Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 135/KH-TLĐ Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Nguyễn Đình Khang
Ngày ban hành: 24/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 135/KH-TLĐ

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2021

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN, THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ ĐẾN NĂM 2023

Thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XII, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xây dựng Kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) từ nay đến hết năm 2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

1.1. Tăng cường thu hút người lao động vào Công đoàn, mở rộng độ bao phủ CĐCS trong các cơ quan, đơn vị và các loại hình doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.

1.2. Tạo bước đột phá thành lập CĐCS và tập trung đẩy nhanh tiến độ phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, phấn đấu đến hết năm 2023 có 12 triệu đoàn viên và phấn đấu 100% số doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên đã đi vào hoạt động có tổ chức công đoàn theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ chính trị.

2. Yêu cầu

- Phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS phải đi đối với củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS trong đó tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của CĐCS, nâng cao chất lượng thương lượng tập thể, đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện tốt công tác đoàn viên.

- Các cấp công đoàn ưu tiên thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; phải có kế hoạch, chỉ tiêu và biện pháp triển khai thực hiện cụ thể hàng năm, hàng quý, hàng tháng phù hợp với điều kiện thực tế tình hình dịch bệnh Covid-19; phân công rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cá nhân; có đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

- Xác định nhiệm vụ phát triển đoàn viên là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021 đến 2023 và những năm tiếp theo.

II. NỘI DUNG

1. Chỉ tiêu

1.1. Về phát triển đoàn viên: Phấn đấu đến hết năm 2023, cả nước tăng thêm 1.600.000 đoàn viên (có bảng giao chỉ tiêu kèm theo).

1.2. Về thành lập CĐCS: Phấn đấu thành lập công đoàn cơ sở ở 100% số doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên đã đi vào hoạt động.

Đối với các đơn vị lớn có sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp, việc đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu căn cứ vào tình hình phát triển thực tế của doanh nghiệp tại địa phương để đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu.

2. Các giải pháp chủ yếu

2.1. Tập trung tuyên truyền phát triển đoàn viên

- Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, tập trung nguồn lực rà soát, xây dựng phương án phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn; trong đó đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, đã đi vào hoạt động nhiều năm nhưng chưa thành lập CĐCS. Lấy địa bàn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và những nơi có nhiều doanh nghiệp làm trọng điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

- Đối với nơi đã thành lập CĐCS, các công đoàn cấp trên tập trung hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp tài liệu CĐCS tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn, phấn đấu tăng tỷ lệ đoàn viên trên tổng số công nhân lao động ở doanh nghiệp.

- Tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa phương thức vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đoàn viên để tạo sức thu hút người lao động tham gia các hoạt động công đoàn và tự nguyện gia nhập Công đoàn.

- Nghiên cứu, biên soạn tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền phát triển đoàn viên phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền vận động.

2.2. Tăng cường công tác chỉ đạo trong toàn hệ thống

- Thành lập các Ban Chỉ đạo từ cấp Tổng Liên đoàn đến các cấp công đoàn trong toàn hệ thống (từ cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên), trong đó đồng chí chủ tịch là trưởng ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo từng cấp cần xây dựng kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên ban chỉ đạo, các tổ chức có liên quan.

- Công đoàn các cấp chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng đồng cấp trong công tác phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; nâng cao hiệu quả Đảng lãnh đạo tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp; quan tâm thành lập tổ chức công đoàn để tạo tiền đề thành lập tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội khác; tham mưu phối hợp trên tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ chính trị.

- Nghiên cứu, đề xuất việc phối hợp với Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam về kết nối, chia sẻ thông tin doanh nghiệp, người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

2.3. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác phát triển đoàn viên

- Bố trí đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách ở công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành TW và tương đương, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ kỹ thuật cho công đoàn cấp dưới triển khai thực hiện kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Hoàn thiện mô hình trung tâm tư vấn và hỗ trợ người lao động, xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên và các hình thức phù hợp khác để tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

- Tập trung bồi dưỡng tập huấn về nội dung, phương pháp, kỹ năng phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS cho đội ngũ cán bộ công đoàn, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên ở các cấp công đoàn, trong đó tập trung bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở.

