ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 234/KH-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
26 tháng 12 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM
2023
Căn cứ Quyết định số 87/QĐ-TTg
ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tháng hành động về An
toàn, vệ sinh lao động;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/02/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng
dẫn tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động; Kế hoạch số
4881/KH-BCĐTƯ ngày 28/11/2022 c ủa Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai Tháng hành
động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2023
trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
Nâng cao nhận thức và thực thi
nghiêm pháp luật về ATVSLĐ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh các chương trình hành động cụ thể về cải thiện điều kiện
lao động, rà soát, xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, đánh giá
nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ; chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN).
2. Yêu cầu
Tổ chức các hoạt động trong
Tháng hành động ATVSLĐ năm 2023 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có trọng điểm.
Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh lựa chọn các vấn
đề nổi cộm trong ngành, lĩnh vực làm chủ đề trong chương trình hành động về
ATVSLĐ để mang lại tính hiệu quả cao.
II. CHỦ ĐỀ
CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ ATVSLĐ NĂM 2023
"Tăng cường xây dựng
quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động,
giảm căng thẳng tại nơi làm việc"
III. THỜI
GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
1. Thời gian tổ chức: Tháng
hành động về ATVSLĐ năm 2023 được tổ chức từ ngày 01/5/2023 đến ngày 31/5/2023.
2. Phạm vi triển khai: Trên
địa bàn toàn tỉnh.
IV. NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG HÀNH ĐỘNG
1. Tổ chức
hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ
Các huyện, thành phố, đơn vị,
doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng thiết
thực đảm bảo phù hợp với chủ đề, điều kiện và tình hình thực tế địa phương, đơn
vị, doanh nghiệp đảm bảo thích ứng linh hoạt an toàn.
Tăng cường các hoạt động thông
tin, tuyên truyền, xây dựng các tài liệu, ấn phẩm gửi, phát tới các huyện,
thành phố, đơn vị, doanh nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền chính sách an toàn vệ
sinh lao động trên các phương tiện truyền thông.
2. Các hoạt
động tổ chức trong Tháng hành động
2.1. Đối
với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố
a) Căn cứ vào điều kiện, tình
hình kinh tế, xã hội để xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động hưởng
ứng Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2023 phù hợp, thiết thực,
hiệu quả, an toàn trong đó tập trung vào các nội dung sau:
- Đổi mới, đa dạng hóa hình thức
thông tin, tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện về ATVSLĐ tới
doanh nghiệp và người lao động cả trong khu vực có giao kết hợp đồng lao động
và không có giao kết hợp đồng lao động theo hướng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện
như: Báo, đài, truyền hình, Website, mạng xã hội, treo băng rôn, pano, áp
phích... tại các xã, phường, thị trấn và các đơn vị trực thuộc để phổ biến,
tuyên truyền các nội dung, kiến thức về ATVSLĐ, thông tin, hướng dẫn cách nhận
diện, đánh giá các nguy cơ rủi ro và các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
- Thường xuyên cập nhật và
thông tin kịp thời về nguyên nhân các vụ tai nạn lao động, sự cố để phòng tránh
TNLĐ, BNN; thông tin tuyên truyền sâu rộng về các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
trong công tác ATVSLĐ tới doanh nghiệp, người lao động.
b) Bố trí kinh phí để tổ chức
các hoạt động hưởng ứng T háng hành động về ATVSLĐ năm 2023 phù hợp, thiết thực
với điều kiện của đơn vị, địa phương.
c) Tổ chức các hoạt động thanh
tra, kiểm tra ATVSLĐ
Phối hợp giữa các sở, ban,
ngành trong các hoạt động kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ. Nội dung thanh tra, kiểm
tra tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực để xảy ra nhiều TNLĐ như xây dựng,
làm việc trong không gian hạn chế, an toàn trong sử dụng điện, thiết bị áp lực,
hóa chất, việc sử dụng các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATVSLĐ...; tăng cường các hoạt động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình
ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng, tổ, đội.
d) Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động
đối thoại về ATVSLĐ nhằm thúc đẩy việc thực thi và tháo gỡ các vướng mắc trong
triển khai chính sách, pháp luật về ATVSLĐ tại cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất
kinh doanh.
đ) Tổ chức các hoạt động thăm hỏi
và tặng quà các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN nhằm kịp thời chia sẻ
những mất mát và động viên các gia đình khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống,
công việc.
e) Tổng kết, đánh giá và báo
cáo kết quả triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 của đơn vị, địa
phương, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2.2. Đối
với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
Xây dựng Kế hoạch và tổ chức
các hoạt động phù hợp, thiết thực, hiệu quả để hưởng ứng Tháng hành động về
ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2023, cụ thể như sau:
- Tăng cường các hoạt động phối
hợp, lồng ghép trong triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về
ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2023 đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.
