ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2158/KH-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 19 tháng 12 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 Hội
nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động
trong doanh nghiệp; Chương trình hành động số 24-Ctr/TU ngày 13/11/2018 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương đối với
cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh
nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện cải cách chính sách
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người
lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (gọi chung là Nghị quyết số
27-NQ/TW), Chương trình hành động số 24-Ctr/TU ngày 13/11/2018 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy (gọi chung là Chương trình hành động số 24-Ctr/TU), tạo sự chuyển
biến rõ rệt trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động về tầm quan trọng, ý nghĩa, nội dung cải cách chính sách
tiền lương.
- Xác định rõ nhiệm vụ của từng
cơ quan, đơn vị, địa phương, trách nhiệm cụ thể của tập thể lãnh đạo, cá
nhân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc sắp xếp
lại tổ chức bộ máy; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động, xác định khung năng lực, mô tả công việc theo vị trí việc làm; đổi mới
công tác đánh giá, phân loại, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động; đẩy mạnh các giải pháp về tài chính, ngân sách, hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước để tạo tiền đề vững chắc cho việc cải cách chính sách tiền
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động
trong doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Lãnh đạo các cơ
quan, đơn vị, địa phương mà trước hết là người đứng đầu phải có quyết tâm
chính trị cao, chủ động, quyết liệt thực hiện các giải pháp về tài chính, ngân
sách; tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
sắp xếp, bố trí người lao động; tiếp tục đổi mới, tổ chức bộ máy trong
toàn hệ thống chính trị bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tiếp tục
đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
của các đơn vị sự nghiệp công, coi đây là nhiệm vụ đột phá, tiên quyết làm tiền
đề cho việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
- Bảo đảm
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
toàn diện về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị
sự nghiệp công lập.
- Các nhiệm vụ,
giải pháp phải được thực hiện đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, lộ
trình phù hợp với nhiệm vụ chính trị được giao.
II. MỤC TIÊU
1. Mục
tiêu tổng quát
Cải cách chính sách tiền lương
một cách khoa học, minh bạch, đúng quy định pháp luật và tinh thần chỉ
đạo của Trung ương, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, đáp ứng yêu cầu
phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội
nhập quốc tế; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; tạo động lực
giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực;
góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của bản thân và
gia đình cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội.
2. Mục
tiêu cụ thể
2.1. Từ năm 2018 đến năm
2020
a) Đối với khu vực công
- Thực hiện điều chỉnh tăng mức
lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ bảo đảm
không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế;
không bổ sung các loại phụ cấp mới theo ngành nghề.
- Hoàn thành việc sắp xếp tổ chức
bộ máy của hệ thống chính trị; sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức các đơn
vị sự nghiệp công lập gắn với cải cách hành chính, tinh giản biên chế
theo kế hoạch.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
Thực hiện điều chỉnh tăng mức
lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng
chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối
thiểu của bản thân và gia đình người lao động.
2.2. Từ năm 2021 đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền
lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang
trong toàn bộ hệ thống chính trị theo quy định của Trung ương, cụ thể:
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất
của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của
khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền
lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của
ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp
nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các
vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp
nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của
vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, các doanh nghiệp
thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thoả thuận giữa người sử dụng lao động
với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp
trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động,
tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền
lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến
tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
III. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách chính sách tiền lương đối với cán
bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương,
doanh nghiệp có phần vốn nhà nước do tỉnh quản lý phối hợp chặt chẽ với
các tổ chức đảng và cấp ủy cùng cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức học tập,
quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung Nghị quyết số 27-NQ/TW,
Chương trình hành động số 24-Ctr/TU và Kế hoạch này, nhằm nâng cao nhận thức về
quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung cải cách chính sách tiền lương
đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động
trong các doanh nghiệp. Đổi mới tư duy, phương pháp, cách làm, tạo sự đồng thuận
cao ở các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người hưởng lương
và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về chính sách tiền lương (thực
hiện thường xuyên hàng năm).