- Tăng cường đầu tư nguồn lực về tài chính cho công tác phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS, trong đó cần có giải pháp cụ thể về tài chính đảm bảo đủ kinh phí cho công tác phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS. Có chính sách bồi dưỡng, hỗ trợ, khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ công đoàn, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Nghiên cứu các hình thức động viên khen thưởng phù hợp để kịp thời động viên các tập thể cá nhân tích cực thực hiện công tác phát triển đoàn viên. Khuyến khích các đơn vị có nguồn tài chính công đoàn đảm bảo tự trang trải có hình thức phù hợp khen thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển đoàn viên.

- Ban hành Quy định định mức chi cho công tác phát triển đoàn viên.

2.4. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS

Các cấp công đoàn xác định những nhiệm vụ trọng tâm để ưu tiên thực hiện, đồng thời hướng dẫn cấp CĐCS từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của CĐCS, trước mắt tập trung đổi mới một số nội dung nhiệm vụ như sau:

- Tập trung triển khai các hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, giảm bớt những hoạt động không có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Đổi mới cả về nội dung và hình thức các hoạt động phong trào theo hướng có thu hút sự tham gia của số đông đoàn viên và người lao động.

- Nâng cao chất lượng công tác đoàn viên, trong đó tập trung cập nhật, rà soát thông tin đoàn viên, đổi thẻ đoàn viên thông qua phần mềm quản lý đoàn viên; Nhanh chóng xây dựng App đoàn viên để tăng cường kênh thông tin trực tiếp đến đoàn viên đồng thời với việc triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên.

- Rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức của CĐCS theo hướng tinh gọn, những CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận không phát huy hiệu quả thì chủ động sắp xếp lại theo cơ cấu tổ chức CĐCS trực tiếp chỉ đạo đến tổ công đoàn, đồng thời tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ công đoàn.

- Xây dựng cơ chế thông tin hai chiều giữa đoàn viên và ban chấp hành CĐCS thông qua đội ngũ cán bộ công đoàn từ tổ công đoàn trở lên và đội ngũ đoàn viên nòng cốt để nắm được nhiều nhất tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, truyền đạt được nhiều nhất, nhanh nhất các mặt công tác công đoàn đến đoàn viên.

- Hàng năm có kế hoạch tập huấn đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở, trong đó chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt của CĐCS và tổ trưởng công đoàn.

- Đổi mới cách thức xây dựng, thương lượng thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), huy động sự tham gia tích cực, thực chất của người lao động trong quá trình xây dựng nội dung, thương lượng và thực hiện TƯLĐTT.

- Xây dựng cơ chế đối thoại thường xuyên giữa ban chấp hành công đoàn cơ sở với người sử dụng lao động để kịp thời giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tại nơi làm việc.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng Liên đoàn chỉ đạo và thực hiện thành lập các ban chỉ đạo từ cấp Tổng Liên đoàn đến các cấp công đoàn trong toàn hệ thống (từ cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên) trong đó, đồng chí chủ tịch là trưởng ban chỉ đạo của cấp đó. Ban chỉ đạo từng cấp cần xây dựng kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên ban chỉ đạo, các tổ chức có liên quan (đặc biệt là các trung tâm tư vấn và hỗ trợ người lao động).