- Treo băng rôn, khẩu hiệu tại
doanh nghiệp để tuyên truyền, hướng dẫn cho người lao động thực hiện tốt về
công tác ATVSLĐ.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị,
bộ phận trực thuộc tăng cường triển khai các chương trình, hành động về ATVSLĐ
bám sát chủ đề của Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 và các vấn đề nổi cộm của
ngành, doanh nghiệp , cơ sở; tăng cường các hoạt động rà soát, xây dựng quy
trình, biện pháp làm việc an toàn tại các phân xưởng, nhà máy, các máy, thiết bị.
- Quan tâm, chú trọng đầu tư
máy, thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin
trong kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc, phòng ngừa TNLĐ,
BNN; đẩy mạnh các hoạt động đối thoại, triển khai các chương trình hành động cụ
thể về cải thiện điều kiện làm việc, giảm căng thẳng tại nơi làm việc, xây dựng
quan hệ lao động hài hòa, môi trường làm việc an toàn, thân thiện.
- Rà soát, xây dựng kế hoạch và
tổ chức huấn luyện ATVSLĐ đầy đủ về các kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn cho
người lao động theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của
Chính phủ tập trung vào một số ngành, lĩnh vực, công việc có nguy cơ rủi ro cao
như làm việc trên cao, hàn, cắt, làm việc trong không gian hạn chế, an toàn hóa
chất, điện...; chú trọng huấn luyện thực hành, kỹ năng đánh giá nguy cơ rủi ro
về ATVSLĐ.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ,
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 21 Luật
An toàn, vệ sinh lao động.
- Phát động các phong trào thi
đua, ký giao ước thi đua đảm bảo ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ, đội; tổ chức
các cuộc thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp; tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong
công tác ATVSLĐ.
- Khen thưởng đối với các tập
thể, cá nhân tại doanh nghiệp có thành tích xuất sắc về công tác ATVSLĐ.
- Tổ chức thăm hỏi, động viên đối
với nạn nhân, thân nhân của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị
thành viên, tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng hành động.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả triển
khai Tháng hành động ATVSLĐ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
V. HOẠT ĐỘNG
TRIỂN KHAI SAU THÁNG HÀNH ĐỘNG
1. Duy trì hoạt động về
ATVSLĐ theo quy định của pháp luật; tiếp tục tổ chức các hoạt động thông tin,
tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động theo chủ đề, nội dung đã
đặt ra trong Tháng hành động để tạo ý thức, nề nếp, thói quen tuân thủ các quy
định về ATVSLĐ cho người lao động.
2. Tăng cường thực hiện
các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa các nguy c ơ, rủi ro về ATVSLĐ; hướng dẫn
người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trước khi làm việc và thường
xuyên trong quá trình lao động; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe người
lao động, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người
lao động; thường xuyên kiểm tra, cải thiện điều kiện lao động, quan trắc môi
trường lao động và có biện pháp khắc phục ngay khi điều kiện lao động không bảo
đảm an toàn cho người lao động.
3. Tổng kết, đánh giá và
báo cáo kết quả thực hiện Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023; khen thưởng những
đơn vị và cá nhân thực hiện tốt Tháng hành động; phê bình những đơn vị, cá nhân
làm chưa tốt hoặc chưa đạt yêu cầu.
VI. KINH PHÍ
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Đối với các sở,
ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: Thực
hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Đối với các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh: Kinh phí triển khai Tháng hành động trong kế
hoạch về ATVSLĐ hàng năm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
VII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động, Thương binh
và Xã hội (cơ quan Thường trực)
- Hướng dẫn, triển khai Tháng
hành động về ATVSLĐ năm 2023 trên phạm vi toàn tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức
các hoạt động phù hợp, thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023.
- Chủ động phối hợp với các
ngành liên quan tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong một số
ngành lĩnh vực để xảy ra nhiều tai nạn lao động như xây dựng, làm việc trong
không gian hạn chế, sử dụng các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động...
- Tổng hợp báo cáo Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả triển khai Tháng hành động
về ATVSLĐ năm 2023 trên phạm vi toàn tỉnh trước ngày 30/7/2023.
2. Các sở, ban, ngành, các tổ
chức chính trị - xã hội
- Xây dựng, ban hành kế hoạch,
tổ chức thực hiện và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động phù
hợp, thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023.
- Tăng cường công tác phối hợp
triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ giữa các ngành, đơn vị, địa phương, các tổ
chức chính trị - xã hội trên địa bàn.
- Tổng kết, đánh giá kết quả
triển khai Tháng hành động theo quy định.
3. Ban Quản lý các Khu công
nghiệp tỉnh
Triển khai, hướng dẫn, đôn đốc
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các khu công nghiệp triển
khai hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2023;
treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên tuyền về công tác ATVSLĐ tại trụ sở doanh nghiệp,
cơ sở.