- Sở Thông tin và
Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Thường trực Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, cơ quan
truyền thông, báo chí trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương làm
tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần
trách nhiệm của người đứng đầu, nỗ lực của các ngành, các cấp và nhân dân để thực
hiện thắng lợi mục tiêu cải cách chính sách tiền lương một cách khoa học, minh
bạch, phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tiễn của tỉnh, đáp ứng
yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ
động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; tạo
động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn
nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của người
hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
(thực hiện thường xuyên).
2. Xây dựng và hoàn thiện
hệ thống vị trí việc làm, coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực
hiện cải cách tiền lương
Các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương xây
dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, mô tả công việc, xác định cơ cấu
công chức, viên chức; xác định khung năng lực theo từng vị trí việc làm trong
khu vực công để làm căn cứ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và trả lương đối với
cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
Thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản
biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo các nghị quyết của
Đảng và quy định của Nhà nước để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, chức
danh và chức vụ lãnh đạo (thực hiện thường xuyên).
3. Triển khai thực hiện chế độ tiền
lương mới
Từ năm 2021, sau khi các cơ quan có thẩm quyền ban hành
văn bản quy định về chế độ tiền lương mới, các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối
với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ tỉnh đến cấp xã theo
đúng quy định và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền (thực hiện từ năm
2021).
4. Thực hiện các giải pháp tài
chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách
chính sách tiền lương
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, đơn vị sự nghiệp trực
thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố (thực hiện từ
năm 2019)
- Thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương về
cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển kinh tế
tư nhân; đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nhằm
phát triển nguồn thu bền vững cho ngân sách tỉnh, tạo nguồn cải cách tiền
lương.
- Triển khai các nhiệm vụ cơ cấu lại nguồn thu ngân sách
nhà nước theo hướng bảo đảm tổng nguồn thu và cơ cấu thu bền vững. Sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện các chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế, bao quát nguồn
thu mới. Tăng cường quản lý thu, tạo chuyển biến căn bản trong việc chống thất
thu, xử lý và ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất
kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn thuế. Thực hành tiết kiệm, chống tham
nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Quyết
liệt thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
- Hằng năm, dành 50% tăng thu so với dự toán và 70% tăng
thu của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương.
- Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà
nước; tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm hằng
năm cho đến khi thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có
thẩm quyền giao.
- Nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương còn dư
sau khi bảo đảm điều chỉnh mức lương cơ sở hằng năm và bảo đảm các chính sách
an sinh xã hội phải tiếp tục sử dụng để thực hiện cải cách chính sách tiền
lương sau năm 2020, không sử dụng vào mục đích khác khi không được cấp có thẩm
quyền cho phép.
- Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức,
viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để thực hiện quy định khoán các chế
độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại, văn phòng phẩm). Chỉ ban hành các chính
sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công,
từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết
yếu, đồng thời gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng
chính sách. Đối với giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước,
giao quyền tự chủ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tắc
bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.
Đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ chi thường xuyên phải
tự bảo đảm nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo kết quả hoạt
động như doanh nghiệp. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi
thường xuyên, tiếp tục sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ
(riêng ngành Y tế sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí đã kết cấu vào
giá dịch vụ), tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm
và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao thực hiện cải cách
chính sách tiền lương.
Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm
toàn bộ chi thường xuyên, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngân sách
tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để
thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
5. Triển khai thực hiện có hiệu quả
các Nghị quyết Trung ương 6 (khoá XII) và các đề án đổi mới, cải cách trong các
ngành, lĩnh vực có liên quan để cải cách chính sách tiền lương một cách đồng bộ
Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII và các
chương trình hành động, kế hoạch liên quan gồm: Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày
25/10/2017, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 và Kế hoạch số 07-KH/TW ngày
27/11/2017 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Chương trình hành
động số 21-CTr/TU ngày 30/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết
số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017, Kế hoạch số 86-KH/TU ngày 28/9/2018 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 2030/KH-UBND ngày 29/11/2018 của UBND
tỉnh thực hiện Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ
và Kế hoạch số 86-KH/TU ngày 28/9/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Đề án số 981/ĐA-UBND ngày 26/6/2018 của UBND tỉnh về sắp xếp, kiện
toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017 - 2020. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp
công lập. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong
hệ thống chính trị và người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập với việc thể
chế hoá và thực hiện các Nghị quyết Trung ương 6 (khoá XII), đặc biệt là việc sắp
xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế người hưởng lương, phụ cấp từ
ngân sách nhà nước, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo nguồn
bền vững cho cải cách chính sách tiền lương (thực hiện thường xuyên).
