ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 164/KH-UBND
|
Cà Mau, ngày 03
tháng 12 năm 2021
|
KẾ
HOẠCH
KẾT NỐI, PHỤC HỒI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ HỖ
TRỢ LAO ĐỘNG TÌM KIẾM VIỆC LÀM SAU DỊCH COVID-19
I. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG
VIỆC LÀM HIỆN NAY
1. Thông tin chung
Dịch COVID-19 bùng
phát từ cuối tháng 4 với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm,
diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố
kinh tế trọng điểm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, tính
mạng của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình trạng mất việc,
thiếu việc làm tăng cao so những năm trước, nhiều lao động giảm sâu thu nhập.
Thị trường lao động trong tỉnh nói chung bị biến động mạnh, cũng như một số tỉnh
trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
Nai… đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, hàng triệu lao động bị mất
việc làm, bị cắt giảm thu nhập. Cơ hội tìm kiếm được việc làm của người lao động
trở nên khó khăn, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 còn đang
diễn biến phức tạp như hiện nay.
2. Thực trạng lao động
việc làm tỉnh Cà Mau
Theo số liệu thống kê
năm 2020, tỉnh Cà Mau có lực lượng lao động trong độ tuổi lao động 681.773 người,
trong đó số lao động tham gia làm việc trong mọi thành phần kinh tế 669.672 chiếm
98,2%/lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lao động thất nghiệp
2,27%, tăng 0,17% so năm 2019. Bình quân hàng năm lao động vào độ tuổi lao động
tăng từ 15.000 đến 16.000 người. Trong đó, số lao động tham gia làm việc tại
các đơn vị, doanh nghiệp trên 76.000 người, lao động tập trung nhiều tại các
doanh nghiệp chế biến thủy sản trên 25.000 người và lĩnh vực nông nghiệp, dịch
vụ thương mại.
Đại dịch COVID-19
tác động trên địa bàn tỉnh từ đầu tháng 5/2021 diễn biến phức tạp, dẫn đến
giãn cách xã hội kéo dài đến khi có chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội, tính
đến ngày 30/9/2021 tỉnh Cà Mau có trên 100.000 lao động làm việc trong doanh
nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh và làm nghề tự do bị tạm thời ngừng việc ngắn hạn
do giãn cách xã hội, có trên 6.500 lao động mất việc làm do các doanh nghiệp thực
hiện phương án 3 tại chỗ, nhiều doanh nghiệp cố gắng duy trì hoạt động nhưng
phải cắt giảm lao động do hoạt động cầm chừng. Đến khi có chủ trương nới lỏng
giãn cách xã hội từ ngày 01/10/2021, hầu hết các doanh nghiệp, lao động dần trở
lại hoạt động phù hợp bối cảnh trạng thái bình thường mới.
Theo số liệu cập nhật
đến ngày 09/11/2021, lao động làm việc ngoài tỉnh tự phát trở về tỉnh với số lượng
54.879 người, trong đó lao động trở về tỉnh trước ngày 30/9/2021 phòng, tránh dịch
là 36.737 lao động và sau ngày 30/9/2021 là 18.142 người. Đã tìm được việc làm
là 9.265 người (trong tỉnh 8.486 người; ngoài tỉnh 779 người).
Qua rà soát, tính đến
thời điểm ngày 09/11/2021, toàn tỉnh cần phải giải quyết việc làm 45.614 người.
Cụ thể:
- Số lao động chưa
xác định nơi làm việc, cần phải tư vấn định hướng hỗ trợ lao động thông qua thị
trường lao động là 21.375 người.
- Hỗ trợ phát triển
kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm 7.946 lao động. Thông qua nhu cầu vay vốn dự
kiến khoảng 5.000 người, (số liệu rà soát trước 30/9/2021 số lao động phát
triển kinh tế hộ gia đình là 3.509 người và số lao động trở về tỉnh sau ngày
30/9/2021 dự kiến nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình là 1.491 người).
- Hỗ trợ đưa lao động
quay lại nơi làm việc và tìm việc ngoài tỉnh 16.293 người.
3. Dự báo nhu cầu tuyển
dụng lao động
Tổng số doanh nghiệp
có nhu cầu tuyển lao động là 184 doanh nghiệp, số lượng cần tuyển là 35.546 người,
cụ thể:
- Doanh nghiệp trong
tỉnh: 17 doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng 4.414 lao động; trong đó: lao động
phổ thông 3.900 lao động, lao động qua đào tạo 514 lao động (yêu cầu đào tạo
nghề chế biến thuỷ sản).