4. Báo Tuyên Quang, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh
Xây dựng các chương trình,
chuyên mục và các tin, bài, phóng sự về ATVSLĐ tuyên truyền trước, trong và sau
Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2023; đổi mới, tăng cường các
hoạt động thông tin , tuyên truyền về ATVSLĐ tới doanh nghiệp và người lao động;
tăng cường thông tin về các nguyên nhân, sự cố TNLĐ, BNN và chia sẻ rộng rãi
các mô hình, sáng kiến, ứng dụng công nghệ thông tin cải thiện điều kiện lao động;
chia sẻ, lan tỏa các sáng kiến, mô hình, cách làm hay của tổ chức, cá nhân điển
hình trong công tác đảm bảo ATVSLĐ; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các chế
độ, chính sách mới về ATVSLĐ tới các xã, phường, thị trấn, các khu, cụm công
nghiệp, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
5. Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố
- Xây dựng, ban hành kế hoạch
và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn quản lý triển khai các hoạt
động thiết thực trong Tháng hành động theo nội dung của Kế hoạch này; thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức, thực hiện ở đơn vị, cơ sở trực thuộc.
- Chỉ đạo việc tổ chức triển
khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ trên địa bàn.
- Bố trí kinh phí để tổ chức
các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phù hợp, thiết thực với điều kiện của địa
phương.
- Quan tâm, chú trọng mở rộng
triển khai các hoạt động trong Tháng hành động tới xã, phường, thị trấn, các
thôn, tổ dân phố cả khu vực có hợp đồng lao động và không có hợp đồng lao động
tại địa phương.
- Treo băng zôn, pano, áp
phích, phát hành tài liệu hướng dẫn tuyên truyền cụ thể về quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động về ATVSLĐ.
- Tổng kết, đánh giá và báo cáo
kết quả Tháng hành động về ATVSLĐ .
6. Các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất kinh doanh
- Xây dựng chương trình, kế hoạch
chi tiết triển khai, tổ chức thực hiện Tháng hành động của doanh nghiệp, cơ sở.
- Chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị
trực thuộc tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng hành động; treo
băng zôn, khẩu hiệu tuyên tuyền về công tác ATVSLĐ tại trụ sở doanh nghiệp, cơ
sở.
- Tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm và báo cáo kết quả tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023.
7. Thực hiện chế độ báo cáo
Các sở, ban, ngành, các tổ chức
chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh xây dựng và gửi Kế hoạch tổ chức Tháng hành động
về ATVSLĐ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình trước ngày 28/02/2023; báo cáo
kết quả tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ trước ngày 10/7/2023 về Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch này.
Yêu cầu các sở, ngành, đơn vị,
địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nghiêm túc triển khai thực
hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TB và XH; (Báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (Báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh; (Báo cáo)
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ trong
kế hoạch; (thực hiện)
- Báo Tuyên Quang; Đài PT-TH tỉnh; (thực hiện)
- UBND huyện, thành phố; (thực hiện)
- Chánh VP, PCVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Phòng THVX, THCB-KSTTHC;
- Lưu: VT, TH, THVX (Ntg).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Việt Phương
|
KHẨU HIỆU
HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM
2023
(Kèm theo Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 26/12/2023 của UBND tỉnh)
1. Nhiệt liệt hưởng ứng
Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2023.
2. Nhiệt liệt hưởng ứng
Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2023.
3. Cải thiện điều kiện
làm việc, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
4. Thực hiện nghiêm các
nội quy, quy trình, giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
5. Tuân thủ nghiêm việc
trang cấp, sử dụng các phương tiện bảo vệ c á nhân trong lao động, sản xuất để
phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Đổi mới, nâng cao chất
lượng công tác huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động.
7. Doanh nghiệp và người
lao động chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm về an toàn, vệ
sinh lao động.
8. Chủ động rà soát,
đánh giá các nguy cơ, rủi ro mất an toàn vệ sinh lao động để phòng tránh tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp.
9. Hãy nghĩ về an toàn
trước khi hành động.
10. Tham gia bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vì an toàn và sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp và người lao động.
Phụ lục
Báo cáo tổng kết Thánh hành động về ATVSLĐ năm 2023
(Kèm
theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày /12/2023 của
UBND tỉnh)
I. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THÁNG
HÀNH ĐỘNG:
1. Công tác chỉ đạo, ban
hành kế hoạch triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
2. Các hoạt động hưởng ứng
Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (nếu có).
3. Nội dung các hoạt động
đã triển khai trong Tháng hành động.
4. Kinh phí tổ chức
Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động.
