ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 247/KH-UBND
|
Quảng Bình, ngày
05 tháng 02 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG VÙNG KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Thực hiện Thông báo số 937-TB/TU ngày 08/8/2023 của
Thường trực Tỉnh ủy về một số vấn đề liên quan đến kế hoạch chuẩn bị năm học, kế
hoạch tuyển sinh năm học 2023 - 2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông vùng
khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Cụ thể hóa các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phân
công rõ trách nhiệm đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và nguồn kinh phí để triển
khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên các cơ sở giáo dục phổ thông, đặc biệt tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang, cồn bãi, kịp thời chấn chỉnh, cải thiện
và nâng cao chất lượng giáo dục tại các khu vực này.
2. Yêu cầu
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo
thiết thực, hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Giáo viên THCS dạy môn Toán học
2. Giáo viên THCS dạy môn Ngữ Văn
3. Giáo viên THCS dạy môn Tiếng Anh
III. NỘI DUNG, SỐ LƯỢNG, THỜI
GIAN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Nội dung bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng được xây dựng dựa trên Quyết
định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban
hành danh mục các mô đun bồi dưỡng giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở
giáo dục phổ thông cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông. Đồng thời chương trình cũng
được xây dựng dựa trên nhu cầu của giáo viên, tình hình thực tế của các địa
phương, đặc biệt các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng
bãi ngang, côn bãi, cụ thể:
1.1. Môn Toán học: 150 tiết gồm 5 chuyên đề sau:
- Chuyên đề 1: Nâng cao năng lực sử dụng phương
pháp dạy học và giáo dục cho giáo viên Toán cấp THCS nhằm phát triển phẩm chất
và năng lực học sinh.
- Chuyên đề 2: Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học môn Toán cấp THCS.
- Chuyên đề 3: Nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá
học sinh THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
- Chuyên đề 4: Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch
dạy học môn Toán cấp THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
- Chuyên đề 5: Nâng cao năng lực phân tích và phát
triển chương trình môn Toán cấp THCS.
1.2. Môn Ngữ văn: 150 tiết gồm 4 chuyên đề sau:
- Chuyên đề 1: Nâng cao năng lực sử dụng phương
pháp dạy học và giáo dục cho giáo viên Ngữ văn cấp THCS nhằm phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh.
- Chuyên đề 2: Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch
dạy học môn Ngữ văn cấp THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
- Chuyên đề 3: Nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá
học sinh THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
- Chuyên đề 4: Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học môn Ngữ văn cấp THCS.
1.3. Môn Tiếng Anh: 150 tiết gồm 3 chuyên đề sau:
- Chuyên đề 1: Bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn và sử dụng
các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh trong giảng dạy môn Tiếng Anh cấp THCS.
- Chuyên đề 2: Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng các chiến
lược dạy học Tiếng Anh hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh THCS.
- Chuyên đề 3: Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học Tiếng Anh cấp THCS.
2. Số lượng, thời gian đào tạo,
bồi dưỡng
- Số lượng:
+ Giáo viên THCS dạy môn Toán học: 99 người, trong
đó: huyện Bố Trạch 13 người, thị xã Ba Đồn 12 người, huyện Tuyên Hóa 43 người,
huyện Minh Hóa 31 người.
+ Giáo viên THCS dạy môn Ngữ Văn: 84 người, trong
đó: huyện Bố Trạch 9 người, thị xã Ba Đồn 13 người, huyện Tuyên Hóa 44 người,
huyện Minh Hóa 18 người.
+ Giáo viên THCS dạy môn Tiếng Anh: 52 người, trong
đó huyện Bố Trạch 5 người, thị xã Ba Đồn 6 người, huyện Tuyên Hóa 27 người, huyện
Minh Hóa 14 người.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2024 đến tháng
9/2024.
- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo
- Đơn vị phối hợp: Trường Đại học Quảng Bình; UBND
các huyện, thị xã, thành phố.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp được bố
trí hằng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức theo
quy định.
- Lồng ghép các nguồn vốn bổ sung có mục tiêu, chương
trình mục tiêu quốc gia thông qua các chương trình, đề án, dự án đã được cấp thẩm
quyền phê duyệt.
- Nguồn kinh phí hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm chất lượng và tiến độ.
- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị rà soát, cử giáo
viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng đúng quy định và yêu cầu thực tế.
- Giám sát quá trình triển khai Kế hoạch, tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện theo quy định.
2. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Kế
hoạch.
3. Sở Tài chính
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép các nguồn vốn bổ sung có mục tiêu,
chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện kế hoạch thông qua các chương
trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hướng dẫn sử dụng kinh phí trong dự toán chi hoạt
động thường xuyên hàng năm của các đơn vị theo phân cấp ngân sách, nguồn tài trợ,
hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định pháp luật.
4. Trường Đại học Quảng Bình
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố
xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Toán học, Ngữ văn
và Tiếng Anh dựa trên nhu cầu của giáo viên, tình hình thực tế của từng địa
phương.
- Căn cứ Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày
04/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện công tác bồi dưỡng thường
xuyên giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông và nhu cầu của
giáo viên, tình hình thực tế các địa phương để biên soạn, chuẩn bị tốt bài giảng;
bố trí đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm tham gia
giảng dạy; chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực
hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao.
- Tổ chức, quản lý lớp học, thực hiện các thủ tục cấp
chứng nhận cho giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
5. Ủy ban nhân dân huyện, thị
xã, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã,
thành phố, hiệu trưởng các trường sắp xếp, bố trí công tác, tạo điều kiện thuận
lợi cho giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo Kế hoạch.
- Phối hợp với Trường Đại học Quảng Bình xây dựng
phương án về địa điểm, các điều kiện liên quan để tổ chức các lớp đào tạo, bồi
dưỡng.
- Chủ động bố trí kinh phí hỗ trợ cho giáo viên
(chi phí đi lại, tiền lưu trú, công tác phí và các chi phí khác có liên quan) để
tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức
năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo để
tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: GDĐT, NV, TC;
- Trường Đại học Quảng Bình;
- UBND các huyện, TX, TP;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NCVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ An Phong
|