- Doanh nghiệp ngoài
tỉnh: 167 doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng 31.132 người, tại các tỉnh:
Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ. Trong đó lao động phổ thông
nhu cầu 23.271 lao động, lao động có tay nghề nhu cầu 7.861 lao động (nhu cầu
đào tạo trước khi giới thiệu cho doanh nghiệp: 5.926 lao động).
Tại website:
vieclam.camau.gov.vn có 2.525 lượt lao động truy cập, nhu cầu tìm kiếm việc làm
đăng ký qua website là 86 lao động.
II. MỤC TIÊU, GIẢI
PHÁP
1. Mục tiêu
Phấn đấu thực hiện đến
cuối năm 2021 hoàn thành nội dung, mục tiêu:
- Khôi phục các hoạt
động thị trường lao động, linh hoạt hỗ trợ doanh nghiệp lao động trao đổi trực
tiếp kết nối cung - cầu lao động theo yêu cầu.
- Tập trung kết nối
phục hồi cung - cầu lao động, hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm phấn đấu mục
tiêu hoàn thành giải quyết việc làm cho lao động trong năm 2021 và năm 2022
(theo phụ lục đính kèm).
2. Giải pháp
2.1. Thông tin tuyên
truyền
- Thường xuyên rà
soát, cập nhật số lao động bị mất việc, thiếu việc làm, chưa có việc làm, đặc
biệt lao động ngoài tỉnh trở về địa phương phòng, tránh dịch COVID-19 (nắm
chi tiết thông tin cá nhân lao động như họ tên, số điện thoại, địa chỉ, trình độ
tay nghề). Tổng hợp nguồn lực lao động thực hiện các chính sách hỗ trợ giải
quyết việc làm, hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh tế hộ
gia đình, nhằm hướng đến mục tiêu tạo nguồn lực lao động có kỹ năng nghề sẵn
sàng cung ứng, đáp ứng theo yêu cầu thị trường lao động.
- Tổ chức các phiên
giao dịch việc làm lưu động; xây dựng đội ngũ cộng tác viên giới thiệu việc làm
tại khóm ấp, tổ dân cư; cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác thông tin thị trường
lao động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ giới thiệu việc
làm. Tăng cường thực hiện có hiệu quả công tác thông tin truyền thông tuyên
truyền phục hồi phát triển thị trường lao động, hỗ trợ lao động tìm kiếm việc
làm, giải quyết việc làm cho người lao động bằng nhiều hình thức kinh doanh
phù hợp bối cảnh đại dịch COVID-19.
- Đa dạng hình
thức tổ chức các phiên giao dịch việc làm, hội thảo tìm kiếm việc làm liên
kết vùng, linh hoạt tư vấn (tư vấn nghề, tư vấn việc làm, tư vấn trực tiếp
tại trung tâm, tư vấn tại sàn giao dịch việc làm, tư vấn qua điện thoại, tư
vấn trực tuyến, mạng xã hội trang website, zalo, facebook,…). Các s ở, ngành
liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh, kịp thời nắm bắt và cung cấp thông tin tuyển dụng lao động của
doanh nghiệp, nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động để hai bên kết nối
cung - cầu lao động.
2.2. Hỗ trợ kết nối
qua sàn giao dịch việc làm
- Linh hoạt hình
thức tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại các địa phương, mời gọi các
doanh nghiệp (trong và ngoài tỉnh), cơ sở đào tạo có nhu cầu tuyển dụng lao động,
hỗ trợ đào tạo lao động tham gia tư vấn, tuyển dụng tuyển sinh lao động theo
yêu cầu.
- Các địa phương tạo
điều kiện huy động, vận động lao động tham gia các phiên giao dịch việc làm.
- Tạo điều kiện để
người lao động kết nối các phương tiện, công cụ hỗ trợ tìm kiếm việc làm bằng
nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội trang
website, zalo, facebook.
- Kết nối Trung tâm dịch
vụ việc làm, doanh nghiệp các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… tạo điều
kiện để lao động đáp ứng nguyện vọng số lao động có nhu cầu quay lại nơi làm
việc ngoài tỉnh. Thống nhất hình thức đưa, đón lao động quay lại nơi làm việc
ngoài tỉnh.