- Ngân sách nhà nước hoặc kinh
phí của cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Ngân sách hỗ trợ, vận động từ
doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Những kết quả đã đạt
được; bài học kinh nghiệm.
2. Khó khăn, tồn tại.
3. Kiến nghị, đề xuất.
4. Bảng tổng hợp số liệu
các hoạt động đã triển khai trong Tháng hành động (thống kê theo Mẫu số 01).
Mẫu số 01
Bảng tổng hợp số liệu tổ chức Tháng hành động năm
2023
(Kèm
theo Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 26/12/2023 của UBND tỉnh)
STT
|
Các hoạt động
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
Ghi chú
|
1
|
Tổ chức các lớp huấn luyện
ATVSLĐ trong Quý II năm 2023 hưởng ứng Tháng hành động
|
Lớp
|
|
|
Tổng số lượng người được huấn
luyện, trong đó:
|
Người
|
|
|
Huấn luyện cho người quản
lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 1)
|
Người
|
|
|
Huấn luyện người làm công
tác an toàn, vệ sinh lao động ( nhóm 2)
|
Người
|
|
|
Huấn luyện cho người lao động
làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 3)
|
Người
|
|
|
Huấn luyện cho nhóm 4
|
Người
|
|
|
Huấn luyện cho người làm
công tác y tế (nhóm 5)
|
Người
|
|
|
Huấn luyện cho an toàn, vệ
sinh viên (nhóm 6)
|
Người
|
|
|
Huấn luyện cho người lao động
làm việc không theo hợp đồng lao động (Nếu có)
|
Người
|
|
|
2
|
Tổ chức tọa đàm, phóng sự,
tin, bài đưa tin trên truyền hình, báo chí
|
Tin, bài/ cuộc
|
|
|
3
|
Ấn phẩm thông tin (sách,
báo, tờ rơi, tranh áp phích)
|
Quyển/ tờ
|
|
|
4
|
Phát động, triển khai
phong trào thi đua về ATVSLĐ
|
Phong trào
|
|
|
Số tập thể/ cá nhân tham
gia
|
Tập thể/ cá nhân
|
|
|
5
|
Tổ chức thi tìm hiểu pháp
luật về ATVSLĐ
|
Cuộc thi
|
|
|
Số lượng người tham gia
|
Người
|
|
|
6
|
Tổ chức thi an toàn vệ
sinh viên giỏi
|
Cuộc thi
|
|
|
Số lượng người tham gia
|
Người
|
|
|
7
|
Số cuộc kiểm tra về ATVSLĐ
được tổ chức trong Qúy II
|
Cuộc
|
|
|
Số doanh nghiệp, cơ sở được
kiểm tra
|
Cơ sở
|
|
|
Số vi phạm được phát hiện
|
Vi phạm
|
|
|
8
|
Tự kiểm tra về ATVSLĐ; rà
soát phát hiện các nguy cơ rủi ro, bổ sung các nội quy, quy trình làm việc an
toàn
|
|
|
|
Các nguy cơ, rủi ro được
phát hiện
|
Nguy cơ
|
|
|
|
Các nội quy, quy trình làm
việc an toàn được xây dựng, bổ sung
|
Nội quy/ quy trình
|
|
|
9
|
Quan trắc môi trường lao động
trong Quý II
|
|
|
|
Số cơ sở sản xuất thực hiện
quan trắc môi trường lao động
|
Cơ sở
|
|
|
Số cuộc thực hiện quan trắc
môi trường lao động (đối với cơ sở sản xuất),
|
Số cuộc
|
|
|
10
|
Tổ chức khám sức khỏe cho
người lao động trong Quý II
|
Cuộc
|
|
|
Tổng số người được khám
|
Người
|
|
|
11
|
Số cơ sở sản xuất tổ chức
Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động
|
Cuộc
|
|
|
12
|
Thăm gia đình nạn nhân,
người bị nạn
|
Nạn nhân/gia đình
|
|
|
13
|
Tổ chức hội thảo/hội nghị
|
cuộc
|
|
|
14
|
Khen thưởng về an toàn, vệ
sinh lao động:
|
|
|
|
Tập thể
|
|
|
|
Cá nhân
|
|
|
|
15
|
Số vụ tai nạn xảy ra trong
Quý II Trong đó:
|
Vụ
|
|
% tăng, giảm so với cùng kỳ Quí II năm trước
|
Tổng số người bị tai nạn
|
Người
|
|
Số người chết
|
Người
|
|
Số người bị thương nặng
|
Người
|
|
16
|
Kinh phí
|
|
|
|
Ngân sách nhà nước/ hoặc
kinh phí của cơ sở sản xuất kinh doanh
|
Triệu đồng
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ, huy động
từ các nguồn hợp pháp khác (nếu có)
|
Triệu đồng
|
|
|
17
|
Các nội dung khác (nếu có)
|
|
|
|