2. Đối với các ban của Tổng Liên đoàn

2.1. Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn: Là cơ quan thường trực tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch.

a) Theo dõi, đôn đốc, cập nhật số liệu phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS định kỳ 6 tháng, cả năm, cả nhiệm kỳ, báo cáo Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

b) Chủ trì tham mưu cho Thường trực Đoàn Chủ tịch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, nắm tình hình, hỗ trợ kỹ thuật các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương khi có yêu cầu.

c) Nghiên cứu quy trình PTĐV, thành lập CĐCS theo hướng linh hoạt, chủ động, kịp thời...; nghiên cứu triển khai các phương thức, mô hình tập hợp đào tạo người lao động thích ứng với tình hình mới. Nghiên cứu, biên soạn tài liệu tuyên truyền phát triển đoàn viên và các tài liệu khác có liên quan cấp, phát tới các LĐLĐ tỉnh, thành phố.

d) Chủ trì phối hợp với các Ban của Tổng Liên đoàn xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện việc tập huấn, bồi dưỡng về công tác phát triển đoàn viên đối với cán bộ công đoàn các cấp.

đ) Nghiên cứu, đề xuất chương trình phối hợp với Bộ Công an và Bộ Thông tin - Truyền thông về phần mềm quản lý đoàn viên, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

e. Triển khai thực hiện chỉ đạo của Thường trực Đoàn Chủ tịch khi có yêu cầu.

2.2. Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn

a) Tư vấn pháp luật về quyền công đoàn, quyền thành lập tổ chức, trách nhiệm của người sử dụng lao động. Hoàn thiện mô hình và hướng dẫn hoạt động của các trung tâm tư vấn và hỗ trợ người lao động đảm bảo hiệu quả, sát với nhu cầu của đoàn viên và người lao động.

b) Nghiên cứu, xây dựng tài liệu hướng dẫn CĐCS khu vực doanh nghiệp mới thành lập về nội dung, cách thức xây dựng, thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT; Tài liệu hướng dẫn về xây dựng quy chế dân chủ cơ sở và đối thoại xã hội tại nơi làm việc để hỗ trợ CĐCS thực hiện được nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức công đoàn ngay sau khi được thành lập.

c) Nắm tình hình thành lập tổ chức của người lao động và theo dõi, tổng hợp tình hình quan hệ lao động báo cáo Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn theo yêu cầu.

2.3 Ban Chính sách - Pháp luật Tổng Liên đoàn

Hướng dẫn hình thức tư vấn pháp luật (miễn phí) với người lao động và đoàn viên công đoàn; trong đó quan tâm tư vấn cho người lao động về quyền công đoàn; quyền, lợi ích của người lao động khi tham gia tổ chức công đoàn...

2.4. Ban Tài chính Tổng Liên đoàn

a) Chủ trì nghiên cứu, tham mưu xây dựng quy định cụ thể về nội dung, định mức chi cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ công đoàn, cộng tác viên, tình nguyện viên và các cấp công đoàn tích cực triển khai thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

b) Trên cơ sở quy định, hướng dẫn các cấp công đoàn dự toán, hạch toán, quyết toán kinh phí thực hiện.

2.5. Ban Đối ngoại Tổng Liên đoàn

a) Phối hợp với Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn nghiên cứu, tổng hợp những kinh nghiệm quốc tế về phát triển đoàn viên phù hợp với điều kiện Việt Nam để bổ sung nội dung tập huấn, bồi dưỡng đối với cán bộ công đoàn các cấp về công tác phát triển đoàn viên.

b) Tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế để tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đối với cán bộ công đoàn các cấp về kỹ năng phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường.

2.6. Văn phòng Tổng Liên đoàn

Chủ trì phối hợp với các bộ phận có liên quan của các ban xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện để khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc thực hiện Kế hoạch phát triển đoàn viên hàng năm và cả giai đoạn.

2.7. Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn tổ chức, hướng dẫn các cấp công đoàn các hoạt động kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn gắn với việc kiểm tra tình hình thực hiện các nội dung trong Kế hoạch về tỷ lệ chi kinh phí công đoàn, định mức chi; Chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra phối hợp với Ban Tổ chức TLĐ trong việc theo dõi, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Kiểm tra công đoàn các cấp, nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những dấu hiệu sai phạm, yếu kém, nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động, thu hút đông đảo người lao động gia nhập tổ chức công đoàn.

