng đối với cán bộ không chuyên trách và mức
khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã, thôn, khu
phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Phấn đấu có 10% đơn vị sự nghiệp
trên địa bàn tỉnh thực hiện cơ chế tự chủ hoàn toàn vào năm 2021 và đạt mức tối
thiểu 20% vào năm 2025.
- Nguồn
thực hiện cải cách chính sách tiền lương còn dư sau khi bảo đảm điều chỉnh mức
lương cơ sở hằng năm và bảo đảm các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban
hành (đối với ngân sách địa phương), các dự án đầu tư theo quy định (đối với
các địa phương có tỉ lệ điều tiết) theo nghị quyết của Quốc hội phải tiếp tục sử
dụng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương sau năm 2020, không sử dụng
vào mục đích khác khi không được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Khi
Trung ương có hướng dẫn sẽ bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức,
viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi
dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... Thực hiện khoán
quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng
cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của
cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản
quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán
các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...). Chỉ ban hành các chính sách,
chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.
- Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ
phí sang thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công, từng bước tính đúng, tính đủ các
chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu, đồng thời gắn với chính
sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách. Đối với giá dịch vụ
sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giao quyền tự chủ cho các đơn
vị đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí
và có tích lũy.
- Đơn vị sự nghiệp công lập đã tự
chủ tài chính phải tự bảo đảm nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền
lương. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên, tiếp
tục sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ (riêng ngành Y tế sử dụng
tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí đã kết cấu vào giá dịch vụ), tiết kiệm
10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự
toán ngân sách nhà nước được giao để bảo đảm nguồn thực hiện cải cách chính
sách tiền lương.
- Đơn vị sự nghiệp công lập không
có nguồn thu do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên, thực hiện
tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ
nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để thực hiện cải cách chính sách tiền
lương.
- Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự
chủ cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trong việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá,
bổ nhiệm, kỷ luật, trả lương và quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Hoàn thiện cơ chế thỏa thuận về
tiền lương trong doanh nghiệp thông qua việc thiết lập cơ chế đối thoại, thương
lượng và thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động theo hướng công
khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử
dụng lao động. Phát triển tổ chức công đoàn cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động
của công đoàn cơ sở.
- Làm tốt công tác phối hợp giữa
cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư,
tài chính các cấp trong quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước,
tránh chồng chéo, lãnh phí. Quy định rõ quyền hạn gắn với trách nhiệm người đứng
đầu các sở, ban ngành tỉnh và địa phương. Tăng cường công khai, minh bạch và
trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ
chức chính trị - xã hội.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện chính sách tiền lương theo quy định của pháp luật
trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp
cố tình né tránh, thực hiện không nghiêm túc hoặc không thực hiện nhiệm vụ được
giao trong thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với cải cách hành
chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tự chủ đối với đơn vị sự
nghiệp công lập và vi phạm quy định của pháp luật về tiền lương.
5.2. Triển khai thực hiện tốt cơ
chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng
vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp:
a) Đối với cán bộ, công chức, viên
chức và lực lượng vũ trang:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng
năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng để thực hiện nhiệm vụ của
cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm
vụ được giao.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ
hoàn thành công việc của từng người.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo
đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ
tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền
lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo
đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước
bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương theo quy định của
Nhà nước đối với công chức, viên chức. Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc
làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của
đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy
chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
b) Đối với người lao động trong
doanh nghiệp:
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có
thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối
thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thỏa ước lao động tập thể phù hợp với tổ
chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi
làm việc.
- Doanh nghiệp và người lao động thương
lượng, thỏa thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất
và kết quả lao động. Doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động thương lượng,
thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khuyến khích khác trong thỏa
ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp. Tăng cường vai trò,
năng lực của tổ chức công đoàn và công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan
quản lý nhà nước.
- Thực hiện giao khoán chi phí tiền
lương, bao gồm cả tiền thưởng trong quỹ lương gắn với nhiệm vụ, điều kiện sản
xuất kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp; từng bước tiến
tới thực hiện giao khoán, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh gắn với kết quả, hiệu quả
quản lý và sử dụng vốn nhà nước của doanh nghiệp.
5.3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải
cách hành chính và nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ:
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước, đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với việc cải
thiện, nâng cao vị trí thứ hạng Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và Hành chính công
(PAPI), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan
hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ Chỉ số sẵn sàng cho phát triển ứng dụng công
nghệ thông tin (ICT INDEX) của tỉnh.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo Nghị quyết 36a/NĐ-CP ngày
14/10/2015 của Chính phủ và Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ
tướng Chính phủ, bảo đảm triển khai đồng bộ với việc phát triển các hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh, tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin, trao
đổi, xử lý hồ sơ qua mạng; nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành hoạt động của
cơ quan, đơn vị thông qua việc sử dụng hiệu quả mạng thông tin quản lý văn bản
điện tử hành chính.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương
hành chính; tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày
05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ
quan hành chính nhà nước các cấp, Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 27/9/2016 về tăng
cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp tỉnh Bắc
Ninh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, ban, ngành tỉnh;
các huyện, thị xã, thành phố
Trên cơ sở những nội dung trong
Kế hoạch này, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố; người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập chỉ đạo xây dựng Kế
hoạch thực hiện của cơ quan, đơn vị mình và cụ thể hóa thành nhiệm vụ trong kế hoạch
công tác hằng năm, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp cụ thể. Định kỳ
trước ngày 15 tháng 11 hằng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch
của ngành, đơn vị mình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ để tổng hợp).
2. Sở Nội vụ
- Chủ trì, đôn đốc, kiểm tra
các ngành, địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này; định kỳ
hằng năm tổng hợp báo cáo tình hình và kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ
Nội vụ giải quyết những vấn đề vướng mắc.
- Chủ
trì, hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới sau khi các cơ quan
có thẩm quyền của Trung ương ban hành văn bản chế độ tiền lương mới đối với cán
bộ, công chức, viên chức.
3. Sở Lao động Thương binh
và Xã hội
Chủ
trì, hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới sau khi các cơ quan
có thẩm quyền của Trung ương ban hành văn bản chế độ tiền lương mới đối với người
lao động trong doanh nghiệp.
4. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan rà soát các quy định các khoản chi ngoài lương của
cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để trình các cấp
có thẩm quyền bãi bỏ sau khi thực hiện chính sách tiền lương mới. Hướng dẫn việc
chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giao vốn,
tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về
tài chính và tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập, gắn tự chủ tài chính với
tự chủ về tổ chức bộ máy theo hướng đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công để phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo.
- Chủ trì, cùng với Sở Nội vụ
phối hợp với các cơ quan, địa phương, đơn vị rà soát, phân loại các đơn vị sự
nghiệp công lập theo mức độ tự chủ khác nhau về tài chính.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, chuyển các đơn vị sự
nghiệp (đặc biệt là sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác) thành công ty cổ phần.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Nghị
quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương (khóa XII) và Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16/8/2018 của Chính phủ, về
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày
21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về cải
cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ
trang và người lao động trong doanh nghiệp. Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung, các sở, ban ngành tỉnh, các huyện, thị xã, thành
phố và các cơ quan liên quan gửi về Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (b/c);
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Nội vụ (b/c);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Các Ban, cơ quan thuộc Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy; HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Bắc Ninh, Đài PTTH tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Công báo;
- Lưu: VT, NC, CVP.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tử Quỳnh
|