2.3. Tập huấn, đào
tạo lao động
- Thông qua các hoạt
động thị trường lao động, phối hợp các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo
nghề linh hoạt hình thức đào tạo nghề theo nhu cầu lao động và yêu cầu
doanh nghiệp.
- Rà soát đề xuất
chuyển đổi ngành nghề đào tạo lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế
xã hội của từng địa phương, đào tạo, giới thiệu việc làm cho người lao động,
nhất là hỗ trợ bồi dưỡng kỹ năng nghề cho lao động phát triển kinh tế hộ gia
đình.
- Hình thức đào
tạo, tùy theo điều kiện diễn biến dịch bệnh linh hoạt hình thức tổ chức
phù hợp như: Tổ chức lớp đảm bảo số lượng cho phép, đào tạo theo nhóm lao động
trong ca làm việc, bồi dưỡng kỹ năng nhóm hộ sản xuất.
2.4. Hỗ trợ xây dựng
phương án sản xuất kinh doanh cho người lao động.
Tùy theo diễn biến
tình hình dịch bệnh COVID-19, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất
kinh doanh, bố trí lao động phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, hạn chế
thấp nhất tình trạng lao động bị ngừng việc mất việc làm.
2.5. Đẩy nhanh việc
thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh, lao động theo Nghị quyết số 126/NQ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số
68/NQ-CP và Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với
các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho người
lao động tại doanh nghiệp tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng
lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động, đào tạo theo Nghị quyết số
68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày
07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 12/7/2021 của
Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động
và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh
Cà Mau.
- Phối hợp với Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố Cà Mau nắm thông tin lao động, việc làm của lao động,
báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả giải quyết việc làm, tạo việc làm trước
9 giờ thứ sáu hàng tuần và trước ngày 25 hàng tháng.
- Chỉ đạo Trung tâm
Dịch vụ việc làm làm đầu mối thu thập thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động của
doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động,
cung cấp các dịch vụ cần thiết nhằm hỗ trợ giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở
sản xuất kinh doanh và lao động trực tiếp kết nối cung cầu lao động. Linh hoạt
đổi mới phương pháp tư vấn, truyền thông và tổ chức các phiên giao dịch việc
làm phù hợp bối cảnh đại dịch COVID-19. Tổ chức các hoạt động kết nối giữa
người tìm việc làm với người cần tuyển dụng bằng mọi hình thức hiệu quả (trực
tiếp, trực tuyến).
- Tiếp nhận chuyển đổi
ngành, nghề đào tạo theo yêu cầu các huyện, thành phố.
2. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với
Công ty Điện lực Cà Mau tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ giảm giá tiền
điện cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số
83/NQ-CP ngày 31/7/2021, Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 28/8/2021 của Chính phủ về
phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác
xã, hộ kinh doanh tham gia các hội chợ, kênh thương mại trực tuyến do các tổ
chức trong và nước ngoài triển khai để hỗ trợ giải quyết đầu ra trong sản xuất,
xuất khẩu, tìm kiếm các thị trường mới thay cho các thị trường truyền thống.
Phát huy hiệu quả Sàn giao dịch điện tử cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh tham gia giới thiệu mua, bán sản phẩm.
3. Sở Kế hoạch và Đầu
tư
- Phối hợp với Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý Khu Kinh tế, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh
tuyên truyền, triển khai Kế hoạch này đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
thực hiện.
- Kịp thời cung cấp
thông tin các nội dung về đăng ký của doanh nghiệp, nhà đầu tư đang hoạt động
trên địa bàn tỉnh (ngoài Khu công nghiệp, Khu kinh tế) để phối hợp quản lý,
phòng chống dịch.
4. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn
việc xét nghiệm, tiêm vắc xin và các điều kiện cần thiết đối với người lao động
trở lại làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; thực hiện
nghiêm việc truy vết thần tốc tránh bỏ sót đối tượng, xét nghiệm diện rộng để
khoanh vùng cách ly theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy
ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh.
- Hướng dẫn doanh
nghiệp trong việc giám sát, quản lý phòng, chống dịch COVID-19 cho doanh nghiệp
hoạt động sản xuất trở lại theo quy định tại Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu kinh tế và các Doanh nghiệp để
triển khai thực hiện Kế hoạch.
5. Sở Tài chính: Theo chức năng,
nhiệm vụ kịp thời tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh đối với những nội dung
có liên quan đến kinh phí thực hiện.
6. Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng
công an các địa phương quản lý, nắm chắc tình hình thường trú, tạm trú của người
lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đảm bảo an ninh, trật tự tại
các khu công nghiệp, khu kinh tế tại các doanh nghiệp; theo dõi, nắm tình hình
hoạt động, sản xuất kinh doanh và công tác phòng, chống dịch COVID-19 của
doanh nghiệp.
7. Sở Thông tin và
Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ
quan báo chí, Cổng thông tin điện tử tỉnh và hệ thống truyền thanh cơ sở tích cực
tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, nội dung, tình hình, kết quả thực hiện Kế
hoạch này.
- Hướng dẫn triển
khai Sổ tay điện tử hướng dẫn ứng phó với dịch bệnh COVID-19; các văn bản chỉ
đạo, điều hành về phòng, chống dịch.
- Tiếp tục vận hành
phần mềm quản lý người vào tỉnh để cung cấp thông tin đến các cơ quan chức
năng khi có yêu cầu.
- Cập nhật thông tin
vào Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia, phục vụ cho việc theo dõi chứng
nhận ngừa COVID-19, thuận tiện cho việc kiểm soát lao động.
8. Chi nhánh Ngân
hàng Chính sách xã hội
Chi nhánh Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Cà Mau chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các
đơn vị có liên quan triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được vay lãi suất
0%, không phải bảo đảm tiền vay, để trả lương ngừng việc cho người lao động phải
ngừng việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày
01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ
tướng Chính phủ và Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 12/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động
gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
9. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Chủ trì, phối hợp với
các đơn vị có liên quan chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết
số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày
07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 12/7/2021 của
Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và
người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cà
Mau và các văn bản hướng dẫn Bảo hiểm xã hội Việt Nam; phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động và
người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất
nghiệp theo quy định tại Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ
và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
10.
Ban Quản lý Khu kinh tế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp và Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh
- Phối hợp với Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan triển khai Kế hoạch này
đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ doanh nghiệp lao động thực hiện
kết nối cung cầu, giải quyết việc làm cho lao động, tiếp nhận, giải đáp các thắc
mắc, kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến Kế hoạch này.
- Kịp thời thông tin
các nội dung đăng ký của doanh nghiệp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của
đơn vị khác để phối hợp quản lý, phòng, chống dịch.
- Tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh tổ chức gặp gỡ các Hiệp hội, nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhằm chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh trên địa bàn tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện đưa hoạt động sản xuất,
kinh doanh nhanh chóng ổn định trở lại.
- Tổng hợp ý kiến của
các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực
hiện Kế hoạch để đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh cho
phù hợp (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
11.
Trường cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau các cơ sở đào tạo trên địa bàn
tỉnh
- Chủ động liên kết với
các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh xây dựng chương trình, giáo trình đào
tạo, lựa chọn hình thức và tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao kỹ năng nghề cho người lao động. Phối hợp các địa phương đào tạo nghề cho
người lao động theo yêu cầu (bao gồm người lao động đang làm việc trong doanh
nghiệp và lao động chuẩn bị tuyển mới).
- Hỗ trợ doanh nghiệp
xây dựng, số hoá các hệ thống quản lý sản xuất, hệ thống quản lý nhân sự, hệ thống
quản lý rủi ro, hệ thống quản lý kinh doanh.. .; các kỹ năng dự báo và tiếp cận
thị trường.
12.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Cà Mau
Phối hợp sở, ngành
liên quan xây dựng các hoạt động truyền thông, phản ánh thông tin hàng ngày,
hàng tuần tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch này.