2.8. Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn

Hướng dẫn các cấp công đoàn đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông trong và ngoài hệ thống công đoàn ở cấp trung ương và địa phương tuyên truyền các mô hình, cách làm tiêu biểu...

3. Đối với LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn

- Căn cứ Kế hoạch, chỉ tiêu giao của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu (theo từng năm) và thành lập ban chỉ đạo của cấp mình, trong đó đồng chí chủ tịch là trưởng ban chỉ đạo và phân công cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức trong triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đổi mới, đa dạng hoá phương thức phát triển đoàn viên theo hướng có sự tham gia tích cực của người lao động vào quá trình vận động thành lập CĐCS. Hướng dẫn CĐCS đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao vai trò, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc đại diện cho người lao động ở những nơi chưa có tổ chức công đoàn.

- Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, phối hợp sự hỗ trợ của chính quyền các cấp cho công tác vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

- Ưu tiên bố trí cán bộ có năng lực, kinh nghiệm cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi có nhiều khu công nghiệp, tập trung đông công nhân lao động, để đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS và hướng dẫn CĐCS hoạt động. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác phát triển đoàn viên và có chính sách bồi dưỡng, hỗ trợ, khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ công đoàn, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác phát triển đoàn viên ở các cấp công đoàn.

- Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS cho đội ngũ cán bộ công đoàn, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác phát triển đoàn viên.

- Tập trung chỉ đạo và ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, trong đó chú trọng đầu tư cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi có nhiều doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa thành lập CĐCS.

- Thực hiện thống kê, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo ban chấp hành cùng cấp và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

4. Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

- Căn cứ Kế hoạch, chỉ tiêu giao của công đoàn cấp tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu (theo từng năm) và thành lập ban chỉ đạo của cấp mình, trong đó đồng chí chủ tịch là trưởng ban chỉ đạo và phân công cụ thể đối với các cá nhân, tập thể trong triển khai thực hiện Kế hoạch của TLĐ và của công đoàn cấp trên.

- Thực hiện khảo sát, nắm chắc tình hình doanh nghiệp, công nhân lao động trên địa bàn và theo ngành, nghề; xây dựng kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS theo chỉ tiêu được công đoàn cấp trên giao. Trong đó trước mắt tập trung rà soát, nắm chắc tình hình biến động đoàn viên, người lao động của các CĐCS, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

- Xây dựng nội dung, hình thức hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ cho CĐCS, người lao động có liên quan đến thành lập CĐCS, gia nhập Công đoàn Việt Nam theo cách tiếp cận từ dưới lên trên nhằm giảm bớt sự can thiệp và phụ thuộc từ phía người sử dụng lao động, gắn phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS với thương lượng tập thể; thẩm định, công nhận việc gia nhập công đoàn của người lao động và công nhận việc thành lập CĐCS theo quy định của Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn.

- Xây dựng dự toán kinh phí cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ phát triển đoàn viên cho cán bộ CĐCS.

- Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS thực hiện tốt công tác đoàn viên bao gồm quản lý đoàn viên, nâng cao chất lượng đoàn viên và chăm lo lợi ích cho đoàn viên.

- Định kỳ đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển đoàn viên báo cáo ban chấp hành cùng cấp và công đoàn cấp trên.

5. Đối với công đoàn cơ sở:

- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền vận động người lao động chưa là đoàn viên tự nguyện tham gia tổ chức Công đoàn, nâng cao tỷ lệ đoàn viên viên trên tổng số công nhân lao động ở doanh nghiệp.

- Chủ động, tích cực đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của CĐCS theo mục II.2.4 của Kế hoạch này.

Kế hoạch này được phổ biến đến công đoàn cơ sở.