6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước
- Thực hiện nghiêm quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo
công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; quản lý tổ chức bộ máy và biên chế của
toàn hệ thống chính trị. Thực hiện đúng các quy định về tuyển dụng, sử dụng,
quản lý, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu
về đối tượng và tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dẫn, chỉ
đạo của cơ quan có thẩm quyền (Sở Tài chính, Sở Nội vụ theo chức
năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, UBND
các huyện, thị xã, thành phố, thực hiện theo yêu cầu của Trung ương) .
- Tăng cường cơ chế thoả thuận về tiền lương trong doanh
nghiệp thông qua việc thiết lập cơ chế đối thoại, thương lượng và thoả thuận giữa
các chủ thể trong quan hệ lao động theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo
đảm hài hoà lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, tạo sự đồng
thuận cao. Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn cơ
sở; quản lý tốt việc thành lập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động
(các doanh nghiệp có phần vốn nhà nước do tỉnh quản lý chủ trì
phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, thực hiện từ năm
2021).
- Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính các cấp
trong quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tránh chồng chéo,
lãng phí. Quy định rõ quyền hạn gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan,
tổ chức, đơn vị, địa phương. Tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải
trình của các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị
- xã hội (Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng,
nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, UBND
các huyện, thị xã, thành phố, thực hiện từ năm 2021) .
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện chính sách tiền lương theo quy định của pháp luật trong doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội. Kiên
quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình né tránh, không nghiêm túc hoặc không
thực hiện nhiệm vụ được giao trong thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn
với cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tự chủ đối
với đơn vị sự nghiệp công lập và vi phạm quy định của pháp luật về tiền lương.
Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, công khai, minh bạch thông tin, số
liệu về tổ chức bộ máy nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các khoản chi tiền
lương trong khu vực công theo quy định của cấp có thẩm quyền ở Trung ương (Thanh
tra tỉnh, các sở: Tài chính, Nội vụ, Lao động – Thương binh và
Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các
huyện, thị xã, thành phố, thực hiện từ năm 2019) .
7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng;
phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
- Trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng, các cơ quan
của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh
đến cơ sở lãnh đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp theo chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình bảo đảm thực hiện cải cách chính sách tiền
lương đạt kết quả, mang lại hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế.
- Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện việc thực hiện
cải cách chính sách tiền lương đồng bộ với sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản
biên chế, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập.
- Nâng cao vai trò và năng lực của tổ chức công đoàn là tổ
chức đại diện của người lao động trong quan hệ lao động phù hợp với nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
(Các Sở,
Ban, Ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành
phố (thực hiện từ năm 2019).
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Chương trình hành động
số 24-Ctr/TU ngày 13/11/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch này, thủ
trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; Kế hoạch của Sở,
ban, ngành, đơn vị, địa phương phải hoàn thành trong Quý I/2019.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức
năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Nội vụ để chủ động triển khai thực hiện
có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này, định kỳ hàng năm báo cáo UBND
tỉnh (qua Sở Nội vụ) về kết quả triển khai thực hiện kế hoạch.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có
vấn đề vướng mắc, khó khăn cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, đơn vị, địa
phương chủ động báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để kịp thời xem xét,
điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
(Để
- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; (báo
- TT HĐND tỉnh;
(cáo
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh;
- BTV các huyện ủy, thị ủy, thành ủy;
- TT HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Các Doanh nghiệp có phần vốn NN;
- Lưu VT, SNV, TH, NC.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Quang
|