13.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tạo điều kiện thuận
lợi giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh sớm bình ổn
hoạt động sản xuất sau khi phục hồi. Theo dõi, nắm chặt thông tin về nhu cầu
tuyển dụng lao động, kịp thời tạo nguồn cung cấp đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp
và cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Đẩy mạnh các hoạt
động truyền thông, tuyên truyền đến doanh nghiệp, người dân, lao động, vận động
lao động tham gia thị trường lao động và hoạt động sản xuất kinh tế hộ gia
đình, chuyển tải thông tin về lao động việc làm trên các trạm truyền thanh huyện,
xã, ấp khóm… cung cấp trang Website vieclam.camau.vn đến doanh nghiệp, người
dân lao động, nhằm hỗ trợ để người sử dụng lao động, người lao động gặp gỡ kết
nối cung cầu lao động. Chỉ đạo tiếp tục cập nhật đầy đủ thông tin về lao động
theo đường link của tỉnh.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên
môn thường xuyên theo dõi quản lý, nắm chặt thông tin về lao động thuộc địa bàn
quản lý, có giải pháp thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm, tạo việc
làm cho người lao động lâu dài, hạn chế thấp nhất tình trạng lao động thất
nghiệp. Đặc biệt sớm giải quyết việc làm, tạo việc làm cho người lao động làm
việc ngoài tỉnh trở về địa phương phòng, tránh dịch COVID-19, nhưng không có
nhu cầu quay lại nơi làm việc. Nắm số lượng lao động trở về địa phương có nhu
cầu quay lại nơi làm việc ngoài tỉnh, phối hợp cơ quan liên quan hỗ trợ lao động
theo yêu cầu.
- Rà soát, đề xuất điều
chỉnh chuyển đổi đào đạo nghề phù hợp tình hình thực tế của địa phương, phối hợp
cơ sở đào tạo nghề thực hiện đào tạo nghề cho lao động, nhằm nâng cao kiến
thức kỹ năng nghề lao động để phát triển sản xuất tại hộ gia đình và đáp
ứng nhu cầu doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm
trước Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác giải quyết việc làm, tạo việc làm cho
lao động thuộc thẩm quyền quản lý. Báo cáo kết quả giải quyết việc làm cho lao
động về Ủy ban nhân dân tỉnh trước 14 giờ hàng ngày và ngày 20 hàng tháng (qua
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
14.
Các ban, ngành, hội, đoàn thể cấp tỉnh
- Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân
tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo theo hệ thống
xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai kế hoạch này.
- Đề nghị Liên đoàn lao
động tỉnh chỉ đạo công đoàn cơ sở tuyên truyền nội dung, mục đích, yêu cầu của
kế hoạch; tuyên truyền, hướng dẫn công nhân lao động thực hiện các biện pháp
an toàn phòng, chống dịch C OVID-19 tại nơi làm việc, nơi cư trú; giám sát việc
thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp; thông tin các ý kiến phản ánh, kiến nghị
qua tổ chức công đoàn đối với việc thực hiện kế hoạch này cho các cơ quan
chức năng biết để kịp thời xem xét, điều chỉnh phù hợp với thực tế.
- Tỉnh đoàn chỉ đạo
các tổ chức đoàn viên thanh niên thường xuyên tuyên truyền, vận động lao động
tham gia thị trường lao động, đặc mục tiêu giải quyết việc làm, tạo việc làm
cho lực lượng thanh niên, nhất là các địa phương thời gian qua có thanh niên phản
ảnh yêu cầu về việc làm, tạo việc làm cho lực lượng này.
- Liên minh Hợp tác xã
tỉnh: kịp thời nắm bắt, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết,
đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ kinh doanh; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đẩy mạnh các hoạt động kết nối, chia sẻ
thông tin; tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vượt
qua khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.
15.
Các doanh nghiệp, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh
- Yêu cầu các đơn vị
cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp ký cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp
phòng, chống dịch COVID-19, bố trí thiết bị, trang bị đồ bảo hộ đảm bảo an toàn
sức khỏe lao động, an toàn trong sản xuất kinh doanh.
- Phối hợp với các
trường, trung tâm xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, lựa chọn hình
thức và tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề
cho người lao động (bao gồm người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và
nguời lao động chuẩn bị tuyển mới).
- Cộng đồng doanh
nghiệp, hợp tác xã, trên địa bàn tỉnh chủ động phát huy tinh thần tự lực, tự cường
vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững,
đoàn kết, chung tay, chung sức, đồng hành cùng các cấp, các ngành, các địa
phương và nhân dân trong tỉnh chiến thắng dịch bệnh, góp phần thực hiện có hiệu
quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đề ra.