Nơi nhận:
- Thường trực ĐCT (BC);
- Các LĐLĐ tỉnh, thành phố;
- Các CĐN TW và tương đương;
- Các CĐ tổng Cty trực thuộc TLĐ;
- Lưu ToC, VT.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Khang


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
BAN TỔ CHỨC TLĐ

BẢNG GIAO CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 135/KH-TLĐ ngày 24/9/2021 của Tổng Liên đoàn)

TT

Đơn vị

Giai đoạn từ năm 2021 đến 2023

Số đoàn viên đến tháng 12/2020

Số CNLĐ chưa là ĐV đến tháng 6/2021

Số đoàn viên tăng thêm 6 tháng đầu năm 2021

Số ĐV 6 tháng cuối năm 2021 (bằng 20% số CNLĐ chưa là đoàn viên)

Số đoàn viên gia tăng thêm Giai đoạn 2021- 2023

Số đoàn viên đến tháng 12/2023

I/

LĐLĐ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TLĐ

1

An Giang

98.149

6.080

1.258

1.216

11.300

109.449

2

Bà Rịa-Vũng Tàu

133.987

8.759

941

1.752

11.700

145.687

3

Bạc Liêu

28.671

4.119

412

824

5.600

34.271

4

Bắc Kạn

18.316

2.761

(65)

552

2.400

20.716

5

Bắc Giang

212.372

34.234

2.420

6.847

43.500

255.872

6

Bắc Ninh

199.415

41.652

3.545

8.330

55.300

254.715

7

Bến Tre

84.013

8.153

(1.689)

1.631

7.400

91.413

8

Bình Dương

801.119

210.857

10.224

42.171

220.000

1.021.119

9

Bình Định

78.283

14.471

1.189

2 894

19 280

97.563

10

Bình Phước

96.866

6.878

5.810

1.376

32.300

129.166

11

Bình Thuận

74.497

5.986

901

1.197

9.200

83.697

12

Cà Mau

51.128

2.319

(952)

464

2.400

53.528

13

Cao Bằng

27.898

295

(277)

59

550

28.448

14

Cần Thơ

76.570

5.783

1.420

1.157

11.700

88.270

15

Đà Nẵng

117.827

10.667

(175)

2.133

8.800

126.627

16

Đắk Lắk

74.571

3.837

116

767

4.300

78.871

17

Đắk Nông

23.337

1.247

33

249

1.400

24.737

18

Đồng Nai

674.250

30.975

10.405

6.195

71.500

745.750

19

Đồng Tháp

73.079

7616

1.188

1.523

12.700

85.779

20

Điện Biên

31.425

2.240

(99)

448

1.850

33.275

21

Gia Lai

53.894

1.218

(785)

244

1.350

55.244

22

Hà Giang

37.548

7.976

(524)

1.595

4.500

42.048

23

Hà Nam

95.944

9.825

33

1.965

9.400

105.344

24

Hà Nội

609.274

84.321

6.012

16.864

86.100

695.374

25

Hà Tĩnh

70.643

8.848

707

1.770

11.800

82.443

26

Hải Dương

201.553

62.220

(5.062)

12.444

32.200

233.753

27

Hải Phòng

283.840

22.193

9.802

4.439

66.900

350.740

28

Hoà Bình

60.733

27.339

(650)

5.468

22.200

82.933

29

TP Hồ Chí Minh

1.351.487

100.707

18.721

20.141

130.500

1.481.987

30

Hưng Yên

145.813

22.739

2 911

4.548

34.300

180.113

31

Hậu Giang

41.958

9.636

1.428

1.927

13.500

55.458

32

Khánh Hoà

83.635

12.981

(665)

2.596

6.900

90.535

33

Kiên Giang

67.248

4.720

494

944

6.700

73.948

34

Kon Tum

26.339

3.566

130

713

3.700

30.039

35

Lai Châu

23.587

116

(267)

23

470

24.057

36

Lạng Sơn

40.721

1.006

31

201

900

41.621

37

Lào Cai

41.408

12.452

(1.109)

2.490

6.100

47.508

38

Lâm Đồng

62.797

2.549

1.875

510

10.800

73.597

39

Long An

232.108

8.211

13.977

1.642

68.000

300.108

40

Nam Định

137.324

13.058

5.053

2.612

35.400

172.724

41

Nghệ An

151.112

13.699

5.620

2.740

39.300

190.412

42

Ninh Bình

98.112

7.709

2.230

1.542

17.700

115.812

43

Ninh Thuận

28.675

2.773

662

555

5.800

34.475

44

Phú Thọ

128.326

7.056

1.211

1.411

12.300

140.626

45

Phú Yên

41.468

8.954

166

1.791

8.800

50.268

46

Quảng Bình

50.107

1.905

(10)

381

1.350

51.457

47

Quảng Nam

120.714

15.070

2.858

3.014

23.500

144.214

48

Quảng Ngãi

71.228

17.924

6.022

3.585

41.700

112.928

49

Quảng Ninh

114.779

673

1.561

135

8.100

122.879

50

Quảng Trị

40.462

16.434

169

3.287

15.800

56.262

51

Sóc Trăng

56.929

2.055

945

411

6.000

62.929

52

Sơn La

50.090

1.784

(151)

357

800

50.890

53

Tây Ninh

173.985

18.077

5.765

3.615

43.000

216.985

54

Thái Bình

144.011

20.075

5.869

4.015

45.900

189.911

55

Thái Nguyên

155.553

8.270

(2.327)

1.654

7.700

163.253

56

Thanh Hoá

269.340

37.939

9.277

7.588

78.900

348.240

57

Thừa Thiên-Huế

77.673

7.297

(1.036)

1.459

1.900

79.573

58

Tiền Giang

117.166

12.994

201

2.599

13.199

130.365

59

Trà Vinh

46.394

5.506

7.353

1.101

37.300

83.694

60

Tuyên Quang

39.924

1.372

1.738

274

9.400

49.324

61

Vĩnh Long

78.487

3.067

2.478

613

14.600

93.087

62

Vĩnh Phúc

141.719

7.866

2.364

1.573

18.100

159.819

63

Yên Bái

40.553

1.565

(479)

313

1.400

41.953

Cộng địa phương:

8.880.434

1.044.674

141.203

208.935

1.537.449

10.417.883

II/

CĐ NGÀNH TW, CĐ TỔNG CÔNG TY TRỰC THUỘC TLĐ

1

Thông tin và TT

81.911

24.660

2.149

4.932

27.000

108.911

2

Cao Su

57.704

1.843

(2.528)

369

1.350

59.054

3

Công An

23.257

-

23.257

4

CNTT

9.269

343

(400)

69

420

9.689

5

Công Thương

146.258

7.298

(3.208)

1.460

5.300

151.558

6

Dầu khí

54.702

358

(221)

72

420

55.122

7

Dệt May

113.622

8.303

(3.340)

1.661

7.200

120.822

8

Điện lực

100.358

76

83

15

420

100.778

9

Đường sắt

25.343

366

35

73

420

25.763

10

Giao thông

57.081

1.406

(469)

281

850

57.931

11

Giáo dục

39.005

1.480

(14)

296

420

39.425

12

Hàng hải

23.318

1.284

(482)

257

800

24.118

13

Hàng không

21.966

530

(850)

106

420

22.386

14

Ngân hàng

165.001

10.224

1.976

2.045

13.100

178.101

15

NN và PTNT

55.198

2.901

(981)

580

2.200

57.398

16

Quốc phòng

175.850

-

175.850

17

Than-K. sản

97.397

393

236

79

1.350

98.747

18

Viên chức

83.387

1.858

276

372

2.180

85.567

19

Xây dựng

88.555

5.925

(1.896)

1.185

5.000

93.555

20

Y tế

50.069

826

(791)

165

420

50.489

Cộng ngành:

1.469.251

70.074

-10.425

14.015

69.270

1.538.521

TOÀN QUỐC:

10.349.685

1.114.748

130.778

222.950

1.606.719

11.956.404

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 135/KH-TLĐ ngày 24/09/2021 phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở đến năm 2023 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


66

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.214.225
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!