- Trong quá trình tổ
chức thực hiện, có khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung nội dung Kế
hoạch này, các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và
các đơn vị có liên quan gửi văn bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Định kỳ trước ngày
20 hàng tháng tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Trong quá trình triển
khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp
thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Sử
|
PHỤ
LỤC
(Ban
hành kèm theo Kế hoạch số: 164/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
STT
|
Nội
dung
|
Thực
hiện
|
Kết
quả
|
Thời
gian
hoàn thành
|
Giải
pháp chủ yếu
|
1
|
Giải quyết việc làm
theo kế hoạch năm
|
Sở
LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành
phố
|
Phấn đấu giải quyết
việc làm cho lao động đến cuối năm thực hiện 28.000 lao động/39.300 lao động,
đạt 71% kế hoạch
|
31/12/2021
|
Thực hiện các giải
pháp giải quyết việc làm theo kế hoạch và kịch bản. Kết hợp các hoạt động
khôi phục thị trường lao động.
|
2
|
Đào tạo nghề theo kế
hoạch năm
|
Sở
LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT, các sở, ngành liên quan,
UBND các huyện, thành phố và các cơ sở đào tạo nghề
|
Phấn đấu đào tạo
nghề lao động, phấn đấu thực hiện trên 14.500 người/28.000 lao động, đạt
51,78% kế hoạch
|
31/12/2021
|
- Thực hiện các giải
pháp đào tạo nghề theo kế hoạch và kịch bản và đào tạo lại lao động duy trì
việc làm trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
- Rà soát chuyển đổi
ngành nghề đào tạo, thực hiện đào tạo lao động, hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù
hợp bối cảnh đại dịch COVID-19 và hỗ trợ tạo việc làm mới cho số lao động
phát triển kinh tế hộ gia đình.
|
3
|
Phục hồi thị trường
lao động, giải quyết việc làm cho lao động trở về địa phương
|
Sở
LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành
phố
|
- Đến cuối năm 2021
và chuyển sang năm 2022, giải quyết việc làm cho: 44.306 người.
+ Tư vấn định hướng
hỗ trợ lao động thông qua thị trường lao động là 20.863 người.
+ Hỗ trợ phát triển
kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm 7.946 lao động. Thông qua nhu cầu vay vốn dự
kiến khoảng 5.000 người.
+ Hỗ trợ đưa lao động
quay lại nơi làm việc ngoài tỉnh 15.497 người.
- Phấn đấu đến cuối
năm 2021 GQVL khoảng 3.500 lao động, tập trung mục tiêu vào đối tượng lao động
ngoài tỉnh trở về địa phương có nhu cầu nhưng chưa tìm được việc làm (doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh và phát triển kinh tế hộ gia
đình).
|
31/12/2021
và tiếp tục thực hiện trong năm 2022
|
- Triển khai thực
hiện kế hoạch khôi phục thị trường lao động, phối hợp các ngành liên quan,
UBND các huyện thành phố rà soát, cập nhật thông tin lao động, đặc biệt lao động
tự phát trở về địa phương.
- Phối hợp các tỉnh,
thành phố lớn và các doanh nghiệp trong tỉnh nắm thông tin nhu cầu lao động
trong doanh nghiệp, linh hoạt hình thức tổ chức phiên giao dịch việc làm.
- Phối hợp với Hiệp
hội doanh nghiệp tỉnh Cà Mau có thể thành lập nhóm, tổ công tác thường xuyên
rà soát, tổng hợp có nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp để cung ứng lao
động tại chỗ tại địa phương, kịp thời.
- Tạo website,
zalo, facebook, phối hợp VNPT hỗ trợ tin nhắn SMS đến điện thoại người lao động
trở về tỉnh Cà Mau để kết nối doanh nghiệp, lao động, tạo điều kiện trao đổi,
kết nối nhu cầu lao động việc làm.
- Phát nội dung
thông tin về nhu cầu lao động việc làm phối hợp các huyện, thành phố trên
sóng các trạm truyền thông cơ sở.
- Phối hợp các tỉnh,
tạo điều kiện để lao động quay lại nơi làm việc đảm bảo an toàn.
- Đề xuất kinh phí
cho vay vốn phát triển sản xuất đối với lao động phát triển kinh tế hộ gia
đình.
|
4
|
Chính sách hỗ trợ
theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021; Nghị quyết 126/NQ-CP ngày 08/10/2021
của Chính phủ và Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
|
Sở
LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành
phố Cà Mau
|
- Hoàn thành gói hỗ
trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 126/NQ-CP của Chính
phủ theo quy định.
- Thực hiện chế độ
thông tin báo cáo theo quy định
|
31/01/2022
|
- Tiếp tục duy trì
phát huy hiệu quả thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.
- Đẩy nhanh tiến độ
thực hiện Nghị quyết số 126/NQ của Chính phủ; Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ.
|